Seminar: Ứng dụng thực vật trong sản xuất nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học (tiếng Pháp là biocarburant) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học). Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa, .), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương.), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân, .), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải.), .

ppt54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Seminar: Ứng dụng thực vật trong sản xuất nhiên liệu sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học bình dương Khoa công nghệ sinh học SEMINAR: ỨNG DỤNG THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC Khái niệm Nhiên liệu sinh học (tiếng Pháp là biocarburant) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học). Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa, ...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân, ...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...), ... Đặt vấn đề Nhiên liệu là một chất sinh ra năng lượng .Nếu thiếu năng lượng thì nền văn minh của con người sẽ không có ,chính vì thế nhiên liệu rất cần thiết cho đời sống con người.Có nhiều dạng nhiên liệu khác nhau: nhiên liệu hóa thạch ( than đá , dầu mỏ…) ,nhiên liệu hạt nhân (uranium ), nhiên liệu sinh học (etanol,butanol…) Nguồn nhiên liệu thì hữu hạn vì vậy chúng ta phải sử dụng hợp lý , tiết kiệm và tìm ra nguồn nhiên liệu mới thay thế .Nhiên liệu truyền thống ( nhiên liệu hóa thạch ) ngày càng khan hiếm và ngay ra nạn ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính ),nhiên liệu hạt nhân cũng nguy hiểm (rò rỉ chất phóng xạ ) .nhiên liệu sinh học có thể giải quyết các vấn đề nan giải trên cho thấy tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học hiện nay và cho cả tương lai. Nhiên liệu sinh học từ thực vật Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá...): tính chất thân thiện với môi trường: chúng sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (một hiệu ứng vật lý khiến Trái Đất nóng lên) và ít gây ô nhiễm môi trường hơn các loại nhiên liệu truyền thống. nguồn nhiên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh truyền thống. Tuy nhiên hiện nay vấn đề sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống còn nhiều hạn chế do chưa hạ được giá thành sản xuất xuống thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống. Trong tương lai, khi nguồn nhiên liệu truyền thống cạn kiệt, nhiên liệu sinh học có khả năng là ứng cử viên thay thế. Vai trò của nhiên liệu sinh học Tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học trong việc thay thế nhiên liệu khoáng và bảo vệ môi trường . Loại nhiên liệu này phát huy tác dụng tốt khi sử dụng nguồn dầu cây công nghiệp (các loại dầu không ăn được) hoặc có những chính sách thật hợp lý để phát triển nông nghiệp, trồng thêm các loại cây lấy dầu với sản lượng lớn tại các vùng đất dư thừa để vừa đáp ứng nhu cầu về lương thực vừa có thêm nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ưu điểm của nhiên liệu sinh học từ thực vật Nhiên liệu sinh học có ưu điểm hơn nhiên liệu truyền thống không gây ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính) còn làm tăng giá trị cho một số loài thực vật giảm một lượng lớn rác thải có nguồn gốc từ thực vật ,biến rác thành nguồn nguyên liệu có thể sử dụng được. Một số ví dụ về việc sản xuất nhiên liệu sinh học:từ bã càphê, mùn cưa dăm bào, đũa phế thải.vv.. ở mỹ: Quá trình chiết xuất diesel từ cà phê cũng như chiết xuất các loại dầu thực vật khác. Theo tiến sĩ Misra, 1 lít diesel sinh học cần 5-7kg bã cà phê. Nhiên liệu sinh học này có giá khoảng 0,25 USD/lít với quy mô sản xuất vừa. Để sản xuất thương mại, cần xây dựng mạng lưới thu gom bã cà phê từ các tiệm cà phê. