Photoshop là một phần mềm vô cùng tuyệt vời và thú vị bởi sự đa dạng về các
chức năng bên trong nên chúng ta có hàng trăm cách giải quyết cho cùng một
vấn đề. Và cũng chính sự đa dạng đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy bối rối trong
việc tìm ra cách làm tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất, đặc biệt là với những
người mới. Do đó, chúng tôi sẽ đề cập đến 10 lỗi thông thường mà ai cũng cần
nên tránh để có thể sử dụng Photoshop hiệu quả hơn và làm việc một cách tiết
kiệm thời gian nhất.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 thói quen nên tránh trong Photoshop, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 thói quen nên tránh trong
Photoshop
Photoshop là một phần mềm vô cùng tuyệt vời và thú vị bởi sự đa dạng về các
chức năng bên trong nên chúng ta có hàng trăm cách giải quyết cho cùng một
vấn đề. Và cũng chính sự đa dạng đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy bối rối trong
việc tìm ra cách làm tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất, đặc biệt là với những
người mới. Do đó, chúng tôi sẽ đề cập đến 10 lỗi thông thường mà ai cũng cần
nên tránh để có thể sử dụng Photoshop hiệu quả hơn và làm việc một cách tiết
kiệm thời gian nhất.
1/ Tránh làm việc trên cùng một layer
Không cần biết là bạn làm layout, retouch ảnh hay gì gì đi nữa thì tôi luôn có
một lời khuyên cho bạn là nên làm trên nhiều layer khác nhau thay vì sử dụng
mọi effect cho duy nhất một layer. Vấn đề lớn nhất ở đây khi làm việc trên một
layer duy nhất đó là bạn không thể linh hoạt trở về với các bước trước đó trong
trường hợp muốn chỉnh sửa chúng. Do đó để tiết kiệm thời gian và công sức, lại
có thể tùy biến chỉnh sửa bất kỳ lúc nào thì chúng ta nên tập thói quen tạo một
layer mới cho từng effect, đặt tên cho chúng đặng cho việc tìm kiếm và hiệu
chỉnh sau này đỡ mất thời gian.
2/ Hạn chế tối đa sử dụng nút Delete và Eraser tool, hãy dùng Mask
Đây là một thói quen không tốt mà hầu như ai cũng mắc phải. Delete và Eraser
Tool là 2 cách tiêu cực nhất khi sử dụng photoshop vì chúng sẽ xóa hoàn toàn
phần nội dung mà bạn chọn, gây rất nhiều khó khăn cho việc chỉnh sửa sau này
do đó tôi khuyên bạn nên tận dụng triệt để 3 chức năng dưới đây.
o Pixel Mask
o Vector Mask
o Cliping Mask
Cách để giấu đi phần nội dung không mong muốn đó là dùng mask. Bằng cách
này, chúng ta có thể chỉnh sửa, thay đổi ý định vào bất kỳ lúc nào mà lại tiết
kiệm thời gian trong công việc nữa.
3/ Không dùng hot key
Không dùng hotkey khi làm việc với photoshop chẳng khác nào ăn súp bằng cái
dĩa, ăn thì vẫn ăn được nhưng sẽ mất nhiều thời gian mà công sức hơn là dùng
muỗng. Một người dùng photoshop thực thụ là một tay xài chuột (bút vẽ nếu
dùng Wacom) và tay còn lại là để múa trên “mặt trận” bàn phím. Và để cho ai
cũng có thể trở thành “anh hùng bàn phím” đúng nghĩa, tôi sẽ liệt kê một vài hot
key chính ở đây.
o Cmd/Ctrl + T – Free Transform
o Cmd/Ctrl + S – Save
o Cmd/Ctrl + A – Chọn tất cả
o Cmd/Ctrl + D – Bỏ chọn
o Cmd/Ctrl + I – Invert colors
o Cmd/Ctrl + Shift + I – Đảo vùng chọn
o Cmd/Ctrl + click vào thumbnail của layer – Tạo vùng chọn dựa trên
layer đó.
o Cmd/Ctrl + Option/Alt + A – Chọn toàn bọ các Layer
o Option/Alt + click giữa 2 layers – Clipping Mask
o Cmd/Ctrl + G – Group Layers
o Cmd/Ctrl + Shift + G – Ungroup Layers
Và nếu các bạn thấy nhiêu đây vẫn chưa đủ xài thì hình dưới đây sẽ bổ sung
toàn bộ đầy đủ toàn bộ các hot key của photoshop.
4/ Rasterize thành Pixel layer
Hầu hết chúng ta đều đã từng nghe và viết đến Smart Object trong photoshop
nhưng không phải ai cũng dùng và hiểu đúng công dụng của chúng. Smart
Object đã xuất hiện từ rất sớm, Photoshop CS2 và cũng nhờ điều đó mà chúng
ta có thể thoải mái transform Smart Object bao nhiêu lần tùy thích mà vẫn giữ
được chất lượng hình ảnh chứ không như là Pixel layer bình thường. Để lý giải
cho điều này thì bạn phải hiểu là khi chuyển từ layer bình thường thành Smart
Object thì Photoshop sẽ export layer đó thành một file ảnh riêng hoàn toàn và sử
dụng chính file đó cho mọi thay đổi (scale, reflect, rotate,…)
Khi làm việc với photoshop, chúng ta không thể nào biết trước được rằng sẽ
phải transform một layer bao nhiêu lần và nếu bản thân chúng ta không nắm
được công dụng của Smart Object thì sẽ vô tình làm cho tác phẩm của chính
mình bị mất đi độ sắc nét. Do đó, các bạn hãy khoan vội Rasterize Layer nhé.
