Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh

PHẦN I: PHẦN CHUNG Chương 1 Tổng quan về so sánh luật 1. Khái niệm luật so sánh Luật so sánh là một ngành khoa học luật mà chức năng chủ yếu của nó là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt; sử dụng những sự tương đồng và khác biệt đã tìm ra nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật và xử lý những vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu luật nước ngoài. 2. Đối tượng của luật so sánh - Đối tượng vĩ mô: các hệ thống pháp lý (theo nghĩa tương đối, hệ thống pháp lý là luật được áp dụng ở 1 nước). Ví dụ: tìm hiểu sự khác biệt của hệ thống pháp lý của Pháp và Anh. Sự khác biệt có thể do mỗi hệ thống pháp lý chịu ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,. khác nhau. - Đối tượng vi mô: giải pháp của mỗi hệ thống luật đối với từng vấn đề pháp lý đặc thù. Ví dụ: tìm hiểu các giải pháp khác biệt của luật Pháp và luật Đức đối với khái niệm chiếm hữu. Sự khác biệt có thể do quan điểm về vấn đề (ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,.), cách nhìn nhận vấn đề, cách sử dụng công cụ kỹ thuật tư duy được dùng để phân tích vấn đề không giống nhau trong các hệ thống luật.

pdf26 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LUẬT SO SÁNH Biên soạn: Ths. Tăng Thanh Phương Lưu hành nội bộ Năm 2010 1 PHẦN I: PHẦN CHUNG Chương 1 Tổng quan về so sánh luật 1. Khái niệm luật so sánh Luật so sánh là một ngành khoa học luật mà chức năng chủ yếu của nó là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt; sử dụng những sự tương đồng và khác biệt đã tìm ra nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật và xử lý những vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu luật nước ngoài. 2. Đối tượng của luật so sánh - Đối tượng vĩ mô: các hệ thống pháp lý (theo nghĩa tương đối, hệ thống pháp lý là luật được áp dụng ở 1 nước). Ví dụ: tìm hiểu sự khác biệt của hệ thống pháp lý của Pháp và Anh. Sự khác biệt có thể do mỗi hệ thống pháp lý chịu ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,... khác nhau. - Đối tượng vi mô: giải pháp của mỗi hệ thống luật đối với từng vấn đề pháp lý đặc thù. Ví dụ: tìm hiểu các giải pháp khác biệt của luật Pháp và luật Đức đối với khái niệm chiếm hữu. Sự khác biệt có thể do quan điểm về vấn đề (ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,...), cách nhìn nhận vấn đề, cách sử dụng công cụ kỹ thuật tư duy được dùng để phân tích vấn đề không giống nhau trong các hệ thống luật. 3. Phương pháp - So sánh bằng khái niệm: + Dùng chính khái niệm của luật được so sánh để mô tả luật đó. + Dùng khái niệm luật trong nước để mô tả luật nước ngoài. - So sánh từ các căn cứ lịch sử: tìm hiểu nguồn gốc của giải pháp đặc thù đối với một vấn đề pháp lý. - So sánh dựa vào các yếu tố văn hóa, xã hội: nhằm xem xét sự tác động của các yếu tố này đến văn hoá pháp lý của mỗi hệ thống luật. 4. Lợi ích của việc so sánh luật 2 - Hiểu rõ hơn về luật trong nước: Việc nhìn nhận phân tích luật trong nước trong mối quan hệ so sánh với luật nước ngoài cho phép hiểu rõ hơn về nguồn gốc, bản chất của những giải pháp lớn tạo thành nét đặc thù của luật trong nước. - Giúp hoàn thiện hệ thống luật trong nước:Việc hiểu biết luật nước ngoài cho phép người nghiên cứu luật trong nước có điều kiện cân nhắc, lựa chọn các phương án thúc đẩy sự hoàn thiện của luật trong nước, các phương án được xây dựng từ các kết quả vận dụng các thành tựu của