Phát triển tài liệu đọc bổ trợ nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh Lớp 10

1. Mở đầu Trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Tiếng Anh, phần thi đọc gồm 2 dạng bài là điền từ vào bài đọc và đọc hiểu, chiếm 18 trên tổng số 50 câu của đề thi. Các câu hỏi phân bổ ở cả 04 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Với thói quen học tập trung vào các chủ điểm ngữ pháp của học sinh (HS) Việt Nam, các em thường e ngại mỗi khi làm bài tập đọc hiểu, gặp khó khăn với phần thi đọc hiểu và thường không đạt điểm cao ở phần thi này. Trong khi đó, kĩ năng đọc được chứng minh là có hỗ trợ tích cực cho các kĩ năng khác trong quá trình học tiếng Anh vì càng đọc nhiều, HS càng nâng cao từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và kiến thức nền về các chủ đề. Do đó, nhu cầu cải thiện kĩ năng đọc hiểu cho HS THPT thực sự rất cần thiết. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra những khó khăn HS lớp 10 gặp phải khi học đọc hiểu và thiết kế tài liệu đọc bổ trợ, qua đó giúp HS tăng cường khả năng đọc hiểu với các dạng bài đọc của đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Tiếng Anh.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tài liệu đọc bổ trợ nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 291-296 ISSN: 2354-0753 291 PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU ĐỌC BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 Đỗ Thanh Vân Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Email: vandt@isvnu.vn Article History Received: 12/4/2020 Accepted: 08/5/2020 Published: 25/5/2020 Keywords reading comprehension, supplementary materials, developing learning materials, English 10. ABSTRACT This study aims to investigate the effects of using supplementary materials in improving reading comprehension for grade 10 students. The data were collected using three methods which were a survey questionnaire, a diagnostic test and a final test, and classroom observations made by the teacher - the researcher. The findings of the study have shown that most of the students find the present reading text book interesting and relevant with suitable reading tasks. However, they find it hard to improve their reading skills because they lack reading strategies and suitable supplementary reading materials. The research also gave some suggestions in suitable reading materials and reading strategies for these students, and after the supplementation time, almost students make great progress in reading skills. 1. Mở đầu Trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Tiếng Anh, phần thi đọc gồm 2 dạng bài là điền từ vào bài đọc và đọc hiểu, chiếm 18 trên tổng số 50 câu của đề thi. Các câu hỏi phân bổ ở cả 04 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Với thói quen học tập trung vào các chủ điểm ngữ pháp của học sinh (HS) Việt Nam, các em thường e ngại mỗi khi làm bài tập đọc hiểu, gặp khó khăn với phần thi đọc hiểu và thường không đạt điểm cao ở phần thi này. Trong khi đó, kĩ năng đọc được chứng minh là có hỗ trợ tích cực cho các kĩ năng khác trong quá trình học tiếng Anh vì càng đọc nhiều, HS càng nâng cao từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và kiến thức nền về các chủ đề. Do đó, nhu cầu cải thiện kĩ năng đọc hiểu cho HS THPT thực sự rất cần thiết. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra những khó khăn HS lớp 10 gặp phải khi học đọc hiểu và thiết kế tài liệu đọc bổ trợ, qua đó giúp HS tăng cường khả năng đọc hiểu với các dạng bài đọc của đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Tiếng Anh. