So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán

1. Mở đầu Việt Nam - Trung Hoa có mối quan hệ giao lưu - ảnh hưởng văn hoá từ nhiều đời nay. Chính đặc điểm núi liền núi, sông liền sông về mặt địa lý đã là cơ sở giúp cho nền văn hóa của hai dân tộc luôn có sự gặp gỡ, gắn bó. Một trong số những nét văn hóa tương đồng giữa hai dân tộc là về ngôn ngữ - văn tự. Về mặt ngôn ngữ, trong suốt diễn trình lịch sử ảnh hưởng qua lại, tiếng Việt đã tiếp nhận một bộ phận lớn vốn từ gốc Hán; về mặt văn tự, trên cơ sở chất liệu chữ Hán, người Việt đã chế tác ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt. Có lẽ vì điều đó mà người Việt Nam nghiên cứu về tiếng Hán sau này nhiều khi có cảm giác đang tìm về cội nguồn ngôn ngữ - văn hoá của dân tộc mình. Tuy nhiên, dù là tương đồng đến mấy thì tiếng Việt và tiếng Hán cũng có những điểm khác nhau, đó là nét đặc trưng riêng của từng ngôn ngữ. Một trong số những nét đặc trưng đầy ý nghĩa ấy chính là các thuật ngữ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán. Với việc so sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, tác giả đưa ra một số nét đặc trưng trong thuật ngữ xưng hô của tiếng Việt và tiếng Hán; đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách xưng hô của hai ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số ví dụ đặc trưng về thuật ngữ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt, tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng. Hi vọng bài viết này sẽ góp phần giúp ích cho việc tìm hiểu thêm về văn hóa và ngôn ngữ Việt - Hán.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 100-108 SO SÁNH TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN Đỗ Thị Kim Cương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Việt Nam - Trung Hoa có mối quan hệ giao lưu - ảnh hưởng văn hoá từ nhiều đời nay. Chính đặc điểm núi liền núi, sông liền sông về mặt địa lý đã là cơ sở giúp cho nền văn hóa của hai dân tộc luôn có sự gặp gỡ, gắn bó. Một trong số những nét văn hóa tương đồng giữa hai dân tộc là về ngôn ngữ - văn tự. Về mặt ngôn ngữ, trong suốt diễn trình lịch sử ảnh hưởng qua lại, tiếng Việt đã tiếp nhận một bộ phận lớn vốn từ gốc Hán; về mặt văn tự, trên cơ sở chất liệu chữ Hán, người Việt đã chế tác ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt. Có lẽ vì điều đó mà người Việt Nam nghiên cứu về tiếng Hán sau này nhiều khi có cảm giác đang tìm về cội nguồn ngôn ngữ - văn hoá của dân tộc mình. Tuy nhiên, dù là tương đồng đến mấy thì tiếng Việt và tiếng Hán cũng có những điểm khác nhau, đó là nét đặc trưng riêng của từng ngôn ngữ. Một trong số những nét đặc trưng đầy ý nghĩa ấy chính là các thuật ngữ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán. Với việc so sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, tác giả đưa ra một số nét đặc trưng trong thuật ngữ xưng hô của tiếng Việt và tiếng Hán; đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách xưng hô của hai ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số ví dụ đặc trưng về thuật ngữ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt, tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng. Hi vọng bài viết này sẽ góp phần giúp ích cho việc tìm hiểu thêm về văn hóa và ngôn ngữ Việt - Hán. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Hán 1. Ai cũng biết trong cách xưng hô của tiếng Việt có sự phân biệt tôn ti trật tự rõ ràng. Cháu bé hỏi rằng: Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông ông lại không thưa bẩm cháu. Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con thì gọi thằng Giáp, con Ất thì được, còn con gọi tên cha mẹ thì không. Tại sao ông chú già rồi lại gọi là “ông trẻ”. . . Ta thử nghe đoạn lời nói này: “Nhanh nhanh lên nào! Coi chừng trễ chuyến bay bây giờ. Ông, ông đưa cái ô đây cháu cầm cho; còn bố đưa cái xách cho con. Còn anh nữa, anh cứ ra xe trước 100 So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán đi để em khóa cửa cho. À này . . . , mấy đứa xem giùm mấy cái cửa sổ phía sau mẹ đã khóa kỹ chưa? Nhanh lên, trời ơi!” Chỉ qua mấy câu ngắn như vậy, chúng ta thấy người phụ nữ đang nói chuyện với bốn, năm người khác nhau. Với mỗi người, chị làm một cuộc hóa thân: với ông, chị xưng là “cháu”, với bố chị xưng là “con”, với chồng chị xưng là “em”, với mấy đứa con chị xưng là “mẹ”. Như vậy người phụ nữ ấy thực sự là ai? Câu trả lời không là ai cả. Chúng ta chỉ có thể xác định chị khi đặt chị trong mối quan hệ với những người khác. Đặc biệt, tất cả những quan hệ ấy đều tạm thời, chúng thường xuyên thay đổi, và mỗi sự thay đổi đó đều dẫn đến sự thay đổi trong tư cách của người phát ngôn. Hơn nữa người Việt Nam còn có thói quen thích đóng các vai. . . giả. Ví dụ, một người đàn ông 50 tuổi có thể gọi một người đàn ông lạ khoảng 30 tuổi là “chú” và xưng là “cháu”: người ấy đang nhập vào vai của đứa con của ông để gọi người khách. Trong tiếng Việt người ta gọi cách xưng hô như thế là lối nói khiêm. Trong quan hệ vợ chồng, người ta cũng hay nhập vai con để gọi người phối ngẫu: vợ sẽ không gọi chồng bằng anh mà gọi là “bố nó” hay “bố thằng cu” hay chỉ gọn hơn là “bố” suông thôi. Ngược lại nói chuyện với chồng, người vợ có thể không xưng em mà lại xưng là “mẹ”. Từ nhân xưng là những từ không mang nghĩa, chúng thuộc vào số những từ dùng để quy chiếu. Việc xưng hô theo ngôi trong tiếng Việt có điểm riêng là không chỉ dùng từ nhân xưng, mà còn dùng các lớp từ khác nhau để chỉ ngôi. Như vậy, khi bàn về từ nhân xưng trong tiếng Việt phải chú ý đến lớp từ nhân xưng đích thực, phân biệt với các lớp từ khác được dùng làm từ nhân xưng. Cụ thể có các lớp từ sau: (1) Từ nhân xưng đích thực; (2) Danh từ chỉ quan hệ thân tộc; (3) Danh từ chỉ chức vị; (4) Từ phản thân “mình”; (5) Một số từ, tổ hợp từ khác. Từ nhân xưng đích thực là từ dùng để chỉ ra người hay vật tham gia quá trình giao tiếp (bằng lời nói), gồm có ba ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Bảng 1. Từ nhân xưng thường dùng trong tiếng Việt hiện nay Nhân vật Từ nhân xưng trong giao tiếp Số đơn Số nhiều ngoại trừ Số nhiều bao gộp Người nói: Ngôi thứ nhất Tôi, tao, tớ (ta), mình Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ (ngôi thứ nhất số nhiều ngoại trừ) Chúng ta, ta, chúng mình (ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp) Người nghe: Ngôi thứ hai Mày, mi Chúng mày, bay, chúng bay Nhân