luật nước ngoài. - Tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế: Việc so sánh luật cho phép hoàn thiện sự hiểu biết về luật nước ngoài và điều đó đặc biệt có ích trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài và trong việc giải quyết các xung đột pháp lý cả về lĩnh vực tư pháp và công pháp quốc tế. - Hình thành một lý luận chung về pháp luật: Việc so sánh luật thúc đẩy sự phát triển một hệ thống pháp luật chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực luật thương mại. 5. Phân loại các nền luật học 5.1. Lợi ích và tiêu chí phân loại Việc phân loại các nền luật học cho phép hình dung sự tồn tại của những nhóm hệ thống pháp lý có những điểm tương đồng cơ bản, tạo thành một trường phái phân biệt với các trường phái khác. Sự khác biệt giữa các hệ thống luật không mang ý nghĩa đối lập mà chủ yếu thể hiện tính đa dạng của văn hoá pháp lý và của văn hoá nói chung. Việc phân loại các nền luật học thường dựa vào các nhóm tiêu chí chủ yếu sau đây: - Nhóm tiêu chí gắn liền với quan niệm về trật tự xã hội. - Nhóm tiêu chí gắn liền với quan niệm về vai trò của luật. - Nhóm tiêu chí gắn liền với quan niệm về các nguồn của luật. - Nhóm tiêu chí gắn liền với cách cấu trúc quy phạm pháp luật. 5.2. Cách phân loại truyền thống: luật phương Tây và luật phương Đông 5.2.1. Luật phương Tây - Sự thống nhất của luật phương Tây: luật phương Tây bao gồm các nền luật pháp dựa trên một quan niệm đặc thù về trật tự xã hội và một số nguyên tắc đặc thù thiết lập trên cơ sở quan niệm đó như: nguyên tắc tôn vinh vai trò của cá nhân trong 3 đời sống pháp lý, nguyên tắc về tính thế tục của đời sống pháp lý, nguyên tắc tôn trọng tự do cá nhân. - Sự phân cực của luật phương Tây: Sự phân cực của luật phương Tây thành hai hệ thống lớn – luật la tinh và luật Anh-Mỹ - có nguồn gốc từ sự khác biệt trong việc xây dựng và sử dụng các công cụ kỹ thuật để phân tích, mô tả đối tượng của luật. + Luật la tinh, được hiểu là luật của các nước Châu Âu và Châu Mỹ la tinh. Các nước theo luật la tinh chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã. Luật của các nước này đặc trưng bởi các khái niệm trừu tượng và việc xây dựng các quy tắc tổng quát, bởi việc coi trọng luật viết so với các nguồn khác của luật cũng như bởi việc phân biệt luật nội dung và luật tố tụng. Trong các nước theo luật la tinh, người ta thường thừa nhận sự tồn tại của luật tự nhiên, tức là các quy tắc có giá trị phổ quát, gọi là lẽ phải, lẽ công bằng. Về hình thức, luật la tinh thường được chứa đựng trong các bộ luật + Luật Anh-Mỹ, là luật của Anh, Ireland, Mỹ, Canada và New Zealand. Luật ở các nước này dựa chủ yếu vào các quy tắc được rút ra từ quá trình xét xử các vụ án. Các quy tắc này có tính cụ thể rất cao và, trong nhiều trường hợp, là sự pha trộn giữa luật nội dung và luật tố tụng. Có thể nhận thấy rằng các nước theo trường phái Anh- Mỹ là các nước nói tiếng Anh. - Sự tương đồng giữa luật la tinh và luật Anh-Mỹ: Hai hệ thống luật này ngày càng có những điểm tương đồng do sự gặp gỡ và giao thoa văn hoá. + Về nguồn của luật, các nước theo văn hoá pháp lý la tinh dành cho án lệ một vị trí ngày càng quan trọng. Trong khi đó, các nước theo văn hoá pháp lý Anh-Mỹ ngày càng có xu hướng pháp điển hoá pháp luật của mình. + Về nội dung, các nước theo văn hoá pháp lý Anh-Mỹ bắt đầu dung nạp các khái niệm của luật la tinh, nhất là trong lĩnh vực sở hữu và hợp đồng. Vầ phần mình, các nước theo văn hoá pháp lý