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu cà phê mỗi năm hơn 7 triệu tấn, cho lượng bã cà phê có thể sản xuất 1.200 triệu lít diesel sinh học. ở nhật: Là một nước có rất ít tài nguyên năng lượng tự nhiên, Nhật xem nhiên liệu sinh học như là một nguồn năng lượng thay thế có lợi cho môi trường, làm nhẹ bớt sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp chất đốt từ nước ngoài, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sản xuất nhiên liệu sinh học từ đũa phế thải:Với dân số 127 triệu người, Nhật mất đi hàng năm 90.000 tấn gỗ để sản xuất các đôi đũa “dùng một lần” rồi bỏ. Chính phủ Nhật đang dự định biến những đôi đũa đã xài rồi thành nhiên liệu sinh học để tiết kiệm. ở mỹ: Các nhà nghiên cứu trường Đại học Georgia có khả năng sản xuất dầu từ gỗ nhưng họ không thể thực hiện một cách hiệu quả với chi phí thấp đối với các động cơ cổ điển. Họ đã phát triển một phương pháp hóa học mới nhằm xử lý dầu để sử dụng trong các loại động cơ diesel không sửa đổi hay trộn chất dầu này với ethanol hoặc dầu hỏa. Dăm bào và cặn gỗ được đun ở nhiệt độ cao và không oxy, kỹ thuật này được gọi là sự hóa phân. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu kỹ thuật này nhằm sản xuất nhiều dầu hơn từ dăm bào. Theo Tiến sĩ Adams, loại nhiên liêu sinh học mới này được thuận lợi về mặt môi trường vì chứa rất ít carbon. Sản xuất Ethanol từ cây ngô:Thân cây ngô, thức ăn thừa, thậm chí cả lốp xe cũ là sự kết hợp tuyệt vời để cho ra thứ nhiên liệu Ethanol sinh học. Trong môi trường yếm khí, dưới sức nóng của vài nghìn độ C, không có ôxy, hỗn hợp này không cháy mà bị “bẻ gẫy vụn” bởi carbon ôxít, carbon đi-ôxít và hydro. Hỗn hợp khí thu được dạng gas sạch, lạnh và chỉ cần chất xúc tác tách được Ethanol và nhiều loại cồn khác. Cuối năm 2009, nhiều nhà máy tách Ethanol như thế sẽ trình làng sản phẩm tại bang Pennsilvania và Georgia nước Mỹ. Phương pháp điều chế Ethanol này không tốn nhiều nước và cho hiệu suất cao. Butanol sinh học:Giống như Ethanol, quá trình chiết suất Butanol cũng từ xác thực vật thuộc họ cây có đường, tuy nhiên được thực hiện dựa trên khía cạnh biến đổi di truyền học của thực vật. Các loại vi khuẩn sẽ giúp lên men và biến đường thô thành cồn. Không nhờ đến nước, butanol sinh học sẽ đậm đặc sẽ dễ chứa cũng như dễ vận chuyển. Butanol là nhiên liệu rất quan trọng cho ngành công nghiệp chế tạo tên lửa. Trước đó theo cách chiết xuất truyền thống chỉ lấy được Butanol từ dầu mỏ. Nhược điểm của nhiên liệu sinh học sản xuất từ thực vật 1.Vấn đề lương thực . Việc sử dụng đất để trồng cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực hoặc làm tăng giá lương thực, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Khi người nông dân thấy trồng cây nguyên liệu (như mía đường, cọ...) có lợi hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn, họ sẽ thôi cấy lúa, chuyển sang trồng mía, cọ để cung cấp cho các nhà máy và làm cho sản lượng lương thực giảm. Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick đánh giá, nhu cầu đối với ethanol và các loại nhiên liệu sinh học khác là một trong những yếu tố chính đẩy giá lương thực lên cao trên quy mô toàn thế giới. "Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiên liệu sinh học là một trong những tác nhân chính. Rõ ràng, các chương trình gia tăng sản xuất nhiên liệu sinh học ở Mỹ và châu Âu đã góp phần làm tăng nhu cầu lương thực". Ông cho biết thêm, hạn hán, nạn đầu cơ trên thị trường tài chính và nhu cầu lương thực ngày càng tăng đã khiến giá cả các mặt hàng leo thang. Giá lương thực và nhiên liệu nhảy vọt đã châm ngòi cho hàng loạt các cuộc bạo loạn tại Haiti, Ai Cập và đình công trên diện rộng ở Burkina Faso. Giá lương thực tăng mạnh là chủ đề thảo luận hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị mùa xuân hàng năm giữa WB và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Washington. Tại cuộc họp báo, ông Zoellick giơ cao chiếc bánh mì để bày tỏ sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lương thực. "Ở Bangladesh, túi gạo 2 kg ...giờ đây tiêu tốn tới một nửa tổng thu nhập một ngày của một gia đình nghèo. Giá một ổ bánh mỳ đã tăng hơn hai lần. Dân nghèo ở Yemen chi tới 1/4 thu nhập của họ chỉ để mua bánh mỳ". 2.Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước Nhiều loại cây nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, vì vậy nếu trồng với số lượng quá lớn, diện tích quá rộng sẽ làm cạn kiệt các nguồn nước trong khu vực. Ngoài ra, việc sử dụng tràn lan vinhoto, một chất được dùng để bón và tưới khi trồng mía đường cũng có thể gây ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch và làm cho các loài thủy sinh không thể tồn tại. Năm 2003, người ta đã ghi nhận được một trường hợp bội nhiễm vihoto xảy ra tại Sao Paolo khiến cá chết hàng loạt trên suốt 95 dặm sông Rio Grande của Braxin.m 3.Giảm diện tích rừng Để có đất trồng cây nguyên liệu, người ta có thể tiếp tục phá rừng. Điều này đi ngược lại với mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mà những nhà phát triển nhiên liệu sinh học vẫn mong muốn. Giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với tai họa từ sự xói mòn đất, giảm lượng gỗ dùng cho xây dựng và các nhu cầu khác của người dân. 4.Nguy cơ từ sự độc canh Trồng duy nhất một loại cây trong một thời gian dài trên cùng diện tích đất sẽ làm đất đai trở nên cằn cỗi và không thể tiếp tục canh tác được. Để tránh ảnh hưởng xấu từ sự độc canh, chính quyền Sao Paolo đã phải thông qua một đạo luật về chính sách xoay vòng cây trồng, theo đó yêu cầu 20% diện tích trồng mía đường hàng năm phải được trồng thay thế bằng một loại cây khác, trước khi tiếp tục trở lại trồng cây mía đường. 5.Nguy cơ từ sự biến đổi gen cây nguyên liệu. Nhằm tăng năng suất, ngày nay các cây công nghiệp đều được biến đổi gen. Nguy cơ từ thực vật biến đổi gen đã được nhiều nhà khoa học nhắc tới. Trong đó có sự mất cân bằng sinh thái, hoặc kéo theo sự biến đổi gen tự nhiên ở những loài động thực vật sinh sống trong môi trường xung quanh, trong đó có cả các sinh vật gây hại, làm cho các sinh vật này có khả năng tồn tại mạnh mẽ hơn, khó diệt trừ hơn và phá hoại các cây trồng nông nghiệp vô tội khác. 6.Nguy cơ do khai thác nhiên liệu sinh học từ rác thải nông nghiệp và một số loài thực vật khác. Ngoài mía đường, đậu tương, cọ...nhiên liệu sinh học còn có thể được sản xuất từ rác thải nông nghiệp khác và cỏ. Tuy nhiên, rác thải nông nghiệp và cỏ cũng có vai trò riêng đối với môi trường, không thể khai thác một cách không tính toán. Rác thải nông nghiệp, từ lâu vẫn được dùng như một biện pháp tái tạo độ phì nhiêu, giúp duy trì khả năng sản xuất của đất đai. Tận thu rác thải nông nghiệp mà không có biện pháp đền bù thì đất đai sẽ trở nên cằn cỗi, không thể cho sản phẩm. Một số loài cỏ có tác dụng trong việc giữ nước, chống xói mòn và lũ, cũng không thể khai thác một chiều. 