Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - Xã hội

Các nhà kinh tế học cho rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, ỏ mức bền vững phải dựa trên 3 trục cơ bản là áp dụng khoa học công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó phát triển nguồn nhân lực là then chốt nhất. Trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng, cũng đã khẳng định trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu và quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng và phát triển không giống nhau. Bởi vì mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau thì có những điều kiện – hoàn cảnh – tiền đề khác nhau. Bước khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp người ta cho rằng: Điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. lúc này yếu tố con người được che lấp bởi những lợi thế tuyệt đối về tự nhiên.

docx15 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6973 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: 1.3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển KT-XH Các nhà kinh tế học cho rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, ỏ mức bền vững phải dựa trên 3 trục cơ bản là áp dụng khoa học công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó phát triển nguồn nhân lực là then chốt nhất. Trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng, cũng đã khẳng định trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu và quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng và phát triển không giống nhau. Bởi vì mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau thì có những điều kiện – hoàn cảnh – tiền đề khác nhau. Bước khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp người ta cho rằng: Điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. lúc này yếu tố con người được che lấp bởi những lợi thế tuyệt đối về tự nhiên. Sang giai đoạn những năm 60, sau khi khoa học kỹ thuật đạt được những thành tựu đáng kể, đem lại cho năng suất lao động cao, thì lúc này máy móc, trang thiết bị được đặt lên hang đầu và phân bố con người phụ thuộn vào công nghệ kỹ thuật. Nhưng cùng với sự tiến bố của lịch sử con người đã nhận thức rằng: tài nguyên thiên nhiên cho dù có đa dạng, phong phú đến đâu với nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì nó cũng dần cạn kiệt; máy móc có hiện đại mà không có người sử dụng thì cũng không mang lại hiệu quả và chỉ có khai thác ở con người mới vô tận. Bởi vì chính con người là sang tạo ra lịch sử. Đúng vậy, các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng mà không có sức mạnh tự thân và phát huy hiệu quả nếu không có hoạt động ý thức con người. Hơn nữa, chúng là những nguồn lực hữu hạn, sẽ bị cạn kiệt trong quá trình khai thác và sử dụng. Một nguồn lực có thể sang tạo ra các máy móc, thiết bị có thể sử dụng và điều khiển nó, mang tính trí tuệ, nguồn lực vô hạn đó chính là nguồn nhân lực. Nó ngày càng khẳng định vị trí của mình bởi sự chinh phục và cải tạo tự nhiên; khám phá những tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên. Bước sang giai đoạn mới vào những năm 90 đến nay, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đạt được những thành tựu ngoài sức tưởng tượng của con người, thì vai trò quyết định của con người là không gì có thể phủ nhận được. Trong lý thuyết Mác khi nói về CNTB cũng khẳng định rằng, CNTB dù có những máy móc, trang thiết bị hiện đại nếu không có nhân tố con người sử dụng thì chúng cũng là những vật vô tri vô giác, là vật chết đó mà thôi. Luận điểm này của Mác đã bác bỏ quan niệm cho rằng: Máy móc tạo ra tất cả của cải chứ không phải lao động. Để một công ty hoạt động phát triển và thành công, cần phải có điều hành năng động trong cơ cấu tổ chức và ở tất cả các khâu, các cấp quản lý, cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề và ý thức lao động tốt. Đối với Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã xác định, trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trị địa lý, công nghệ và nguồn từ bên ngoài thì nguồn lao động và con người là lợi thế về nguồn lucwcj quan trọng nhất. Đây chính là khâu đột phá để đẩy nhanh và vững chắc trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. 1.4. Xu hướng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề hiện nay là cần hiện thực hóa Chiến lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao. Cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới 1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực một số địa phương ở Việt Nam 1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam với dân số khoảng 8 triệu người với cơ cấu dân số khá trẻ, năm 2010 - 2011 lực lượng lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 58% tổng số lao động. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật có trình độ Đại học: 9,35%; Cao đẳng: 1,67%; Trung cấp: 4,37%; Sơ cấp: 42,61%; Chưa có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật: 42%. Thành phố có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp nên việc phát triển nguồn nhân lực ở đây có điều kiện phát kiện phát triển mạnh. Năm 2011thành phố đạt GDP tăng bình quân 10,3 %/năm nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm lực. vì vậy thành phố đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đẩy tốc độ phát triển KT – XH, đó là chiến lược nhằm xây dựng một nguồn lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu chuyên môn ngành nghề. Để đạt được yêu cầu đó, thành phố đã trải qua những kinh nghiệm: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có tầm trí tuệ đủ sức đề ra các chủ trương nhanh nhạy, hợp lý vận dụng vào cuộc sống. Xây dựng đội ngũ tri thức, các nhà khoa học và chuyên gia của từng lĩnh vực, có khả năng xây dựng những luận cứ khoa học, công trình nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn. Đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ tuật thong qua hệ thống các trường dạy nghề, các cơ sở dạy nghề. Trong nông nghiệp, cần có một lực lượng nông dân biết sử dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ bằng các chương trình chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, cao đẳng với các tổ chức khoa học kỹ thuật và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, năng suất lao động xã hội, tạo điều kiện dịch chuyển từ một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. 1.5.2. Kinh nghiệm của Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế Thị xã Hương Trà năm ở phía bắc của Tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp thành phố Huế, năm 2011 tổng dân số khoảng 118.534 người, trong những năm gần đây Thị Xã Hương Trà đã đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế,theo đánh giá của UBND Thị Xã Hương Trà, tốc độ tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương những năm gần đây luôn ở mức cao và ổn định: năm 2009 tăng 18,69%, năm 2010 tăng 22,04%, năm 2011 tăng 21,35% và 6 tháng đầu năm 2012 đạt 19,8%. Để đạt được thành tựu đó, một trong những chính sách mà Thị Xã đã thực hiện thành công là chiến lực phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Thị Xã Hương Trà được thể hiện ở những điểm: Không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, chi phí cho giáo dục đào tạo luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí và trong nguồn ngân sách huyện. Việc phát triển nguồn nhân lực phải chú ý đến nhiều mặt như: Số lượng nguồn nhân lực được đào tạo phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý. Cơ cấu lao động phải được chuyển dịch phù hợp với hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển nguồn nhân lực phải gắn với công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Tóm lại: Qua những lý luận và một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong chương này cho thấy nguồn nhân lực là yếu tố hang đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao không chỉ đóng góp tăng trưởng kinh tế mà còn giúp giảm nghèo, bất bình đẳng và ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh với nước ngoài. Vì vậy đối với Việt Nam để phát triển đất nước không còn con đường nào khác là phải phát triển nguồn nhân lực theo những yêu cầu mang tính quy luật đó. CHƯƠNG 3: 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Thị Xã Hương Thủy. 3.1.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực Thị Xã Hương Thủy. Quan điểm phát triển chung của thị xã về kinh tế xã hội đến năm 2020 là huy động mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế để phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đảm bảo đạt đồng thời 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong sự phát triển của thị xã. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Để thực hiện quan điểm đó ngoài những phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế thì Thị Xã Hương Thủy còn đề ra những phương hướng phát triển nguồn nhân lực đó là: Phát triển giáo dục đào tạo. Phát triển giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo, chống căn bệnh hình thức trong giáo dục. Quy hoạch để có định hướng bố trí và đầu tư hiệu quả hệ thống trường ở các cấp học phù hợp với biến động số lượng học sinh các cấp. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, huy động các cháu vào nhà trẻ đạt 20-23%, 5 tuổi và mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98% trở lên, học sinh vào lớp 6 đạt 98%, vào lớp 10 đạt 85%. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm của tiểu học và trung học cơ sở trên 95%, THPT công lập trên 98%, tư thục và giáo dục thường xuyên trên 80%, tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 1%. Đến năm 2020 các trường mầm non,THCS, THPT trên địa bàn thị xã đều đạt chuẩn quốc gia. Mở rộng giáo dục hướng nghiệp đảm bảo trên 90% học sinh THCS và 100% học sinh THPT được tham gia các hoạt động hướng nghiệp. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề, đẩy mạnh đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo để xứng tầm là trung tâm đào tạo nghề của thị xã. Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống y tế từ thị xã xuống cơ sở đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường y tế dự phòng đáp ứng nhu cầu dịch bệnh. Quan tâm phát triển y học cổ truyền dân tộc. phấn đấu đến năm 2015 xã, phường đạt chuẩn quốc gia y tế là 100%, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1,1%, đạt tỷ lệ 10 bác sĩ/1 vạn dân.Tiếp đẩy mạnh tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình để dân số tăng tự nhiên đi đúng lộ trình. Văn hóa, thể thao. Giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương. Xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phát triển thể thao chuyên nghiệp, thể thao quần chúng, góp phần nâng cao thể lực cho người dân. Phấn đấu đến năm 2015 có 80% các thôn, làng có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng; có 75% xã, phường có trung tâm văn hóa thể thao đạt tiêu chuẩn quốc gia. Khoa học công nghệ Phát triển khoa học công nghệ thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý. Phát triển mạng lưới cơ sở hoạt động và chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất đời sống, đặc biệt chú trọng đến các ngành kinh tế chủ lực của thị xã như công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành có hàm lượng giá trị công nghệ. Từng bước tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học, công nghệ theo hướng tự chịu trách nhiệm, nhận hợp đồng với các tổ chức sản xuất kinh doanh; xã hội hóa khoa học công nghệ, vận hành theo cơ chế thị trường. Lao động giải quyết việc làm. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, mở rộng hợp tác đầu tư, thực hiện tốt các chương trình kinh tế xã hội. Đa dạng hóa ngành nghề, khôi phục nghề truyền thống, phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ đặc biệt là dịch vụ môi giới, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận được với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết việc làm. Hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động, phối hợp với các đơn vị đào tạo tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ lao động lành nghề có trình độ chuyên môn cao, trong đó chú trọng đào tạo nâng cao trình độ. Đầy mạnh xuất khẩu lao động. Bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, thoát nước ở các khu dân cư, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông để vận động giáo dục nâng cao nhận thức của toàn dân về bảo vệ môi trường. vấn đề ăn uống thực phẩm, rác thải của các khu công cộng, chợ phải được tăng cường công tác thanh tra, giám sát nguồn thải của các cở sản xuất công nghiệp chế biến, khai thác. Quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế xã hội phải gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh trên từng địa bàn của thị xã. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo ổn định chính trj, an toàn xã hội. Giám sát tối đa các tệ nạn xã hội ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo cảm giác yên tâm cho người dân hoạt động sản xuất, kinh doanh để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của thị xã. 3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Thị Xã Hương Thủy. 3.1.2.1. Mục tiêu chung.  Phát triển nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, có cơ cấu nhân lực phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, tác phong chuyên nghiệp, năng động, có phẩm chất phục vụ yêu cầu của địa phương và của đất nước, đặc sắc về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. - Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, CNH, HĐH. Căn cứ theo yêu cầu phát triển, tập trung ưu tiên phát triển nhân lực các ngành, sản phẩm có lợi thế và là thế mạnh của thị xã. - Trong lĩnh vực dịch vụ ưu tiên phát triển các ngành: du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóaLĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, dệt may; công nghệ cao ưu tiên các ngành: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên phát triển các ngành: Nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi chất lượng cao, phục vụ du lịch và xuất khẩu. 