la tinh có xu hướng vận dụng các thành tựu của luật Anh-Mỹ trong lĩnh vực thương mại để hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại của mình. 5.2.1. Luật phương Đông Gọi chung là luật phương Đông các nền luật pháp không được xếp vào nhóm luật phương Tây, bao gồm luật châu Phi và luật châu Á. a. Các luật truyền thống: Luật châu Phi, luật Hồi giáo, luật Hindou, luật của các nước châu Á Viễn Đông. 4 *Luật của các nước châu Á Viễn Đông (dựa trên tư tưởng Khổng- Mạnh) - Nguyên tắc tôn vinh vai trò của gia đình: trong quan niệm truyền thống, gia đình, chứ không phải cá nhân, là chủ thể của luật. Gia đình trong luật cổ là chủ sở hữu các tài sản tư và là người có các quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ với Nhà nước và với các gia đình khác. - Nguyên tắc trung dung: chủ trương rằng sự cân bằng là mục tiêu cao nhất của xã hội. Chủ nghĩa trung dung lên án các hành động cực đoan, thái quá, đề cao vai trò của việc hoà giải, thừa nhận quyền hạn rộng rãi của chủ gia đình và tôn ti trật tự gia đình, xã hội. b. Các luật hiện đại: Trong thế kỷ 20, Châu Phi và Châu Á chịu tác động rất mạnh của các trào lưu tư tưởng có nguồn gốc từ phương Tây và đã thay đổi một cách sâu sắc. Luật phương Tây tác động vào có thể là luật latinh hoặc luật Anh-Mỹ tuỳ theo nước hữu quan từng là thuộc địa của một nước châu Âu đại lục hay của Anh. Các nước theo chế độ XHCN, như Trung Quốc, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của luật xô viết trong thời kỳ đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Đến thời kỳ hội nhập, mở cửa, các nước này tiếp nhận luật phương Tây, đặc biệt trong việc hiện đại hoá pháp luật dân sự và thương mại. Chương 2 Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới I. Hệ thống tiêu biểu do tầm ảnh hưởng đối với luật của các nước khác trên thế giới 1. Luật của Pháp 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Luật của Pháp là sự kết hợp giữa luật La mã, luật germanique, luật giáo hội và sự sáng tạo của các nhà luật học. Cách mạng tư sản (1789) đã thủ tiêu hệ thống pháp luật phong kiến, đồng thời thiết lập nền pháp luật mới.Các bộ luật lần lượt ra đời, nổi tiếng nhất là Bộ luật dân sự Napoléon 1804. 1.2. Luật tư - Luật dân sự: Luật dân sự Pháp giải quyết bốn vấn đề lớn: 1. Các chủ thể của luật là ai? 2. Các chủ thể của luật có những quyền gì? 3. Các quyền chủ thể được xác lập và thực hiện như thế nào? 4. Các biện pháp bảo đảm đối với việc thực hiện quyền 5 chủ thể là những biện pháp gì? Luật dân sự còn được gọi là luật chung của hệ thống luật tư, nghĩa là luật được áp dụng trong tất cả các trường hợp không có quy định ngược lại trong các luật riêng. + Luật tài sản của Pháp chịu ảnh hưởng của luật La mã: chấp nhận quyền sở hữu là tuyệt đối và độc quyền, các quan niệm về quyền đối vật và quyền đối nhân. + Luật nghĩa vụ của Pháp bao gồm hai phần: phần lý thuyết chung và luật về các hợp đồng thông dụng. Lý thuyết chung lại được chia thành hai phần lớn: luật hợp đồng và luật trách nhiệm dân sự. Luật hợp đồng cũng chịu ảnh hưởng luật La mã, đồng thời có những nét đặc trưng riêng; một trong những nét đặc trưng đáng chú ý là lý thuyết về nguyên nhân của nghĩa vụ kết ước. Trách nhiệm dân sự được quy kết, trên nguyên tắc, do lỗi (BLDS Điều 1382); nhưng trách nhiệm dân sự không do lỗi cũng được thừa nhận. - Luật thương mại bao gồm các quy tắc chi phối hoạt động nghề nghiệp của thương nhân, có những khái niệm rất đặc thù