Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt tới mục tiêu đã địnhtrước.
Quản lý bao gồm 3 dạng:
-Quản lý giới vô sinh
-Quản lý giới sinh vật
-Quản lý tổ chức con người (quản lý xã hội).
Quản lý xã hội bao gồm các thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thụng chặt chẽ. Đây là dạng quản lý phức tạp nhất nhưg cũng là hoàn thiện nhất vì đối tượng quản lý là con người có lý trí và mối quan hệ nảy sinh liên tục. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp cả bề rộng lẫn chiều sâu cả hữu hình lẫn vô hình.
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội. Chính vì nó là dạng quản lý xã hội nên nó có đặc trưng của quản lý xã hội.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5075 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu 25 câu hỏi và trả lời môn Hành chính công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hành chính công
Chương I
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những điểm chung và khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ “QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt”.
Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt tới mục tiêu đã địnhtrước.
Quản lý bao gồm 3 dạng:
-Quản lý giới vô sinh
-Quản lý giới sinh vật
-Quản lý tổ chức con người (quản lý xã hội).
Quản lý xã hội bao gồm các thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thụng chặt chẽ. Đây là dạng quản lý phức tạp nhất nhưg cũng là hoàn thiện nhất vì đối tượng quản lý là con người có lý trí và mối quan hệ nảy sinh liên tục. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp cả bề rộng lẫn chiều sâu cả hữu hình lẫn vô hình.
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội. Chính vì nó là dạng quản lý xã hội nên nó có đặc trưng của quản lý xã hội.
Quản lý Nhà nước cũng như quản lý xã hội bao giờ cũng bao hàm chủ thể và đối tượng. Chủ thể quản lý đều là các thực tể có tổ chức có lý trí và đối tượng quản lý là con người với đầy đủ bản chất xã hội của mình.
Quản lý Nhà nước bao giờ cũng có quyền lực. Quyền hành là đặc quyền của chủ thể do tổ chức trao cho là phương tiện để chủ thể quản lý Nhà nước hay xã hội tác động lên đối tượng quản lý.
Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức giống như các hoạt động quản lý xã hội khác. Tính tổ chức là nền tảng của hoạt động quản lý.
Quản lý xã hội quản lý Nhà nước bao giờ cũng phải có thông tin. Thông tin trong quá trình Nhà nước nói riêng trong quản lý xã hội nói chung là cơ sở căn bản của quản lý các tác nghiệp quản lý.
Quản lý Nhà nước phải có mục tiêu nhất định không nằm ngoài các yếu tố cấu thành quá trình quản lý xã hội.
Quản lý Nhà nước mang những đặc điểm chung với của quản lý xã hội nhưng QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các hoạt động quản lý xã hội khác.
#Quản lý Nhà nước, chủ thể quản lý là cỏc cơ quan trong bộ mỏ nhà nước: Lập phỏp, Hành phỏp, Tư phỏp. Cũn quản lỷ xó hội chủ thể của nú là cỏc thực thể cú lý trớ và cú tổ chức Đảng, đoàn thể, cỏc tổ chức khỏc..v.v.
-Đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước bao gụm toàn bộ dõn mọi cỏ nhõn sống và làm việc trờn lónh thổ quốc gia và phạm vi của nú là mang tớnh toàn diện trờn mọi lĩnh vực. Cũn đối tượng quản lý của quản lý xó hội nú bao gồm cỏc cỏ nhõn, cỏc nhúm trong phạm vi một tổ chức.
-Quản lý Nhà nước mang tớnh quyền lực Nhà nước và sử dụng phỏp luật làm cụng cụ chủ yếu để duy trỡ trật tự xó hội và thỳc đẩy xó hội phỏt triển. Quản ý xó hội mang tớnh quyền lực xó hội sử dụng cỏc quy phạm quy chế nội bộ để điều chỉnh cỏc quan hệ
Câu 2: Phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản.
Hành chính công là một lĩnh vực phức tạp và đa dạng cho nên nó nhiều quan niệm khác nhau về HCC. ở mỗi góc độ tiếp cận HCC có một nội dung riêng.