5/ Không dùng Adjustment layer
Khoản này cũng không khác gì làm việc trên cùng một layer. Nếu chúng ta chọn
Adjustment từ tab Image trên thanh menu thì bạn đã vô tình áp effect mà bạn đã
dùng vào layer được chọn và điều tồi tệ nhất của việc đó chính là bạn sẽ không
có cơ hội được chỉnh sửa chúng sau này. Để tránh vấn đề mất thời gian và phiền
phức này, hãy chọn “Adjustment” từ tab Window, sẽ xuất hiện một khung
vuông bên phải để cho chúng ta lựa chọn effect mong muốn hoặc click vào icon
ở hình dưới.
Điều thú vị ở đây chính là khi bạn đã chọn được effect bản thân muốn dùng thì
photoshop sẽ tự tạo một adjustment layer tách biệt hoàn toàn nhưng tiếc là
effect đấy sẽ được áp lên toàn bộ các layer bên dưới. Bạn hoàn toàn có thể tránh
điều này bằng cách tương tự như Cliping Mask, đó là dùng tổ hợp phím Option/
Alt + Click vào giữa Adjustment layer và layer bạn muốn áp effect lên
(Adjustment layer phải nằm trên layer bạn muốn áp). Như vậy thì effect đó sẽ
chỉ có thể áp dụng được trên layer đã được chọn mà thôi.
6/ Layer sắp xếp lộn xộn
Là người sử dụng photoshop thường xuyên thì việc chúng ta sắp xếp các layer
một cách có tổ chức, hợp lý là điều rất quan trọng. Nếu như bạn đã khắc phục
được điều 1 ở trên thì đây sẽ là điều tiếp theo mà bạn nên biết. Có thể lúc đầu
bạn sẽ thấy rằng việc edit tên, màu cho từng layer là mất thời gian nhưng hãy tin
tôi đi, nếu như bạn đang làm một sản phẩm tương đối dông dài và phức tạp thì
việc đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khối thời gian đấy. Ngoài ra, khi bạn
giao file thiết kế cho khách hàng hoặc các thành viên khác trong nhóm, công ty
thì việc bạn sắp xếp rõ ràng, đặt tên cho từng layer hoặc group sẽ tạo sự thuận
tiện cho họ hơn và bạn sẽ trông chuyên nghiệp hơn nữa.
7/ Không dùng Smart Filter
Smart Filter khác với Filter bình thường ở chổ đó là Smart Filter cho phép bạn
có thể ẩn hoặc hiện effect đã chọn, ngoài ra còn có thể tùy chỉnh các chi tiết bên
trong effect đấy và áp blend mode còn Filter bình thường thì hoàn toàn không
được. Điều này khá là giống so với dùng Adjustment layer nhỉ?
8/ Di chuyển tầm nhìn trong vùng làm việc
Để di chuyển tầm nhìn trong vùng làm việc, nhiều người vẫn sử dụng 2 thanh
trượt thay vì dùng Hand tool hoặc nút Space bar. Điều này khá bất tiện và gây
mất nhiều thời gian khi làm việc trên photoshop. Tôi sẽ liệt kê một số hot key
để cho các bạn chưa biết có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển tầm nhìn lên
xuống, qua lại dễ dàng và thoải mái hơn.
o Space – Hand tool
o Z + kéo chuột qua trái, qua phải – Zoom in and out
o Giữ nút H + click – Tầm nhìn tổng quát
o Cmd/Control + 0 – Fit to Screen
o Cmd/Control + 1 – Về lại zoom 100%
9/ Không dùng Adobe Bridge
Adobe Bridge đã có mặt từ Photoshop CS2. Đây là một phần mềm hổ trợ cho
các sản phẩm khác của Adobe trong việc quản lý file. Nếu bạn quen dùng
Bridge thì bạn sẽ thấy được sự tiện lợi của chúng, bạn sẽ không phải mất nhiều
thời gian để tìm file thiết kế từ năm nảo năm nao nữa. Ngoài ra, Bridge còn có
chức năng so sánh giữa 2 hình với nhau, focus vào bất kỳ chi tiết nào trong
hình.
10/ Không save file liên tục
Còn gì tệ hơn khi đang vừa sắp sửa hoàn thành thì phần mềm bị crash (nhất là
xài bản lậu) hoặc bị mất điện, “màn hình xanh” ? Để tránh dẫn đến tình trạng ức
chế trên và phải làm lại từ đầu thì bạn hãy luôn nhớ bấm save file liên tục nhé.