vật được nói đến: Ngôi thứ ba Nó, hắn, y Chúng nó, chúng Trong tiếng Việt, việc dùng từ nhân xưng trong xưng hô không thật phổ biến, vì chúng đem lại sắc thái không kính trọng, chúng mang nhiều tính thân mật hoặc suồng sã. Trong việc xưng hô hàng ngày, chúng ta thường thấy lớp danh từ chỉ quan hệ thân tộc và danh từ chỉ chức vị xuất hiện khá phổ biến. 101 Đỗ Thị Kim Cương Danh từ thân tộc. Danh từ thân tộc dùng trong xưng hô như: ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, cậu, dượng, anh, chị, em, con, cháu. . . (trừ vợ, chồng). Ngoài ra, trong giao tiếp khẩu ngữ người Việt thường kết hợp danh từ thân tộc với các từ cháu, em, nó, mình về phía sau để tạo dạng nhân xưng ngôi thứ hai và ngôi thứ ba như: ông cháu, thầy nó, u em. . . Cũng trong khẩu ngữ, từ “ta” kết hợp sau các danh từ thân tộc tạo thành đại từ nhân xưng ngôi thứ ba như: ông ta, bà ta, cô ta, anh ta, chị ta ... (nhưng không nói con ta, em ta, cháu ta), cũng có thể kết hợp với một số danh từ chỉ người theo độ tuổi và giới tính để chỉ ngôi nhân xưng thứ ba, như: lão ta, mụ ta. . . Cần chú ý là cách kết hợp với “ta” chỉ dùng cho người cùng lứa tuổi hoặc cao tuổi hơn và thường không mang sắc thái kính trọng, không dùng cho người ít tuổi, bề dưới trong ý nghĩa của ngôi nhân xưng thứ ba. Ngoài ra còn có các hình thức kết hợp với “ta” để tạo thành “hắn ta”, “người ta”, “nhóm ta”, “lớp ta”. . . Danh từ chức vị dùng trong xưng hô Ngoài lớp danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vị cũng được dùng làm từ xưng hô, nét đặc biệt là dùng vào ngôi thứ hai. Những từ này thường không dùng vào ngôi thứ nhất, còn việc dùng chúng ở ngôi thứ ba không có gì đặc biệt, vì chúng là danh từ chung như mọi danh từ chung khác. Người Việt có thể dùng từ chỉ chức vụ hoặc cương vị xã hội thay cho từ nhân xưng ngôi thứ hai, như trong câu Giám đốc cho gọi em ạ? hoặc Thưa giám đốc, giám đốc cho gọi em ạ?; Thưa giám đốc, công ty bạn mời giám đốc đi dự tiệc ạ. Từ chỉ chức vị được dùng làm từ gọi theo kiểu thưa gửi như "thưa giám đốc" cũng được dùng rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ, nhưng dùng nó như từ chỉ ngôi nhân xưng thứ hai trong các ví dụ trên thì không phải là hiện tượng mà ngôn ngữ nào cũng có. Danh từ vị chỉ vị thế chung được kính trọng trong xã hội cũng được dùng làm từ xưng hô ở ngôi thứ hai, như trong Xin mời quý vị nâng cốc. Từ phản thân “mình” Từ phản thân mình dùng chỉ hành động nêu ở động từ đứng trước nó tác động trở lại chủ thể nêu ở chủ ngữ của hành động do động từ diễn đạt, cho nên từ phản thân chỉ làm bổ ngữ (kể cả tân ngữ). Từ mình có thể chỉ cả số đơn lẫn số nhiều. Tùy sự chi phối về ý nghĩa của động từ mà không cần hoặc cần thêm vào trước mình những quan hệ từ thích hợp, như trong trường hợp Nó tự sắm cho mình những đồ đạc ấy. Trong tiếng Việt, thay vì từ mình có thể dùng từ nhân xưng hoặc các dạng nhân xưng thích hợp để biểu thị ý nghĩa phản thân. Một điểm cần lưu ý rằng bên cạnh từ phản thân mình, còn có nhân xưng từ mình chỉ ngôi thứ nhất số đơn và thường làm chủ ngữ. Để nhấn mạnh ý phản thân, đại từ phản thân có thể (không bắt buộc) được dùng kèm với phó từ tự đứng trước động từ. Ví dụ: Tôi (tự) khuyên mình = Tôi (tự) khuyên tôi. . . Cậu thử (tự) hỏi mình = Cậu thử (tự) hỏi cậu . . . 