Trên góc độ chính trị HCC được xem là những việc mà Chính phủ làm, HCC vừa trực tiếp vừa gián tiếp HCC là thực hiện lợi ích công, HCC là một giai đạon của chu trình chính sách. Ở đây HCC được nhìn nhận từ nhiều phương diện: đó là nội dung hoạt động, cách thức hoạt động, tổ chức hoạt động mục tiêu hoạt động, và vai trò thực tế của các hoạt động trong HCC. HCC theo quan điểm ở đây là toàn bộ những việc làm chính phủ thực hiện nghĩa là những gì mà CP đang thực hiện hàng ngày trên các lĩnh vực thể hiện bản chất HCC. Nhưng những nộidụng công việc mà chính phủ thực hiện lại quá nhiều Chính phủ không thể ôm đồm làm hết. Cho nên có những việc Cp trực tiếp làm có những công việc gián tiếp làm. Từ thực tiễn có thể thấy điều này là phi lý nhất là trong thời đại ngày nay khi nhu cầu của xã hội ngày càng gia tăng. Về cả số lượng và chất lượng Cp không nên và không thể trực tiếp làm mọi việc. Đó là căn nguyên cắt nghĩa hiện tượng phân quyền tải quyền trong thực tiễn HCC ngày nay. Mặt khác, Cp thực hiện nhiều loại công việc khác nhau trong đó không ít việc là phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng lớn. Mọi sự sai phạm có thể đưa đến các hậu quả về chính trị kinh tế xã hội nên HCC không thể do một cá nhân tiến hành mà phải do một tập thể đảm trách. Đó là cơ sở để có nền HCC hoạt động bền vững là tiền đề để có quyết định đúng. HCC không có mục đích tự thân. HCC hoạt động trong ánh sáng rực rỡ của đời sống dân chúng. Mọi quyết định của HCC chịu tác động của áp lực xã hội và hướng đến thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân. Nhưng việc đáp ứng nhu cầu của dân chúng không phải HCC có thể tuỳ tiện thực hiện tổ chức mà trên cơ sở chính sách chính trị. Nói HCC là một giai đoạn của chu trình chính sách chính là nói đến tính lệ thuộc của HCC vào chính trị hoạch định ra. Chính sách do chính trị hoạch định ra có đi vào cuộc sống hay không chính là phụ thuộc vào hiệu lực hiệu quả hoạt động của HCC.
Từ góc độ pháp lý mà tiếp cận , HCC được quan niệm là luật trong hành động, HCC là hoạt động tập quy; HCC là “sự ban ơn của vua” và HCC là “kẻ ăn trộm”. Do đặc thù pháp lý, HCC đã được nhìn nhận ngay là nơi hiện thực hoá luật. HCC tổ chức quản lý đời sống trên cơ sở luật và để thực hiện luật. Các mục tiêu chính sách quốc gia không có hoạt động của HCC không trở thành sản phẩm cụ thể trong đời sống xã hội. HCC đem đến sức sống cho chính sách pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện vai trò chức năng của mình HCC không thể bị động chỉ giản đơn thực hiện các luật mà phải tiến hành các hoạt động lập quy ban hành các văn bản dưới luật. Hoạt động lập quy vừa nhằm cụ thể hoá luật vừa có thể đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội khi chưa có luật điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh trong đời sống quản lý. Một điều đặc biệt trong cách tiếp cận pháp lý về HCC là HCC có nghĩa tương đồng với sự ban ơn của vua và là kẻ ăn trộm. “Sự ban ơn của vua” chính là muốn nói đến HCC không có mục đích tự thân chỉ nhằm phục vụ xã hội. Sự ban ơn của vua có thể nhìn nhận trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. ở khía cạnh tích cực đó là những phúc lợi công cộng mà HCC đưa lại cho người dân ở khía cạnh tiêu cực điều đó hàm ý thái độ ban ơn bố thí của HCC đối với dân chúng tính thiếu chuẩn mực trong hoạt động của HCC. HCC là “kẻ ăn trộm” cũng là cách nhìn về hoạt động HCC mang nhiều nghĩa tiêu cực. Một nền HCC rất có thể đánh cắp cơ hội phát triển của cá nhân, giai cấp cộng đồng và cả quốc gia, đánh cắp quyền, lợi ích của công dân, sử dụng đóng góp của dân chúng không hợp pháp hợp lý không đáp ứng được mong đợi của dân chúng đối với HCC.
