Đề thi thử số 01
I. Đọc – hiểu văn bản: (5.0 điểm)
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
“Ai có việc ở xa về vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay
sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ
ngựa dệt vải, chẻ củi hay cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại
cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng. Thế thì con gái nó có bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi
hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra
5 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 Đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn
1
3 Đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn
-------------------
*Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2014 có gì khác?
Có lẽ sự thay đổi lớn nhất trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014, đó chính là
sự xuất hiện của phần Đọc - hiểu. Trong phần này, đề thi sẽ đưa ra cho các thí sinh
một văn bản mà các bạn chưa từng học trong chương trình trước đó. Các thí sinh sẽ
có một bộ câu hỏi (bao gồm câu trắc nghiệm và câu hỏi tự luận ngắn) theo tiêu chuẩn
đánh giá năng lực người học của PISA. Các câu hỏi này sẽ xoay quanh các vấn đề
liên quan tới tác giả, nội dung và nghệ thuật của văn bản đó.
Mức độ khó/dễ phù hợp với năng lực đọc - hiểu của một học sinh lớp 12.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp
THPT môn Ngữ Văn các
năm trước
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn năm
2014
+ Thời gian làm bài: 150
phút
+ Cấu trúc: 2 phần, 3 câu
hỏi
Phần chung:
- 1 câu về văn học nước
ngoài (2 điểm)
- 1 câu về nghị luận xã hội
(3 điểm)
Phần riêng:
- Thí sinh chọn 1 trong 2 đề
về Nghị luận văn học (5
điểm)
+ Thời gian làm bài: 120 phút
+ Cấu trúc đề thi gồm 2 phần:
- Phần 1: Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kĩ
năng đọc hiểu của học sinh (theo hình
thức của PISA)
- Phần 2: KTĐG kĩ năng viết (làm văn)
của học sinh (theo hướng mở, tích hợp)
(Phần 2 nhiều điểm hơn phần 1)
nhằm giúp các bạn làm quen với đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2014,
Kenhtuyensinh.vn đã tổng hợp và trích đăng các đề thi thử tốt nghiệp môn Văn từ các
trường THPT trên cả nước.
Đề thi thử số 01
I. Đọc – hiểu văn bản: (5.0 điểm)
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
“Ai có việc ở xa về vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay
sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ
ngựa dệt vải, chẻ củi hay cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại
cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng. Thế thì con gái nó có bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi
hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá
Tra”
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn
2
1. Đoạn văn sau nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích (1.0 điểm)
2. Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên (1.0 điểm)
Câu 2. “Bước vào thế kỉ mới,nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế
giới.
nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất
nước”.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Trích trong Một góc nhìn tri thứcNXB Trẻ- TPHCM 2002). điểm thi đại học 2014
Đoạn văn trên của Vũ Khoan đang nói đến thói quen nào của người ViệtNam?
Nếp nghĩ sùng ngoại, hay bài ngoại sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước
?
Câu 3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời
thoại:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế,
đặng bề nước non”.
Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói
tới? (1.0 điểm)
II. Phần làm văn: (5.0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 câu sau
Câu 1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến:
“Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên
thành tựu”
Câu 2. Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà
không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (5.0 điểm)
Theo Giáo viên Trần Thị Hạnh THPT Chuyên Nguyễn Du, Daklak
Đề thi thử số 02
I. ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Cho đoạn văn văn sau: (2,0 điểm)
"...Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác
ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với
nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung,
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn
3
Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn
kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể
máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện,
rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm
thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng
không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô
cùng tàn nhẫn...". (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).
a/ Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp
cho đoạn văn? ( 1đ)
b/ Nội dung của đoạn trích trên như thế nào? Nghệ thuật cơ bản nhất của đoạn trích
trên là gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?(1đ)
Câu 2. (3 điểm)
“Bước vào thế kỉ mới,nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.
nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất
nước”.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Trích trong Một góc nhìn tri thứcNXB
Trẻ- TPHCM 2002).
a/ Đoạn văn trên của Vũ Khoan đang nói đến thói quen nào của người Việt Nam?
b/ Nếp nghĩ sùng ngoại, hay bài ngoại sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất
nước ?
