10 bước xây dựng công việc kinh doanh trên internet

Ngày nay việc lựa chọn kinh doanh trên internet như một sự khởi đầu nhẹ nhàng với những ưu thế như:  Chi phí khởi sự thấp  Không yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn  Tài liệu học tập phong phú  Thời gian chủ động  Theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn  Phạm vi ảnh hưởng không chỉ trong khu vực mà toàn thế giới  Nắm bắt kịp công cụ thời đại để phát huy sở trường  Và còn nhìu hơn nữa những lý do để chúng ta kết hợp sự lựa chọn con đường kinh doanh trên internet

pdf28 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 10 bước xây dựng công việc kinh doanh trên internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Bước Xây Dựng Công Việc Kinh Doanh Trên Internet NỘI DUNG Lời tựa ................................................................................................. 03 Bước 1: Sắp xếp các ý tưởng ............................................................... 04 Bước 2: Giải quyết các vấn đề pháp lý ................................................ 07 Bước 3: Lựa chọn tên miền ................................................................. 09 Bước 4: Chọn lựa web hosting ............................................................ 11 Bước 5: Thiết kế website ...................................................................... 14 Bước 6: Quảng bá website cho cộng đồng ........................................... 16 Bước 7: Xử lý phản hồi sau khi web đã hoạt động ............................... 21 Bước 8: Xây dựng danh sách khách hàng & chiến lược chăm sóc ....... 22 Bước 9: Kiểm soát dòng tiền ............................................................... 25 Bước 10: Copy & Paste công việc kinh doanh...................................... 27 Phụ lục ................................................................................................. 28 LỜI TỰA Ngày nay việc lựa chọn kinh doanh trên internet như một sự khởi đầu nhẹ nhàng với những ưu thế như:  Chi phí khởi sự thấp  Không yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn  Tài liệu học tập phong phú  Thời gian chủ động  Theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn  Phạm vi ảnh hưởng không chỉ trong khu vực mà toàn thế giới  Nắm bắt kịp công cụ thời đại để phát huy sở trường  Và còn nhìu hơn nữa những lý do để chúng ta kết hợp sự lựa chọn con đường kinh doanh trên internet … Trong lúc chúng ta vẫn tiếp tục công việc hiện tại, và bỏ qua cụm từ “kinh doanh trên internet”, thế giới đang tạo nên những kỳ tích đột phá đầy bất ngờ và thú vị. Từ cậu bé triệu phú 14 tuổi Farrah Gray xuất hiện cách đây mười năm, đến cô gái trẻ Amanda Hocking trở thành triệu phú ở tuổi 26 với những quyển ebook trị giá từ 1-3 USD… Và còn nhiều những tấm gương thành công khác trên con đường internet này. Để góp phần cho các bạn trong CLB thêm tư liệu để tự học, Danh quyết định biên tập thêm quyển ebook này gồm 10 bài với mong muốn hỗ trợ thêm cho các thành viên ở bất kỳ nơi nào đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn. Với mỗi bài học trôi qua, mọi người chịu khó xem xong rồi vọc hen. Chứ chỉ coi lý thuyết không thì tính ra Danh viết còn dở hơn mấy tác giả ngoài nhà sách nữa đó hìhì… Và một lần nữa xin được cảm ơn các bạn ngoài khu vực Thủ Đức đã luôn ủng hộ trong thời gian vừa qua. Chúc cho tình cảm giữa chúng ta ngày càng khắn khít hơn. TP.HCM, ngày 07 tháng 07 năm 2011 Ngụy Bửu Danh Chủ nhiệm Câu lạc bộ Làm Giàu Thủ Đức BƯỚC 1: SẮP XẾP CÁC Ý TƯỞNG Đây là bước quan trọng nhất trong tất cả các bước! Nếu không có một khái niệm tốt, một sản phẩm tốt, một dịch vụ tốt hay những