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Ổn định mức tăng dân số tự nhiên trong cả giai đoạn quy hoạch không vượt quá 1,0%. - Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 1200 – 1500 lao động trong giai đoạn 2012 – 2020. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% năm 2015 và 85% năm 2020, thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn 5%(theo tiêu chuẩn hiện hành) - Đến năm 2015 nâng tỷ lệ tốt nghiệp THPT cho thanh niên trong độ tuổi (18-25) đạt 80%; có 70% số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1 trở lên. - Đến năm 2015 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 9%. - Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,9% vào năm 2015, trong đó số hộ sử dụng nước máy đạt trên 85%. -  Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường ở các cấp.Tạo bước đột phá chất lượng trong đào tạo ngành nghề. CHƯƠNG 2: 2.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Thị Xã Hương Thủy Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đất nước nói chung và thị xã Hương Thủy nói riêng. Đảng bộ đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đó là: “Phát huy kết quả giáo dục – đào tạo đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành, cấp học, bậc học ở các vùng; tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giáo viên chú trọng chất lượng cả về đạo đức, văn hóa, nghề nghiệp, sức khỏe, năng lực, tình yêu quê hương. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng, phổ biến thời sự, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm trong đội ngũ giáo viên. Quy hoạch hệ thống trường lớp một cách hợp lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Mặc dù kinh tế thị xã còn rất khó khăn, ngân sách nhà nước cấp còn quá hạn hẹp, nhưng thị xã vẫn đầu tư hàng năm cho giáo dục, y tế càng tăng lên: Qua bảng 5 cho thấy, trong những năm qua thị xã Hương Thủy luôn chú trọng đầu tư vào giáo dục,y tế. Đầu tư cho giáo dục, y tế chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi của thị xã. Bảng 5: Đầu tư cho GD – ĐT, y tế trong tổng chi của Thị Xã Hương Thủy từ 2007 - 2011 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi của thị xã (tr.đồng) 115742 153163 196404 216425 291578 Đầu tư cho GD-ĐT, y tế, văn hóa (tr.đồng) 43099 50380 50648 68400 76214 Tỷ lệ chi cho GD-ĐT, y tế, văn hóa trong tổng chi (%) 37.24 32.90 25.79 31.60 26.14 Nguồn: Niên giám thông kê Thị Xã Hương Thủy 2011 Năm 2007, đầu tư cho giáo dục, y tế là 43099 triệu đồng, chiếm 37,24% trong tổng chi ngân sách thị xã. Năm 2008 đầu tư cho giáo dục, y tế là 50380 triệu đồng, chiếm 32,90% trong tổng chi ngân sách thị xã. Năm 2009 đầu tư cho giáo dục, y tế là 50648 triệu đồng, chiếm 25,79% trong tổng chi ngân sách thị xã. Năm 2010 đầu tư cho giáo dục, y tế là 68400 triệu đồng, chiếm 31,60% trong tổng chi ngân sách thị xã. Năm 2011 đầu tư cho giáo dục, y tế là 76214 triệu đồng, chiếm 26,14% trong tổng chi ngân sách thị xã. Như vậy đầu tư cho giáo dục, y tế ngày càng tăng về tương đối và tuyệt đối. Trong khi đó tỷ lệ đầu tư cho giáo dục, y tế của cả nước trong ngân sách năm 2011 là 18%. Như vậy tỷ lệ đầu tư cho giáo dục, y tế của thị xã Hương Thủy gấp gần 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước. Vì thế hệ thống các trường lớp, số lớp, trường đã tăng lên: Năm 2007 cấp I có 280 phòng, đến năm 2011 lên 289 phòng học; cấp II năm 2007 có 145 phòng, đến năm 2011 có 94 phòng; cấp III năm 2007 có 40 phòng, đến năm 2011 có 53 phòng, đã đáp ứng đầy đủ phòng, lớp cho toàn thị xã, các dụng cụ cho học tập nghiên cứu dần dần được tân trang và ngày càng hiện đại. vì thế hiện tượng học sinh bỏ học giảm xuống rất nhiều, giáo viên lần lượt được tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên cơ sở vật chất của các trường không đồng bộ, dụng cụ thực hành còn thiếu, máy móc quá cũ. Đặc biệt là sân chơi thể dục thể thao còn thiếu, quá hẹp ảnh hưởng rất lớn về mặt thể lực. Biểu đồ: Chi cho giáo dục, y tế trong 4 năm. Đối với lĩnh vực giáo dục, y tế và quản lý nhà nước. Giáo dục luôn được coi là sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Vì vậy trong những năm qua đã chú trọng đầu tư nhiều vào giáo dục và đào tạo, từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục tới quan tâm đến số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành. Năm 2007 toàn thị xã có 967 cán bộ giáo viên, đến năm 2011 lên tới 1020 cán bộ giáo viên. Tuy nhiên lao động trong ngành chủ yếu tập trung ở các vùng thị trấn, phường và các xã trung tâm dọc quốc lộ 1A như Thủy Dươn
Tài liệu liên quan