16 câu hỏi ôn tập Kinh tế vĩ mô

Câu 1. Trình bày các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong quản lý vi mô. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt tối đa và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn được tối đa nhu cầu thị trường và xã hội về hàng hóa dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Có thể phân loại doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau: - theo ngành kinh tế kỹ thuật ta có doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, doanh nghiệp thương nghiệp, doanh nghiệp vận tải, kinh doanh du lịch, kinh doanh tiền tệ - theo phân cấp quản lý ta có doanh nghiệp do trung ương quản lý và doanh nghiệp do địa phương quản lý, - theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, ta có đa hình thức tổ chức kinh doanh: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp công ty hợp doanh, doanh nghiệp tập thể - theo quy mô sản xuất kinh doanh ta có doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. - theo trình độ kỹ thuật có doanh nghiệp sử dụng lao động thủ công, doanh nghiệp nửa cơ khí, có khí hóa và tự động hóa

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 16 câu hỏi ôn tập Kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh te vĩ mô Câu 1. Trình bày các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong quản lý vi mô. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt tối đa và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn được tối đa nhu cầu thị trường và xã hội về hàng hóa dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Có thể phân loại doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau: - theo ngành kinh tế kỹ thuật ta có doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, doanh nghiệp thương nghiệp, doanh nghiệp vận tải, kinh doanh du lịch, kinh doanh tiền tệ… - theo phân cấp quản lý ta có doanh nghiệp do trung ương quản lý và doanh nghiệp do địa phương quản lý, - theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, ta có đa hình thức tổ chức kinh doanh: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp công ty hợp doanh, doanh nghiệp tập thể… - theo quy mô sản xuất kinh doanh ta có doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. - theo trình độ kỹ thuật có doanh nghiệp sử dụng lao động thủ công, doanh nghiệp nửa cơ khí, có khí hóa và tự động hóa Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, xã hội của từng loại doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất của cải vật chất quá trình kinh doanh được gọi là quá trình sản xuất – kinh doanh, đó là quá trình bao gồm từ việc đầu tiên là nghiên cứu. Xác định nhu cầu thị trường hàng hóa dịch vụ đến việc cuối cùng là tổ chức tiêu thụ hàng hóa và tiền về cho doanh nghiệp. Chu kỳ kinh doanh phụ thuộc vào quá trình kinh doanh. Trong chu kỳ kinh doanh, thời gian sản xuất hàng hóa dịch vụ thì thời gian công nghệ có vị trí quyết định. Muốn giảm chu kỳ kinh doanh cần áp dụng nhiều biện pháp để đẩy nhanh quá trình kinh doanh, trong đó phải hết sức coi trọng các biện pháp về kinh tế, tổ chức kỹ thuật công nghệ và quản lý. Điều quan trọng ở đây là các doanh nghiệp muốn đề ra các biện pháp để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh cần phải giải quyết được những vấn đề kinh tế cơ bản, những hoạt động này có tính quy luật và xu hướng vận động của các hoạt động kinh tế vi mô trong doanh nghiệp của mình. Thực tế phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới và Việt Nam đều cho thấy muốn phát triển một doanh nghiệp đều phải giải quyết được 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Quyết định sản xuất cái gì? Quyết định sản xuất như thế nào và Quyết định sản xuất cho ai. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp - Vốn từ ngân sách nhà nước - vốn tự tích lũy - Vốn huy động từ trái phiếu - Vốn huy động từ trái phiếu - Vốn huy động từ kỳ phiếu - Vốn vay các tổ chức tín dụng tài chính ngân hàng - vốn vay từ các cá nhân, người lao động Đối với các công ty cổ phần có thể có các hình thức huy động vốn khác như là vốn cổ đông, vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng tài chính ngân hàng, phát hành cổ phiếu, tín phiếu Các công ty trách nhiệm hữu hạn thường có hình thức huy động vốn chủ yếu là vốn vay. Dù các doanh nghiệp trong nền kinh tế vi mô có các hình thức huy động vốn vay như thế nào thì điều quan trọng là các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những mô hình kinh tế phù hợp nhất để khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị trường. Sự can thiệp của Nhà nước là đòi hỏi tất yếu để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Có thể kết luận rằng nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách quan vừa coi trọng các nhân tố chủ quan. Đó là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế các nước trên thế giới hiện nay. Nó có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế, một doanh nghiệp. Mô hình kinh tế tương lai của chúng ta là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một mô hình kinh tế vừa tôn trọng vai trò khách quan với những ưu điểm của kinh tế thị trường vừa phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để khắc phục khuyết tật của nền kinh tế thị trường Câu 2. Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập đối với nhà nước trong việc hoạch định chính sách. Vì sao nói: Khi Chính phủ muốn tăng thu ngân sách bằng thuế thì nên đánh thuế vào những hàng hóa có cầu không co giãn? Minh họa bằng đồ thị. Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Như vậy khi nói đến cầu chúng ta phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đó. Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn. Lượng cầu là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy chúng ta nhận thấy cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Chúng ta có thể hiểu rõ hoạt động của thị trường chúng ta nghiên cứu hành vi của từng cá nhân riêng lẻ. Ví dụ như sinh viên A, trong năm học này anh ta phải hoàn thành tiểu luận môn triết học và theo quy định bài tiểu luận phải được đánh máy. Như vậy anh sinh viên A sẽ có ý muốn thuê đánh máy bài tiểu luận của mình. Tất nhiên chúng ta chưa thể nói gì về cầu của anh ta đối với dịch vụ đánh máy. Cầu chỉ tồn tại nếu ai đó sẵn sàng và có khả năng trả tiền thuê đánh máy. Điều này chỉ phụ thuộc 2 yếu tố: - lượng tiền anh sinh viên có - giá đánh máy trên thị trường. Như vậy, cách ứng xử của anh sinh viên A sẽ khác nhau khi giá đánh máy trên thị trường thay đổi. Nếu giá đánh máy thấp thì anh sinh viên A có thể thuê đánh máy nhiều hơn và nếu giá cao anh thuê đánh máy ít hơn. Qua đây, có thể đưa ra định nghĩa về Luật cầu. Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm xuống. Tại sao giá cao hơn lại dẫn đến lượng cầu giảm? Đó là vì mỗi một hàng hóa có thể được thay đổi bởi các hàng hóa khác. Khi giá của hàng hóa nào đó cao lên người ta sẽ tìm cách mua các hàng hóa khác thay thế khác để sử dụng. Thí dụ khi giá thịt đắt lên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt đi và mua trứng, cá, đậu để thay thế cho thịt. Các yếu tố xác định và hàm số của cầu - Thu nhập của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hóa hơn và ngược lại. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức thay đổi của cầu sẽ khác nhau. Mặc dù sự tăng lên của thu nhập dẫn đến sự tăng cầu đối với hầu hết các hàng hóa, nó không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả các loại hàng hóa. Nhưng hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là các hàng hóa thông thường. Còn các hàng hóa mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là thứ cấp (sắn, ngô…) khi thu nhập cao lên người tiêu dùng mua nhiều thịt, cá, bánh mì và mua ít ngô, khoai, sắn…đi. - Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa. Nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan. Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác. Thí dụ cà phê và chè là hai loại hàng hóa thay thế. Khi giá của một loại hàng đổi thì cầu đối với loại hàng hóa kia cũng thay đổi. Cụ thể khi giá cà phê tăng lên thì cầu đối với chè sẽ tăng lên - Dân số: So sánh cầu của Trung Quốc đối với gạo và cầu của Việt Nam. Trung Quốc là một nước lớn có dân số hơn 1tỷ người. Việt Nam nhỏ hơn với dân số hơn 80 triệu người. Rõ ràng là ở mỗi mức giá lượng cầu đối với gạo ở Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với lượng cầu ở Việt Nam. - Thị hiếu: có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng; thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. - Các kỳ vọng: Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại…Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, về thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng…đều tác động đến cầu với hàng hóa. Việc nghiên cứu độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập đối với nhà nước trong việc hoạch định chính sách được thể hiện ở việc khi đưa ra chính sách thuế, Chính phủ rất muốn biết cung cầu sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của giá cả và thu nhập. Sự co giãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả hàng hóa đó, thu nhập hoặc giá cả hàng hóa khác) với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Khi Chính phủ tăng thuế vào mặt hàng nhạy cảm (tức là cầu có độ co giãn lớn hay cầu co giãn hoàn toàn) tức là khi có sự thay đổi nhỏ về giá cũng khiến cho cầu về mặt hàng đó thay đổi lớn. Có thể minh họa bằng đồ thị (hình vẽ 1) Khi CP tăng thuế vào mặt hàng có cầu không co giãn (tức là người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận mua mặt hàng đó với 1 lượng nhất định khi giá tăng (thường là những mặt hàng thiết yếu ví dụ như gạo, điện, nước, thuốc…) Lúc này cầu hoàn toàn không co giãn hoặc co giãn ít (Người tiêu dùng bắt buộc mua 1 lượng Q0 dù ở P1 hay P2 (hình vẽ 2) Có thể thấy được các nhân tố quyết định độ co dãn. Nhân tố đầu tiên phải kể đến là giá. Khi nghiên cứu nhân tố này chúng ta cần xem xét ý nghĩa của sự thay đổi giá cả đối với thu nhập của người tiêu dùng.Nếu như giá cả rất cao so với thu nhập thì sự thay đổi đó rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách của người tiêu dùng dù chỉ thay đổi một tỷ lệ nhỏ. thời gian cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới độ co giãn của cầu. Trong thời gian ngắn, người ta không dễ dàng thay thế sản phẩm đang quen tiêu dùng. Ví dụ khi giá xăng tăng, người ta không dễ gì thay ngay ôtô dùng xăng bằng ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời. Câu 3. Trình bày các loại thị trường hàng hóa và phương thức ứng xử trong quản lý vi mô? Khi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế phân loại thị trường như sau: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn. Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản: - Số lượng người bán và người mua: Đây là tiêu thức rất quan trọng xác định cấu trúc thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền có rất nhiều người bán và người mua. Mỗi người trong số họ chỉ bán (hoặc mua) một phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường. - Loại sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồng nhất, trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau. - Sức mạnh thị trường của người bán và người mua. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua đều không có ảnh hưởng gì đến giá thị trường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. - Các trở ngại gia nhập thị trường: trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại, trong thị trường độc quyền bán (mua) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường. - Hình thức cạnh tranh phi giá: Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh tranh phi giá. Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc quyền tập đoàn, các nhà sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm. Các nhà độc quyền cũng quảng cáo để thu hút thêm khách hàng Phương thức ứng xử trong quản lý vi mô: - Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có nhiều người mua và người bán độc lập với nhau. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có nhiều người mua và nhiều người bán mà mỗi người trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác. Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất cả người mua và người bán đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm năng, biết tất cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi, biết tất cả giá người bán đòi và giá người mua trả. Mọi người có liên hệ mật thiết với nhau và sự thông tin giữa họ là liên tục. - Trong thị trường độc quyền, và là người sản xuất duy nhất đối với một loại sản phẩm, nhà độc quyền bán có vị trí độc nhất trên thị trường. Nhà độc quyền bán có sự kiểm soát toàn diện đối với số lượng sản phẩm đưa ra bán. Nhưng điều này không có nghĩa là nó muốn đặt giá cao bao nhiêu cũng được vì mục đích của nó là tối đa hóa lợi nhuận. Đặt giá cao sẽ có ít người mua và lợi nhuận thu được sẽ ít hơn. Đối với độc quyền mua thì khi thị trường có một hoặc một số người mua thì người mua có sức mạnh độc quyền mua. Đó là khả năng thay đổi giá của hàng hóa. Nó cho phép người mua có thể mua hàng ở mức giá thấp hơn giá thịnh hành trong thị trường cạnh tranh. - Phương thức ứng xử trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thể hiện ở 2 phương diện là cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn Cạnh tranh độc quyền có nhiều ngành trong đó các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì lý do này hoặc lý do khác, người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi doanh nghiệp khác với của các doanh nghiệp khác. Sự khác nhau của sản phẩm là do người tiêu dùng nghĩ ra, có thể đúng hoặc không đúng. So sánh thị trường cạnh tranh độc quyền với thị trường cạnh tranh hoàn hảo ta thấy trong thị trường cạnh tranh độc quyền giá cân bằng cao hơn chi phí cận biên. Điều này nghĩa là giá trị của những đơn vị hàng hóa bổ sung đối với người tiêu dùng cao hơn chi phí để sản xuất ra chúng. Ngoài ra, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền hoạt động với công suất thừa, nghĩa là mức sản lượng của nó nhỏ hơn mức sản lượng thiếu hóa chi phí bình quân. Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống hoặc khác nhau. Trong thị trường này chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng. Trong một số thị trường độc quyền tập đoàn hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn vì có các hàng rào gia nhập làm cho các doanh nghiệp mới không thể hoặc khó mà gia nhập được vào thị trường. Quản lý một doanh nghiệp độc quyền tập đoàn là rất phức tạp vì quyết định về giá, sản lượng, quảng cáo và đầu tư bao gồm nhiều cân nhắc chiến lược quan trọng. Vì chỉ có một số doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nên mỗi doanh nghiệp phải cân nhắn cẩn thận xem các hành động của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp đối thủ và các đối thủ sẽ phản ứng thế nào. Khi ra quyết định mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc phản ứng của các đối thủ, biết rằng các đối thủ này không cân nhắc phản ứng của doanh