Tọa đàm :“WTO – cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta”

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO-World Trade Organization ), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp định uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995. ________________________________________

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tọa đàm :“WTO – cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tọa đàm :“WTO – cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta” Tổng hợp và giới thiệu: Phạm Văn Kim Phần 1 WTO- Lịch sử hình thành và nguyên tắc hoạt động Nguồn gốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO-World Trade Organization ), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp định uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.   Chức năng WTO có các chức năng sau: Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO Diễn đàn đàm phán về thương mại Giải quyết các tranh chấp về thương mại Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác Đàm phán Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước. Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng Xanh" (tiếng Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Geneva, Thụy Sỹ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-Ministerials) khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy. Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra. WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, Mexico vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005. Giải quyết tranh chấp Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan). Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ. Cơ cấu tổ chức Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO. Cấp thứ hai: Đại Hội đồng Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương). Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn. Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO. Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ. Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Các nguyên tắc Không phân biệt đối xử: Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tương tự trong nước. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO. Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định. Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn khổ các chế định của WTO. Các hiệp định Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Hiệp định về Chống bán Phá giá Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp Hiệp định về Tự vệ Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) Hiệp định về Định giá Hải quan Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp Thànhviên Đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên . Việt Nam[1] là thành viên mới nhất của WTO. Albania - 8 tháng 9 2000 Angola - 23 tháng 11 1996 Antigua và Barbuda - 1 tháng 1 1995 Argentina - 1 tháng 1 1995 Armenia - 5 tháng 2 2003 Australia - 1 tháng 1 1995 Áo - 1 tháng 1 1995 Bahrain - 1 tháng 1 1995 Bangladesh - 1 tháng 1 1995 Barbados - 1 tháng 1 1995 Bỉ - 1 tháng 1 1995 Belize - 1 tháng 1 1995 Bénin - 22 tháng 2 1996 Bolivia - 12 tháng 9 1995 Botswana - 31 tháng 5 1995 Brasil - 1 tháng 1 1995 Brunei - 1 tháng 1 1995 Bulgaria - 1 tháng 12 1996 Burkina Faso - 3 tháng 6 1995 Burundi - 23 tháng 7 1995 Cambodia - 13 tháng 10 2004 Cameroon - 13 tháng 12 1995 Canada - 1 tháng 1 1995 Cộng hoà Trung Phi - 31 tháng 5 1995 Tchad - 19 tháng 10 1996 Chile - 1 tháng 1 1995 Trung Quốc - 11 tháng 12 2001 Colombia - 30 tháng 4 1995 Cộng hoà Congo - 27 tháng 3 1997 Costa Rica - 1 tháng 1 1995 Côte d'Ivoire - 1 tháng 1 1995 Croatia - 30 tháng 11 2000 Cuba - 20 tháng 4 1995 Kypros - 30 tháng 7 1995 Cộng hoà Séc - 1 tháng 1 1995 Cộng hoà Dân chủ Congo - 1 tháng 1 1997 Đan Mạch - 1 tháng 1 1995 Djibouti - 31 tháng 5 1995 Dominica - 1 tháng 1 1995 Cộng hoà Dominicana - 9 tháng 3 1995 Ecuador - 21 tháng 1 1996 Ai Cập - 30 tháng 6 1995 El Salvador - 7 tháng 5 1995 Estonia - 13 tháng 11 1999 Cộng đồng châu Âu - 1 tháng 1 1995 Fiji - 14 tháng 1 1996 Phần Lan - 1 tháng 1 1995 Macedonia - 4 tháng 4 2003 Pháp - 1 tháng 1 