như hành vi thương mại, sản nghiệp thương mại. Các công ty ở Pháp đều có tư cách pháp nhân trừ loại công ty dự phần. 1.3. Luật công Hệ thống luật công được hoàn thiện trên cơ sở Hiến pháp (Hiến pháp có hiệu lực hiện nay ở Pháp là Hiến pháp 1958). - Luật hiến pháp: Nhà nước Pháp theo chế độ cộng hoà, được tổ chức theo các nguyên tắc của lý thuyết phân quyền. + Cơ quan lập pháp bao gồm Quốc hội và Thượng viện. + Bộ máy hành pháp gồm có Tổng thống và Chính phủ: đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm; Chính phủ có các quyền hạn rộng rãi trong đối nội, còn Tổng thống có các quyền hạn rộng rãi trong đối ngoại. + Hệ thống tư pháp: đứng đầu là Toà phá án. Bên cạnh hệ thống tài phán tư pháp còn có hệ thống tài phán hành chính, do Hội đồng nhà nước đứng đầu. + Hội đồng bảo hiến: có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, đây là thiết chế độc lập với tất cả các thiết chế quyền lực. - Luật hành chính: Hệ thống hành chính được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc phi tập trung hoá và tản quyền. Các thiết chế địa phương, bao gồm vùng, tỉnh, quận (ở các thành phố lớn) và xã được trao các quyền hạn rộng rãi để quản lý dân cư theo lãnh thổ. 6 - Hệ thống tư pháp: + Toà án tư pháp được phân thành nhóm: toà án xét xử về nội dung và toà phá án. Toà án xét xử về nội dung lại phân thành các toà án hình sự và toà án dân sự. Toà án hình sự bao gồm toà vi cảnh, toà tiểu hình, toà đại hình, toà án quân sự. Toà án dân sự bao gồm các toà đệ nhất cấp và toà phúc thẩm. Toà phá án không phải là là cấp xét xử về nội dung mà chỉ đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật của các bản án của toà cấp dưới. + Toà án hành chính có ba cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và hội đồng nhà nước. Toà án hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính và thẩm tra tính hợp pháp của các văn bản lập quy. 2. Luật của Đức 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Luật của Đức theo truyền thống la tinh. Việc tiếp nhận luật La mã diễn ra từ thế kỷ XIV thông qua việc giảng dạy luật tại các trường đại học. Đến thời kỳ của các nhà nước liên bang, xuất hiện học thuyết về luật tự nhiên, đặc trưng bởi tính duy lý và tính cá nhân chủ nghĩa. Dưới ảnh hưởng của học thuyết này, Đức tiến hành xây dựng các bộ luật. 2.2. Luật tư - Luật dân sự : Bộ luật dân sự Đức được ban hành vào năm 1896, có hiệu lực vào năm 1900, có ảnh hưởng lớn đến luật dân sự Trung Quốc và Nhật Bản. + Luật tài sản của Đức chịu ảnh hưởng của luật La mã: chấp nhận quyền sở hữu là tuyệt đối và độc quyền, các quan niệm về quyền đối vật và quyền đối nhân. Chế độ đăng ký bất động sản được tổ chức rất chặt chẽ. Việc đăng ký một quyền đối vật bất động sản vào sổ địa bộ có tác dụng thiết lập bằng chứng chính thức về sự tồn tại của quyền đó. + Luật hợp đồng cũng chịu ảnh hưởng của luật La mã. Luật cấm một số điều khoản có tác dụng tạo ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, đặc biệt trong trường hợp người ở vị trí bất lợi là người tiêu dùng. + Luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thừa nhận ba nhóm trách nhiệm: trách nhiệm do hành vi của con người; trách nhiệm do lỗi được suy đoán và trách nhiệm do rủi ro. -Luật thương mại : Luật thương mại, được hiểu là luật tư dành cho thương nhân, được quy định chủ yếu trong Bộ luật thương mại năm 1897. Các công ty được 7 thừa nhận tương tự như luật của Pháp. Người Đức là tác giả của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. 