Tập bài giảng xây dựng Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã, đang giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức dân tộc Việt Nam thực hiện một cách thắng lợi đường lối đó. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã chứng minh rằng: Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân; là người đại biểu cho quyền lợi chân chính của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam; Đảng được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự giác ngộ cao và kỷ luật thống nhất đối với mọi đảng viên; Đảng tuân theo chủ nghĩa quốc tế vô sản. Để tiếp tục làm tròn sứ mệnh của mình, đóng vai trò hạt nhân trong hệ thống chính trị, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Ngày nay, để có thể “ngang tầm” nhiệm vụ mới, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ “then chốt”. Xây dựng Đảng là khoa học về những quy luật của sự lãnh đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; về những quy luật xây dựng nội bộ Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Nó nghiên cứu những quy luật và cơ chế xây dựng, hoạt động của Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về phẩm chất, năng lực, trí tuệ. làm tròn vai trò đội tiền phong chính trị của giai cấp công nhân, lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện. Trước kia “Xây dựng Đảng” chủ yếu được nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Đảng, nhằm nâng cao trình độ lãnh đạo cho cán bộ của Đảng và Nhà nước. Gần đây “Xây dựng Đảng” được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường thuộc hệ thống các trường đại học và cao đẳng quốc gia, trong đó có khoa Giáo dục chính trị trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

pdf94 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng xây dựng Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH # " PHÍ VĂN THỨC – NGUYỄN TRUNG TÍNH TAÄP BAØI GIAÛNG XAÂY DÖÏNG ÑAÛNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2002 1 2 MỤC LỤC Trang Mục lục ........................................................................................................................ 2 Lời nói đầu .................................................................................................................. 3 Bài 1: Vị trí, đối tượng và phương pháp của môn xây dựng Đảng............................. 5 Bài 2: Học thuyết Mác-Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân..... 8 Bài 3: Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng của Đảng Cộng sản cầm quyền ............ 22 Bài 4: Xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng .................................... 29 Bài 5: Công tác tư tưởng của Đảng........................................................................... 40 Bài 6: Công tác lý luận của Đảng.............................................................................. 37 Bài 7: Đảng viên và công tác đảng viên.................................................................... 42 Bài 8: Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng......................................................... 52 Bài 9: Tự phê bình và phê bình của Đảng................................................................. 59 Bài 10 : Công tác cán bộ của Đảng........................................................................... 67 Bài 11: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.......................... 78 BÀI 12: Kỷ luật của Đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng............................... 84 Tài liệu tham khảo chính.......................................................................................... 92 3 LỜI NÓI ĐẦU Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã, đang giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức dân tộc Việt Nam thực hiện một cách thắng lợi đường lối đó. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã chứng minh rằng: Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân; là người đại biểu cho quyền lợi chân chính của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam; Đảng được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự giác ngộ cao và kỷ luật thống nhất đối với mọi đảng viên; Đảng tuân theo chủ nghĩa quốc tế vô sản. Để tiếp tục làm tròn sứ mệnh của mình, đóng vai trò hạt nhân trong hệ thống chính trị, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Ngày nay, để có thể “ngang tầm” nhiệm vụ mới, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ “then chốt”. Xây dựng Đảng là khoa học về những quy luật của sự lãnh đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; về những quy luật xây dựng nội bộ Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Nó nghiên cứu những quy luật và cơ chế xây dựng, hoạt động của Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về phẩm chất, năng lực, trí tuệ... làm tròn vai trò đội tiền phong chính trị của giai cấp công nhân, lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện. Trước kia “Xây dựng Đảng” chủ yếu được nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Đảng, nhằm