Vai trò của học thuyết kinh tế của Adam smith và David ricardo trong quan hệ kinh tế quốc tế

Thương mại, đặc biệt là ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước Anh ghê ghớm. Nhưng theo ông nguồn gốc giàu có của nước Anh không phải là ngoại thương màlà côngnghiệp. – Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối, có nghĩa sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó cho phép họ sản xuất với chi phí thấp hơn các nước khác, thì tổng sản lượng của cải vật chất của từng nước, cũng như của thế giới sẽ tăng lên, kết quả làm cho mức sống tăng lên và nhờ đó nhu cầu ở các quốc gia thỏa mãn tốt hơn. Quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu những hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu những hàng hóa mà họ không có lợi thế tuyệt đối. Thương mại không là quy luật trò chơi bằng không mà là trò chơi tích cực, theo đó các quốc gia đều có lợi trong thương mại quốc tế.

pdf31 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của học thuyết kinh tế của Adam smith và David ricardo trong quan hệ kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ: CÂU I: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ 2 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH VÀ DAVID RICARDO. NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẮM VỮNG CÁC HỌC THUYẾT NÀY ĐỐI VỚI CÁC NHÀ KINH DOANH QUỐC TẾ: 1. Học thuyết của Adam Smith: tư tưởng chính của Adam Smith về thương mại quốc tế là: – Thương mại, đặc biệt là ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước Anh ghê ghớm. Nhưng theo ông nguồn gốc giàu có của nước Anh không phải là ngoại thương mà là công nghiệp. – Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối, có nghĩa sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó cho phép họ sản xuất với chi phí thấp hơn các nước khác, thì tổng sản lượng của cải vật chất của từng nước, cũng như của thế giới sẽ tăng lên, kết quả làm cho mức sống tăng lên và nhờ đó nhu cầu ở các quốc gia thỏa mãn tốt hơn. Quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu những hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu những hàng hóa mà họ không có lợi thế tuyệt đối. Thương mại không là quy luật trò chơi bằng không mà là trò chơi tích cực, theo đó các quốc gia đều có lợi trong thương mại quốc tế. – Tất cả các nước đều có lợi nếu tự do buôn bán với nhau và không đồng ý sự can thiệp của nhà nước. Trong tự do thương mại, nguồn lực của thế giới sẽ được phân phối có hiệu quả, có lợi cho từng nước. Bất cứ sự can thiệp nào vào tiến trình tự nhiên của thương mại đều cản trở sự phân phối có hiệu quả các nguồn lực của thế giới. – Cơ sở của lý thuyết này dựa trên thuyết lao động giá trị, nó cho rằng lao động là yếu tố duy nhất của sản xuất vật chất, chất lượng lao động là như nhau, thời gian cần thiết để lao động chuyển hóa thành vật chất như nhau. – Trong thực tế chúng ta thấy rằng: • Lao động không phải là yếu tố duy nhất của sản xuất. • Chất lượng lao động không thể đồng nhất. • Chi phí để sản xuất ra một hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào số lượng lao động đã sử dụng để tạo ra nó mà còn phụ thuộc khoản thời gian cần thiết để lao động chuyển hóa thành vật chất. • Do vậy, nếu chỉ có lợi thế tuyệt đối mới có thương mại quốc tế thì bao nhiêu nước có thể thực hiện thương mại quốc tế? Một nước có mọi thế hơn hẳn các nước khác hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì phải chăng không có thương mại quốc tế nói riêng và quan hệ kinh tế quốc tế nói chung? • Tuy có những hạn chế, nhưng lý thuyết của A. Smith đã có những luận điểm hoàn toàn đúng đắn: lao động là thước đo thực tế của giá trị. 2. Học thuyết của David Ricardo: tư tưởng chính của David Ricardo về thương mại quốc tế là: – Mọi nước luôn có thể và rất có lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ chuyên môn hoá và sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác. Trang 1 – Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một số lợi thế nhất định về các mặt hàng khác. – Điều chính yếu trong lý thuyết của D. Ricardo là thương mại quốc tế không yêu cầu sự khác nhau về lợi thế tuyệt đối. Thương mại quốc tế có thể xảy ra khi có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh tồn tại bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhau giữa hai hàng hóa. – Theo quy luật này, các quốc gia có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác, nhưng lại có lợi thế tuyệt đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ có lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh) và nhập khẩu những sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước. – Lợi thế so sánh về một loại sản phẩm X nào đó thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường thế giới. Xác định lợi thế so sánh giữa hai quốc gia, hay giữa các nước trong khu vực có thể được xác định theo công thức sau: RCA = E1/EC+E2/EW Trong đó: – RCA (rate of comparative advantage): hệ số thể hiện lợi thế so sánh. – E1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia trong 01 năm. – EC: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia trong 01 năm – E2: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của thế giới trong 01 năm – EW: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong 01 năm. Nếu RCA<= 1 : sản phẩm không có lợi thế so sánh Nếu RCA<2.5 : Sản phẩm có lợi thế so sánh Nếu RCA>= 2.5 : Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao – Tóm lại quy luật lợi thế so sánh của D. Ricardo là một trong những quy luật quan trọng nhất của kinh tế quốc tế, đặt cơ sở, nền móng cho mậu dịch quốc tế. Cho đến nay bản chất của quy luật lợi thế so sánh của ông vẫn không thay đổi, nó đúng với bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, học thuyết này còn có những hạn chế cơ bản sau đây: • Trong chi phí sản xuất mới chỉ tính đến có một yếu tố duy nhất là lao động. Còn các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai và trình độ của người lao động thì không được đề cập đến. Do đó không thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suất lao động của nước này lại cao (thấp) hơn so với năng suất lao động của nước khác. Thêm vào đó là không đề cập đến chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa và hàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng lên. Các yếu tố này ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của thương mại quốc tế. • Mặc dù học thuyết này có chứng minh được lợi ích của thương mại quốc tế, nhưng vẫn không xác định được tỷ lệ giao hoán quốc tế, tức là giá cả quốc tế – Căn bản vẫn là hàng đổi hàng. Trang 2 • Các phân tích của ông không tính đến cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước, cho nên dựa vào lý thuyết của ông người ta không thể xác định giá tương đối mà các nước dùng để trao đổi sản phẩm. • Lý thuyết này không giải thích được nguồn gốc phát sinh của thuận lợi của một nước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giải thích triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại quốc tế. CÂU II: CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC. HÌNH THỨC NÀO ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN? TẠI SAO? Liên kết kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệ kinh tế được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển. Liên kết kinh tế quốc tế Nhà Nước là những liên kết kinh tế được hình thành trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa hai hay nhiều chính phủ nhằm lập ra các liên minh kinh tế khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Chủ yếu các liên kết kinh tế Nhà Nước được tổ chức và thực hiện dưới một trong năm hình thức liên kết sau: 1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) – FTA: Đây là hình thức liên kết kinh tế có tính thống nhất không cao, các nước trong liên kết cùng nhau thỏa thuận: – Thuận lợi hóa hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên bằng cách thoả thuận cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế; thuận lợi hóa hoạt động đầu tư vào nhau. – Giữa các nước xây dựng các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sự phát triển chung cuả các nước thành viên. – Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan và thị thực xuất nhập cảnh tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư của các thành viên thâm nhập vào nhau. – Mỗi nước tùy vào điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia mình mà đưa ra các giải pháp về thuế quan, các biện pháp phi thuế riêng phù hợp với các nguyên tắc chung của khối. – Mỗi nước thành viên vẫn duy trì quyền độc lập tự chủ của mình trong quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác ngoài khối. – FTA là hình thức liên kết kinh tế phổ biến nhất vì đây là hình thức cho phép mỗi nước thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong liên kết, nhưng vẫn thực hiện được chính sách đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế. 2. Liên minh thuế quan (Customs Union): Đây là hình thức liên kết có tính thống nhất tổ chức cao hơn so với hình thức FTA, nó mang toàn bộ những đặc điểm của FTA, nhưng giữa các nước còn thỏa thuận thêm những điều kiện hợp tác sau: – Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế Hải quan thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên. – Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt động thương mại với các nước ngoài liên kết. Trang 3 – Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất mà mỗi nước thành viên phải tuân thủ. 3. Thị trường chung (Common Market): Đây là hình thức phát triển cao hơn của liên kết kinh tế giữa các nước. Các nước hội viên thuộc thị trường chung thỏa thuận: – Xóa bỏ những trở ngại đến quá trình buôn bán với nhau: như thuế quan, hạn ngạch giấy phép... – Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên. – Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên. – Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các nước ngoài khối. 4. Liên minh kinh tế (Economic Union): Là hình thức liên kết kinh tế có tính tổ chức thống nhất cao hơn so với thị trường chung. Nó mang toàn bộ đặc điểm của liên kết thị trường chung, nhưng nó có thêm các đặc điểm khác như: – Các nước xây dựng chung nhau chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế ngành, phát triển kinh tế vùng mà không bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các nước thành viên. – Thực hiện việc phân công lao động sâu sắc giữa các nước thành viên. – Cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước (thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước). 