1995 Gabon - 1 tháng 1 1995 Gambia - 23 tháng 10 1996 Gruzia - 14 tháng 6 2000 Đức - 1 tháng 1 1995 Ghana - 1 tháng 1 1995 Hy Lạp - 1 tháng 1 1995 Grenada - 22 tháng 2 1996 Guatemala - 21 tháng 7 1995 Guinée - 25 tháng 10 1995 Guiné-Bissau - 31 tháng 5 1995 Guyana - 1 tháng 1 1995 Haiti - 30 tháng 1 1996 Honduras - 1 tháng 1 1995 Hồng Kông - 1 tháng 1 1995 Hungary - 1 tháng 1 1995 Iceland - 1 tháng 1 1995 Ấn Độ - 1 tháng 1 1995 Indonesia - 1 tháng 1 1995 Ireland - 1 tháng 1 1995 Israel - 21 tháng 4 1995 Ý - 1 tháng 1 1995 Jamaica - 9 tháng 3 1995 Nhật Bản - 1 tháng 1 1995 Jordan - 11 tháng 4 2000 Kenya - 1 tháng 1 1995 Hàn Quốc - 1 tháng 1 1995 Kuwait - 1 tháng 1 1995 Kyrgyzstan - 20 tháng 12 1998 Latvia - 10 tháng 2 1999 Lesotho - 31 tháng 5 1995 Liechtenstein - 1 tháng 9 1995 Litva - 31 tháng 5 2001 Luxembourg - 1 tháng 1 1995 Macao - 1 tháng 1 1995 Madagascar - 17 tháng 11 1995 Malawi - 31 tháng 5 1995 Malaysia - 1 tháng 1 1995 Maldives - 31 tháng 5 1995 Mali - 31 tháng 5 1995 Malta - 1 tháng 1 1995 Mauritania - 31 tháng 5 1995 Mauritius - 1 tháng 1 1995 Mexico - 1 tháng 1 1995 Moldova - 26 tháng 7 2001 Mông Cổ - 29 tháng 1 1997 Maroc - 1 tháng 1 1995 Mozambique - 26 tháng 8 1995 Myanma - 1 tháng 1 1995 Namibia - 1 tháng 1 1995 Nepal - 23 tháng 4 2004 Hà Lan (và Antilles thuộc Hà Lan) - 1 tháng 1 1995 New Zealand - 1 tháng 1 1995 Nicaragua - 3 tháng 9 1995 Niger - 13 tháng 12 1996 Nigeria - 1 tháng 1 1995 Na Uy - 1 tháng 1 1995 Oman - 9 tháng 11 2000 Pakistan - 1 tháng 1 1995 Panama - 6 tháng 9 1997 Papua New Guinea - 9 tháng 6 1996 Paraguay - 1 tháng 1 1995 Peru - 1 tháng 1 1995 Philippines - 1 tháng 1 1995 Ba Lan - 1 tháng 7 1995 Bồ Đào Nha - 1 tháng 1 1995 Qatar - 13 tháng 1 1996 Romania - 1 tháng 1 1995 Rwanda - 22 tháng 5 1996 Saint Kitts và Nevis - 21 tháng 2 1996 Saint Lucia - 1 tháng 1 1995 Saint Vincent và Grenadines - 1 tháng 1 1995 Ả Rập Saudi - 11 tháng 12 2005 Sénégal - 1 tháng 1 1995 Sierra Leone - 23 tháng 7 1995 Singapore - 1 tháng 1 1995 Slovakia - 1 tháng 1 1995 Slovenia - 30 tháng 7 1995 Quần đảo Solomon - 26 tháng 7 1996 Cộng hoà Nam Phi - 1 tháng 1 1995 Tây Ban Nha - 1 tháng 1 1995 Sri Lanka - 1 tháng 1 1995 Suriname - 1 tháng 1 1995 Swaziland - 1 tháng 1 1995 Thụy Điển - 1 tháng 1 1995 Thụy Sĩ - 1 tháng 7 1995 Trung Hoa Đài Bắc - 1 tháng 1 2002 Tanzania - 1 tháng 1 1995 Thái Lan - 1 tháng 1 1995 Togo - 31 tháng 5 1995 Trinidad và Tobago - 1 tháng 3 1995 Tunisia - 29 tháng 3 1995 Thổ Nhĩ Kỳ - 26 tháng 3 1995 Uganda - 1 tháng 1 1995 Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất - 10 tháng 4 1996 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland - 1 tháng 1 1995 Hoa Kỳ - 1 tháng 1 1995 Uruguay - 1 tháng 1 1995 Venezuela - 1 tháng 1 1995 Việt Nam - 7 tháng 11 2006 Zambia - 1 tháng 1 1995 Zimbabwe - 5 tháng 3 1995 ,17h chiều ngày 7 tháng 11 năm 2006, ông Chủ tịch Đại hội đồng WTO đã gõ búa chính thức xác nhận VN là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Nhưng phải đến ngày 28/11 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét, thảo luận việc Việt Nam gia nhập WTO. 30 ngày sau khi WTO nhận được quyết định phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam, VN sẽ trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này. Phần 2 Cơ hội và những thách thức của Việt nam khi gia nhập WTO và hành động của chúng ta Trước hết phải trả lời câu hỏi VN gia nhập WTO để làm gì? Vào làm chi? Một nước muốn phát triển thì phải gia tăng mức sản xuất về hàng hóa và dịch vụ để ai cũng có công ăn việc làm, đồng lương khấm khá, có mua có sắm, có để dành cho con cháu. Muốn vậy phải trao đổi hàng hóa và dịch vụ của mình với các nước khác; mua nguyên liệu của họ, bán sản phẩm của mình hay ngược lại. Nếu khi mình phải mua bán như thế mà bị 1, 2 nước nào đó ách lại; chỉ cho hàng mình nhập vào họ theo hạn ngạch, hay phải có giấy phép khi nhập khi xuất, hay đánh thuế quan cao (các biện pháp bảo hộ mậu dịch) thì việc thương mại sẽ bị kẹt. WTO hiện có 149 nước hội viên, họ mua bán với nhau theo các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia mà mình cứ đứng
Tài liệu liên quan