nâng cao trình độ lãnh đạo cho cán bộ của Đảng và Nhà nước. Gần đây “Xây dựng Đảng” được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường thuộc hệ thống các trường đại học và cao đẳng quốc gia, trong đó có khoa Giáo dục chính trị trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Để phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng của Đảng ta về xây dựng Đảng, chúng tôi biên soạn “Tập bài giảng xây dựng Đảng”. (Thạc sĩ Nguyễn Trung Tính biên soạn bài: “Vị trí, đối tượng và phương pháp của bộ môn xây dựng Đảng”, Thạc sĩ Phí Văn Thức biên soạn những bài còn lại). Tài liệu được biên soạn theo tinh thần: hệ thống, cơ bản, thiết thực, hiện đại, với dung lượng kiến thức phù hợp, nhằm trang bị kiến thức về xây dựng Đảng, góp phần 4 nâng cao năng lực lãnh đạo, công tác, học tập cho cán bộ, sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện còn hạn chế nên tập bài giảng này có thể còn có những hạn chế nhất định, nhất là nội dung sao cho phù hợp đối tượng tác động theo yêu cầu của khoa Giáo dục chính trị. Rất mong được sự góp ý, xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên và bạn đọc quan tâm để chúng tôi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện ở lần in sau. Tác giả 5 Bài 1 VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG I. VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG. 1/ Vị trí: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là tổ chức cao nhất. Các tổ chức: Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng không chỉ là người định hướng chính trị mà còn là người tổ chức hướng dẫn phối hợp sức mạnh của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể. Cách mạng là sự nghiệp quần chúng, nhưng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng tiên phong vẫn là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay và từ nay về sau. Thực tiễn và lý luận xây dựng Đảng trong hơn bảy thập kỷ qua rất phong phú, đó là một “pho lịch sử bằng vàng”. Vì vậy việc trang bị cho cán bộ, đảng viên những tri thức về Đảng đặc biệt về Đảng cầm quyền hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo chính trị của Đảng. Trong tình hình quốc tế hiện nay, khi mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, khi các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta, hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thì việc nghiên cứu môn Xây dựng Đảng đối với cán bộ, đảng viên cần được coi trọng hơn bao giờ hết vì sự tồn tại phát triển của Đảng liên quan đến sự mất còn của chế độ. 2/ Đối tượng: 6 Xây dựng Đảng- một bộ môn của khoa học xã hội, là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của học thuyết Mác-Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Là một khoa học, Xây dựng Đảng có đối tượng nghiên cứu riêng. Xây dựng Đảng là khoa học về sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, là khoa học về những nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đối với việc xây dựng nội bộ Đảng thì đó là những nguyên lý về tư tưởng và tổ chức, những nguyên tắc tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Nói cách khác khoa học xây dựng Đảng nghiên cứu những quy luật, cơ chế xây dựng và hoạt động của Đảng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh đủ sức lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG. 1/ Vận dụng phương pháp biện chứng duy vật: Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của bộ môn xây dựng Đảng. Nó cho phép: - Nghiên cứu sâu sắc nội dung khoa học Xây dựng Đảng, tránh được chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa giáo điều rập khuôn máy móc, chủ nghĩa kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng. - Nhận thức được những quy luật lịch sử về sự ra đời của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng lên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Xác định đúng vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong chính trị lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng lên với những đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phép biện chứng mác-xít cho phép xem xét thực tiễn hoạt động của Đảng như một quá trình không ngừng phát triển cùng với quá trình phát triển của đời sống xã hội chủ nghĩa. 2/ Phương pháp tổng kết điển hình tiên tiến: 7 Các Đảng Cộng sản chân chính đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, đều dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn Lênin-nít về sinh hoạt Đảng để xây dựng nội bộ Đảng. Nhưng sự vận dụng đòi hỏi phải sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mỗi nước. Đảng ta lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước mà nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá lâu dài nên việc sáng tạo mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đòi hỏi một quá trình tìm tòi thử nghiệm công phu. Tình hình đó đòi hỏi Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, coi trọng những sáng kiến từ cơ sở, coi trọng việc tổng kết những điển hình tiên tiến để bổ sung và phát triển lý luận về xây dựng