102 So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán Chúng nó (tự) trách mình thôi = Chúng nó (tự) trách chúng nó thôi. . . Một số từ ngữ khác dùng trong xưng hô Ngoài lớp đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vị. . . dùng trong xưng hô, chúng ta cần chú ý đến cách dùng một số từ chỉ định về không gian và tổ hợp từ định vị không gian, hoặc từ ai phiếm chỉ làm từ chỉ ngôi nhân xưng, chủ yếu gặp trong khẩu ngữ. Các từ này chỉ được dùng trong quan hệ thân hữu hoặc sỗ sàng. Ví dụ: Mặc, đây không biết (tôi, tớ, mình. . . ) Đằng ấy có đi không thì bảo (mày, chúng mày. . . ) Để ai1 trăng tủi hoa sầu vì ai2 (ai1 là ngôi thứ nhất, ai2 là ngôi thứ hai) 2. Giống như tiếng Việt, từ nhân xưng trong tiếng Hán cũng không kém phần phức tạp, địa vị không giống nhau sẽ có cách xưng hô không giống nhau, trong mỗi một hoàn cảnh cụ thể sẽ có cách xưng hô khác nhau. . . Từ xưng hô trong tiếng Hán hiện đại có thể chia thành các loại sau: - Loại xưng hô bằng họ, tên. Đối với loại này thường có các hình thức sau đây: (1) "Họ + tên”. VD: Vương Minh, Lưu Hiểu Phong, Lý Tự Thành . . . (2) “Tên” . VD: Quốc Cường, Gia Vĩ, Hồng Quân, Gia Bình . . . Trong mối quan hệ vợ chồng, người Trung Quốc thường chỉ gọi tên để tạo cảm giác gần gũi thân mật. VD: Lệ, Quỳnh, Bình .... (3) “lão/tiểu + họ”. VD: Lão Lưu, Lão Lý, tiểu Vương, tiểu Trương . . . Kiểu xưng hô này thường dùng trong quan hệ giao tiếp ngang tuổi nhau hoặc người lớn hơn gọi người nhỏ tuổi hơn là “tiểu + họ” nhưng người nhỏ tuổi không thể gọi người lớn là “lão + họ” (4) “Họ + lão”. VD: Hồ lão, Triệu lão, Lưu lão, Chu lão . . . Kiểu xưng hô này đang trở thành xu hướng khá phổ biến trong những năm gần đây, thường được dùng để xưng hô với những thành phần tri thức “đức cao vọng trọng” hoặc những người làm công tác nghệ thuật. (5) “Tên cuối”. VD: Mao Mao, Cường Cường, Phi Phi, Tiểu Hồng . . . - Loại xưng hô bằng chức vụ, địa vị. (1) “Họ + chức vụ”. VD: Trưởng phòng Tô, Chủ nhiệm Chu, Trưởng khoa Trần, Giám đốc Lý, Bộ trưởng Vương. (2) “Họ +chức danh”. VD: Giáo sư Triệu, Kỹ sư Trần, Kỹ thuật viên Lý, nghiên cứu viên Lưu . . . (3) “Họ + nghề nghiệp”. VD: Luật sư Lưu, Thầy giáo Hồ, Bác sỹ Đào . . . - Loại xưng hô bằng mối quan hệ thân tộc Người Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ thân tình, điều này thể hiện rất rõ trong việc xưng hô, ví dụ như những người trẻ tuổi xưng hô với những người thân quen không phải là họ hàng bằng: bác, cô, chú, dì. . . Từ cách xưng hô bằng mối quan hệ thân tộc kết hợp với sự giao thoa văn hóa 103 Đỗ Thị Kim Cương của phương Tây mà trong tiếng Hán hiện đại đã xuất hiện một kiểu xưng hô khá phổ biến đó là: Ông . . . (. . . tiên sinh), bà . . . (. . . phu nhân). . . Hiện tượng này là kiểu đặc trưng của xưng hô trong giao tiếp xã hội. - Loại xưng hô trong giao tiếp xã hội. Đặc trưng của loại hình xưng hô này là dùng để giao tiếp trong phạm vi rộng rãi, phổ biến nhất có: tiên sinh, tiểu thư, phu nhân, cô, bà . . . Có thể trực tiếp dùng những từ này trong xưng hô và cũng có thể thêm họ của người được giao tiếp trước những từ này. Tuy nhiên đối với những mối quan hệ mang tính chất thân tình người ta không dùng kiểu xưng hô này, vì nó mang tính chất hơi khách khí và trịch thượng. 