Trên góc độ khoa học quản lý hành chính công là một chuyên ngành quản lý, HCC là chức năng hành pháp của chính phủ; HCC là quan liêu vừa là một khao học vừa là một nghệ thuật. Với cách tiếp cận HCC là một chuyên ngành quản lý, người ta muốn khẳng định HCC có thể tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc quản lý nói chung. Những thành tựu khoa học quản lý có thể áp dụng cho mô hình HCC. Đó cũng là lý do người ta muốn sử dụng thuận ngữ Quản lý công thay cho HCC. Khoa học quản lý cũng xem HCC là chức năng hành pháp của chính phủ như nhiều khoa học khác quan niệm Hành pháp là một trong ba bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nước. Chức năng hành pháp là chức năng tổ chức và quản đời sống xã hội trên cơ sở luật. Đó chính là bản chất của HCC. Khoa học quản lý còn cho rằng HCC là quan liêu. Điều này có cơ sở thực tế qua nghiên cứu về thủ tục thực hiện quyền lực Nhà nước được quy định nghiệm ngặt chặt chẽ và thái độ phục vụ của những người tham gia HCC. Cũng như quản lý HCC vừa là khoa học vừa là nghệ thuật HCC có các nguyên tắc cơ sở khoa học để hoạt động. HCC cũng là nghệ thuật hoàn thành công việc hoàn thành mục tiêu. Tính nghệ thuật của HCC tạo ra sự mềm dẻo linh hoạt của HCC trước sự biến động của đời sống, kinh tế xã hội. Tính khoa học của HCC bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ sự phối hợp và quy trách nhiệm.
Trên góc độ chuyên môn HCC có một nội hàm rất rộng HCC là một nghề, HCC là viết lách giấy tờ, HCC là hiện thực hoá các ý tưởng, HCC là một lĩnh vực học thuật và HCC là một chuyên nghiệp. HCC ở đây bao hàm nhiều ý nghĩa: công việc cụ thể, nghề nghiệp, chức năng, lĩnh vực khoa học. HCC là một nghề một chuyên nghiệp cho nên hCC có những tiêu chuẩn riêng đối với những ai tham gia vào HCC. HCC là viết lách, giấy tờ dừng lại ở cách tiếp cận bề ngoài các hoạt động của HCCC . Đi sâu vào bản chất HCC chính là nơi hiện thực hoá các ý tưởng đời sống xã hội. Đặc biệt ở cách tiếp cận này, HCC được xem là một lĩnh vực học thuật hay nói cách khác HCC là một lĩnh vực khoa học-khoa học HCC mà người ta quan niệm là hành chính học.
Góc độc tiếp cận cuối cùng về hCC mà bài viết này muốn đề cập đến là góc độ quản lý Nhà nước . Trong QLNN, HCC là hoạt động trung tâm, phổ biến và chủ yếu nhất là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước. HCC mang tính quyền lực. Quyền lực HCC bắt nguồn từ nhân dân phục vụ nhân dân. HCC là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước do bộ máy hC Nhà nước thực hiện. Những hoạt động ấy nhằm mục tiêu cơ bản thực thi công vụ giải quyết quyền tự do, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Từ các góc độ tiếp cận đến đây chúng ta có thể quan niệm HCC là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành trong khuôn khổ pháp luật do bộ máy HCNN thực hiện để thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước duy trì trật tự pháp luật và phát triển cao các mối quan hệ xã hội, nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.
Câu 3: Bằng các ví dụ cụ thể anh (chị ) hãy cho biết sự khác biệt giữa HCC là HC tư (HCT).
Khái niệm HCC xuất hiện và được sử dụng rất phổ biến ở các nước có nenè kinh tế thị trường phát triển mạnh, nơi mà khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng. HCC là một khía niệm để phân biệt với “hành chính tư” Sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm “công” và “tư”. Nhưng điểm khác nhau căn bản giữa HCC và HCT mang tính nguyên tắc .
1.Mục tiêu hoạt động.
HCC phục vụ lợi ích công cộng với tư cách chủ thể của HCT phục vụ lợi ích cá nhân, một nhóm người the đuổi lợi nhuận. Ví dụ: quyết định nâng lượng có tác động đối với một số đông người làm công ăn lương trong các cơ quan Nhà nước. Quyết định tăng lương của một doanh nghiệp chỉ có tác động đến một số nhỏ những người trong doanh nghiệp. Hoặc các cơ quan HCNN cung cấp các dịch vụ HCC khác biệt căn bản đối với các sản phẩm dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp cho thị trường .
2.Tính chính trị
HCC mang nặng tính chính trị: HCT mang tính chính trị ở mức độ thấp. Ví dụ: ở tiến trình thành lập một cơ quan HC và hình thành một doanh nghiệp (Trong hoạt động Cp thực hiện các văn bản luật của cơ quan lập pháp lệ thuộc vào chính phủ. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động quản lý theo điều lệ).