Đảng. Câu hỏi ôn tập: 1/ Xác định vị trí, đối tượng nghiên cứu của môn xây dựng Đảng. 2/ Trình bày những phương pháp chính trong nghiên cứu xây dựng Đảng. 8 Bài 2 HỌC THUYẾT MÁC – LÊNIN VỀ CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Học thuyết Mác-Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân là một bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết này chỉ ra quy luật về sự ra đời, những nguyên tắc về xây dựng tư tưởng, tổ chức và họat động lãnh đạo chính trị của đảng nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. I. C-MÁC, PH-ĂNGGHEN VÀ V-I-LÊNIN BÀN VỀ CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. C.Mác và Ph-Ăghen là những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ bản về đảng cộng sản. Những tư tưởng đó có cơ sở từ luận điểm khoa học về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân - người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời những tư tưởng đó được rút ra từ sự phân tích một cách biện chứng quá trình phát triển xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Hai ông chỉ ra rằng, sự đối kháng lợi ích giữa các giai cấp là nguồn gốc cơ bản tạo nên mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp lúc đầu là đấu tranh kinh tế, sau đó chuyển thành cuộc đấu tranh chính trị. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển đến một trình độ nào đó sẽ ra đời chính đảng của mình. Chính đảng của giai cấp công nhân ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm tự nhiên của cuộc đấu tranh giai cấp đạt tới trình độ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo để thống nhất mọi hoạt động của giai cấp nhằm hướng các nỗ lực chung vào mục tiêu chống lại giai cấp tư sản cùng với nhà nước thống trị của giai cấp đó. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất của xã hội, nhưng giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử thế giới của mình khi nó tự tổ chức ra được chính đảng độc lập và nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp tiên phong. 9 Mác và Ăngghen cho rằng: về bản chất, Đảng là của giai cấp công nhân, nhưng Đảng đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng được mình khi nó đồng thời giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Hai ông đòi hỏi phải phân biệt Đảng – người lãnh đạo chính trị, đội tiên phong cách mạng của giai cấp với toàn bộ giai cấp và cho rằng, Đảng phải là một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc: số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên. Đảng phải là một khối thống nhất về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hai ông cũng chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở của sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. C.Mác và Ph-Ăngghen coi việc trang bị lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cho giai cấp công nhân là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp cho họ và việc giáo dục chủ nghĩa xã hội khoa học cho đội ngũ đảng viên là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Khi luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hai ông còn chỉ ra rằng: chủ nghĩa quốc tế vô sản là một nguyên tắc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. C.Mác và Ph-Ăngghen đã tổ chức và lãnh đạo Quốc tế I (1864 -1872) - Quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân. Sau khi C.Mác qua đời, Ph-Ăngghen đã tiếp tục sự nghiệp của C.Mác, sáng lập ra Quốc tế thứ hai (1889 -1914). Quốc tế I và Quốc tế II (trong thời kỳ Ph- Ăngghen còn sống) đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và việc thành lập các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân trên thế giới. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời kỳ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân quốc tế. Lúc này chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội. Tính chất phản động của nó thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng cũng như về chất lượng, ý thức giác ngộ không ngừng được nâng cao. Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trước mắt. Điều kiện lịch sử mới đòi hỏi giai cấp công nhân phải có đường lối chiến lược và sách lược mới; đòi hỏi đảng của nó phải là một đội tiên phong chính trị có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Trong khi đó, các lãnh tụ của Quốc tế II (từ sau khi Ph-Ăngghen mất), đã xét lại chủ nghĩa Mác, biến các đảng dân chủ - xã hội thành các đảng cải lương, thực hiện chính sách đầu hàng giai cấp tư sản. Trong điều kiện đó, V.I.Lênin đấu tranh không khoan nhượng đối với các quan điểm xét lại của Quốc tế II và 10 phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph-Ăngghen về đảng, xây dựng nên học thuyết tương đối hoàn chỉnh về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Dựa trên những quan điểm, nguyên tắc này, Quốc tế III-Quốc tế cộng sản - đã ra đời năm 1919. Quốc tế III đã có vai trò to lớn đối với sự thành lập của các đảng cộng sản trên thế giới. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. 