II. PHẦN LÀM VĂN (5 ĐIỂM) HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Vụ việc hai bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ
Chí Minh hành hạ nhiều cháu bé được gửi tại cơ sở này đã khiến dư luận vô cùng
đau xót, căm phẫn. Những em bé còn non nớt, vô tội chưa đủ khả năng để có thể tự
bảo vệ mình, phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, người được coi là
“mẹ thứ hai” của chúng lại bị chính những người này đang tâm hành hạ
Không phải đến bây giờ, những vụ việc đau lòng như thế này mới xảy ra, mà mới
đây, dư luận chưa hết sửng sốt về hành động vô nhân tính của Hồ Ngọc Nhờ làm bé
trai 18 tháng tuổi thiệt mạng, rồi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng
Nai) cũng hành hạ, đánh đập dã man các em nhỏ.
Từ những sự việc trên, anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về quyền trẻ
em và việc thực hiện quyền đó trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2.
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu xây đựng rất thành công
nhân vật người đàn bà hàng chài. Có nhận định cho rằng: "Người phụ nữ này hiện
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn
4
lên trong tác phẩm vừa đáng thương, nhưng cũng vừa đáng trách". Trình bày suy
nghĩ của em về ý kiến trên
Theo GV Văn Thị Bích Liên THPT An Mỹ, Bình Dương
Đề thi 03
Phần Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo:
Bông súng và siêu bão
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
( Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013 )
1. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45
- Bài thơ được viết theo thể tự do
- Bài thơ gieo vần chân
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu
2. Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài
thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?
3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng "siêu bão" và "hoa súng"?
4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về "siêu bão" và "hoa
súng", đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?
5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để
khắc họa hai hình tượng này?
6. Chủ đề bài thơ là gì?
7. Hai câu thơ: "bông súng tím mọc lên từ nước - bão Haiyan mọc lên từ biển" được
viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì?
8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: "bão Haiyan cho tôi kinh hoàng - bông súng
tím cho tôi bình yên" là gì?
A . Sử dụng từ trái nghĩa.
B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
C. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán.
D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn
5
9. Hai câu thơ "rồi có thể người ta quên- mà nhớ"gợi đến điều gì?
10. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ "trong siêu bão một bông súng nở.". Ý thơ thể hiện
một cảm hứng nhân sinh như thế nào?
11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một
câu tục ngữ..nào cùng một ý nghĩa?
12. Hai câu kết: "bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì?"có thể gợi ra những xúc
cảm hoặc suy ngẫm gì?
Phần II – Viết (5 điểm):
HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Các cơ quan quản lí du lịch ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hàng
năm đều dành rất nhiều tiền để ủng hộ, đầu tư cho những địa danh nổi tiếng của đất
nước. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí quảng
cáo, truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan này có thể gửi thông điệp về những cảnh
đẹp, và hy vọng sẽ đón được nhiều khách du lịch tới đó. Giả sử bạn được thuê bởi một
cơ quan quản lí du lịch, hãy viết một bài văn, trong đó chỉ ra một nơi trên đất nước ta mà
khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vị khi đến đó.
Câu 2: Mục đích của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật Phùng trong truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa.
LƯU Ý : Trên đây chỉ là mẫu đề thi dự kiến sẽ theo dạng như vậy để các thí sinh
làm quen, chư phải đề chính thức.
Bạn Hà ngọc Tiến có đoạn văn bình luận vui như sau
Năm nay đổi cách ra đề
Bao la, bát ngát , bộn bề cách ra
Đề thi ngoài sách giáo khoa
Ôi câu nói ấy ! Sao mà xót xa ?
Học sinh thì cứ kêu la
Cái sách ôn tập lại là kiểu xưa
Thôi thì đất chịu trời mưa
... ... ... ... ... chưa .... ...
( Điền từ thích hợp vào dấu ... )
NST xin tham gia bình tiêp câu cuối
Thôi thì đất chịu trời mưa
Đất không chịu nổi thì chưa thành bùn !
PHH sưu tầm và giới thiệu 5 – 2014 - nguồn Kênh Tuyển Sinh