5. Liên minh về tiền tệ (Monetary Union): Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một “quốc gia kinh tế chung” của nhiều nước với những đặc điểm: – Xây dựng chính sách kinh tế chung – Xây dựng chính sách đối ngoại, trong đó có chính sách ngoại thương chung. – Hình thành một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nước hội viên. – Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất. – Xây dựng Ngân hàng chung thay thế cho Ngân hàng Trung Ương của các nước. – Xây dựng quỹ tiền tệ chung. – Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước đồng minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. – Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. CÂU III: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ASEAN, AFTA, CEPT. PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC HIỆN XONG LỘ TRÌNH CEPT CỦA AFTA VÀO NĂM 2006: Lịch sử hình thành và phát triển Asean: Trang 4 • Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asians Nation – ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố Asean (hay còn được gọi là tuyên bố Băng Cốc). Mười bảy năm sau, ngày 08/01/1984 Brunei được kết nạp vào Asean, Việt Nam gia nhập tháng 07/1995 và tháng 07/1997 Lào và Mianma đã trở thành hội viên chính thức của Asean. Ngày 30/04/1999 Campuchia gia nhập Asean. Mục tiêu hoạt động ban đầu của Asean nhằm giữ gìn sự ổn định và an ninh trong khu vực, tức là tổ chức Asean lúc đầu được xem là khối mang màu sắc chính trị là chủ yếu, mặc dù tuyên bố Băng Cốc 08/08/1967 nêu rõ mục tiêu hoạt động của Asean bao gồm 7 điểm: 1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. 2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc. 3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kỹ thuật và hành chính. 4. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chánh. 5. Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống nhân dân. 6. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á. 7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này. Hội nghị cấp cao Asean lần thứ VIII tại Phnôm – pênh, Campuchia, ngày 04/05/2002, ASEAN nhất trí cần tiếp tục duy trì hoà bình ổn định, tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, cải thiện hình ảnh và vị thế của ASEAN, giải quyết các bất đồng theo phương thức ASEAN; nhấn mạnh cần triển khai nhanh các sáng kiến, chương trình đã có qua các biện pháp chính sau: - Tăng cường liên kết nội khối, giảm hàng rào phi quan thuế, cải thiện môi trường đầu tư để tăng buôn bán, đầu tư nội khối trước bối cảnh các thị trường truyền thống của ASEAN giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế thế giới. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN. - Tập trung triển khai các dự án ưu tiên, nhất là về thu hẹp khoảng cách, giúp các thành viên mới, phát triển Tiểu vùng như Mê-công. - Xác định lại mục tiêu phát triển của ASEAN và nghiên cứu chiến lược phát triển của Hiệp hội để tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN có tính đến những kinh nghiệm của Liên minh Châu âu. Nhân dịp này, Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức và các nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí họp Cấp cao ASEAN + Ấn Độ hàng năm. ASEAN và Trung Quốc đã Trang 5 ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ửng xử ở Biển Đông (COC); và ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 (với 6 nước ASEAN cũ) và 2015 với 4 nước ASEAN mới.) Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IX tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, 7-8/10/2003, kết quả quan trọng nhất là các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) nêu những định hướng chiến lược lớn của ASEAN với mục tiêu thành lập một cộng đồng ASEAN liên kết mạnh, tự cường vào năm 2020 với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị-an ninh (Cộng đồng An ninh ASEAN-ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC), và hợp tác xã hội/văn hoá (Cộng đồng xã hội/văn hoá ASEAN-ASCC). Nhằm triển khai Tuyên bố Ba-li II, ASEAN sẽ xây dựng Chương trình Hành động để thông qua tại Cấp cao ASEAN-10 tại Viêng-chăn tháng 11/2004. Trung Quốc chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC). Nhật Bản ký với ASEAN Khuôn khổ Đối tác Kinh tế toàn diện (CEP), cụ thể hoá các bước đi xây dựng CEP ASEAN-Nhật trong đó có Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật; nêu sáng kiến tổ chức hội nghị ASEAN-Nhật Bản về đầu tư bên lề Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Nhật bản tháng 12/2003. Tại Cấp cao ASEAN+ấn Độ: Hai bên ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-ấn Độ, trong đó có lộ trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-ấn Độ (FTA) và chương trình Thu hoạch sớm. ấn Độ cũng chính thức tham gia Hiệp ước TAC Như vậy, sau 37 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã phát triển dần từ một tổ chức chính trị khu vực có hình ảnh mờ nhạt, khả năng tồn tại yếu ớt, thành một tổ chức chính trị- kinh tế khu vực đang lớn mạnh và thành công. Hiện nay, ASEAN là một trong các tổ chức khu vực có vai trò và vị trí nhất định trên thế giới, là tổ chức khu vực duy nhất có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên mang tính cơ chế với các nước công nghiệp phát triển, trong đó có 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Năm 1992, tại Hội nghị thường đỉnh lần thứ IV ở Singapore, các thành viên Asean đã ký một hiệp định về khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA). Mục tiêu căn bản của Afta: 1. Thúc đẩy buôn bán giữa các nước trong khu vực nhờ chế độ thuế quan ưu đãi (CEPT) và các ưu đãi khác. 2. Tăng khả năng cạnh tranh của Asean trên trường quốc tế. 3. Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI. 4. Xây dựng các cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên. Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Asean, chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) là cơ chế chủ yếu để thiết lập mậu dịch tự do trong khu vực Asean. Thực chất của chương trình Cept là các nước thành viên Asean đạt được sự thỏa thuận giảm thuế quan chung xuống còn ở mức 0%-5% trong thương mại nội bộ các nước Asean trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 01/01/1993 và hoàn thành vào ngày 01/01/2003. Các sản phẩm thực hiện giảm thuế nhập khẩu do các nước thành viên tự đề nghị căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế mỗi nước. Chương trình Cept thực hiện theo 4 danh mục: Trang 6 - Danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu. - Danh mục loại trừ tạm thời. - Danh mục loại trù hoàn toàn. - Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm Điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương trình Cept: 1. Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%; 2. Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được hội đồng AFTA thông qua; 3. Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối Asean, tức phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên Asean (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. (Chủ hàng nhập khẩu phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cấp – C/O form D). 4. Hàng nhập khẩu phải được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu. Thuận lợi đối với các DNVN khi VN thực hiện xong chương trình CEPT: • Các DN VN sẽ được ưu tiên về thuế khi nhập khẩu MMTB, NPL phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp. • Các DN VN sx mặt hàng nông sản thô và nông sản chế nếu có sự cắt giảm thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích sản xuất để xuất khẩu sang ASEAN • DN VN có lợi thế về một số ngành sản xuất tiêu tốn nhiều lao động như sản xuất giầy dép, quần áo, hàng công nghiệp nhẹ... Khó khăn và thách thức Một số mặt hàng chúng ta vẫn chưa đăng ký bảo hộ, có một số lượng hàng mang nhãn hiệu Việt Nam nhưng không có xuất xứ từ Việt Nam XK sang thị trường EU làm số lượng, giá trị hàng xuất khẩu của DN VN giảm. Các DN dệt may, da giày VN chưa tự túc được nguyên liệu mà phải nhập khẩu từ bên ngoài tới 40-50% giá trị sản phẩm xuất khẩu đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí cho giá thành sản phẩm. Các DN VN sx các nông sản phẩm chưa qua chế biến như: chè, cà phê, hải sản và một số nguyên liệu thô như dầu lưả, cao su không được hưởng các quy chế do AFTA ấn định bởi vì hàng xuất sang thị trường ASEAN Các DNVN sẽ thua kém về vốn, kỹ thuật, chất lượng và kinh nghiệm thị trường Quốc tế Ngành Phân bón: trên thị trường thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung cấp phân bón không ổn định, giá cả tăng liên tục, nên giá nhập khẩu phân urê trước AFTA chỉ ở mức 125-130 USD/T, VN sau 6 tháng hội nhập giá nhập khẩu tăng lên đến 185-187 USD/T. Ngành giấy: Đây là ngành được nhận định là khó khăn nhất trong tiến trình giảm thuế. Trên thực tế Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 46% giấy báo in, 18% giấy in và viết, chủ yếu từ Indonesia và Thái Lan. Bên cạnh đó, các sản phẩm giấy chuyên dụng cũng là loại sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh lớn. Sản xuất trong nước mới sản xuất được lượng rất nhỏ trong khi kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy nói chung. Trang 7 Hiện thuế nhập khẩu giảm chỉ còn 20%, nhưng giá nhập khẩu bột giấy liên tục tăng 16-19% so với năm 2002. Những giải pháp giúp DN nắm bắt cơ hội hạn chế và thách thức Đv DN: -DNVN phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu, loại bỏ những chi phí không cần thiết, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, tập trung xuất khẩu những hàng hóa nằm trong danh mụ
Tài liệu liên quan