7.Nguy cơ về kinh tế, xã hội Nền công nghiệp nhiên liệu sinh học không thể chỉ dừng lại ở mức sản xuất nhỏ lẻ, mà không ngừng phát triển. Những đồn điền lớn, những cánh đồng mía rộng thẳng cánh cò bay ngày càng xuất hiện nhiều tại Braxin, nhưng ẩn đằng sau cảnh hoành tráng đó là nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cần được giải quyết. Những người nghèo, không có khả năng tự chủ canh tác phải bán ruộng. Đất đai tập trung vào một số điền chủ lớn. Như vậy, một lớp người sẽ tước mất phương tiện sản xuất, rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, làm bất ổn đời sống xã hội. Kéo theo đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Nhận thức được nguy cơ, gần đây Braxin đã đưa ra một chương trình gọi là "nhiên liệu sinh học xã hội hóa", tạo điều kiện cho việc canh tác nhỏ lẻ với mục đích xóa đói, giảm nghèo cho nhiều người nông dân. 8.Và nhiều nguy cơ khác Còn có nhiều khó khăn khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhiên liệu sinh học của mỗi quốc gia. Ngay như việc các nước phát triển gần đây đã dựng nên một hàng rào thuế quan về việc nhập khẩu nhiên liệu sinh học, nhằm hạn chế các nước nghèo phát triển loại năng lượng này cũng có thể coi là một khó khăn cần được lường trước. Tóm lại, ngoài những vấn đề chính, khó có thể kể hết những nguy cơ trong quá trình phát triển nhiên liệu sinh học. Nhưng vượt lên trên hết, rõ ràng nhiên liệu sinh học vẫn mang những lợi ích khổng lồ, không thể tranh cãi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia, xóa đói, giảm nghèo cho người dân và góp phần chung vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung trên thế giới. ứng dụng nhiên liệu sinh học từ thực vật trên thế giới. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản vừa công bố một dự án sản xuất nhiên liệu sinh học từ các thành phần không ăn được của cây lúa nhằm tránh việc thực phẩm tăng giá. "Chúng tôi đã có công nghệ sản xuất nhiên liệu ethanol từ rơm lúa nhưng chỉ thực hiện ở phòng thí nghiệm", ông Elichiro Kitamura phụ trách dự án nói. Bộ Nông nghiệp sẽ đưa đơn xin ngân sách để thử nghiệm việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học này. Hiện tại, nhiên liệu ethanol chủ yếu được sản xuất từ các cây cho đường như cây mía, cây bắp hay cây củ cải đường. Những người phản đối nhiên liệu sinh học khẳng định rằng nó làm tăng giá các thực phẩm cơ bản, khiến tình trạng đói kém tại các nước nghèo càng nghiêm trọng hơn. "Nếu có thể sản xuất các nhiên liệu sinh học từ các thành phần không ăn được ở cây trồng, thị trường nhiên liệu sinh học và thực phẩm sẽ không cạnh tranh với nhau", ông Kitamura giải thích. Tại Brazil, taxi không còn chạy xăng mà đều chuyển sang chạy etanol được sản xuất từ mía. Tại Đức và Mỹ, các lái xe đứng xếp hàng chờ mua xăng từ hạt cải dầu. Ở Trung Quốc, đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới, còn tại thành phố Graz (Áo) các xe buýt đều chạy bằng dầu chế tạo từ... món khoai tây rán của nhà hàng McDonald's. Trong cuộc đua xe ôtô được tổ chức tại Le Mans tháng 6/2005, đoàn xe của Anh đã thi quyết liệt trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chỉ dùng nguồn nhiên liệu được sản xuất từ các loại dầu thực vật. Ông Lew Fulton, chuyên gia hàng đầu về nguồn nhiên liệu sinh học, thuộc Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nhận xét rằng, sau những cú sốc về sự leo thang của giá dầu thô đã buộc nhiều quốc