3.Tính quyền lực:
HCC mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao . HCT không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế không cao . Ví dụ: quyết định của bộ trưởng và GD của người đứng đầu một doanh nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp.
4.Cơ sở pháp lý
HCC chi phố bởi luật công chặt chữ thiếu độ co giãn HCT chi phối bởi luật tư . Ví dụ: ở Việt Nam các cơ quan HCNN hoạt động theo quy định của luật HC, các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp .
5.Quy mô tổ chức hoạt động.
Bộ máy HCNN rất phức tạp về phạm vi nội dung hoạt động với đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức tham gia. HCT nhỏ về quy mô và số lượng nhân công ít hơn kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia phạm vi hẹp. Ví dụ: Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức HC của Hoa Kỳ.
6.Tính chất cơ bản trong hoạt động.
HCC mang tính quan liêu chậm chạp hiệu quả hoạt động thấp . HCT năng động linh hoạt thích ứng với sự thay đổi . Ví dụ: thủ tục giải quyết mọi công việc của cơ quan HCNN và các công đoạn trong công việc giao dịch với doanh nghiệp.
7.Tài chính hoạt động:
HCC sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót củ nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước .
HCT sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ. Tài chính hoạt động tự có . Ví dụ: Trong tác phẩm Reinventing Government (sáng tạo lại CP) David Osborna và Tea Goeller đã đưa ra số liệu chi phối tài chính của hệ thống hành pháp Hoa Kỳ gấp 10 lần chi phí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ.
8.yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động
Kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp . Ví dụ: trong nền HCC kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý.
Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của HCC. Liên hệ thực hiện hoạt động HCC của Việt Nam để làm rõ những đặc trưng trên .
1.HCC mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lênh đơn phương.
HCC thực thi quyền hành pháp của Nhà nước phân danh Nhà nước thực thi quyền lực đối vứi xã hội . Do vậy, HCC mang tính quyền lực Nhà nước. Tính quyền lực của HCC được quy định trong Hiếp pháp, các văn bản dưới luật và đảm bảo bằng hệ thống các công cụ cưỡng chế của Nhà nước .
Với Việt Nam HCC là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là yếu tố gắn liền và phạm trù cơ bản quyết định với hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền lực Nhà nước. Các cơ quan HCNN thực thi quyền hành pháp tổ chức quản lý xã hội trên cơ sở luật và để thực hiện luật, tạo ra các sản phẩm cụ thể cho xã hội .
Quyền lực HC được thực hiện bởi hệ thống hCC . Hệ thống HCC là hệ thống thứ bậc chặt chẽ thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Tính tổ chức cao bảo đảm tính kỷ luật cũng như tính mệnh lệnh trong nền HCC. Trong quá trình hoạt động, các chủ thể HCC ban hành ra các quyết định hành chính trong đó có quyết định hành chính cá biệt có tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay.
2.HCC có mục tiêu chiến lược có chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
HCC có vai trò quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội thoả mãn các nhu cầu của quần chúng nhân dân. Vì vậy HCC hoạt động phải có mục đích, có chiến lược. Đó là cơ sở để hCC hoàn thành được chức năng nhiệm vụ của mình đáp ứng mong đợi của cộng đồng xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu, các cơ quan HC ở các ngành các cấp xây dựng các chương trình kế hoạch hoạt động cho ngành mình, cập mình. Từ đó hình thành một hệ thống các chương trình, kế hoạch.
Mục tiêu của hCC Việt Nam là “quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng , phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làmviệc theo pháp luật trong xã hội. Mục tiêu chung ấy được đảm bảo bằng các chương trình, kế hoạch của hệ thống các cơ quan HCNN.
3.HCC có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn theo sự phân công, phâncấp đúng thẩm quyền.
Hành chính công chủ động, linh hoạt bảo đảm đáp ứng những biến động, nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội đặt ra trong từng thời kỳ . Nhà nước là một sản phẩm của xã hội. Đời sống kinh tế luôn biến chuyển không ngừng, do đó hoạt động của hành chính Nhà nước luôn phải thích ứng với hoàn cảnh thực tế xã hội. Sự thích ứng ấy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HCC .
4.HCC có tính liên tục, ổn định trong tổ chức và hoạt động.
