Tài liệu ôn thi môn Triết học

nghĩa phương pháp luận của định nghĩa này? 1.1 Định nghĩa,phân tích đ/n vật chất của Lênin Hoàn cảnh ra đời Triết học trước đây đều cố gắng giải thích về nguồn gốc, bản nguyên đầu tiên của thế giới.Cho nên mỗi một nhà triết học đều quan niệm về vật chất thông qua một dạng vật thể, vật chất cụ thể và coi nó là cơ sở, bản nguyên đầu tiên của mọi sự tồn tại.Ví dụ như triết học Trung Quốc cổ đại coi vũ trụ được hình thành bởi ngũ hành,triết học Hy Lạp cổ đại:Talet cho là nước, Anaximen cho là không khí, Lơxip và Đêmôcrit là nguyên tử… Thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật,nó mang tính khái quát và trừu tượng hơn nhưng cũng không thoát khỏi tình trạng quy vật chất thành dạng vật thể.Quan niệm đồng nhất vật chất là nguyên tử đã kéo dài và trở thành truyền thống trong tư duy của các nhà triết học duy vật và khoa học tự nhiên như Galilê,Đềcác, Niutơn tiếp tục khẳng định và phát triển.Tuy nhiên đó chỉ mới là quan niệm siêu hình.Đến cuối thế kỷ XIX đầu XX với sự phát triển của vật lý học vi mô đã mang lại những hiểu biết mới sâu sắc hơn về nguyên tử về cấu trúc thế giới vật chất : 1895 Rơnghen phát hiện tia X. 1896 Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ,chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là bất biến và có khả năng chuyển hóa cho nhau. 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử,chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là đơn vị cuối cùng tạo nên thế giới vật chất. 1901 Kaufman phát hiện ra rằng khi vận động khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng,bác bỏ quan niệm cho rằng khối lượng là bất biến… Sự đồng nhất vật chất với dạng cụ thể, với những thuộc tính của nó như quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước đây là có những hạn chế, làm cơ sở cho chủ nghĩa duy tâm chống lại chủ nghĩa duy vật khi họ cho rằng “vật chất đã tiêu tan”.Lênin chỉ ra rằng không phải “vật chất tiêu tan mất”, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật vật chất là tiêu tan, nghĩa là cái mất đi không phải là vật chất, mà chỉ là giới hạn về nhận thức của con người về kết cấu của nó mà thôi. Tóm lại: Nhân tố cơ bản dẫn đến sự ra đời đ/n vật chất của Lênin là : Chủ nghĩa duy tâm tấn công chủ nghĩa duy vật xung quanh phạm trù vật chất. Các nhà vật lý vi mô bị rơi vào khủng hoảng trước những phát minh vật lý của mình. Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin Trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, trên cơ sở phân tích cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX và phê phán chủ nghĩa duy tâm trong triết học cũng như kế thừa mang tính phê phán với quan niệm của triết học duy vật về vật chất,Lênin đã đ/n vật chất như sau: “ vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

doc13 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi môn Triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Nêu và phân tích định nghĩa vật chất của Lênin- ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa này? Định nghĩa,phân tích đ/n vật chất của Lênin Hoàn cảnh ra đời Triết học trước đây đều cố gắng giải thích về nguồn gốc, bản nguyên đầu tiên của thế giới.Cho nên mỗi một nhà triết học đều quan niệm về vật chất thông qua một dạng vật thể, vật chất cụ thể và coi nó là cơ sở, bản nguyên đầu tiên của mọi sự tồn tại.Ví dụ như triết học Trung Quốc cổ đại coi vũ trụ được hình thành bởi ngũ hành,triết học Hy Lạp cổ đại:Talet cho là nước, Anaximen cho là không khí, Lơxip và Đêmôcrit là nguyên tử… Thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật,nó mang tính khái quát và trừu tượng hơn nhưng cũng không thoát khỏi tình trạng quy vật chất thành dạng vật thể.Quan niệm đồng nhất vật chất là nguyên tử đã kéo dài và trở thành truyền thống trong tư duy của các nhà triết học duy vật và khoa học tự nhiên như Galilê,Đềcác, Niutơn tiếp tục khẳng định và phát triển.Tuy nhiên đó chỉ mới là quan niệm siêu hình.Đến cuối thế kỷ XIX đầu XX với sự phát triển của vật lý học vi mô đã mang lại những hiểu biết mới sâu sắc hơn về nguyên tử về cấu trúc thế giới vật chất : 1895 Rơnghen phát hiện tia X. 1896 Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ,chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là bất biến và có khả năng chuyển hóa cho nhau. 