16 Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật
Đề thi số 1
Câu 1: Chức năng kinh tế của nhà nước ta trong tiến trình đổi mới đất nước, hội
nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền:
a) Nêu khái niệm chức năng kinh tế, nêu các hình thức, phương pháp thực hiện
chức năng kinh tế của nhà nước ta.
b) Trình bày nội dung chức năng kinh tế của nhà nước ta.
Câu 2: Trình bày vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, liên hệ vào pháp luật của
nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay (trình bày lý luận và dẫn chứng minh họa vào
lĩnh vực pháp luật kinh doanh hoặc lĩnh vực pháp luật vào các vấn đề xã hội).
Câu 3: Nêu và cho dẫn chứng minh họa về mối quan hệ giữa pháp luật với tập
quán ở nước ta. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải pháp tình
thế do chưa có đầy đủ các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của mình về ý
kiến trên.
6 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu 16 Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật
Đề thi số 1
Câu 1: Chức năng kinh tế của nhà nước ta trong tiến trình đổi mới đất nước, hội
nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền:
a) Nêu khái niệm chức năng kinh tế, nêu các hình thức, phương pháp thực hiện
chức năng kinh tế của nhà nước ta.
b) Trình bày nội dung chức năng kinh tế của nhà nước ta.
Câu 2: Trình bày vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, liên hệ vào pháp luật của
nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay (trình bày lý luận và dẫn chứng minh họa vào
lĩnh vực pháp luật kinh doanh hoặc lĩnh vực pháp luật vào các vấn đề xã hội).
Câu 3: Nêu và cho dẫn chứng minh họa về mối quan hệ giữa pháp luật với tập
quán ở nước ta. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải pháp tình
thế do chưa có đầy đủ các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của mình về ý
kiến trên.
Đề thi số 2:
Câu 1: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
BMNN Cộng hòa XHCNVN. Câu 2: Phân tích các xu hướng phát triển cơ bản của
pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập xây dựng nhà nước pháp
quyền (nêu dẫn chứng minh họa qua một số quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật).
Câu 3: Phân tích (có liên hệ thực tế) sự tác động biện chứng giữa pháp luật và đạo
đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay.
Đề số 3:
Câu 1: Phân tích chức năng kinh tế của nhà nước cộng hòa XHCNVN trong giai
đoạn hiện nay (nội dung, vị trí, thực trạng và phương hướng, giải pháp tăng cường
hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện chức năng kinh tế).
Câu 2: Phân tích (nêu ví dụ minh họa) mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và hoạt
động áp dụng pháp luật.
Câu 3: Phân tích và cho ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải
pháp tình thế do chưa có đầy đủ các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của
mình về ý kiến trên.
Đề số 4:
Câu 1: (4 Điểm)
Hoạt động thanh tra được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Phân tích nội
dung và ý nghĩa của nguyên tắc: "Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện,
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân làm công tác thanh
tra". Các giải pháp để đảm bảo nguyên tắc này trên thực tế.
Câu 2 (3 Điểm)
Phân tích nội dung chủ yếu về quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra hiện
nay. Những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động
thanh tra hiện nay?
Câu 3: (3 Điểm)
Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Đề số 5
Câu 1. Nêu ý thức pháp luật và tác động của nó đối với pháp luật?
Câu 2. Vị trí, vai trò của thanh tra chuyên ngành?
Câu 3. Nêu những nguyên tắc của hoạt động thanh tra? Phân tích nguyên tắc đảm
bảo việc xử lý đối với việc vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân thanh tra?
Đề 6
Câu 1 (4 điểm)
Trình bày mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát? Anh (chị)
có nhận xét gì về hoạt động thanh tra hiện nay.
Câu 2 (2 điểm)
Trả lời ĐÚNG/SAI, giải thích:
a) Chỉ có thanh tra viên mới được thực hiện hoạt động thanh tra;
b) Có thể niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra trong mọi giai đoạn của hoạt
động thanh tra.
Câu 3 (3 điểm)
Cho một ví dụ và phân tích mối quan hệ của công cụ thanh tra? Trong các công cụ
thanh tra, công cụ nào là quan trọng nhất? Vì sao.
ĐỀ SỐ 7
Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao khẳng định như vậy?
Ở nhà nước tư sản có chính thể cộng hoà tổng thống:
a) Trong bộ máy nhà nước vừa có chứng vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng ,
trong đó tổng thống đứng đầu nhà nước, thủ tướng đứng đầu chính phủ
b) Tổng thống do nghị viện bầu ra
c) Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật đã được quốc hội thông qua
Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao khẳng định như vậy?
a) Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có thể được phân loại
theo nhiều cách khác nhau dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau
b) Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước ở vị trí trung tâm và có vai trò đặc
biệt quan trọng
ĐỀ SỐ 8
1. Mối tuơng quan giữa tính giai cấp và tính xã hôi của nhà nứoc tư sản không thay
đổi trong các thòi kỳ phát triển của nhà nước tư sản.
2. Đảng cộng sản việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhà nứoc
cộng hòa xã hôi chủ nghĩa việt nam chỉ bằng các hình thức và phưong pháp khác
nhau.
Đề số 9:
1) chức năng của NN Chiếm hữu nô lệ.
2) khái niệm và đặc điểm của bộ máy NN XHCN
Đề số 10
1. Nêu đặc điểm của bộ máy nhà nước XHCN
2. Căn cứ để phân định các ngành luật
Đề số 11:
1. Tính chất của nhà nước chiếm hữu nô lệ
2. Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong hoạt động và tổ chức của bộ máy
nhà nước XHCN
Đề số 12:
1. Phân tích vị trí vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
2. Đặc điểm của pháp luật phong kiến
Đề 13
1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước theo quan điểm Mác-Lênin, một số quan điểm
khác ?
2. Chức năng của Nhà nước ?
3. Vi phạm pháp luật, đặc điểm của vi phạm pháp luật ?
Đề số 14:
câu 1: Nêu các cơ quan nhà nước ở việt nam hiện nay
câu 2: các văn bản quy phạm PL ở việt nam hiện nay
Đề số 15:
câu 1: phân tích mối quan hệ giữa nhà nước va pháp luật?
câu 2: phân tích chức năng kinh tế của nhà nước trong thời gian qua?lấy một số ví
dụ để chứng minh.
câu 3: phân tích câu nói:nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được?
câu 4: phân tích câu nói pháp luật tư sản chẳng qua là ý chí của giai cấp tư sản
đươc đề lên thành luật,cái ý chí mà nội dung của nó là điều kiện sinh hoạt và vật
chất của giai cấp tư sản quy định?
câu 5: phân tích bản chất cua nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà
nước của dân do dân vì dân.
Đề số 16:
1. so sánh hệ thống PL tư sản và XHCN
2. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN?
3. Một văn bản đã hết hiệu lực thì có còn giá trị sử dụng hay không?
4. Phân tích sự tiến bộ của PL tư sản so với PL PK? điểm nào là tiến bộ nhất của
PL TS?
5. các hình thức của áp dụng PL ?
6. Nêu các loại VBQPPL ở Vn và hiệu lực của nó?