Mặc dù nội dung là chìa khoá thiết yếu cho một website thương mại
thành công và hiệu quả, nhưng bạn cũng không thểbỏqua phong cách trình
bày và hình thức thểhiện những nội dung đó.
Công việc này đóng luôn vai trò quan trọng nhằm thu hút sựchú ý của
người truy cập và dẫn đến các giao dịch mua sắm.
Cùng với nội dung thông tinphong phú, thường xuyên được cập nhập, vẻ
bềngoài của một trang web sẽgiúp bạn có được những kết quảkinh doanh trực
tuyến nhưmong đợi, bởi nó nói lên nhiều điều vềcông ty bạn, cũng nhưthểhiện
một hình ảnh ấn tượng vềphong cách kinh doanh của bạn.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 điều không đáng có trong thiết kế website, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 điều không đáng có trong thiết kế website
Mặc dù nội dung là chìa khoá thiết yếu cho một website thương mại
thành công và hiệu quả, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua phong cách trình
bày và hình thức thể hiện những nội dung đó.
Công việc này đóng luôn vai trò quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của
người truy cập và dẫn đến các giao dịch mua sắm.
Cùng với nội dung thông tin phong phú, thường xuyên được cập nhập, vẻ
bề ngoài của một trang web sẽ giúp bạn có được những kết quả kinh doanh trực
tuyến như mong đợi, bởi nó nói lên nhiều điều về công ty bạn, cũng như thể hiện
một hình ảnh ấn tượng về phong cách kinh doanh của bạn.
Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế web lại thường tự mình huỷ hoại những nỗ
lực đã thực hiện trong một thời gian dài bằng việc mắc phải một số sai sót liên
quan đến việc trình bày nội dung trang web. Dưới đây là 10 lỗi thiết kế trang web
thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn tránh xa chúng:
1. Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa phức tạp và lòe loẹt.
Thực tế đã cho thấy những người sử dụng website cho mục đích giao dịch
buôn bán luôn muốn chỉ đi thẳng vào nội dung. Nhưng với một số nhà thiết kế vẫn
làm theo cách bảo thủ là để bạn chờ đợi với trang đồ họa giới thiệu và dường như
cố tình không biết rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu với kiểu chào đón khách hàng
như vậy. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù các hình ảnh động này gây được sự
chú ý nhất định, thì tác động chính của chúng vẫn sẽ là đẩy mọi người ra khỏi
trang web này để đến với những trang web khác đơn giản hơn.
2. Quảng cáo đập ngay vào mắt.
Trong khi những quảng cáo pop-up chuẩn luôn làm người xem … khó chịu,
thì đương nhiên những quảng cáo toàn màn mình (full-screen) dai dẳng càng
không thể chấp nhận được. Khách ghé thăm trang web rất ghét điều này, và phần
lớn trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để
quảng cáo tự động biến mất sau đó.
3. Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web.
Nếu người dùng web của bạn không thể đến được những nơi họ mong
muốn trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời bỏ trang
web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không
có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa người dùng về đúng trang cuối cùng
mà họ ghé thăm… sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.
4. Không thể tiếp cận.
Xuất phát từ những mối lo lắng về mức độ an toàn của việc truyền thông
trên mạng hiện nay và sự gia tăng của tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, người
dùng web luôn mong muốn có thể tiếp cận được với những người mà họ đang trực
tiếp giao dịch kinh doanh. Bằng việc cung cấp các địa chỉ email và số điện thoại
của nhân viên có thẩm quyền, bạn có thể làm khách hàng cảm thấy an tâm và tin
tưởng vào trang thương mại điện tử của mình.
5. Không có chỗ cho FAQs, comment và reply từ phía khách hàng.
Các khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu họ nhận thấy
những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao, vì thế, bạn hãy tích hợp hệ thống
phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn. Đây là cách dễ dàng nhất
nhằm gây dựng niềm tin và tình cảm tốt đẹp trong tâm trí khách hàng đối với công
ty bạn.
Và đó cũng là cách hết sức đơn giản để bạn có được những đánh giá chính
xác về tính hiệu quả của trang web, về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp, đồng
thời bạn sẽ biết được các khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra những ý
tưởng mới giúp cải thiện trang web của bạn ngày càng tốt hơn.
6. Tràn ngập thông tin và hình ảnh.
Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”,
nhưng nếu chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ mọi
người sẽ bỏ qua chúng mà thôi. Chỉ cần một khoảng trống màu trắng nhỏ trên
trang web sẽ làm cho mắt có một khoảng nghỉ và tạo ra cảm giác dễ chịu khi nhìn
vào. Nó giúp người đọc tìm kiếm các chủ đề nội dung chi tiết, phân biệt được các
khu vực thông tin và quảng cáo khác nhau, đồng thời tăng thêm tính chuyên
nghiệp cho trang web của bạn.
7. Sự vui nhộn quá mức.
Những trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để
lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội
dung trang web. Khi thiết kế 1 trang web, hãy nghĩ tới những người dùng web họ
có thể không cần biết tất cả các bí quyết kinh doanh của bạn, nhiều khi đơn giản
họ chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng
như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp.
8. Đồ họa kém cỏi và hình ảnh nhàm chán.
Đồ họa tồi sẽ khiến trang web của bạn trông rất nghiệp dư. Hãy đảm bảo
rằng các màu sắc và câu chữ bạn sử dụng sẽ biểu lộ một sự rõ ràng, sáng sủa (và
thích hợp) về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi lựa chọn đồ họa và hình ảnh, bạn hãy
ưu tiên cho những hình ảnh hấp dẫn, lôi cuốn và nói lên được nhiều điều về hoạt
động kinh doanh của bạn.
9. “Tra tấn” khách hàng tiềm năng.
Khi khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng trực tuyến và cần thay đổi một
thông tin nào đó hay điền thêm vào những mục họ còn để trống, họ nên được phép
quay trở lại và tiến hành thay đổi thông tin một cách dễ dàng nhất. Đừng để khách
hàng phải bắt đầu tất cả lại từ đầu. Nhiều người sẽ rời bỏ trang web của bạn thay
vì kiên nhẫn điền lại toàn bộ các thông tin của họ.
10. Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo một cách duy nhất.
Bạn nên tạo ra một vài phương pháp khác nhau để khách hàng mua sắm sản
phẩm/dịch vụ có thể tìm kiếm dễ dàng. Hãy tạo ra sự dễ dàng đó bằng cách sắp
xếp việc mua sắm theo loại sản phẩm, theo thứ tự ABC, theo kích cỡ, theo giới
tính, theo nhà sản xuất, hay theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác mà khách hàng có thể
sử dụng đến tuỳ thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.