gia có những đối sách mang tính đột phá trong việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế xăng, dầu truyền thống. Các nhà đầu tư đã tung tiền ra mua bản quyền và áp dụng những công nghệ mới nhất về sản xuất nhiên liệu từ nguồn thực vật. Tại Mỹ, Brazil và châu Âu, việc sản xuất nguồn nhiên liệu sinh học đang tăng đột biến. Ông Lew Fulton cho rằng năm 2005 là năm đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng nhiên liệu xanh. Tại các quốc gia châu Âu cũng đã khởi động cuộc chạy đua xây dựng các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Liên minh châu Âu đã đưa ra quy định trong mỗi lít xăng bán ra phải pha vài phần trăm etanol. Tại Tây Ban Nha, hãng Abengoa đã hoàn tất xây dựng 4 nhà máy sản xuất etanol Anh cũng đang tiến hành xây dựng một nhà máy khổng lồ sản xuất nhiên liệu từ thực vật có công suất 100.000 tấn nhiên liệu sinh học. Tại Pháp, chính phủ đã đưa ra kế hoạch gia tăng sản lượng nhiên liệu sinh học gấp 3 lần mức sản lượng hiện nay để thay thế nguồn xăng, dầu truyền thống. Những ông trùm nhiên liệu mới Theo các chuyên gia năng lượng, nguồn nhiên liệu mới - còn có tên là "vàng xanh" có thể chiết xuất từ bất cứ cây cỏ gì mọc trên hành tinh chúng ta. Tại 30 quốc gia đang trồng cấy hàng loạt những loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, sắn, đậu nành, ngô, mía, kê, cải dầu, khoai tây... có thể chế ra những lít nhiên liệu hoàn toàn thay thế được nguồn xăng, dầu từ dầu thô. Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng, đây là nguồn nhiên liệu phong phú và vô tận, mà loài nguời không còn bị ám ảnh bởi khủng hoảng nhiên liệu. Brazil đang trở thành ông trùm sản xuất nhiên liệu sinh học - được mệnh danh là "Ảrập Xêút": sản lượng etanol đã chiếm tới trên 30% sản lượng của ngành nhiên liệu lỏng. Tại quốc gia này đã có trên 90% ôtô, xe máy chạy bằng nhiên liệu sinh học được sản xuất từ cây mía và hạt cải dầu. Các đại gia nhiên liệu như BP, Shell đã có kế hoạch đầu tư vào Brazil 6 tỷ USD để xây dựng những nhà máy sản xuất etanol từ cây mía. Đức cũng đang trở thành ông trùm nguồn nhiên liệu sinh học với sản lượng 1,5 triệu tấn cùng với mức gia tăng sản lượng 50% hàng năm. Bảng1. Xuất khẩu cồn Etanol của Braxin từ 1998 đến 2003 Biểu đồ 1. Sản lượng cồn Etanol của Braxin, từ năm 1994 đến năm 2004 (đơn vị: triệu m3) Theo dự kiến của chính phủ, thì trong vòng 5 năm tới, sản lượng nhiên liệu sinh học sẽ thay thế khoảng 20% lượng xăng, dầu truyền thống. Chính phủ Ấn Độ và Thái Lan cũng có kế hoạch sản xuất nguồn nhiên liệu sinh học để thay thế 10% nhu cầu về xăng, dầu. Công ty Fortum Oil đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học cho động cơ diesel tại ngoại ô Helsinki, Phần Lan. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nên Nhật Bản chưa tự sản xuất được nguồn nhiên liệu sinh học, song cũng đã nhạy bén ký hợp đồng dài hạn với Brazil để nhập khẩu etanol với giá khá "bèo" - chỉ có 25 USD/thùng (giá dầu thô là 78 USD/thùng), để thay thế 3% số lượng nhập khẩu xăng, dầu truyền thống. Tương lai trong tầm tay Theo như nhận xét của các chuyên gia thuộc Tổ chức năng lượng Quốc tế (IEA), công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế xăng, dầu có những bước tiến bộ hằng ngày. Trong tháng 7/2005, tạp chí Science đã thông báo về phương pháp công nghệ mới cho phép sản xuất 2,2 đơn vị năng lượng từ một đơn vị nguyên liệu thực vật. Đây là bước tiến có ý nghĩa so với 8 tháng trước đây, khi từ một đơn vị nguyên liệu thực vật chỉ cho 1,4 đơn vị năng lượng. Gần đây, tổ hợp dầu khí Shell cũng đã đầu tư để phát triển công nghệ sản xuất 3.325 lít dầu sunfuel từ 1 hecta cải dầu, so với công nghệ trước đây chỉ cho 1.300 lít dầu. .