thứ mang lại giá trị thực sự. Thì bất cứ điều gì bạn làm là một sự lãng phí thời gian. Thế thì bạn cần làm gì ở gia đoạn chuẩn bị này? Nếu bạn đã có một “doanh nghiệp ngoài Internet” (trong “thế giới thực”), đây là nơi lý tưởng để bắt đầu. Tuy nhiên, tôi không khuyên bạn nên dừng lại ở đó. Nhiều doanh nghiệp tung ra các trang web, họ xem Internet chỉ là một nơi mà họ cần quảng cáo. Đó là một ý niệm sai lầm. Với ý niệm sai lầm đó, trang web của họ chỉ mới là những điểm khởi đầu trong thế giới mạng này. Và được cộng đồng mạng biết đến với cái tên “basic web hay brochure web”. Là nơi chứa đựng những thông tin doanh nghiệp và thông tin quảng cáo. Những trang thế này không hẳn vô giá trị, mà chỉ là họ đã không tận dụng được những cơ hội tuyệt vời từ những ứng dụng công nghệ mang lại. Internet đang nhanh chóng trở thành khu kinh doanh nhộn nhịp nhất thế giới ngày nay. Tuy nhiên, cùng với việc doanh nghiệp đang có 1 website thì nên cải tiến nó để nhận được nhiều ích lợi hơn ngoài việc quảng bá thông tin hiện tại. Ví dụ như: Săn sóc khách hàng tìm năng, hậu mãi với khách hàng hiện tại trên thị trường quốc tế để bán sản phẩm & dịch vụ của bạn. Điều này có nghĩa là lợi dụng đầy đủ các khả năng tương tác giữa khách hàng & hỗ trợ mua bán trong Internet trên phạm vi toàn cầu. Đó mới là điều tuyệt vời! Trong trường hợp bạn chưa có một doanh nghiệp nào cả, thì bạn nên tìm kiếm những ý tưởng ban đầu trong những lĩnh vực mà bạn tinh thông. Nếu chuyên môn của bạn hiện tại không có thích hợp để khiến chính nó trở thành một cơ hội kinh doanh trực tuyến, thì kế hoạch tiếp theo của bạn nên làm là để dành một lượng thời gian đáng kể về các doanh nghiệp đã hoạt động trực tuyến thành công ở chuyên môn của bạn. Một khi bạn đã hiểu biết về những gì có sẵn, hãy tìm cách để làm những điều tương tự một cách tốt hơn hoặc tìm một phân khúc thị trường mà không được phục vụ tốt. Hãy nhớ rằng hầu như luôn luôn có cách để cải tiến các dịch vụ và sản phẩm hiện có. Một nơi tốt để phân tích nhu cầu đó là Google Trends ( ) và một công cụ khác cũng của Người Khổng Lồ đó là Google Keywords (https://adwords.google.com/select/KeywordToolExternal ) . Giai đoạn phân tích thị trường này sẽ giúp bạn biết được nhu cầu của khách hàng tìm năng, đối thụ cạnh tranh và nhà cung cấp… Dĩ nhiên là còn nhìu điều thú vị nữa thông qua 2 công cụ này. Dần dần chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Bài 1 chúng ta kết thúc ở đây! Tuy nhiên những bạn nào chưa biết lập kế hoạch kinh doanh thì xuống tiếp phần bên dưới Nếu bạn chưa có kế hoạch phát triển kinh doanh, tôi đề nghị bạn làm bài tập trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Ngay cả khi bạn đang bắt đầu công ty rất nhỏ với một hoặc hai người, bạn sẽ được hưởng lợi từ đi qua bài tập này. Lợi ích 1: Việc chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ về mọi khía cạnh của việc kinh doanh. Công việc này đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình. Nó giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa bạn không đầu tư vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ. Ngoài ra, nếu bạn cần phải huy động vốn từ bên ngoài thì bản kế hoạch kinh doanh là tài liệu mà nhà đầu tư, người cho vay sẽ yêu cầu được xem trước tiên. Lợi ích 2: Bản kế hoạch kinh doanh là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích. Khi việc kinh doanh tiến triển, bản kế hoạch kinh doanh sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh có như dự định ban đầu hay không, làm cơ sở giúp bạn điều chỉnh việc kinh doanh của mình. Kế hoạch kinh doanh, nói nghe thì ghê gướm nhưng chúng ta sẽ làm đơn giản hơn cả bài