Tiểu luận Trọng tài thương mại: Một hình thức giải quyết tranh chấp

Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4886 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trọng tài thương mại: Một hình thức giải quyết tranh chấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI – MỘT HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Pháp luật quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Thấy được những điểm nổi bật của hình thức trọng tài, nên nội dung bài viết của em sẽ đị tìm hiểu về vấn đề này. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm trọng tài thương mại Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài, song nhìn chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ: Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Thứ hai, trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp. 2. Đặc điểm trọng tài thương mại 2 .1 Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, trọng tài có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba - một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài. Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp sẽ hoàn toàn độc lập với các bên, đưa ra phán quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền lợi các bên. Thứ hai, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, Điều lệ và Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định. Thứ ba, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp. Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp của yếu tố thỏa thuận, vừa là sự kết hợp của yếu tố tài phán. 2 . 2 Với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài có những đặc điểm sau: Một là, trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không do Nhà nước thành lập nên, không hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Các trọng tài viên không phải là các viên chức Nhà nước, không do Nhà nước bổ nhiệm và cũng không hưởng lương từ ngân sách. Khi xét xử trọng tài không nhân danh Nhà nước để ra phán quyết. Hai là, quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài. Trong tố tụng trọng tài, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết. Nếu không có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp về việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình hoặc có nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết. Chính các chủ thể tranh chấp, với việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình đã trao quyền lực xét xử cho trọng tài. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhân danh ý chí tối cao của chủ thể tranh chấp mà không nhân danh quyền lực Nhà nước. Ba là, phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, do trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như tòa án nên phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước. Phán quyết trọng tài chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị ràng buộc với bên thứ ba. Ngay cả khi một bên tranh chấp không tôn trọng phán quyết trọng tài, không tự nguyện thi hành phán quyết thì trọng tài cũng không có cơ chế cưỡng chế thi hành. Phán quyết trọng tài do các bên đương sự tự nguyện thi hành hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước để cưỡng chế thi hành. Như vây, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập, song song với tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên đương sự lựa chọn. 3 Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại 3 . 1 Một số ưu điểm của trọng tài thương mại. Thứ nhất, so với tòa án - cơ quan tài phán công, trọng tài có những ưu điểm nổi bật sau: Trước tiên, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên. Khác với tòa án, trọng tài không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ nên các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình, bất kỳ họ ở đâu, trong nước hay ngoài nước đồng thời các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên có chuyên môn, nghiệp vụ; lựa chọn quy tắc, thủ tục tố tụng; lựa chọn ngôn ngữ, thời gian, địa điểm... giải quyết tranh chấp. Các nhà kinh doanh tham gia vào tranh chấp luôn e ngại rằng tranh chấp liên quan tới bí mật thương mại, các khiếm khuyết của hàng hóa, sự kém chất lượng của sản phẩm sẽ bị xét xử dưới sự theo dõi của công luận vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của họ trong tương lai. Song với nguyên tắc “xét xử kín”, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ giúp các bên tách rời khỏi sự chú ý của công luận, đảm bảo bí mật của tranh chấp. Một ưu điểm nữa của phương thức trọng tài là quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị, trong khi bản án, quyết định của tòa án có thể phải trải qua nhiều thủ tục xem xét khác nhau (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm). Điều này giúp tiết kiệm chi phí về thời gian cũng như tiền bạc cho các bên tranh chấp. Quyết định trọng tài được thi hành ngay (trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra phán quyết) đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về hàng hóa, tiền bạc của các nhà kinh doanh. Ngoài ra, trọng tài còn có rất nhiều ưu điểm khác như: tính chuyên môn cao thủ tục giải quyết tranh chấp đơn giản... đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp nhanh chóng của các đương sự. Thứ hai, trọng tài có những ưu điểm vượt trội mà thương lượng, hòa giải không có: Việc tham gia thương lượng, hòa giải không chỉ đòi hỏi các bên có thiện chí, trung thực mà còn phải có kiến thức cần thiết về chuyên môn và pháp lý. Điều này không dễ dàng có được đối với mỗi bên tranh chấp, trong khi đó trọng tài thường là những người có chuyên môn, am hiểu pháp luật có thể giúp các bên tranh chấp khắc phục những khiếm khuyết về pháp lý của mình đồng thời trọng tài thường có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hơn bên thứ ba trong hòa giải. Trọng tài luôn có hẳn một khung pháp luật điều chỉnh. Tuy là tổ chức phi chính phủ nhưng trọng tài lại được sự đảm bảo, hỗ trợ về mặt pháp lý của tòa án. Trong khi đó, hoạt động thương lượng, hòa giải ở nước ta hiện nay hoàn toàn mang tính tự phát, theo truyền thống, chưa có sự tổng kết thành lý luận, chưa có văn bản nào điều chỉnh quá trình thương lượng, hòa giải. Quyền thương lượng, hòa giải xuất phát từ quyền tự do hợp đồng và quyền tự do định đoạt được Hiến pháp và pháp luật quy định. Do đó, giá trị của kết quả thương lượng, hòa giải không được xác định rõ ràng, thường bị các bên lợi dụng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ. Trên thực tế, việc thực hiện kết quả thương lượng, hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên nên trong nhiều trường hợp tính khả thi không cao. 3 . 