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử,chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là đơn vị cuối cùng tạo nên thế giới vật chất. 1901 Kaufman phát hiện ra rằng khi vận động khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng,bác bỏ quan niệm cho rằng khối lượng là bất biến… Sự đồng nhất vật chất với dạng cụ thể, với những thuộc tính của nó như quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước đây là có những hạn chế, làm cơ sở cho chủ nghĩa duy tâm chống lại chủ nghĩa duy vật khi họ cho rằng “vật chất đã tiêu tan”.Lênin chỉ ra rằng không phải “vật chất tiêu tan mất”, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật vật chất là tiêu tan, nghĩa là cái mất đi không phải là vật chất, mà chỉ là giới hạn về nhận thức của con người về kết cấu của nó mà thôi. Tóm lại: Nhân tố cơ bản dẫn đến sự ra đời đ/n vật chất của Lênin là : Chủ nghĩa duy tâm tấn công chủ nghĩa duy vật xung quanh phạm trù vật chất. Các nhà vật lý vi mô bị rơi vào khủng hoảng trước những phát minh vật lý của mình. Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin Trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, trên cơ sở phân tích cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX và phê phán chủ nghĩa duy tâm trong triết học cũng như kế thừa mang tính phê phán với quan niệm của triết học duy vật về vật chất,Lênin đã đ/n vật chất như sau: “ vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Phân tích định nghĩa Vật chất là một phạm trù triết học : vật chất được định nghĩa theo nghĩa triết học, nghĩa chung nhất,rộng nhất,khái quát nhất chứ không phải được hiểu theo nghĩa thông thường …dùng chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác nghĩa là : Vật chất gồm tất cả các sự vật,quá trình,hiện tượng tồn tại khách quan xung quanh ta, độc lập với ý thức của ta khi tác động lên các giác quan thì có khả năng sinh cảm giác.Điều đó nghĩa là về mặt nguyên tắc chung phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của mọi đối tượng vật chất trong hoạt động nhận thức…vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được ý thức của con người phản ánh.Do đó về nguyên tắc không thể có đối tượng vật chất mà con người không thể biết, mà chỉ có đối tượng vật chất mà con người chưa nhận thức được. Vật chất tồn tại khách quan là tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng vật chất cảm tính cụ thể,và khi tác động vào giác quan con người thì sinh ra cảm giác.Cho nên có thể phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật hiện tượng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thực tại khách quan là cái có trước, cảm giác ý thức có sau do thực tại khách quan hay vật chất quyết định Đến đây Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học : “ vật chất ý thức cái nào có trước,cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào” …được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào ý thức: Cảm giác có giá trị như là bản sao về nguyên bản là thực tại khách quan.Cảm giác hay tư duy ý thức con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của con người về thực tại khách quan.Con người có khả năng nhận thức về thế giới khách quan đó. Qua đây đã gải quyết được mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học “ con người có khả năng nhận thức được thế giới quan hay không”.Sự tồn tại của thực tại khách quan là không lệ thuộc vào cảm giác => sự tồn tại của vật chất là độc lập với ý thức => sự tồn tại vật chất là khách quan =>Lênin đã khẳng định lại tính khách quan của vật chất từ đó phân biệt nó với ý thức. Từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: Vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức. Vật chất – cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên giác quan của con người. Vật chất – cái mà cảm giác, tư duy,ý thức,chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Ý nghĩa phương pháp luận Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải đáp một cách khoa học về vấn đề cơ bản của triết học và phê phán những quan niệm sai lầm của triết học duy tâm, tôn giáo về vật chất cũng như bác bỏ thuyết