2.2. Đối chiếu từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Hán Bảng 2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số đơn Tôi Tao Tớ Con Cháu Bác Bà Mình Người ta ... ... Bảng 2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số đơn Bạn Cậu Mày Con Cháu Bà , , Bố nó (mày) U nó (mày) Nhà chị (. . . ) Nhà Mình ... ... 104 So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán Bảng 2.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số đơn Hắn Nó Người , Con (nó) Cháu Chú (ấy) Thím (ấy) Cậu (ấy) Dì (ấy) Bố nó U nó ... ... Bảng 2.4. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều Chúng tôi Tụi tao Bọn này Chúng mình Chúng ta ... ... Bảng 2.5. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều Các bạn Các ngài Các người Chúng mày ... .. Bảng 2.6. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều Họ , , Người ta Bọn nó Chúng , ... ... Trong tiếng Hán hiện đại, bất luận nam hay nữ, già hay trẻ, địa vị cao hay thấp lúc giao tiếp người phát ngôn thường dùng đại từ nhân xưng “ ” điều đó có nghĩa “ ” là một đại từ nhân xưng trung tính. 105 Đỗ Thị Kim Cương Danh từ thân tộc trong xưng hô. Bảng 3.1. Thân tộc (cùng họ) Tiếng Việt Tiếng Hán Ông nội Ông nội (Tổ phụ) Bà nội Bà nội (Tổ mẫu) Bố Bố (Phụ thân) Mẹ Mẹ (Mẫu thân) Anh Anh trai (Huynh) Em, em trai Em trai (Đệ) Chị Chị gái (Tỷ) Em, em gái Em gái (Muội) Con, con trai Con trai (Nhi tử) Con, Con gái Con gái (Nữ tử) Cháu Cháu trai (Tôn tử) Cháu Cháu gái (Tôn nữ) Chắt Tằng tôn (cháu nội (trai) của con trai) Chắt Tằng tôn nữ (cháu nội (gái) của con trai) Bảng 3.2. Thân tộc bàng hệ Tiếng Việt Tiếng Hán Bác Bá phụ (Bác) Chú Thúc phụ (Chú) Cô Cô mẫu (Cô) Anh họ Đường huynh (Anh- con trai của bác ruột) Em họ Đường đệ (Em-con trai của chú ruột) Chị họ Đưởng tỷ (Chị-con gái của bác ruột) Em họ Đường muội (Em-con gái của chú ruột) Cháu họ Điệt tử (Cháu trai) Cháu họ Điệt nữ (Cháu gái) Chắt họ Điệt tôn Chắt họ Điệt tôn nữ Bảng 3.3. Ngoại tộc khác họ Tiếng Việt Tiếng Hán Ông ngoại Ngoại tổ phụ (Ông ngoại) Bà ngoại Ngoại tổ mẫu (Bà ngoại) Cậu Cừu phụ (Cậu) 106 So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán Dì Di mẫu (Dì) Anh họ Biểu huynh (Anh-con trai của dì, cậu) Em họ Biểu đệ (Em- con trai của dì, cậu) Chị họ Biểu tỷ (Chị-con gái của dì,cậu) Em họ Biểu muội (Em- con gái của dì,cậu) Cháu ngoại Ngoại sanh (Cháu ngoại) Cháu ngoại Ngoại sanh nữ (Cháu gái ngoại) Chắt ngoại Ngoại tôn (Cháu ngoại-con trai của cháu gái ngoại) Chắt ngoại Ngoại tôn nữ (Cháu ngoại-con gái của cháu gáingoại) Bảng 3.4. Quan hệ hôn nhân Tiếng Việt Tiếng Hán Bác gái Bá mẫu (Bác gái-vợ bác trai ruột) Thím Thẩm mẫu (Thím-vợ chú ruộ) Dượng Cô phụ (Dượng,chú,bác-chồng của cô ruột) Dượng Di phụ (Dượng-chồng của dì) Mợ Cừu mẫu (Thím-vợ của cậu) Chị dâu Tẩu tử (Chị dâu-vợ anh trai) Em dâu Đệ tức (Em dâu-vợ em trai) Anh rể Tỷ phu (Anh rể) Em rể Muội phu (Em rể) Anh trai chồng Đại bá tử (Anh-anh trai chồng) Em trai chồng Tiểu thúc tử (Em-em trai chồng) Anh vợ Nội huynh (Anh-anh trai vợ) Em vợ Nội đệ (Em-em