Triết học Mac - Lê nin - Chương XII: Nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Để phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay, thanh niên, sinh viên nước ta cần phải làm gì? Vì sao? Phân tích luận điểm của Mác: “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. + Con người vừa là thực thể tự nhiên, thực thể xã hội. + Những yếu tố xã hội mới tạo nên bản chất con người của mỗi con người trong xã hội. + Ý nghĩa rút ra khi nghiên cứu luận điểm này.

ppt24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học Mac - Lê nin - Chương XII: Nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XII NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘINỘI DUNG TỰ HỌCCon người và nguồn lực con người.Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và con người xã hội chủ nghĩa. Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong những năm qua. CÂU HỎI THẢO LUẬNĐể phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay, thanh niên, sinh viên nước ta cần phải làm gì? Vì sao?Phân tích luận điểm của Mác: “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. + Con người vừa là thực thể tự nhiên, thực thể xã hội. + Những yếu tố xã hội mới tạo nên bản chất con người của mỗi con người trong xã hội. + Ý nghĩa rút ra khi nghiên cứu luận điểm này.NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXHNguyên thủy-cổ đại-phong kiến-tư bản-XHCN ( Tinh thần vô hình) THỰC THỂ TƯ NHIÊN = NGƯỜI = NGƯỜI ( Vật chất hữu hình ) Tam tài: THIÊN, ĐỊA, NHÂN Chủ nghĩa Mác- Lênin: Con người vừa là thực thể của tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội tạo nên năng lực con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI ( SỐ LƯỢNG = CHẤT LƯỢNG )Về số lượng: Số người ở độ tuổi lao động trong xã hội, về một mức độ nhất định có thể biểu thị quy mô nguồn nhân lực của xã hội đó.Về chất lượng: Đây là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, ý thức giác ngộ và bản lĩnh chính trị của mỗi người lao động. 2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiCCVS----------------------------------------CNXH – CNCS (Thời kỳ xây dựng xã hội mới) KTTT - Tư tưởng - Chính trị QHSX = LLSX Xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất; cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế:Xem xét con người vời tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất. C. Mác coi yếu tố con người trong sức sản xuất là yếu tố quan trọng nhất. Lênin: “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” Các yếu tố sản xuất: Tư bản, lao động , đất đai, năng lực sáng tạo của nhà doanh nghiệp. Yếu tố nào là quan trọng nhất ? ( Người lao động có kỹ năng nhất định cùng với sự sáng tạo của nhà doanh nghiệp cùng tạo nên yếu tố con người. Chỉ có yếu tố con người mới có thể tổ chức lại những yếu tố vật, hình thành nên sức sản xuất hiện thực. ) Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Điều đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI - Tư liệu lao động công nghệ cao cấp. - Người lao động với hàm lượng tri thức cao. - Người lao động làm chủ đất đai và những TLSX. - Có kiến thức quản lý kinh tế qua đào tạo. b) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị.Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa: - Nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dười sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Người dân có tri thức, có năng lực, nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc lựa chon những người có đức, có tài vào các cơ quan nhà nước. - Năng lực cán bộ nhà nước và vai trò trách nhiệm của họ đối với nhân dân. c) Vai trò của nguồn lực con ngưới trong lĩnh vực văn hóa.Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội.Dười chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động được trở thành người làm chủ đời sống văn hóa xã hội. Quần chúng nhân dân lao động là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.Con người có văn hóa là những con người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của đất nước, của nhân loại. Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, con người có điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới; do đó con người cần có trình độ tri thức để tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu nền văn hoa dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhânII. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM Cách mạng tháng 8/1945-------2007---------- 1) Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam - Những kết quả đạt được. - Những hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam. 2) Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam a ) Những phương hướngThứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế đất nước.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vời nội dung chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí máy móc.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều kiện để xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người.Những yêu cầu, những thách thức của quá trình công nghiệp hóa đối với người lao động.Phát huy nguồn lực con người là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Thứ hai: Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chình sách xã hội phù hợp. Chính sách xã hội là bộ phận hợp thành chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách xã hội thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, trực tiếp đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người biểu hiện rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội. Phát triển kinh tế, nâng cao năng xuất lao động là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện chính sách xã hội.Thực hiện tốt chính sách xã hội, tạo điều kiện cho người lao động học tập phấn đấu vươn lên, cống hiến hết sức mình cho xã hội sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng xã hội, giải phóng con người; vì vậy chính sách xã hội dưới chủ nghĩa xã hội phải hướng tới con người và vì con người. Để thực hiện điều đó, cần phải bảo đảm: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”, gắn đời sống vật chất với đời sống tinh thần.Thứ ba: Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội chủ nghĩa với bản chất của nó, xã hội phải tạo ra những điều kiện cho người lao động tham gia tích cực vào công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, thông qua đó mà họ tích cực đóng góp tái năng, trí tuệ cho xã hội.Cơ chế quản lý của một chế độ xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm mục đích quản lý xã hội theo một định hướng nhất định của giai cấp cầm quyền.b) Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay.Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tếNâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất xã hội, ở mọi thành phần kinh tế.Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phù hợp.Khơi dậy những tiềm năng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị Nâng cao trình độ nhân thức chính trị, trách nhiệm và năng lực của mọi công dân, để mọi người tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.Tăng cướng vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, huy động đông đảo nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để người dân có điều kiện tham gia công việc nhà nước, công việc xã hội, thự sự là người chủ đất nước. Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc.Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. Thứ ba: Trên lĩnh vực xã hội Khắc phục và loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, những quan hệ không bình đẳng, xây dựng quan hệ mới giữa người với người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. Thực hiện các biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; tập trung giải quyết những vấn đề cấp bach1ve61 lao động việc làm.Thứ tư: Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo“ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, đáp ứng yêu cấu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và gia đình đều phải quan tâm tới giáo dục và đào tạo.ta Mục tiêu giáo dục và đào tạo ra những càn bộ vứa “ hồng” vừa “ chuyên” có ý thức và năng lực làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học.Thứ năm: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật. + Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. - Tổng kết lý luận và nghiên cứu lý luận. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị. - Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, suy thoái về đạo đức, lối sống. + Nâng cao trách nhiệm đội ngũ những người hoạt động trực tiếp trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.TRẮC NGHIỆM 1) Nguồn lực nào quyết định trong các nguồn lực có thể khai thác: - Những thực thể tự nhiên. - Khoa học – công nghệ. - Nguồn vốn. - Nguồn lực con người. 2) Khoa học – công nghệ tác động đến: - Ba yếu tố mang tính thực thể của LLSX. - Quan hệ sản xuất. - Năng xuất lao động. - Phát triển tin học. 3) Xây dựng nhà nước XHCN yếu tố nào là quan trọng: - Quốc hội. - Đảng Cộng sản. - Pháp luật. - Nguồn lực con người. 4) Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tác động đến phát triển nguồn lực con người - Chuyển lao động thủ công sang lao động máy móc. - Cách mạng kỹ thuật trong sản xuất. - Đặt ra những yêu cầu, những thách thức để người lao động phấn đấu vươn lên. - Điều kiện thực hiện chính sách xã hội. 5) Khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi TLSX thuộc nội dung trong giải pháp: - Trong lĩnh vực kinh tế. - Trong lĩnh vực chính trị. -Trong lĩnh vực xã hội. -Trong lĩnh vực tư tưởng. 6) Tiền đề, điều kiện thực hiện chính sách xã hội là: - Bản chất của xã hội mới. - Chính sách của Nhà nước XHCN. - Công bằng xã hội. - Phát triển kinh tế, nâng cao năng xuất lao động