tập ở nhà dành cho sinh viên MBA hay là một dự án cho tập đoàn lớn nào. Tuy mình sẽ không làm bản kế hoạch hoành tráng nhưng không thể phủ nhận một điều là: “Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên nhằm đảm bảo tiến trình thành công” Và bạn nào cần tham khảo thì Danh có chuẩn bị sẵn một nơi với hơn 500 bản kế hoạch kinh doanh mẫu với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Bạn xem thêm tại đây: Giai đoạn tiếp theo là chuẩn bị những công cụ cần có để bắt đầu tiến trình kinh doanh trên internet:  Một máy tính được kết nối internet  Phần mềm làm web chuyên dụng. Ở đây Danh đề xuất là mình dùng DREAMWEAVER 8.0  Web hosting. Đây là nơi chứa tất cả tài nguyên của bạn trên mạng. “Bất động sản ảo”  Domain, hay còn gọi là tên miền. (Địa chỉ căn biệt thự của chúng ta trên internet) ^_^  Cầu nối giữa máy tính và web hosting. FileZilla Client sẽ giúp chúng ta giải quyết việc này.  Phần mềm xử lý đồ họa. Hình ảnh sẽ làm website chúng ta phong phú hơn. Ví dụ như Photoshop  Một công cụ thống kê những người dùng đang truy cập vào website của chúng ta.  Bảng theo dõi tài chính, giúp ta xử lý dòng tiền hiệu quả hơn.  Ai có điều kiện hơn thì trang bị máy fax, scan, in ấn, điện thoại bàn .v..v… BƯỚC 2: GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ Từ việc có kế hoạch kinh doanh, cách viết bản kế hoạch kinh doanh, chọn lựa sân chơi… Ta bắt tay vào bài học thứ 2: nói về những vấn đề xung quanh luật pháp. Xin các bạn nhớ một điều rằng, kinh doanh trực tuyến hay kinh doanh ngoài đời thật đều cần phải tôn trọng luật lệ. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là: “Khi nào thì bạn cần một luật sư cho doanh nghiệp online của bạn?” và “Đâu là những điều cơ bản về vấn đề pháp lý cần biết khi bắt đầu kinh doanh trên mạng?” a) Sự cố với tên miền: Cách đăng ký, chọn lựa tên miền thì ta để ở bài 3 hen. Nội dung ở bài 2 này thì chúng ta chỉ nói về những vấn đề pháp lý xoay quanh tên miền. - Đối với tên miền quốc gia Việt Nam. (tenmien.com.vn , tenmien.vn) Thì loại hình này được pháp luật VN bảo vệ. Đại diện là “Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC”. Khi xảy ra sự cố thì chúng ta liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ dựa trên những văn bản luật đã được áp dụng: Điều 12 – Luật Công nghệ thông tin quy định: Nghiêm cấm việc giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó. Điều 19 – Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ quy định: 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tạo đường dẫn trái phép hoặc dùng các biện pháp để chiếm đoạt, kiểm soát, khống chế tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a)Sử dụng các biện pháp làm cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia hỏng hóc, ngưng hoạt động hoặc hoạt động không bình thường; b) Phá hoại hoặc thay đổi cơ sở dữ liệu tên miền quốc gia. Điều 12 – Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Nhà đăng ký tên miền “.vn” nếu vi phạm các hành vi sau: - Không duy trì hoặc không thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân đã đăng ký trên hệ thống máy chủ tên miền (DNS) của mình; - Cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp. - Đối với tên miền quốc tế. (tenmien.com ; .net ; .org ; .biz ; .info v.v…) * Khi bạn đăng ký với nhà cung cấp ở phạm vị VN. Thì bạn được yêu cầu scan bản Chứng Minh Nhân Dân, để đối chiếu khi xảy ra vấn đề tranh chấp tên miền. An toàn hơn! Danh thấy lựa chọn này là hợp lý, vì chi phí thấp và nghe .com vẫn thích hơn. ** Trong trường hợp bạn đăng ký với nhà cung cấp ở nước ngoài, thì bạn phải bảo vệ mật khẩu quản lý tên miền và email đăng ký chặt chẽ vì hỗ trợ xa như vậy sẽ rất hi hữu. b) Sự cố luật pháp với hosting Tương tự như trên, khi bạn đăng ký hosting ở VN. Bạn cũng được một số quyền lợi bảo vệ về hosting và nội dung trên hosting của bạn trước những đòn tấn công của hacker. Hosting ở nước ngoài khi bạn mất mật khẩu quản lý, phải liên lạc ngay nhà cung cấp để được hỗ trợ. Giải pháp chung: Khi có sự cố thì gọi điện thoại lên nhà cung cấp để được hỗ trợ. c) Nội dung website: Chúng ta cài đặt những ứng dụng web, có thứ miễn phí, cũng có thứ thu phí. Nếu bạn bị nhà cung cấp ứng dụng web kiện tụng thì bạn nên giải quyết bằng 2 cách: + Đổi ứng dụng web của nhà cung cấp khác, và dĩ nhiên là miễn phí + Nếu bạn thấy hài lòng với họ thì nên trả tiền để trở thành người sử dụng hợp pháp. Ngoài ra thì nội dung website của chúng ta cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn như bạn tạo một website với nội dung đồi trụy hoặc tổ chức cá độ v.v… thì cho dù bạn đã trả tiền tên miền và hosting thì chắc chắn rằng bạn vẫn bị “hỏi thăm sức khỏe”. d) Vấn đề về bằng sáng chế và bản quyền thương hiệu: Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi bắt đầu tìm hiểu các vấn đề về sở hữu trí tuệ có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp trên internet này. Chúng ta hãy tham khảo thêm thông tin ở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam – Link website: Khi xảy ra sự cố thì chúng ta liên hệ với Cục & Luật sư để can thiệp sẽ tốt hơn. Xin lưu ý: Danh không phải luật sư, và cũng không hề có ý định kêu gọi bạn hành động đúng hay sai luật. Những thông tin bên trên được trình bày chỉ với một ý định duy nhất là giúp các doanh nghiệp mới hiểu được một số tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết. BƯỚC 3: LỰA CHỌN TÊN MIỀN Việc chọn lựa tên miền được xem là một phần quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp trực tuyến. Trong trường hợp doanh nghiệp đã thành lập, bạn vẫn có thể tạo thêm tên miền mới để nói về dòng sản phẩm. Dĩ nhiên là chúng ta được quyền sở hữu một hay nhìu tên miền đều được. Ví dụ: Một tên miền với tên doanh nghiệp như và một cho những người đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm của bạn trên những bộ máy tìm kiếm như Khi lựa tên để tiến hành quá trình đăng ký tên miền ta cần lưu ý 04 quy định sau: 1. Tên miền (Domain name) không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org 2. Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ. 3. Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-). 4. Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc Đây là các thành phần chung áp dụng cho tất cả các tên miền. Vậy thì đâu là tiêu chí để lựa chọn tên miền? Ta có sáu quy tắc để có một tên miền tốt nhất: Quy tắc 1 : Càng ngắn càng tốt Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( msn.com, giau.org, …). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo… Quy tắc 2 : Dễ nhớ Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên nhu Art.com, Business.com… Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,…).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng. Quy tắc 3: Không gây nhầm lẫn Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( – ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này. Quy tắc 4: Khó viết sai Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác. Quy tắc 5: Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là www.Ahotel.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG. Quy tắc 6: Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,…) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn. Cần có bao nhiêu tiền để mua tên miền? Giá mua tên miền quốc tế: từ 240k – 480k Giá mua tên miền Việt Nam: từ 700k – 830k (bao gồm 350k phí đăng ký) Bản giá được trích từ CTY TNHH MTV Viễn Thông Quốc Tế FPT ngày 04/07/2011, link tham khảo: Kiểm tra tên miền còn trống hay đã được đăng ký ta làm như sau: Bước 1: Ta vào trang web Bước 2: Nhập tên miền bạn cần kiểm tra – Nhấn “Find It” Nếu kết quả trả về là Taken (chữ màu đỏ) là tên miền đã có người đăng ký. Nếu kết quả Available (màu xanh lá) là được quyền đăng ký. Sau khi kiểm tra xong thì ta chỉ việc chọn lựa nhà cung cấp tên miền nào vừa ý, liên hệ mua là xong. Bài học 3 kết thúc tại đây. Mong rằng qua bài viết này, sẽ giúp cho các doanh nghiệp tương lai lựa chọn được tên miền thích hợp để khởi sự doanh nghiệp trực tuyến của mình. BƯỚC 4: CHỌN LỰA WEB HOSTING 03/10 bài học đã qua. Hôm nay chúng ta bước tiếp vào một khái niệm mới. Web hosting, bạn có thể gọi là bất động sản trên mạng cũng được. Tại vì đây sẽ là nơi bạn xây dựng doanh nghiệp trực tuyến của mình. Chứ website bạn làm xong đẹp ơi là đẹp, xong để nó ở máy tính của bạn thì cũng có giá trị gì đâu. Và muốn đẩy website lên mạng thì nó cần một nơi để chứa. Đó gọi là web hosting! Có một số vấn đề cơ bản bạn cần phải xem xét khi lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ web hosting 1/ Độ tin cậy cao: Điều này nói đến tỷ lệ phần trăm thời gian trang web của bạn hoạt động. Thường thì Danh thấy các nhà cung cấp lúc nào cũng ghi là trên 99.5% hoặc 99.9%, nhưng có những công ty lại hay tạm ngưng dịch vụ với lý do bảo trì hệ thống máy chủ. (lẽ dĩ nhiên là họ có bảo trì hay không mình chẳng biết được). Chỉ biết kết quả là trang web của mình sẽ tạm thời không truy cập được trong thời gian đó. Nếu ngắn thì bảo trì vài tiếng đồng hồ, dài thì cả ngày… Cho nên mình cần tìm nơi cung cấp nào tin cậy tí xíu. Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây từ phía nhà cung cấp dịch vụ:  Tổng dung lượng các kênh kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ là bao nhiêu?  Bình quân mức độ hoạt động các kênh kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ? (Bạn cần phải tìm hiểu điều này vì cho dù nhà cung cấp dịch vụ có băng thông kết nối mạng lớn đến cỡ nào nhưng nếu nó phải hoạt động hết công suất thì tất yếu tốc độ truy nhập website của bạn sẽ rất chậm.)  Nguồn cung cấp điện cho máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ có bảo đảm tính liên tục?  Nhà cung cấp dịch vụ có máy phát điện dự phòng?  Nhà cung cấp dịch vụ có thường xuyên kiểm tra máy phát điện dự phòng?  Nhà cung cấp dịch vụ thường áp dụng các giải pháp an ninh mạng nào?  Nhà cung cấp dịch vụ có các biện pháp bảo vệ an ninh hệ thống?  Nhà cung cấp dịch vụ có các hệ thống phòng chống cháy nổ? Nếu được cam kết trả lại tiền thì cũng là một trong những tiêu chí đánh giá độ tin cậy. Vì lý mình ký hợp đồng là website ngưng 10% thời gian hoạt động sẽ hoàn lại tiền chẳng hạn. Đó là một mẹo nhỏ mà Danh thấy hay hay. 2/ Hỗ trợ cá nhân tốt Tất cả các công ty cung cấp dịch vụ hosting đều có nhân viên hỗ trợ. Câu hỏi quan trọng là làm thế nào bạn có thể dễ dàng liên lạc với họ? Và làm thế nào bạn có thể sớm nhận được trợ giúp với những vấn đề của bạn? Có những công ty quảng cáo là hỗ trợ 24/7, nhưng chỉ trong giờ hành chánh thì họ online, còn lại hỗ trợ qua email. Vậy có nghĩa là tối đó bạn gặp vấn đề thì sáng mai mới có người xem xét. Danh khuyến khích hãy kiểm tra lại vấn đề hỗ trợ này trước khi đặt bút xuống ký hợp đồng nhé bạn. 3/ Độ lớn của dung lượng Cái vấn đề này thì phụ thuộc vào bản kế hoạch ở Bài 1 rồi. Bạn xây nhà lá hay villa thì cần dung lượng khác nhau. Nếu bạn chỉ bắt đầu thì Danh khuyến k
Tài liệu liên quan