12 Sai lầm cần tránh khi thiết kế trang web

Hiện nay trên thếgiới có hàng chục triệu trang web. Đây chính là một thách thức đối với các doanh nghiệp muốn xây dựng trang web nhưmột công cụquảng bá cho nhãn hiệu, sản phẩm hay dịch vụcủa mình. Bởi lẽ, khách hàng có quá nhiều chọn lựa và họsẵn sang quay lưng với những trang web không cung cấp được những thông tin hay giải pháp mà họmong đợi

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 12 Sai lầm cần tránh khi thiết kế trang web, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 Sai lầm cần tránh khi thiết kế trang web Hiện nay trên thế giới có hàng chục triệu trang web. Đây chính là một thách thức đối với các doanh nghiệp muốn xây dựng trang web như một công cụ quảng bá cho nhãn hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của mình. Bởi lẽ, khách hàng có quá nhiều chọn lựa và họ sẵn sang quay lưng với những trang web không cung cấp được những thông tin hay giải pháp mà họ mong đợi… Những sai lầm trong thiết kế trang web sẽ tạo ra một tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Những trang web như vậy, nhẹ sẽ làm cho khách hàng khó chịu, nặng thì một chuyên gia huấn luyện tiếp thị “ ngầm” và tiếp thị dành cho các doanh nghiệp nhỏ, chủ nhân của Công ty More Sales – More Profits, các doanh nghiệp nên tránh những sai lầm sau đây khi thiết kế trang web. 1. Thiếu sự tập trung. Có rất nhiều trang web khiến cho khách hàng khi ghé thăm phải tự hỏi không biết trang web muốn nói gì. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải làm cho trang chủ của mình chuyển tải đến khách hàng một cách rõ ràng: ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và kích thích họ khám phá vào trang kế tiếp. 2. Quá nhiều chữ. Một trang web có nhiều chữ không phải là không tốt, nhưng nên tránh viết các đoạn văn quá dài. Cần phải để cho đôi mắt nghỉ ngơi khi họ “dạo” qua trang web của doanh nghiệp.Đọc văn bản trên máy tính bao giờ cũng khó khăn hơn đọc văn bản in bên ngoài. Nên viết các đoạn văn ngắn, tập trung vào một ý, có nội dung cụ thể kết hợp với việc sử dụng các câu tiêu đề, tiểu mục, các dấu đầu câu và các con số (bullets and numbers). Có thể chèn vào văn bản một số ít hình ảnh và biểu đồ nhưng phải chừa các khoảng trống thích hợp. 3. Khó nhìn. Không nên sử dụng kiểu chữ màu đậm trên nền màu đậm hay kiểu chữ màu nhạt trên nền màu nhạt, hoặc chữ quá nhỏ. Đây là những nguyên nhân làm cho khách hàng khó đọc trang web và họ sẽ dễ bỏ đi. 4. Nhiều “thủ tục” rườm rà, phức tạp. Ngay cả khi doanh nghiệp đã có một trang web tốt về nội dung và hình thức, nhưng nếu khách hàng buộc phải trải qua quá nhiều khâu, thủ tục như phải xem các đoạn phim quảng cáo, các trang web phụ có nội dung chào hàng, các thông báo…mới đến được trang chủ để đọc những thông tin mà họ cần thì họ sẽ dễ nản chí và chuyển sang trang web khác. 5. Quảng cáo quá “phô”. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn xây dựng trang web nhằm chuyển những khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thực sự. Nhưng không nên vì thế mà doanh nghiệp lại quảng cáo theo kiểu dội bom ngay từ đầu khi khách hàng vừa mới “đáp” xuống trang web của mình. Điều này sẽ gây ra tác dụng ngược. Khách hàng cần các thông tin, giải pháp hữu ích và có giá trị và họ có ấn tượng tốt với doanh nghiệp cũng vì những yếu tố này chứ không phải các mẫu quảng cáo. 6. Trang web khó truy cập. Nếu doanh nghiệp sử dụng các quảng cáo kết nối từ những trang web khác hay các trang web tìm kiếm thì phải bảo đảm rằng khách hàng chỉ cần “click chuột” vào đường dẫn quảng cáo là có thể đến ngay với trang web mà họ cần tìm. Tương tự, khi truy cập trực tiếp đến trang web của doanh nghiệp, khách hàng cũng không muốn chờ đợi lâu hoặc được thông báo một câu “page not found” ( không tìm thấy trang web này!). 7. Hình ảnh và biểu đồ không phù hợp. Các hình ảnh và biểu đồ có thể giúp làm mạnh phần nội dung bằng văn bản. Nhưng không nên lạm dụng những hình ảnh và biểu đồ tránh trường hợp “chữ” và “hình” không “hòa thuận” nhau. 8. Thông tin không cập nhập. Đây là một thể hiện rõ ràng nhất về tính không chuyên nghiệp. 9. Khách hàng phải nhấp chuột quá nhiều khi muốn chuyển đến một trang phụ. Trong thời đại Internet, khách hàng có khuynh hướng mất dần sự kiên nhẫn và lúc nào cũng vội vã vì nhiều áp lực khác nhau. Sự chờ đợi trực tuyến lại thường có vẻ “dài” hơn nhiều so với sự chờ đợi ngoại tuyến, Nếu bắt khách hàng phải nhấp chuột quá nhiều mới đến được trang phụ họ cần đọc thông tin hay xử lý công việc (như đặt hàng, đăng ký thành viên…), doanh nghiệp sẽ bị mất rất nhiều khách hàng tiềm năng. 10. Thiếu thông tin liên lạc. Đây cũng là một sai lầm khá phổ biến. Có rất nhiều trang web thiếu số điện thoai để khách hàng có thể liên lạc trực tiếp khi cần thiết. Phạm vi hoạt động của trang web là trực tuyến nhưng điều đó không có nghĩa khách hàng chỉ muốn liên lạc với doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến. 11. Các mẫu biểu quá dài, quá phức tạp. Phần lớn các mẫu đơn, mẫu đăng ký trên Internet quá dài. Nên hạn chế đưa ra những câu hỏi thật sự không cần thiết và không nên xác định một số câu trả lời là bắt buộc (mandatory) khi điều này không phải thật sự như vậy. 12. Không có chính sách bảo mật thông tin cá nhân. Trong bối cảnh ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những bức thư “rác”, khách hàng chỉ muốn cung cấp những thông tin cá nhân như địa chỉ thư điện tử của họ cho doanh nghiệp nếu họ cảm thấy yêu cầu khách hàng cung cấp địa chỉ thư điện tử, nên kèm theo những câu cam kết rằng doanh nghiệp sẽ không tiết lộ nó cho bất cứ ai (và phải làm đúng cam kết này). Mục đích chính của khách hàng khi ghé thăm trang web của doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, tức phần nội dung. Nhưng phần hình thức và việc sử dụng dễ dàng cũng là những yếu tố quan trọng khác giữ họ lại với trang web. Nếu khách hàng có một trang web, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để chuyển họ từ vị trí của những khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thật sự.
Tài liệu liên quan