không thể. Định nghĩa vật chất của Lênin đã tiếp thu một cách có phê phán những quan điểm đúng của chủ nghĩa duy vật trước đây và đồng thời khắc phục những thiếu sót và hạn chế của nó và có ý nghĩa về mặt thời gian, phương pháp luận đối với khoa học cụ thể khi nghiên cứu vật chất. Định nghĩa vật chất của Lênin cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội để có thể giải thích nguồn gốc, bản chất và các quy luật khách quan của xã hội. Định nghĩa vật chất của Lênin đã mở đường cho các nhà khoa học nghiên cứu thế giới vô cùng vô tận . Câu 4 : Trình bày nội dung cơ bản quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật? Vị trí quy luật : Quy luật thứ hai của phép biện chứng duy vật vạch rõ nguồn gốc,động lực của sự phát triển.Vì vậy Lênin gọi quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng. 4.1 Các khái niệm phản ánh trong quy luật. Mặt đối lập : Là những mặt,bộ phận,quy luật,lực lượng, yếu tố … trái ngược nhau tạo nên sự vật. Mâu thuẫn : Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động giữa những mặt đối lập trong một thể thống nhất nhất định. K/N sự thống nhất các mặt đối lập : nghĩa là các mặt đối lập ràng buộc, phụ thuộc nhau cái này lấy cái kia làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho mình, không có cái này sẽ không có cái kia. K/N sự đấu tranh các mặt đối lăp : nghĩa là các mặt đối lặp bại trừ nhau tiêu diệt nhau, không cần có nhau nữa có mặt này sẽ không có mặt kia. 4.2 Sự vận động của quy luật Tính quy luật của sự hình thành, phát triển, và giải quyết mâu thuẫn : quá trình này lặp đi lặp lại. Giai đoạn hình thành mâu thuẫn : Một mâu thuẫn được hình thành từ hai mặt đối lập liên hệ ràng buộc nhau, đặt trong một quan hệ phù hợp. Giai đoạn phát triển mâu thuẫn : Lúc đầu hai mặt đối lập chỉ đối lập nhau, càng về sau càng trở nên gay gắt,lúc đó mâu thuẫn lên đến đỉnh cao. Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn : Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh cao quá trình giải quyết mâu thuẫn diễn ra, mâu thuẫn được giải quyết bằng chuyển hóa các mặt đối lập và kết quả là thể thống nhất cũ, sự vật cũ mất đi,thể thống nhất mới, sự vật mới hình thành và tiếp tục xuất hiện mâu thuẫn mới rồi lại phát triển và giải quyết.Cứ như thế thể hiện tính quy luật của sự hình thành phát triển và giải quết mâu thuẫn. Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập về thực chất là thể hiện sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng.Trong đó thống nhất các mặt đối lập mang tính tương đối tạm thời. Vì nó luôn là cái cụ thể có tính chất lịch sử giống như sự “đứng im” tương đối của sự vật và hiện tượng.Mặt khác trong thể thống nhất đó luôn diễn ra quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, chuyển hóa các mặt đối lập.Ngược lại, đấu tranh các mặt đối lập mang tính tuyệt đối bởi vì nó là nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển. 4.3 Ý nghĩa phương pháp luận Khi phân tích mâu thuẫn của sự vật và hiện tượng về nguyên tắc phải thừa nhận tính khách quan,tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn. Thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn là thừa nhận nguồn gốc,động lực bên trong của mọi sự phát triển nói chung.Thừa nhận tính riêng biệt của mâu thuẫn có thể có phương pháp giải cụ thể,phù hợp với từng loại mâu thuẫn cụ thể khác nhau.Bởi vì,sự vật khác nhau có mâu thuẫn khác nhau thì phải có cách giải quyết khác nhau. Nhưng trong một sự vật không chỉ có một mâu thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn khác nhau nên phải có cách giải quyết cụ thể phù hợp với từng loại mâu thuẫn đó .Mặt khác trong một mâu thuẫn nó tồn tại và phát triển là một quá trình có tính giai đoạn và tính lịch sử cụ thể nên cũng phải có cách giải quyết cụ thể khách nhau. Các phương pháp giải quyết các loại mâu thuẫn khác nhau:Mâu thuẫn bên trong-bên ngoài;mâu thuẫn cơ bản-không cơ bản;mâu thuẫn chủ yếu-mâu thuẫn thứ yếu vv…Phê phán những quan niệm duy tâm siêu hình về mâu thuẫn. Câu 7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Trình bày nội dung cơ bản lịch sử ra đời, bản chất và chức năng cơ bản của tiền tệ? 7.