Tổ hợp phím cmd/ ctrl + S chỉ tốn khoảng 1 giây mà thôi.
Những nguyên tắc cơ bản và chung nhất trong thiết kế
Hiện nay mọi người thường quan tâm tới việc làm sao sử dụng photoshop cho
tốt, hơn là nắm vững những nguyên lý cơ bản của thiết kế, trong khi đây chính
là những kiến thức rất hữu ích và thú vị.
Những nguyên tắc cơ bản chi phối diện mạo của 1 trang thiết kế. Chúng có thể
không tương tác qua lại lẫn nhau và cũng có thể trùng lặp với nhau trong 1 số
trường hợp. Những lý thuyết cơ bản ấy không bao giờ thay đổi. Chúng là lớp
keo kết nối các xu hướng, phong cách thiết kế.
Các nguyên tắc của thiết kế có thể được hiểu như những gì chúng ta cần làm để
thực hiện các yếu tố của thiết kế. Xác định được các nguyên tắc của
thiết kế chính là cách mà chúng ta thành công trong việc tạo ra một tác phẩm
nghệ thuật.
Các nguyên tắc cơ bản và chung nhất trong thiết kế:
1. Cân bằng
Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu thiết kế. Sự
cân bằngtrong thiết kế tương tự như sự cân bằng trực quan vật lý. Có 2 loại cân
bằng là: Cân bằng đối xứng và Cân bằng bất đối xứng.
Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng … được
sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang. Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những
gì được sắp xếp trong 1 bố cục.
Cân bằng bất đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng.Khi tất cả các yếu tố
được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau.
Nguyên tắc cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu
là thiết kế logo.
2. Sự nhắc lại
Là sự sắp xếp lặp đi lặp lại một hoặc vài đối tượng một cách có nhịp điệu
(giống như chơi nhạc, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhiều lúc ít) – Thường thấy
trong các thiết kế sử dụng hoa văn họa tiết lặp đi lặp lại.
Sự lặp lại kèm theo thay đổi sẽ tạo vẻ thú vị hơn là sự lặp lại đơn giản không
thay đổi.
5 hình vuông ở trên giống nhau, không tạo ra điểm nhấn hay sự thu hút.
Với sự thay đổi kèm theo, mặc dù vẫn là 5 hình vuông tương tự nhau nhưng nó
tạo ra sự khác biệt và thú vị khi nhìn vào. Mỗi hình vuông trên đều khiến người
nhìn phải dành thời gian xem xét.
Như vậy, nếu muốn tạo sự thú vị cho tác phẩm bằng yếu tố lặp lại, chúng ta nên
thêm vào các thay đổi thích hợp.
3.Tương phản
Tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1 mẫu thiết kế. Sự tương phản
thể hiện bằng sự đối lập của các đối tượng cạnh nhau, là sự so sánh giữa các đối
tượng có sự tương phản về: màu sắc (nóng – lạnh), hình khối (to-nhỏ, méo-tròn,
thẳng-zic zắc, đặc-rỗng), chất liệu (nhẵn-xù xì…), nhịp điệu (nhanh-chậm,
ngắn-dài). Sự tương phản tạo cảm giác thích thú và năng động cho hình vẽ.
3. Nhấn mạnh
Là yếu tố nào tập trung người xem nhất. Nếu tất cả các yếu tố bằng nhau thì
thiết kế ấy không có sự nhấn mạnh. Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần
được nhấn mạnh. Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố 1 cách hợp lý.
Sự nhấn mạnh hoặc tương phản làm cho mẫu thiết kế trở nên sinh động. Nhấn
mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất có
lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về hình khối, chất liệu, nhịp điệu làm nên ưu
thế của 1 chi tiết so với tổng thể.
4. Hài hoà
Sự hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo. Nó là sự cân
bằng phù hợp của tất cả các yếu tố, nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những
phần còn lại và tất cả sự kết hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất. Một
bức tranh mang tính hài hòa là bức tranh đáp ứng đủ các yếu tố trực quan như
màu sắc hay độ tương phản.
5. Đơn giản
Thiết kế đơn giản ẩn chứa nhiều điều hơn bạn tưởng. Thoạt nhìn vào iPhone với
vẻ ngoài đơn giản và nhã nhặn, ít ai nghĩ người ta đã bỏ một khối lượng chất
xám khổng lồ vào công đoạn sáng tạo. Thực ra điều đó không quan trọng, người
dùng chỉ cần biết rằng iPhone luôn phục vụ những nhu cầu thiết yếu của họ.
Đơn giản ở đây không giống việc vụng về phô bày mọi thứ mà là tập trung, đảm
bảo người dùng có thể hiểu được sản phẩm một cách dễ dàng và hạn chế tối đa
những chi tiết gây xao lãng.
Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cần được ghi nhớ và áp dụng, đi kèm với suy
nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ hoặc họa sỹ thiết kế (designer). Cùng với sự
sáng tạo của mình kết hợp với những nguyên tắc trong thiết kế nói trên, chắc
chắn các bạn sẽ đưa đồ họa thiết kế của VN phát triển lên tầm quốc tế.