nghiệp đối với các quyết định của họ. Khi những người quản lý của doanh nghiệp đánh giá các kết quả tiềm năng của các quyết định của mình, họ phải giả định rằng các đối thủ cũng là những người hợp lý và thông minh như họ. Họ phải đặt mình vào vị trí của các đối thủ và cân nhắc xem sẽ phản ứng như thế nào. Câu 4. Phân tích những thất bại của thị trường? Phương pháp khắc phục của Chính phủ Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ có tính hiệu quả. Bởi lẽ ở đó bảo đảm chi phí biên cho việc sản xuất mọi mặt hàng đúng bằng lợi ích biên của nó đối với người tiêu dùng. Nhưng cần nhấn mạnh rằng nền kinh tế thị trường không phải là nền kinh tế hoàn toàn tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại và những trục trặc mà con người không mong muốn, phải hạn chế tác hại của nó, phát huy tính ưu việt của nó cao hơn. Sự trục trặc hay là những thất bại của thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huống, trong đó điểm cân bằng trên các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ hiệu quả. Nói một cách khác ngăn cản bàn tay vô hình được phân bổ các nguồn lực có hiệu quả. Sự thất bại của thị trường thể hiện trên các khía cạnh: - Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản xuất của các hãng theo hướng tiêu chuẩn chi phí cận biên bằng giá cả và do vậy cũng bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng. Trong các ngành cạnh tranh không hoàn hảo các nhà sản xuất đặt chi phí biên bằng doanh thu biên. Trong khi người tiêu dùng lại cân bằng giá cả với những lợi ích biên thu được từ đơn vị cuối cùng. Vì vậy, nói chung lợi ích biên sẽ vượt qua chi phí biên. Các ngành này có xu hướng thu hẹp sản xuất, trong lúc mở rộng sản xuất có lợi cho người tiêu dùng cho xã hội. Cạnh tranh không hoàn hảo là nguồn sinh ra trục trặc của thị trường vì trạng thái cân bằng của thị trường không còn là trạng thái hiệu quả nữa. - Ảnh hưởng của các ngoại ứng. Một ngoại ứng xuất hiện khi nào một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá thị trường. Y tế, giáo dục, giao thông công cộng cũng là những thí dụ điển hình về các ngành đem lại lợi ích ngoại ứng. Một người tiêu dùng phòng bệnh lao, lợi ích không chỉ bản thân người đó được hưởng mà những người xung quanh cũng được hưởng. Vì không bị lây bệnh. Một hệ thống giao thông công cộng thông suốt, an toàn không phải chỉ đem lại lợi ích cho người thường đi xe công cộng, mà có lợi với người đi xe riêng, vì đã góp phần tránh ùn tắc giao thông, tai nạn và ô nhiễm. - Việc cung cấp các sản xuất công cộng. Hàng công cộng (sản phẩm công cộng) là loại hàng hóa mà ngay cả khi một người dùng thì người khác vẫn có thể dùng được. Nói một cách khác, là với sản phẩm công cộng mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi ích do các sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm thiểu khả năng hưởng thụ của người khác. Nếu để các cá nhân riêng lẻ đảm nhận cung cấp các sản phẩm công cộng nói trên sẽ xảy ra tình trạng cung ứng với số lượng không đầy đủ hoặc không được cung ứng. Ở đây sẽ xuất hiện những “kẻ ăn không” là những người được tiêu dùng hàng hóa mà không phải thanh toán. Bởi lẽ từng cá nhân sẽ xuất phát từ lợi ích hẹp hòi của mình mà chờ đợi người khác đóng góp. -Việc bảo đảm sự công bằng xã hội. Công bằng gắn liền với sự phân phối thu nhập, với mục tiêu nhằm làm cho mỗi thành viên trong xã hội có mức thỏa dụng hợp lý. Thị trường tự do cạnh tranh tất yếu dẫn tới sự phân hóa theo khu vực, theo thu nhập cũng như theo giới tính, chủng tộc giữa người hoạt động kinh tế giống nhau, gây nên những bất bình đẳng. - Khả năng bảo đảm sự phát triển của các thị trường (có kỳ hạn, giao sau) thị trường bất trắc, bảo hiểm. Tính bất trắc, rủi ro là một đặc điểm quan trọng gắn liền với đời sống kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường. Các hình thức bảo hiểm phát huy tác dụng bằng cách góp chung những rủi ro bằng cách dàn trải bất kỳ sự rủi ro còn dư nào cho một số lượng người đông đảo với lệ phí nhỏ có thể chịu đựng được. Ở Việt Nam sau 10 năm đổi mới chúng ta đã vừa coi trọng việc hình thành thị trường và các yếu tố thị trường, vừa coi trọng vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Song thị trường ở Việt Nam mới hình thành, còn sơ khai, hiệu lực quản lý vĩ mô còn hạn chế nên những trục trặc của thị trường đã xuất hiện, những tiêu cực như hàng giả, buôn lậu, tham nhũng, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, phân hóa giàu nghèo đang diễn ra…Thực tế đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực hiện đồng bộ có công cụ quản lý vĩ mô để tăng cường vai trò quản lý của Chính phủ trong thời kỳ đổi mới. Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường. Chính phủ thực hiện các chức năng kinh tế chủ yếu sau: - Xây dựng pháp luật các quy định và quy chế điều tiết. - Ổn định và cải thiện các hoạt động nền kinh tế - Tác động đến việc phân bố các nguồn lực - Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng. Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập nhằm đảm bả