1/ Đảng là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân: Theo V.I.Lênin, đảng là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác ngộ nhất của giai cấp. Đảng là người đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân. định hướng chính trị, giáo dục động viên, tổ chức cho quần chúng hoạt động cách mạng. Vai trò tiên phong của Đảng trước hết thể hiện trên lĩnh vực lý luận. V.I. Lênin chỉ rõ: “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong”. Đòi hỏi đầu tiên đối với đảng viên là phải giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có trình độ nhất định về chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm được đường lối, chính sách của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại. Về mặt tổ chức, vai trò tiên phong của Đảng thể hiện ở sự hoạt động gương mẫu của đảng viên trong thực tiễn, Đảng phải được tổ chức chặt chẽ để bảo đảm là một đội ngũ thống nhất ý chí và hành động, có kỷ luật nghiêm minh. Vai trò tiên phong về lý luận đòi hỏi Đảng phải trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện nước ta, đề ra đường lối đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. 2/ Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng: 11 Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân về cách mạng vô sản, về quy luật của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin là kết quả của sự kế thừa, phát triển những tư tưởng tiên tiến của nhân loại, thể hiện đúng đắn lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, chỉ cho họ phương hướng, nguyên tắc trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin là ngọn cờ để tập hợp tất cả những người cộng sản và là cơ sở khoa học để Đảng đề ra cương lĩnh hoạt động, chiến lược và sách lược trong tất cả các giai đoạn cách mạng. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Đảng đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đó chính là cội nguồn tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy vậy, trong giai đoạn mới Đảng cũng nhận thấy còn có những hạn chế cả trong lĩnh vực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan. Đại hội VI đã nhận rõ những sai lầm, khuyết điểm đó và chủ trương đổi mới tư duy nhằm xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ mới. 3/ Khi có chính quyền, Đảng là người lãnh đạo, đồng thời Đảng cũng là một bộ phận của hệ thống chính trị: Đảng là đội tiền phong giác ngộ, có tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp, do đó trong hệ thống chính trị, chỉ có Đảng mới đủ phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định trước tiên bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thông qua Nhà nước và các đoàn thể xã hội. Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện của mình. Coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng là phạm sai lầm, là làm yếu vai trò của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị. 12 Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng thể hiện ở chỗ: Đảng được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ điều kiện của mỗi nước mà đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn nhằm phát triển đất nước phù hợp với quy luật khách quan. Đảng lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước và các tổ chức quần chúng bằng đường lối, chính sách của mình. Thông qua tổ chức đảng và cán bộ đảng viên hoạt động trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quần chúng, mọi định hướng chính trị, đường lối chủ trương của Đảng được cụ thể hóa bằng các chính sách, những quy định pháp lý và tổ chức thực hiện trong thực tiễn. 4/ Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng: Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của đảng. Đảng là một liên minh tự nguyện của những người cùng mục tiêu lý tưởng, của những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động. Nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong Đảng. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách là một nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ. Coi nhẹ nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, chuyên quyền độc đoán. Buông lỏng nguyên tắc này sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ, phá hoại sự thống nhất và làm yếu sức chiến đấu của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện phù hợp với điều kiện lịch sử-cụ thể trong hoạt động của Đảng ở mỗi thời kỳ cách mạng. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng ta rất coi trọng nguyên tắc này, đồng thời kiên quyết phê phán những xu hướng phủ nhận, xa rời hoặc thực hiện không nghiêm túc nguyên tắc này. 5/ Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động; tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng: Theo V.I.Lênin, sự thống nhất ý chí và hành động là nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là điều kiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp. Trong điều kiện có chính quyền càng cần phải quan tâm đến sự thống nhất của Đảng. Lúc này, nếu xảy ra chia rẽ nội bộ là điều rất nguy hiểm nhất là đối với một nước mà giai cấp công nhân còn chiếm một t