Nhiệm vụ của HCC là phục vụ nhân dân dưới hình thức công cụ đối với công dân. đây là công việc hàng ngày thường xuyên và liên tục vì các mỗi quan hệ xã hội và hành vi của công dân được pháp luật hành chính diễn ra thường xuyên liên tục. Chính vì vậy nền HCNN phải bảo đảm tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bấy kỳ tình huống nào.
Tính ổn định của HCC thể hiện ở 3 phương diện
-ổn định trong bấy kỳ tình huống chính trị
-“Tân quan tâm chính sách”
-ổn định về mặt tổchức .
5.Hệ thống HCNN là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ thống nhất từ trên xuống dưới, cấp dưới nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra của cấp trên.
Nền HCNN bao gồm hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trung ương tới các địa phương, trong đó, cấp dưới phục tùng cấp trên chịu sự kiểm tra của cấp trên về tổ chức hoạt động. Tuy nhiên tính thứ bậc cấy cần có tính linh hoạt cần thiết không biến thành một hệ thống xơ cứng quan liêu .
6.Tính không cụ thể:
HCNN có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích của các công dân. Mọi hoạt động trong hệ thống HCNN đều mang tính phục vụ chứ không theo đuổi động cơ lợi nhuận.
HCC Việt Nam mang bản chất của Nhà nước “của dân do dân và vì dân” lấy mục đích vì con người để hoạt động . Các công chức HCNN được giáo dục phải cần kiệm liên chính chí công vô tư, là công bậc của dân phục dân vô tư công tâm không đòi trả thủ lao phục vụ.
7.Tính nhân đạo
Với bản chất Nhà nước dân chủ XHCN tất cả các hoạt động của nền HC đều có mục tiêu phục vụ con người . Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát triển điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hC không được độc đoán, gây phiền hà và ức hiếp dân .
Câu 5: Nguyên tắc hoạt động của HCC được thể hiện trong điều kiện cụ thể của Việt Nam như thế nào?
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng nhữngthành tựu của Hành chính học và kinh nghiệm hoạt động của nhiều nền hành chính trên thế giới có thể đúc kết được các nguyên tắc chủ yếu của nền hC Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Các nguyên tắc này là những quy tắc, tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các cơ quan tổ chức HC phải tuân thủ trong quá trình tổ chức và hoạt động của hCC.
1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhân dân tham gia giám sát HCC.
Hệ thống chính trị của Việt Nam là hệ thống nhất nguyên có duy nhất một Đảng lãnh đạo. Đảng CS Việt Nam là Đảng cần quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội lãnh đạo toàn dân toàn diện.
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ Nhà nước ta.
Nguyên tắc ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước và của HCC.
Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có năng lực phẩm chất, giới thiệu vào cơ quan Nhà nước thông qua bầu cử.
Đảng thực hiện kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động của DMHCNN thông qua các Đảng viên, các tổ chức Đảng.
Các đảng viên là những người gương mẫu để cho xã hội noi theo trong việc thực hiện chủ trương đường loói pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của tổ chức.
HCNN ta mang bản chất Nhà nước của dân do dân và vì dân, nhân dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước. Chính vì vậy trong tổ chức và hoạt động của hCC phải bảo đảm nguyên tắc nhân dân tham gia, giám sát HCC. Biểu hiện cụ thể .
Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào công việc của Nhà nước và của HCC với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Thông qua các tổ chức xã hội để phát huy tính tích cực về chính trị xã hội của nhân dân đảm bảo sự đặc thù về lợi ích và gắn với lợi ích chung của xã hội.
Nguyên tắc xây dựng đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động của HCC phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng. HCC có nhiệm vụ thể chế hoá chủ trương chính xách xã hội và đưa vào thực tiễn xã hội. Đồng thưòi chịu sự kiểm tra của đảng trong tổ chức và hoạt động .
HCC phải đảm bảo sự tham gia giám sát của công dân phải tạo điều kiện vật chất tài chính, cơ chế hoạt động cho các tổ chức chính trị hoạt động có hiệu quả.
2.tập trung dân chủ.
Xuất phát từ bản chất của một Nhà nước dân chủ XHCN, đặc điểm của một Nhà nước đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền HCNN ta phải phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền hành chính Nhà nước ta phải đảm bảo tăng cường tính thống nhất, tập trung cao, có quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chức vào Nhà nước (trung ương) song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, tản quyền, uỷ quyền, đồng quản lý… Trên cơ sở n