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Đọc hiểu và những yếu tố liên quan trong quá trình đọc hiểu Đọc hiểu là kĩ năng quan trọng trong dạy và học tiếng Anh. Mỗi hoạt động đọc hiểu là một biểu hiện của quá trình giao tiếp giữa người viết và người đọc. Theo Swan (1975), “một HS giỏi đọc nghĩa là HS ấy có khả năng đọc chính xác và hiệu quả nhằm tiếp thu được nhiều thông tin nhất từ bài đọc”. Khả năng hiểu bài của HS chỉ có thể được đánh giá thông qua kết quả các bài tập đọc hiểu thuộc các dạng khác nhau như bài tóm tắt, trả lời câu hỏi, đánh giá thông tin đúng hay sai theo bài đọc, Theo Duck và Pearson (2001), các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đọc hiểu bao gồm kiến thức ngôn ngữ, kiến thức nền, động lực đọc, chiến thuật đọc hiểu, tài liệu đọc và sự chăm chỉ thực hành làm bài tập đọc hiểu. Thứ nhất, trước khi HS có thể đọc tài liệu bằng ngoại ngữ, các em cần có kiến thức về ngôn ngữ đó. Kiến thức về từ vựng là quan trọng nhất vì các em không thể hiểu được một câu nếu không thể kết nối nghĩa của các từ trong câu (theo Devine, 1986). Từ mới các em gặp là rào cản lớn ảnh hưởng đến hứng thú đọc cũng như khả năng hiểu tài liệu đang đọc; do đó, các em biết càng nhiều từ vựng thì việc đọc hiểu của các em càng đạt kết quả tốt. Thứ hai, kiến thức nền về vấn đề đang đọc có ảnh hưởng lớn đến việc hiểu tài liệu. Khi đọc nhiều tài liệu về một chủ đề, HS sẽ hình thành thông tin, cảm xúc và văn hoá về chủ đề đó. Càng có nhiều thông tin nền, HS càng dễ dàng hiểu được nội dung của tài liệu đang đọc. Thứ ba, động lực là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao kết quả bài tập đọc hiểu. Grabe (2009) chỉ ra rằng hứng thú có được khi đọc là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình đọc hiểu. Hứng thú giúp các em đọc nhiều hơn, mở rộng chủ đề hơn, từ đó kiến thức nền và các thủ thuật đọc dễ dàng được áp dụng để đạt hiệu quả đọc hiểu cao. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 291-296 ISSN: 2354-0753 292 Thứ tư là thủ thuật đọc. Oxford và Crookall (1989) định nghĩa “thủ thuật” là những kĩ thuật, kĩ năng học và giải quyết vấn đề nhằm giúp cho quá trình học trở nên hiệu quả hơn. Với các thủ thuật đọc cần thiết, người đọc sẽ hình thành khả năng vượt qua những rào cản về ngôn ngữ và dễ dàng hiểu được thông tin trong bài. Tài liệu đọc là phần không thể thiếu trong quá trình phát triển kĩ năng đọc hiểu. Theo Tomlinson (1998), tài liệu là vấn đề cốt lõi của thành công trong quá trình học tập. Tài liệu đọc hợp lí sẽ giúp HS mở rộng kiến thức nền và xây dựng kiến thức ngôn ngữ gồm từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để vận dụng trong quá trình đọc. Cuối cùng, theo Fielding và Pearson (1994), việc phân bổ một lượng thời gian nhất định và giám sát việc đọc của HS trong thời gian đó là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên (GV) trong quá trình dạy đọc hiểu. Trong quá trình HS đọc, nhiều điều có thể diễn ra trong suy nghĩ của các em. GV cần chắc chắn rằng HS của mình đang nhìn vào tài liệu, đọc và mã hoá thông tin trong bài, tìm hiểu nghĩa của bài, mối liên hệ giữa các thông tin và dự đoán được phần tiếp theo của bài đọc để làm bài. Càng thực hành đọc nhiều, kết quả đọc của các em càng tiến bộ. 2.1.2. Phát triển tài liệu giảng dạy trong việc dạy đọc hiểu tiếng Anh Theo định nghĩa của Tomlinson (1998), tài liệu học bao gồm bất cứ thứ gì có thể hỗ trợ quá trình học tập của HS. “Tài liệu có thể là sách giáo khoa, sách bài tập, băng cat-set, đĩa CD, tài liệu phôtô thêm, bài báo, giới thiệu hoặc