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Đ/N lượng giá trị của hh : nếu giá trị hh là lao động xh kết tinh trong hh thì lượng giá trị của hh chính là số lượng lao động xh kết tinh trong hh. Thước đo lượng giá trị hh: Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hh bằng thước đo thời gian như: một giờ,một ngày lao động …do đó lượng giá trị của hh cũng do thời gian lao động quyết định. Trong nền sx hh thì một loại hh có thể do nhiều người sx. Như vậy nó tạo ra giá trị cá biệt khác nhau, nó phụ thuộc trình độ tay nghề, nguyên liệu,điều kiện sx. Mác viết “ chỉ có lượng lao động xh cần thiết, hay thời gian lao động xh cần thiết để sx ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy” Như vậy thước đo giá trị của hh được tính bằng thời gian lao động xh cần thiết . Thời gian lao động xh cần thiết là thời gian đủ để sx ra hh trong điều kiện bình thường của xh với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xh nhất định. Thông thường thời gian lao động xh cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người sx và cung cấp đại bộ phận một loại hh nào đó trên thị trường. Cơ cấu của lượng giá trị hh gồm hai bộ phận : Giá trị cũ tái hiện. Giá trị mới. W = C + V + m Trong đó W lượng giá trị hh. C giá trị cũ tái hiện,lao động quá khứ đã được vật hóa : máy móc,nguyên vật liệu,nhiên liệu. Vtm giá trị mới do nhà TB sử dụng lao động, là lao động sống của người sx hh có vai trò làm tăng thêm giá trị cho sp. m : giá trị thặng dư. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hh: Do thời gian lao động xh cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hh là đại lượng không cố định, thay đổi theo sự phát triển của hh cùng với nền sx hh,thể hiện qua các mặt: Thứ nhất : năng suất lao động. K/N : nslđ là năng lực sx của lao động, được tính bằng số lượng sp sx ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sx ra một đơn vị sp. Có hai loại nslđ : nslđ cá biệt và nslđ xã hội. Năng suất lao động có ảnh hưởng giá trị xh của hh chính là nslđ xh . Năng suất lao động xh càng tăng, thời gian lao động xh cần thiết để sx ra hh càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sp càng ít và ngược lại. Lượng giá trị của một đơn vị hh tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xh. Nslđ lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như : trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khkt và trình độ ứng dụng của khkt vào sx… Thứ hai : cường độ lao động. K/N là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sp được tao ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sp thì không đổi. Thứ ba : mức độ phức tạp của lao động. Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hh. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn : là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao dộng cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp : là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau,lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị lao động hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội.Mác viết “ lao động phức tạp… chỉ là lao động giản đơn được nhân lên lũy thừa , hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên…” Như vậy lượng giá trị của hh được đo bằng thời gian lao động xh cần thiết, giản đơn trung bình. 7.2 Nội dung cơ bản lịch sử ra đời, bản chất và chức năng cơ bản của tiền tệ. Lịch sử ra đời, bản chất tiền tệ. Lịch sử ra đời tiền tệ. Hàng hóa là sự thống nhất hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Về mặt hình thái sử dụng ta có thể nhận biết được trực tiếp bằng các giác quan. Nhưng về mặt giá trị nó không có một nguyên tử vật chất nào nên ta không thể sờ thấy, nhìn thấy giá trị của nó. Giá trị chỉ biểu hiện cho ta thấy được trong hành vi trao đổi. nghĩa là trong mối quan hệ giữa các hh với nhau. Chính vì vậy, thông qua sự nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, qua các giai đoạn phát triển của ls, chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, hình thái giá trị nổi bậc và tiêu biểu nhất. Căn cứ vào sự phát triển của nền sx hh mà trong lịch sử xh loài người đã trải qua 4 hình thái giá trị từ thấp đến cao đó là : Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên : Đây là hình thái phôi thai của giá