trai vợ) Chị của vợ Đại di tử (Chị-chị gái vợ) Em của vợ Tiểu di tử (Em-em gái vợ) Con dâu Nhi tức (Xưng tên-vợ của con trai) Con rể Nữ tế (Xưng tên-chồng của con gái) Cháu dâu Điệt tức (Xưng tên-vợ của cháu trai họ ngoại) Cháu rể Điệt tế (Xưng tên-chồng của cháu gái họ ngoại) Cháu dâu Tôn tức (Xưng tên-vợ của cháu) Cháu rể Tôn tế (Xưng tên-chồng của cháu) Từ việc đối chiếu từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Hán, người ta có thể thấy rằng: từ nhân xưng trong hai thứ tiếng đều rất phong phú và phức tạp; tuy nhiên điểm khác nhau giữa hai ngôn ngữ này có thể thấy rõ qua một số trường hợp. Đó là: (1) Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt được phân biệt ngôi, thứ, bậc rõ ràng 107 Đỗ Thị Kim Cương còn trong tiếng Hán chỉ mang tính tượng trưng như là ngôi thứ nhất, hai, ba, số ít và số nhiều mà thôi. (2) Hầu hết những danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt đều được tham gia vào quá trình giao tiếp với tư cách là một đại từ nhân xưng; còn với tiếng Hán thì ngoài đại từ nhân xưng “ ”, “ ”, “ / ”, danh từ chỉ quan hệ thân tộc rất ít khi được sử dụng trong giao tiếp đối xứng. (3) Danh từ thân tộc trong tiếng Hán được phân biệt khá rõ ràng hơn trong tiếng Việt, tuy nhiên những danh từ ấy chỉ mang tính chất giải thích (làm rõ hơn về mối quan hệ) chứ không tham gia vào quá trình giao tiếp như một đại từ nhân xưng. 3. Kết luận Cùng một nền văn hóa Á Đông nên Việt Nam và Trung Hoa có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên trong giao tiếp, đặc biệt là trong xưng hô giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại cũng có điểm khác nhau nhất định. Việc so sánh sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này trong cách xưng hô cũng là một điều thú vị đối với rất nhiều người có quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ của hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa. Trong một bài nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn về cách đối dịch từ xưng hô của hai ngôn ngữ và nhận định về ý nghĩa văn hoá trong giao tiếp (thông qua sử dụng từ xưng hô) của người Việt và người Hán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Diệp Quang Ban, 2005. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Trần Ngọc Thêm, 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Wikipedia. Xưng hô thế nào cho đúng. (Wikipedia.com). [4] Cao Xuân Hạo, 2000. Mấy vấn đề văn hóa trong cách xưng hô của người Việt. Báo cáo tại hội nghị về Các vấn đề Văn hóa Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh. [5] Quách Gian Khánh, 2005. Tiếng Hán và văn hóa giao tiếp. Nxb Đại học Giao thông, Thượng Hải, Trung Quốc. [6] 2002. Giáo trình phiên dịch tiếng Việt. Nxb Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. ABSTRACT The comparitive vocative manner in Vietnamese and Chinese Providing the basic characteristics of the vocative manner in modern Viet- namese and Chinese, the paper points out the similarities and differences in the vocative way from the two languages. On that basis the author gives an overview of cultural communication expressed by the vocative media of the same type in the two languages. 108