2.3. Luật công - Bảo vệ các quyền cơ bản : Các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và được bảo đảm bằng một hệ thống tư pháp rất hữu hiệu. Đặc biệt, luật của Đức cho phép công dân kiện ra toà án để vô hiệu hoá một đạo luật được cho là vi phạm các quy định của hiến pháp liên quan đến các quyền của công dân. - Bảo vệ công dân : Chế độ bảo vệ công dân trong mối quan hệ với quyền lực công được xây dựng rất chặt chẽ. Nó cho phép công dân tiến hành các vụ án nhằm vô hiệu hoá các quyết định hành chính bất hợp lệ của chính quyền (khởi kiện trước toà án hành chính), cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại do hoạt động của chính quyền gây ra (khởi kiện trước toà án dân sự). 3. Luật của Anh 3.1. Lịch sử phát triển 3.1.1. Common law Luật chung của vương quốc. Các vua Anh giao cho các thẩm phán quyền thay mặt mình xét xử các vụ tranh chấp xảy ra trên lãnh thổ. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp ấy, các thẩm phán xây dựng hệ thống án lệ thống nhất trên toàn lãnh thổ Anh bao gồm các quy tắc pha trộn luật nội dung và luật thủ tục. Đến thế kỷ XIII, các án lệ trở nên ổn định và tạo thành khuôn mẫu mà các thẩm phán phải dựa vào để xét xử các vụ việc tương tự. 3.1.2. Equity Luật đối trọng của common law. Trong trường hợp xét thấy các phán quyết của toà án common law là không thoả đáng, người dân có quyền kêu nài đến tận nhà vua. Nhà vua hoặc Chưởng Ấn (được nhà vua Anh uỷ quyền) trực tiếp thụ lý và giải quyết các khiếu nại đó. Trong quá trình giải quyết các khiếu nại, Chưởng Ấn, xây dựng các quy tắc có tính chất khắc phục các nhược điểm của common law. Tập hợp các quy tắc này tạo thành một hệ thống luật gọi là Equity. Sự tồn tại song song của common law và equity. Equity dần dần trở thành một hệ thống luật độc lập bổ sung cho common law, thậm chí trở thành đối trọng của common law. 3.1.3. Luật viết 8 Các đạo luật có nguồn gốc từ nghị viện. Luật viết có giá trị cao hơn common law và equity; tuy nhiên, người làm luật thường chỉ dừng lại ở việc củng cố, hoàn thiện common law và equity, thay vì chống lại các hệ thống luật này. Các văn bản quy phạm khác. Nghị viện có thể uỷ thác quyền lập pháp cho các bộ trưởng. Nghị viện cũng có thể đưa vào luật quốc gia các quy tắc trong các công ước quốc tế hoặc trong luật Châu Âu. 3.2. Luật tư 3.2.1 Luật dân sự. - Luật về hành vi trái pháp luật và luật hợp đồng. + Luật về hành vi trái pháp luật (tort law) là cơ sở của trách nhiệm pháp lý trong cuộc sống dân sự ngoài hợp đồng. Tư tưởng chủ đạo theo truyền thống là người nào có hành vi xâm phạm một quyền hoặc trái với đạo đức thì phải chịu trách nhiệm; tuy nhiên, hệ thống trách nhiệm dân sự hiện đại lại dựa vào khái niệm tắc trách, được hiểu là sự vi phạm đối với nghĩa vụ cư xử thận trọng, đúng mực trong xã hội công dân. + Luật hợp đồng gồm các quy tắc phi phối quan hệ kết ước. Một trong những điều kiện cơ bản để hợp đồng đơn giản có giá trị là sự tồn tại của vật đánh đổi (consideration). Trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng, bên kia có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. - Luật tài sản. Người Anh không phân biệt giữa quyền đối vật và quyền đối nhân. Thừa nhận sự tồn tại của quyền sở hữu theo nghĩa của luật la tinh, người Anh đồng thời cũng thừa nhận sự tồn tại cùng một lúc của nhiều quyền khác đối với cùng một tài sản. Đặc biệt, trust, một chế định có nguồn gốc từ equity, có thể được coi là biểu tượng của luật tài sản của Anh. 3.2.2 Luật tố tụng dân sự Luật tố tụng dân sự Anh đặc trưng bởi hai tính chất đặc biệt của thủ tục: vấn đáp và cáo buộc. 3.3. Luật công 3.3.1 Luật hành chính Theo truyền thống, người công chức ở Anh trên nguyên tắc được đối xử không khác người dân thường. Bởi vậy, các hành vi của người công chức có thể bị công dân phản bác về mặt tư pháp theo cùng một cách như công dân bình thường, nghĩa là trước toà án thường luật, trừ một số trường hợp ngoại lệ được đưa ra xem xét tại toà 9 án hành chính.Việc kiểm tra tư pháp đối với hoạt động của chính quyền cũng do toà án thường luật thực hiện. 3.3.2 Hê thống tư pháp Hệ thống tư pháp Anh đặc trưng bởi sự thống nhất: tư nhân và cơ quan nhà nước đều chịu sự chi phối của cùng một hệ thống tài phán. - Các nhân vật chính trong hệ thống tư pháp bao gồm các luật sự tư vấn (solicitors), đại luật sư (barristers) và thẩm phán. - Hệ thống toà án chia thành hai bậc: toà án cấp dưới và toà án cấp trên. Toà án tối cao là một thiết chế mới. + Toà án cấp dưới bao gồm toà hoà giải và toà quận. + Toà án cấp trên bao gồm toà cấp cao, toà của vương quyền và toà phúc thẩm. II. Hệ thống tiêu biểu do sức mạnh kinh tế của nước đại diện 1. Luật của Mỹ 1.1 Lịch sử hình thành Thời kỳ đầu. Vốn là thuộc địa của Anh, luật của Mỹ thực sự là một dòng của trường phái anglo-saxon.Việc Mỹ giành độc lập không hề có ảnh hưởng đối với việc tiếp tục duy trì và phát triển common law, trừ trường hợp của Bang Louisiana. Tuy nhiên, từ năm 1820, nhiều tiểu bang của Mỹ có xu hướng ghi nhận các quy tắc của common law thành các bộ luật. Thời kỳ hiện đại. Các tiểu bang có quyền hạn rộng rãi trong việc xây dựng hệ thống pháp luật riêng của bang mình, bên cạnh hệ thống pháp luật liên bang. Tuy nhiên, các tiểu bang cũng cố gắng làm thế nào để tránh sự xung đột luật lệ giữa các tiểu bang với nhau. 1.2 Luật tư - Luật dân sự: + Luật về hành vi trái pháp luật (tort law): Các hành vi trái pháp luật, trong quan niệm truyền thống, được xếp thành hai nhóm lớn: hành vi trái pháp luật của bản thân và hành vi trái pháp luật thông qua vai trò của người khác. + Luật hợp đồng: chịu ảnh hưởng luật của Anh, nhưng được hiện đại hoá. 10 + Luật sở hữu bất động sản: cũng theo truyền thống Anh, nghĩa là đặc trưng bằng sự thừa nhận nhiều quyền cùng một lúc cho nhiều người khác nhau đối với cùng một bất động sản. - Luật tố tụng dân sự: Hệ thống tố tụng có nguồn gốc từ Anh, nhưng được hoàn thiện ở trình độ rất cao và đặc trưng bởi hai yếu tố: thủ tục nguyên cáo và hệ thống bồi thẩm dân sự. 1. 3. Luật công - Tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống bảo hiến. Mỹ là một nước liên bang. Thẩm quyền nhà nước được phân bổ giữa các tiểu bang và liên bang tại hiến pháp liên bang. Cả liên bang và mỗi tiểu bang đều có bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình. Về phương diện lập pháp, nhà nước liên bang có quyền thiết lập hệ thống thuế thống nhất, quy định hoạt động thương mại giữa các tiểu bang, quy định các quyền tự do cá nhân quan trọng nhất và nói chung ban hành các luật có tác dụng Chức năng bảo hiến do Tối cao pháp viện đảm nhận. Tối cao pháp viện thực sự trở thành cơ quan có thẩm quyền giải thích hiến pháp. Bên cạnh đó, các toà án, trong quá trình xét xử, có bổn phận từ chối áp dụng một đạo luật, dù là của liên bang hay của tiểu bang, một khi đạo luật ấy bị cho là trái với hiến pháp, đặc biệt là hiến phá