trị, xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hh, khi tro đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ : 1m vải = 10 kg thóc. Ở đây giá trị của vải được biểu hiện ở thóc,còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. C.mác chỉ rõ “ bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái giản đơn đó”.Hình thái giản đơn lại bao gồm hai hình thái: hình thái tương đối và hình thái ngang giá của giá trị. Hình thái giá trị tương đối và hình thái giá trị ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai mặt đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giản đơn, giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hóa nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện được ở mọi hàng hóa khác. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Hình thành khi llsx phát triển hơn, sau phân công lao động xh lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa này có thể quan hệ với nhiều hàng hóa khác. Vd: 10kg thóc hoặc = 2 con gà hoặc 1m vải 0,1 chỉ vàng hoặc … Đây là sự mở rộng của hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.tuy nhiên trong hình thái giá trị đầy đủ vẫn là trao đổi trực tiếp của hh, tỷ lệ trao đổi chưa cố định. Hình thái chung của giá trị. Với sự phát triển cao hơn nữa của llsx và phân công lao động xh, hh được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn.Việc trao đổi trở nên phức tạp hơn,trao đổi trực tiếp không còn phù hợp gây trở ngại cho trao đổi. Vì vậy người ta mang hh của mình đổi lấy hh được nhiều người ưa chuộng, rồi đem hh đó đổi lấy thứ mình cần. Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hh được nhiều người ưa chuộng thì hình thái chung của giá trị xuất hiện. Vd: 10kg thóc Hoặc 2 con gà = 1m vải Hoặc 0,1 chỉ vàng … Tuy nhiên trong hình thái này vật ngang giá chung vẫn chưa ổn định ở một thứ hh nào. Hình thái tiền tệ: Khi llsx và phân công lao động xh phát triển hơn nữa,sx hh và thị trường càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp phải khó khăn,do đó đòi hỏi khách quan cần hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Vật ngang giá chung dần được cố định ở vàng, bạc thì hình thái giá trị của tiền tệ ra đời.Bạc, vàng là những thỏi kim loại thuần nhất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng giá trị lớn. đến đây giá trị của các hh đã có 1 phương tiện biểu hiên thống nhất. tỷ lệ trao đổi được cố định. Vd: 10kg thóc Hoặc 2 con gà = 0,1 chỉ vàng Hoặc 1m vải … Bản chất tiền tệ. Tiền tệ là hh đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hh làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hh khác, nó thể hiện lao động xh và biểu hiện mối quan hệ giữa những người sx hh. Bản chất của tiền tệ còn thể hiện qua chức năng của nó. Chức năng tiền tệ: Theo C.Mác tiền tệ có 5 chức năng cơ bản sau đây:Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hh. Muốn đo lường giá trị của các hh bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Giá trị hh được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hh. Hay nói cách khác giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hh. Giá cả hh chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau đây: + Giá trị hh.(quyết định) + Giá trị của tiền. + Quan hệ cung - cầu về hh Để làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hh. Ở mỗi nước đơn vị tiền tệ có tên gọi khác nhau. Tác dụng của tiền tệ khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Phương tiện lưu thông. Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hh. Công thức lưu thông hh là : H – T – H. Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hh, nó phục vụ cho sự vận động của hh.Ở mỗi thời kì nhất định, lưu thông hh bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. C.Mác cho rằng số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quyết định : số lượng hh lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hh, và tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại . Sự tác động này diễn ra theo quy luật phổ biến được xác định bởi công thức sau: Trong đó : T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông. H là số lượng hh lưu thông trên thị trường. là giá cả trung bình của một hh. G tổng số giá cả hh.
Tài liệu liên quan