Các công cụ marketing, quảng cáo chính thống đòi hỏi ngân sách
rất lớn mà các nhà khởi nghiệp thường phải suy nghĩ lại sau khi
nhìn thấy những con số dự toán ngân sách của các đại lý quảng
cáo chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm của nhiều nhà khởi nghiệp thành công trên thế giới
cho thấy trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, các doanh nghiệp cần
tận dụng tối đa mọi cơ hội để tự quảng bá thương hiệu của họ.
Có rất nhiều cách quảng bá rất hữu hiệu mà không cần phải dùng
đến những chiến lược quảng cáo rầm rộ, tốn kém và những
chương trình khuyến mãi “ngốn” nhiều thời gian.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 18 cách quảng cáo sáng tạo và ít tốn kém, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 cách quảng cáo sáng tạo và ít tốn kém
Các công cụ marketing, quảng cáo chính thống đòi hỏi ngân sách
rất lớn mà các nhà khởi nghiệp thường phải suy nghĩ lại sau khi
nhìn thấy những con số dự toán ngân sách của các đại lý quảng
cáo chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm của nhiều nhà khởi nghiệp thành công trên thế giới
cho thấy trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, các doanh nghiệp cần
tận dụng tối đa mọi cơ hội để tự quảng bá thương hiệu của họ.
Có rất nhiều cách quảng bá rất hữu hiệu mà không cần phải dùng
đến những chiến lược quảng cáo rầm rộ, tốn kém và những
chương trình khuyến mãi “ngốn” nhiều thời gian.
1. Hoá đơn bán lẻ:
Nếu chỉ cung cấp những con số lạnh lùng trong hóa đơn bán lẻ
thì cũng hơi lãng phí. Bạn có thể in kèm theo những thông tin đặc
biệt về sản phẩm, dịch vụ hay khuyến mãi trong cửa hàng hay hệ
thống cửa hàng của bạn.
2. Thời gian chờ điện thoại:
Sử dụng thời gian chờ điện thoại để trò chuyện với một người
nghe đang… bị buộc phải nghe. Thay vì cho họ nghe một điệu
nhạc vô bổ, dùng thời gian quý báu này để cung cấp thông tin
hữu ích hay thông tin khuyến mãi.
3.Hộp thư thoại:
Thay vì phí thời gian chỉ dẫn dài dòng cách thức để lại tin nhắn,
hãy nhắc người nghe ghé thăm trang web của bạn hay giới thiệu
những chương trình khuyến mãi sắp tới. Đừng ngại sử dụng
“slogan” của công ty để tăng nhận thức về thương hiệu.
4.Cách trả lời điện thoại:
Bất cứ nhân viên nào khi nhấc máy trả lời điện thoại đều phải có
thái độ thiện chí với người gọi. Nhân viên tiếp tân trả lời điện
thoại cũng như một “phó giám đốc chịu trách nhiệm tạo ấn tượng
đầu tiên cho khách hàng”. Họ phải biết trả lời những câu hỏi đơn
giản nhất hoặc biết cách chỉ dẫn khách hàng nơi có thể tìm được
thông tin cần thiết.
5.Danh thiếp:
Tận dụng tối đa hai mặt của tấm danh thiếp. Tại sao bạn chỉ in
tên, địa chỉ và số điện thoại trong khi bạn có thể kèm theo một
dòng miêu tả về công ty của bạn, thời gian làm việc trong tuần
hay những thông tin quan trọng khác.
6. Thông tin ở cuối những bức e-mail:
Cuối một bức e-mail của nhiều nhà khởi nghiệp là thông tin để
liên lạc, những điểm cốt lõi hay thông tin mới nhất về dịch vụ của
họ. Nhờ thế, khách hàng có thể tìm thông tin để liên lạc một cách
dễ dàng.
7. Thiệp mừng vào những ngày đặc biệt:
Gởi thiệp chúc mừng sinh nhật, mừng ngày 8-3, và những dạng
thiệp mừng khác. Đó là một cách rất tuyệt vời để cho khách hàng
biết là bạn quan tâm đến họ.
8.Câu lạc bộ dành cho khách hàng thường xuyên:
Nhiều nhà khởi nghiệp thành công rất tin tưởng vào “chiêu”
tưởng thưởng khách hàng thường xuyên bằng những phiếu tặng
quà và giảm giá.
