35 năm ngành xây dựng – Một chặng đường nhìn lại

Tháng 11 năm 2002, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM được thành lập theo Quyết định số168/2002/QĐ– TTg ngày 27/11/2002 của Thủtướng Chính Phủ, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn bộmáy và hoạt động của cơquan Kiến trúc sư Trưởng TP.HCM giai đoạn 1993-2002. Tuy mới thành lập được hơn 7 năm, nhưng nhiều cán bộ, công chức của SởQuy hoạch – Kiến trúc hiện nay đã gắn bó với quy hoạch và phát triển đô thịTP.HCM trong suốt quá trình trăn trở, chuyển mình vươn lên cùng cảnước.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 35 năm ngành xây dựng – Một chặng đường nhìn lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 năm ngành xây dựng – Một chặng đường nhìn lại (SQHKT) - Tháng 11 năm 2002, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 168/2002/QĐ – TTg ngày 27/11/2002 của Thủ tướng Chính Phủ, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn bộ máy và hoạt động của cơ quan Kiến trúc sư Trưởng TP.HCM giai đoạn 1993-2002. Tuy mới thành lập được hơn 7 năm, nhưng nhiều cán bộ, công chức của Sở Quy hoạch – Kiến trúc hiện nay đã gắn bó với quy hoạch và phát triển đô thị TP.HCM trong suốt quá trình trăn trở, chuyển mình vươn lên cùng cả nước. * Trong chặng đường 35 năm qua (1975 - 2010), công tác quy hoạch và quản lý xây dựng của TP.HCM đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thành tựu cũng như thử thách. Nhớ những năm đầu sau giải phóng, đội ngũ làm công tác quy hoạch và quản lý đô thị đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành bản Quy định về quản lý đất đai và xây dựng đầu tiên năm 1977, thành lập Viện Quy hoạch xây dựng vào năm 1977, đặt nền móng cho việc quản lý xây dựng và triển khai công tác nghiên cứu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cải tạo và phát triển thành phố (quy hoạch tổng mặt bằng TP.HCM sau này). Trong giai đoạn 1986 - 1993, ngoài việc tổ chức lập, thẩm tra trình duyệt đồ án tổng mặt bằng thành phố (được duyệt năm 1993), quy hoạch chung các Quận, Huyện và quy hoạch chi tiết một số khu vực trọng yếu cũng đã được UBND TP phê duyệt, phục vụ tốt cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng trong thời kỳ đầu đổi mới. Bản đồ Sài gòn năm 1867 * Giai đoạn 1993 - 2002 là thời kỳ bùng nổ đầu tư xây dựng, hàng loạt khu Công nghiệp, khu Chế xuất ra đời, nhà ở của nhân dân và nhiều khu dân cư mới được xây dựng, công trình có quy mô lớn làm thay đổi diện mạo kiến trúc khu trung tâm đã mọc lên ngày càng nhiều. Vượt lên những khó khăn trong những ngày đầu thành lập, KTS Trưởng TP đã chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng hoàn thành đồ án điều chỉnh tổng mặt bằng thành phố và được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 1998, lập và trình duyệt điều chỉnh quy hoạch chung 18 quận huyện. Ngoài ra, 315 đồ án quy hoạch chi tiết (với 378,47 km2) đã được phê duyệt, lộ giới 986 tuyến đường chính của Thành phố đã được công bố, nhiều văn bản quản lý quy hoạch và xây dựng đã được KTS Trưởng TP tham mưu trình UBND TP ban hành. Những công tác với khối lượng đồ sộ trên đã làm cơ sở tốt cho hơn 1000 khu dân cư mới ra đời và triển khai thực hiện, nhiều khu Chế xuất, khu Công nghiệp và các khu chức năng khác đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Một trong những điểm sáng điển hình của việc thực hiện theo quy hoạch của thành phố là việc quy hoạch xây