diễn giải vấn đề ngôn ngữ đang được học”. Theo ông, tài liệu bổ trợ là tài liệu được thiết kế bổ sung bên ngoài tài liệu học chính thống trên lớp. Những tài liệu này nhằm phát triển các kĩ năng ngôn ngữ như đọc, nghe, viết, nói, chứ không phải là những tài liệu để học về các đơn vị ngôn ngữ đơn thuần. Theo Nuttall (1996), có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bài đọc làm tài liệu bổ trợ cho kĩ năng đọc hiểu là mức độ phù hợp về nội dung, khả năng khai thác và khả năng đọc được. Thứ nhất, sự phù hợp của tài liệu là khả năng tài liệu đáp ứng được nhu cầu của người đọc và mục tiêu của khoá học. Bài đọc phải kích thích hứng thú cho HS bằng cách cung cấp thông tin mới thú vị mà phù hợp với mục tiêu đầu ra của khoá học. Thứ hai, khả năng khai thác là khả năng vận dụng tài liệu vào quá trình học. Một bài đọc tốt là bài có thể được khai thác cả về ngôn ngữ và nội dung để phát triển khả năng đọc hiểu của HS. Thứ ba, khả năng đọc được là sự kết hợp về độ khó giữa từ vựng và cấu trúc. Bài đọc phải phù hợp với trình độ của HS về từ vựng, cú pháp và văn phong. GV cần nắm được trình độ của HS, đếm lượng từ mới và các kết hợp từ vựng trong bài để quyết định chọn bài đọc cho phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện thiết kế tài liệu đọc hiểu bổ trợ cho HS trong học kì II của năm học, tương ứng với các bài 7, 8, 9 trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 hiện dùng. Theo như khảo sát ban đầu, HS đánh giá các chủ đề của bài đọc trong sách là thú vị và cập nhật. Do đó, GV lựa chọn các bài đọc bổ trợ phù hợp với các chủ đề trong sách, cụ thể là: sự đa dạng về văn hoá, các phương pháp học tập mới và bảo vệ môi trường. Bài đọc được lựa chọn từ các nguồn sách và bài báo khác nhau với tiêu chí lựa chọn là: độ dài khoảng 300 từ, độ khó sơ/trung cấp, và có nội dung cập nhật. Mỗi chủ đề, GV lựa chọn 04 bài đọc khác nhau để HS có thể luyện tập ngoài giờ học hàng ngày. Sau khi các tài liệu đọc được lựa chọn, GV sẽ thiết kế câu hỏi để kiểm tra khả năng đọc hiểu của HS. Với mỗi bài đọc, 08 câu hỏi thuộc các dạng khác nhau được thiết kế theo chuẩn đầu ra của khoá học, gồm: câu hỏi tìm ý chính, câu hỏi tìm thông tin chi tiết, câu hỏi về từ tham chiếu, câu hỏi suy luận, câu hỏi đoán nghĩa từ và câu hỏi tìm thông tin không đúng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện với 40 HS của lớp 10A8 Trường THPT Hoài Đức B, Hà Nội. Các em có 6 năm học tiếng Anh ở trường tiểu học và THCS; các em chọn khối D gồm 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh để lấy điểm xét tuyển vào đại học. Tuy nhiên, năng lực tiếng Anh hiện tại của nhiều em khá yếu. Kết quả kiểm tra học kì I cho thấy, với kĩ năng đọc hiểu, số HS đạt điểm trung bình, trung bình khá và khá tương ứng là 62%, 36% và 3%. Không có HS nào đạt điểm giỏi trong kĩ năng đọc hiểu. Một khó khăn khác là hầu hết các em sinh sống ở vùng ngoại ô nên có ít cơ hội để thực hành tiếng Anh ngoài giờ học trên lớp, điều đó khiến cho kiến thức tiếng Anh của các em còn yếu và hạn chế nhiều. Thực tế này cho thấy, một giải pháp cấp bách nhằm cải thiện kĩ năng đọc hiểu cho những HS này cần được nghiên cứu và tiến hành. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu hành động (action research) được sử dụng trong nghiên cứu này với 05 bước tiến hành theo mô hình của Susman (1983). Bước 1, chúng tôi nhận thấy HS lớp 10A8 cần cải thiện kĩ năng đọc hiểu và giải pháp tiến hành là cung cấp thêm tài liệu đọc bổ trợ cho các em. Bước 2, chúng tôi tìm hiểu tổng quan lí thuyết về VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 291-296 ISSN: 2354-0753 293 việc sử dụng tài liệu bổ trợ trong dạy và học kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh để xây dựng một khung lí thuyết cho những cải tiến của mình. Bước 3, tiến hành áp dụng thay đổi trong lớp học: GV yêu cầu HS đọc thêm tài liệu về các chủ đề liên quan đến bài đọc trong sách giáo khoa bằng tiếng Việt để tăng cường kiến thức nền về chủ đề; sau đó, HS học 2 phần đầu của mỗi unit để thu nhận thêm từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cần thiết cho bài đọc; tiếp đó, GV dạy bài đọc hiểu trong sách nhằm cung cấp cho HS những thủ thuật đọc hiểu phù hợp; và cuối cùng, GV thiết kế tài liệu bổ trợ tương ứng với chủ đề đang học để HS luyện đọc thêm hàng ngày và ghi chép kết quả bài làm của các em để phân tích sự tiến bộ của từng HS. Bước 4, phân tích kết quả dựa trên so sánh bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng thử nghiệm đối với 03 nhóm HS trong lớp. Những thông tin thu thập được trong quá trình quan sát HS làm bài cũng được phân tích tập trung vào các yếu tố như tốc độ đọc, khả năng đọc hiểu và hứng thú khi làm bài đọc của HS. Bước 5, những kết luận được đưa ra về những ảnh hưởng của phương pháp sử dụng tài liệu bổ trợ nhằm củng cố kĩ năng đọc hiểu cho HS được đưa ra. 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập trên 03 hình thức: bảng câu hỏi điều tra dành cho HS, quan sát của GV - người nghiên cứu và bài kiểm tra. Bảng câu hỏi điều tra gồm 06 câu hỏi. Câu 1 và 4 được thiết kế theo thang đo Likert gồm 05 bậc nhằm tìm ra quan điểm của HS về chủ đề bài đọc, các hoạt động đọc trong sách giáo khoa và đánh giá của các em về thói quen đọc tiếng Anh của mình. Các câu hỏi 2, 3, 5 và 6 là câu hỏi nhiều lựa chọn nhằm tìm ra lí do tại sao kĩ năng đọc hiểu của HS còn yếu, những nhận định của các em về loại hình bài tập của các bài đọc trong sách giáo khoa, những mong muốn của các em về nội dung cũng như dạng bài tập trong tài liệu đọc bổ trợ và tìm ra cách thức thay đổi tài liệu bổ trợ để phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu đầu ra của khoá học. GV - người nghiên cứu tiến hành quan sát HS trong quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp thêm tài liệu đọc bổ trợ. Để đánh giá tác động của tài liệu đọc bổ trợ đến kết quả bài làm môn đọc hiểu, một bảng thông tin với 05 cột tương ứng với 05 dạng câu hỏi khác nhau của bài đọc: câu hỏi tổng quát, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi suy luận, câu hỏi từ vựng, câu hỏi từ tham chiếu đã được thiết kế và sử dụng. Thông tin ghi chép trong bảng này gồm số lượng HS trả lời đúng mỗi dạng câu hỏi trong mỗi bài đọc; những khó khăn các em gặp phải dẫn đến câu trả lời sai trong mỗi dạng bài; những phân tích và thủ thuật đọc hiểu cần thiết GV đã đưa ra để HS khắc phục lỗi sai của mình trong từng dạng câu hỏi ở từng bài đọc. Đồng thời, thông tin về thái độ của HS đối với mỗi bài đọc và những đánh giá của các em về tác dụng của những thủ thuật GV cung cấp cũng được ghi chép cụ thể để phân tích. Hai bài kiểm tra được thiết kế cho HS. Bài 1 được tiến hành trước khi áp dụng phương pháp sử dụng tài liệu đọc bổ trợ nhằm tìm ra những rắc rối mà HS gặp phải với kĩ năng đọc hiểu. Bài 2 kiểm tra trình độ đọc hiểu của HS vào cuối khoá học, sau 08 tuần áp dụng thay đổi về phương pháp giảng dạy. Kết quả của 02 bài kiểm tra được so sánh để tìm ra sự khác biệt do ảnh hưởng của quá trình bổ sung tài liệu bổ trợ. 2.3. Kết quả khảo sát 2.3.1. Đánh giá của học sinh về sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 Thông tin trả lời bảng câu hỏi