ứng dụng nhiên liệu sinh học từ thực vật ở việt nam Một nhóm nghiên cứu thuộc phòng Công nghệ Tế bào Thực vật - Viện Sinh học Nhiệt đới (TP.HCM) đang thử nghiệm trồng cây dầu mè để sản xuất nhiên liệu sinh học. Mỗi ha trồng cây dầu mè có thể chế biến thành 2.500 - 3.000 lít dầu biodiesel/năm. Đề tài nghiên cứu nói trên đã được công bố vào ngày 26/9/2008. Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm trên tỉnh Bình Phước, nhóm nghiên cứu nhận thấy cây dầu mè (Jatropha curcas L.) là một loại cây năng lượng sinh học có triển vọng ở Việt Nam Việt Nam đã đáp ứng được nhiều điều kiện để có thể phát triển cây dầu mè. Trong điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới, cây dầu mè có thể sinh trưởng nhanh, và bắt đầu cho ra quả sau khi trồng từ 6 - 12 tháng. Hàm lượng dầu của hạt dầu mè khoảng 35 - 40%, nên năng suất cho dầu của cây rất cao, từ 2.500 - 3.000 lít dầu biodiesel/ha/năm. Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ sản xuất biodiesel sau khi ép dầu từ hạt cây dầu mè tương đối đơn giản. Các hóa chất như methanol và potassium hydroxyde là hai hóa chất cơ bản để sản xuất biodiesel từ dầu mè có thể mua ở thị trường dễ dàng và rẻ tiền. Loài cây này chịu hạn tốt, có thể trồng cả trên những vùng đất cằn cỗi, đất cát ven biển, ven đường, đất bờ kênh ven suối. Ngoài ra, cây bảo vệ đất tốt và chống xói mòn trên đất dốc. Đây là cây bụi lưu niên, trồng một lần có thể sống từ 30 - 40 năm. Bã ép từ hạt dầu mè là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vì có chứa hàm lượng protein và một số hợp chất phòng trừ sâu bệnh. Cây dầu mè có tên khoa học là Jatropha curcas L., có nguồn gốc từ châu Phi, Bắc Mỹ và vùng biển Caribê. Cây có dạng thân bụi, sống lưu niên, có thể cao tới 5m, nhưng trong sản xuất thường để chiều cao không quá 2m cho tiện việc thu hái. Cây dầu mè có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom cành. Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0 - 500m so với mặt biển, trên các vùng đất xấu, khô hạn với lượng mưa từ 300mm/năm trở lên. Quả có ba ngăn trong chứa hạt hình oval, màu đen, kích thước 2×1cm, khi phơi khô có thể lấy hạt ra dễ dàng. Nếu chiết ép tối, 3 - 3,5kg hạt cây dầu mè có thể tạo ra 1 lít dầu thô biodiesel. Trong ảnh: Quả và hạt cây dầu mè . Năm 2009 tại Việt Nam sẽ khởi động 3 dự án nhiên liệu sinh học lớn và năm sau, nhiều dự án sản xuất ethanol (một loại nhiên liệu "xanh") công suất hàng trăm triệu lít/năm sẽ đi vào hoạt động. Báo cáo tại hội thảo “Năng lượng sinh học - Chính sách và công nghệ” (TP.HCM ngày 14/10), ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho biết trong năm 2009 tại Việt Nam sẽ có 3 dự án nhiên liệu sinh học đi vào hoạt động. Đó là: Dự án của Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học và dầu khí miền Bắc với sản phẩm ethanol 99,7% (quy mô 100 triệu lít/năm); Dự án công ty nhiên liệu sinh học và hóa dầu Sài Gòn quy mô 40 triệu lít/năm và Dự án công ty TNHH Đồng Xanh. Các chuyên gia trong và ngoài nước rất quan tâm đến vấn đề năng lượng sinh học (Ảnh M.L). Ngoài ra, vào năm 2010, dự kiến triển khai các dự án của các công ty nhiên liệu sinh học ở miền Trung, miền Nam và một số dự án khác như: dự án Petrosetco (hợp tác với Nhật Bản) có công suất 100 triệu lít ethanol/năm; Dự án Opus securitas Việt Nam với công suất 160 triệu lít
Tài liệu liên quan