9.Giao hàng:
Khi gia hàng, hãy kèm theo catalogue, tờ thông tin bán hàng hay
“coupon”, tạo mọi điều kiện để khách hàng dễ dàng mua thêm
những mặt hàng khác.
10. Tên công ty, logo:
Tìm nhiều cách để tên công ty hay thương hiệu xuất hiện ở nhiều
nơi, nhiều sự kiện. Chủ một tiệm bánh, tiệm kem có thể dán
“thương hiệu” của mình trên xe của ông ta. Bất cứ nơi nào ông ta
đến, ông ta cũng có thể quảng bá cho thương hiệu của mình.
11. Mọi nơi trong cửa hàng của bạn:
Cửa sổ, quầy thu ngân, khu vực tiếp tân, tường và mọi nơi trong
“khu vực kinh doanh” của bạn đều là những công cụ quảng cáo
tuyệt vời. Sáng tạo những biểu tượng “mini” để đặt ở quầy thu
ngân. Các cửa sổ là nơi để trưng bày hay dán những thiết kế của
bạn. Các bức tường là chỗ để treo các khung hình về các chiến
dịch quảng cáo.
12. Thông cáo báo chí:
Phải tìm hiểu giới báo đài và các phương tiện truyền thông ở địa
phương và học cách xuất hiện trên các “tít” của họ. Thường
xuyên gửi thông cáo báo chí và thông tin về sản phẩm, dịch vụ thì
cơ may chúng được xuất hiện trên một tờ báo sẽ càng cao. Và
chỉ sau một hai ngày, bạn có thể nhận được hàng chục cú điện
thoại từ những khách hàng tiềm năng.
13. Nhân viên của bạn:
Tạo điều kiện để nhân viên
có thể giải quyết những vấn
đề liên quan đến khách
hàng và khuyến khích họ
làm cho khách hàng trở lại lần nữa. Phải cho nhân viên của bạn
biết rằng công ty rất nghiêm túc trong việc phục vụ khách hàng;
dù bạn thuê họ vì lý do gì đi nữa thì nhiệm vụ của họ vẫn là mang
khách hàng trở lại.
14. Những bài báo chuyên đề:
Nhiều nhà khởi nghiệp ở Mỹ rất chịu khó học cách viết lách
những bài báo chuyên đề về lĩnh vực mà họ đang kinh doanh. Tại
sao phải làm thế? Những bài báo như thế thường thu hút hàng
ngàn độc giả và các báo lại rất “khát” những dạng bài có thông tin
và được viết lách tốt. Một cơ hội lớn để tự quảng bá chuyện làm
ăn của bạn.
15. Mạng lưới quan hệ:
Đến dự những buổi gặp gỡ của các tổ chức thương mại địa
phương hay những nhóm, hội. Nhớ mang theo thật nhiều danh
thiếp. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động ở phạm vi rộng hơn,
hãy tham dự các hội chợ và hội thảo thích hợp.
16. Tưởng thưởng những người giới thiệu khách hàng cho
bạn:
Khuyến khích khách hàng của bạn hành động như là đội ngũ bán
hàng bằng cách tạo cho họ động cơ mang lại khách hàng mới
cho bạn. Phần thưởng này có thể là một suất giảm giá, một món
quà nhỏ… Bạn có thể hỏi những khách hàng mới để biết là họ
biết đến dịch vụ của bạn từ đâu; như thế bạn có thể phát hiện ra
một khách hàng đã vô tình “sale” giúp bạn.
17. Nói chuyện trước công chúng:
Nhiều nhà khởi nghiệp thành công thường tiếp thị dịch vụ của họ
qua các cuộc hội thảo, trao đổi với khách hàng tiềm năng về
những vấn đề mà họ rất thông thạo. Nếu bạn là người giỏi ăn nói,
hãy tìm cơ hội xuất hiện trước những đối tượng thích hợp. Nhờ
thế, bạn có thể tạo cho mình vị trí của một chuyên gia trong lĩnh
vực đó.
18. Hoạt động từ thiện:
Đó là những hoạt động đầy thiện ý và giúp ích nhiều cho cộng
đồng. Bạn có thể đóng góp bằng chính sản phẩm, dịch vụ và thời
gian của mình. Đa phần những hoạt động như thế sẽ được giới
truyền thông và công chúng ghi nhận. Đây là một cách quảng bá
tốt đồng thời gieo được nhân tốt.