điều tra HS cho thấy, hầu hết HS lớp 10A8 Trường THPT Hoài Đức B, Hà Nội đánh giá cao sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 của tác giả Hoàng Văn Vân. Theo các em, cuốn sách bao gồm những chủ đề cập nhật và thú vị, bài tập được thiết kế đa dạng. Bảng 1. Đánh giá của HS về độ khó, nội dung và độ dài của bài đọc trong sách giáo khoa Tiêu chí đánh giá Phản hồi của HS (%) 1. Độ khó Quá khó 77,5 Quá dễ 10 Phù hợp 12,5 2. Nội dung Thú vị 72,5 Nhàm chán 0 Quen thuộc 72,5 Không quen thuộc 27,5 3. Độ dài của bài đọc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 291-296 ISSN: 2354-0753 294 Quá dài 27,5 Quá ngắn 10 Phù hợp 62,5 Tuy nhiên, với bối cảnh học tiếng Anh của các em, các bài đọc và bài tập trong sách hơi khó so với trình độ hiện tại. Kết quả câu hỏi 1 cho thấy, 77,5% HS cho rằng bài đọc quá khó với quá nhiều từ mới. Một số bài đọc quá dài làm HS thấy nản khi đọc. Các bài tập đọc hiểu hơi khó vì thể không giúp tăng cường khả năng đọc hiểu của HS. Do đó, nhu cầu điều chỉnh bài đọc và bài tập để phù hợp với trình độ và kì vọng của HS được đưa ra. Giải pháp cho vấn đề này là thiết kế các tài liệu bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật đọc cho các em. 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kĩ năng đọc hiểu còn yếu của HS Theo Duck và Pearson (2001), các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đọc hiểu bao gồm kiến thức ngôn ngữ, kiến thức nền, động lực đọc, thủ thuật đọc, tài liệu đọc và sự chăm chỉ luyện đọc. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn HS ít khi đọc tài liệu tiếng Anh ngoài thời gian trên lớp. Do đó, kiến thức nền và kiến thức ngôn ngữ không được bồi đắp hằng ngày. Đó là những nguyên nhân dẫn đến kết quả kĩ năng đọc hiểu của các em còn yếu. Bảng 2. Mức độ thường xuyên của việc luyện đọc Tần suất HS luyện đọc Tỉ lệ (%) Rất thường xuyên 5 Thường xuyên 7,5 Thỉnh thoảng 25 Ít khi 57,5 Bảng 3. Lí do tại sao HS đọc không thường xuyên Lí do HS không đọc thường xuyên Tỉ lệ (%) HS không thích đọc bằng tiếng Anh 75 HS không thích chủ đề đọc 7,5 HS không có thời gian đọc 7,5 HS không có tài liệu đọc phù hợp để luyện đọc hằng ngày 95 Hầu hết HS tham gia nghiên cứu đều hứng thú với việc học tiếng Anh nói chung và kĩ năng đọc hiểu nói riêng vì các em nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại hội nhập ngày nay. Các em thích môn đọc hiểu vì đó là công cụ giúp các em tăng cường kiến thức nền và từ vựng theo chủ đề. Tuy nhiên, 95% HS thừa nhận rằng các em không thực hành đọc ngoài giờ học để cải thiện khả năng đọc hiểu vì thiếu tài liệu đọc phù hợp. Ngoài ra, kiến thức nền yếu, thủ thuật đọc thiếu là những khó khăn cản trở đọc tài liệu hằng ngày và làm giảm động lực đọc của các em. 2.3.3. Hiệu quả của việc sử dụng tài liệu bổ trợ đối với phát triển kĩ năng đọc hiểu của học sinh Theo kết quả điều tra, 90% HS mong muốn tài liệu đọc bổ trợ có nội dung liên quan đến bài học trong sách giáo khoa. 87% HS cho rằng dạng bài tập trong bài đọc bổ trợ giống dạng bài thi THPT môn Tiếng Anh. 37,5% HS mong muốn có bài tập từ vựng trong tài liệu đọc bổ trợ. Chúng tôi đã nghiên cứu, thiết kế tài liệu đọc bổ trợ cho 3 bài học 7, 8, 9 trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10. Mỗi bài học được thiết kế thêm 4 bài đọc bổ trợ có nội dung cùng chủ đề, dạng câu hỏi gồm 05 dạng chính như trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia: câu hỏi tổng quát, câu hỏi từ vựng, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi suy luận, câu hỏi từ tham chiếu. Với mỗi bài đọc, GV đều thống kê số HS trả