2 Một số hạn chế nhất định: So với tòa án, trọng tài không có thẩm quyền kê biên tài sản, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ được thực hiện thông qua tòa án trên cơ sở yêu cầu của các bên. Quá trình kê biên này có thể kéo dài, không đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời đề phòng tẩu tán tài sản; quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm là một ưu điểm nổi bật của trọng tài, song nhìn ở phương diện khác đây lại chính là một hạn chế của trọng tài vì quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nên các bên khó có cơ hội phát hiện và khắc phục những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp như ở tòa án. Do việc giải quyết tại trọng tài đã có sự xuất hiện của bên thứ ba nên việc giữ bí mật của vụ tranh chấp không thể bằng thương lượng. Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho thấy chi phí trọng tài thường được ấn định trước, nhất là những tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trung tâm trọng tài thường có cả các biểu phí được quy định sẵn và biểu phí này thường cao hơn nhiều so với các cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tòa án, hòa giải hay thương lượng mà không phải chủ thể tranh chấp nào cũng có khả năng đáp ứng dù họ rất muốn được giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Tóm lại, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tuy có một số hạn chế, song với những ưu điểm nổi trội của nó, có thể khẳng định đây là phương thức giải quyết đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả rất phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp. 4 . Các hình thức tổ chức trọng tài 4.1. Trọng tài vụ việc. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập để giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Trọng tài sẽ chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Trọng tài vụ việc chỉ tồn tại có tính chất lâm thời, không có trụ sở và bộ máy cố định, trọng tài viên do các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn. Thông thường, trọng tài viên có thể được lựa chọn từ các thương gia có tu nghiệp pháp lý hay các luật sư làm việc tại các công ty. Các trọng tài viên không chỉ nắm vững về luật pháp mà còn rất am hiểu về các hoạt động thương mại. Hoạt động của Hội đồng trọng tài không bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng mà chỉ cần đảm bảo nguyên tắc xét xử vô tư, khách quan, đúng pháp luật. mại kể cả tranh chấp quốc tế và trong nước. 4.2 Trọng tài thư Về bản chất, trọng tài ở hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại dưới hình thức trọng tài phi chính phủ, không nằm trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ mang sắc thái riêng. Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có điều khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định. II. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 1 . 1 Nguyên tắc trọng tài viên phải tong trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên thâm gia tranh chấp là một trong những nguyên tắc tiên quyết của việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại.Theo Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài: “là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên phải tôn trọng, miễn là các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và đạo đức xã hội. Có thể thấy rằng thông qua thỏa thuận trọng tài, quyền hạn của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ, cụ thể như: Các bên thỏa thuận chọn trung tâm nào, hình thức trọng tài nào,các bên tự lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quyền giải quyết, các bên thỏa thuận địa điểm, thời hạn mở phiên họp,… 1 . 2 Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan và tuân theo pháp luật. Đây là nguyên tắc trung tâm của trọng tài thương mại đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể giải quyết tranh chấp, đó là các trọng tài viên - người được các bên tranh chấp trực tiếp hoặc gián tiếp lựa chọn. Trong qua trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên. Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên tiến hành xét sử thì các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét sử độc lập cắn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, và pháp luật hiện hành. Trong quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan vô tư của mình. Khi giả quyết tranh chấp kinh tế, trọng tài viên phải căn cứ vào tình tiết các vụ tranh chấp, phải xác minh sự việc nếu thấy cần thiết. Khi giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào trủ tục trọng tài,trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật, nếu không căn cứ vào pháp luật nhận hối lộ hay có hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên. Chỉ có căn cứ vào pháp luật mới đảm bảo tinh vô tư, khách quan, mói tạo được sự tin cậy của cac nhà kinh doanh. Một số trung tâm trọng tài còn yêu cầu trọng tài viên phải xác nhận bằng văn bản rằng họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kỳ sự kiện hoặc chi tiết nào có thể khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập, vô tư khách quan của họ. Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì đảo bảo quyền và lợi ích công bằng hợp lý chính đáng của các bên. 1 . 3 Nguyên tắc: Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Các bên tranh chấp bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn hay bãi bỏ trong tài viên, trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng. trong việc đưa đơn yêu cầu về đơn biện minh đối với yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứng cứ và tài liệu khác. Tất cả thông tin tài liệu do một bên cung cấp cho trọng tài đều phải thông báo cho bên kia. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn trọng. Nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đông trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên. Một trong những ưu điểm của giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. 1 . 4 Nguyên tắc: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hầu hết ở các nước đều công nhận nguyên tắc xét sử kín.Tính bí mạt thể hiện ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong thương mại. Các buổi họp xét xử của trọng tài trên cở sở thỏa thuận của các bên có thể tiến hành ở trong phòng mà ở đó chỉ có trọng tài viên vad các đương sự. Trọng tài viên có trách nhiệm đảm bảo bí mật vấn đề liên quan. 1 . 5 Nguyên tắc: Phán quết trọng tài là chung thẩm. Việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài thương mại có ưu điểm nổi bật so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quết của trọng tài là có giá trị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng. Trong khi Tòa án xử thì phải 2 – 3 lần, từ sở thẩm đến phúc thẩm, rồi còn thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, rồi còn khiếu nại, khiếu kiện và còn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác. Còn cách giải quết bằng trọng tài lại hết sức đơn giản và linh động. Tính chung thẩm của quyết định trộng tài không chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự mà nó còn khiến các bên không thể chống án hay kháng cáo. Xét xử tại trọng tài chỉ có một cấp xét xử. Khi tuyên phán quyết xong, Ủy ban trọng tài( hay hội đồng trọng tài) hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt sự tồn tại của mình. 2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại Về phạm vi thẩm quyền : Theo quy định tại Điều 2 của Luật trọng tài thương mại 2010, thẩm quyền giả quyết gồm : - Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại ; - Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại ; - Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Luật đã khác phục những hạn chế của pháp lệnh trong tài thương mại 2003, mở rộng hơn thẩm quyền giải quyết, phân định rõ phạm vi của thẩm quyền, đảo bảo sự tương thích với các văn bản pháp luật hiện hành như Luật dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, đầu tư… Về chủ thể tranh chấp : Luật trọng tài thương mại năm 2010 không giới hạn phạm vi chủ thể tranh chấp. Tổ chức, cá nhân bất kỳ đều có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp miễn là lĩnh vực tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. 3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 3 . 1 Nộp đơn và thụ lý đơn Để giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng, nguyên đơn phải giử đơn kiện cho hoặc đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Đơn kiện phải được gửi đến trung tâm trọng tai trong thời hiệu khởi kiện là 2 năm kẻ từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo ccuar nguyên đơn, bị đơn phải bản tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài. Trương hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc thì nguyên đơn phải gửi đơn cho bị đơn. Trọng tài viên do nguyên đơn có thể là trọng tài viên ngoài danh sách hoặc trong danh sách trọng tài viên bất kỳ trung tâm trọng tài nào của Việt Nam. Nội dung và thời gian nộp đon cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chon làm trọng tài. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề cso liên quan đến vj tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài, hoặc hội đồng trọng tài và nguyên đơn nếu phải giải quyết bằng trọng tài vụ việc. Đơn kiện phải được nộp cùng thời điểm nộp đơn bản tự bảo vệ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài và bị đơn. Trước khi hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn kiện. Trong qua trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn kiện hoặc bản tự bảo vệ nếu Hội đồng trọng tài chấp nhận. 3.2. Thành lập Hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên Việc thành lập Hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên là khâu then chốt, có tầm quan trọng bậc nhất trong trình tự thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài. Khi các bên đã lựa chọn và chỉ định trọng tài viên mà họ tín nhiệm, điều đó hứa hẹn cho kết quả tốt đẹp trong giải quyết tranh chấp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày các trọng tài viên được nguyên đơn và bị đơn lụa chọn. nếu bị đơn không lựa chọn hoặc có đề nghị thì Chủ tịch trung tâm trọng tài và chỉ định trọng tài viên cho bị đơn, các trọng tài viên bầu một trọng tài viên khác bầu một trọng tài viên khác là chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu quá thời hạn trên các trọng tài viên không lựa chọn được thì chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu các bên có thỏa thuận thì có thể cùng chọn ra một trọng tài viên duy nhất đẻ giải quyết tranh chấp, trong thời hạn 30 ngày nếu không lựa chọn được có thể yêu cầu chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên duy nhất. Có thể thay thay đổi trọng tài viên nếu trong quá trình tố tụng, có trọng tài viên không thể tiếp tục tham gia hoặc các trọng tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật trọng tài thương mại. Đó là : a ) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên ; b ) Trọng tài viên có