lời đúng theo từng dạng câu hỏi. Ví dụ, với bài 7, ở bài đọc số 1, số lượng HS trả lời đúng mỗi dạng câu hỏi đều rất ít, không quá 06 HS (chiếm 15%). Do đó, GV đã cung cấp thêm cách thức làm từng dạng câu hỏi cho HS và các em luyện tập thêm ở những bài đọc tiếp theo cùng chủ đề. Kết quả cho thấy, ở mỗi loại câu hỏi, HS đều có sự tiến bộ rõ rệt, số lượng HS trả lời đúng câu hỏi đã tăng dần lên sau mỗi bài luyện tập. Cụ thể với dạng câu hỏi suy luận, từ 06 HS trả lời đúng ở bài đọc 1 đã lên đến 39 HS (chiếm 97,5%) trả lời đúng ở bài đọc 4. Dạng câu hỏi từ tham chiếu, bài đọc 1 có 01 HS trả lời đúng, bài 4 đã có 32 HS trả lời đúng (tăng 77,5%). VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 291-296 ISSN: 2354-0753 295 Biểu đồ 1. Kết quả bài đọc bổ trợ cho bài 7 trong sách giáo khoa Sau 08 tuần áp dụng phương pháp thêm bài đọc bổ trợ, GV - người nghiên cứu nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong kết quả làm bài đọc của HS và kết quả so sánh bài kiểm tra chẩn đoán và bài kiểm tra cuối kì làm rõ hơn sự tiến bộ đó của HS. Số lượng HS đạt điểm giỏi đã tăng lên đáng kể (từ 02 HS trong bài kiểm tra chẩn đoán lên 10 HS trong bài kiểm tra cuối kì). Số lượng HS đạt điểm khá cũng tăng lên khá nhiều. Điều đáng kể nhất là không còn HS nào đạt điểm yếu (dưới trung bình) trong bài kiểm tra cuối kì. Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của tài liệu đọc bổ trợ đối với kết quả kiểm tra 3. Kết luận Như vậy, có thể thấy, với phương thức đọc bổ trợ thêm tài liệu một cách đều đặn, người học có thể đạt được những tiến bộ nhất định cho dù xuất phát điểm còn rất yếu trong kĩ năng đọc hiểu. Có thể khẳng định rằng các kĩ năng đọc hiểu như đọc lướt, đọc nhanh, suy đoán, suy luận, tư duy phản biện và tóm tắt đã được phát triển. Kết quả nghiên cứu đã củng cố thêm những lí thuyết về sử dụng tài liệu bổ trợ trong giảng dạy tiếng Anh nói chung, trong dạy và học kĩ năng đọc hiểu nói riêng. 5 3 6 1 3 15 10 18 9 12 25 20 25 18 21 38 30 39 32 35 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Câu hỏi thông tin chi tiết Câu hỏi từ vựng Câu hỏi suy luận Câu hỏi từ tham chiếu Câu hỏi tổng quát Số HS trả lời đúng các dạng câu hỏi trong mỗi bài luyện đọc bổ trợ Bài đọc 1 Bài đọc 2 Bài đọc 3 Bài đọc 4 2 10 25 3 10 18 12 0 0 5 10 15 20 25 30 ĐIỂM GIỎI ĐIỂM KHÁ ĐIỂM TRUNG BÌNH ĐIỂM YẾU Bài kiểm tra chẩn đoán và bài kiểm tra cuối kì Bài kiểm tra chẩn đoán Bài kiểm tra cuối kì VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 291-296 ISSN: 2354-0753 296 Tài liệu tham khảo Devine, J. (1986). Schema Theory and ESL Reading Pedagogy. TESOL Quartery. Duck, K., & Pearson, A. (2001). The Reading Process in Interactive Approaches to Second Language Reading. Cambridge: Cambridge University Press. Fielding, L., & Pearson, D. (1994). Reading Comprehension: What Works. Reading Research Quarterly, 23, 285-303. Grabe, W. (2009). Reading in a second language: Moving from theory to practice. Ernst Klett Sprachen. Grellet, F. (1995). Developing Reading Skills: A Practical Guide to Reading Comprehension Exercises. Cambridge: Cambridge University Press. Nunan, D. (2003). Practical English Language Teaching. New York: McGraw-Hill. Nuttall, C. (1982). Teaching Reading Skills in a Foreign Language. Oxford: Macmillan Publishers Limited. Nuttall, D. (1996). The Practice of English Language Teaching. New York. Longman. Oxford, R., & Crookall, D. (1989). Research on Language Learning Strategies: Methods, Findings, and Instructional Issues. Modern Language Journal, 73(4), 404-419. https://doi.org
Tài liệu liên quan