dựng khu đô thị Nam Sài Gòn với quy mô 2600 ha. Với ý tưởng dựa trên địa hình tự nhiên tạo nên một bố cục tổng thể chặt chẽ và hài hoà, gắn với tuyến đường mới Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh, từ khi phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 năm 1997, đến nay khu A (với quy mô 484 ha) đã được Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, đồng bộ cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và đã trở thành khu đô thị kiểu mẫu của TP.HCM và trên phạm vi toàn quốc (được Bộ Xây dựng có quyết định công nhận đô thị kiểu mẫu năm 2008). * Giai đoạn từ tháng 11/2002 đến nay, Sở Quy hoạch – Kiến trúc tiếp nối công việc của cơ quan KTS Trưởng TP trước đây. Trong thời kỳ này, tốc độ phát triển KT- XH của Thành phố luôn cao, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Khối lượng công tác về quy hoạch và quản lý đô thị là rất lớn cho Siêu đô thị như TP.HCM. Về quy hoạch xây dựng, Sở QHKT đã tập trung chỉ đạo Viện QHXD cùng công ty tư vấn Nikken Seikei (Nhật Bản) hoàn thiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025, đã được TTg Chính Phủ phê duyệt ngày 6/1/2010 vừa qua, cùng với các quận huyện tập trung nghiên cứu phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực đô thị hoá của thành phố. Đồng thời, với việc điều chỉnh quy hoạch chung các quận huyện. Mặt khác, Sở cũng thẩm định các quy hoạch ngành (như: mạng lưới các khu Công nghiệp tập trung, các cụm Công nghiệp, mạng lưới giáo dục,y tế, hệ thống xăng dầu, hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại, quy hoạch sử dụng đất), thẩm định quy hoạch các khu đô thị mới và khu có chức năng đặc biệt của đô thị (như: khu đô thị Thủ Thiêm 787 ha, khu đô thị Cảng Hiệp Phước 3912 ha, khu đô thị Tây Bắc 6000 ha, khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa 426 ha, khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ 821 ha, khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc, khu công nghệ cao, khu công viên lịch sử văn hoá dân tộc…) Hiện trạng Thủ Thiêm nhìn từ hướng Quận 1 Mô hình Khu đô thị mới thủ thiêm Phối cảnh Khu trung tâm đô thị mới Thủ thiêm Về kiến trúc đô thị, trước tình hình quản lý xây dựng còn nhiều bất cập, diện mạo kiến trúc đô thị còn manh mún, lộn xộn, Sở QHKT đã xây dựng một số quy định về kiến trúc để trình UBND TP ban hành, làm cơ sở cho việc cấp Giấy phép xây dựng, quản lý được kiến trúc đường phố và công khai được thông tin đến người dân và nhà đầu tư, giảm bớt thủ tục khi lập hồ sơ xây dựng công trình. Điểm nổi bật trong công tác này là UBND TP đã ban hành Quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu (năm 2009) và Quy chế quản lý kiến trúc 4 ô phố trước Dinh Thống Nhất (năm 2008), đồng thời chỉ đạo tổ chức nghiên cứu thiết kế đô thị khu trung tâm hiện hữu mở rộng và bờ tây sông Sài Gòn 930 ha (hợp tác với Công ty tư vấn Nikken Seikei - Nhật Bản). Có thể nói, năm 2009 là năm phấn đấu vượt bậc của Sở QHKT. Tính đến cuối năm 2009, Thành phố đã phê duyệt 20/22 nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung xây dựng quận huyện, 3 đồ án quy hoạch chung quận huyện, 289 nhiệm vụ đồ án QH chi tiết 1/2000, 91 đồ án QHCT 1/2000 cần điều chỉnh; đã lập và thẩm định tiếp 372 đồ án QHCT 1/2000; diện tích phải QHCT 1/2000 khoảng 46.140 ha (chiếm 62,74 % diện tích đất quy hoạch đô thị). Các quy định quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị cũng đã phát huy tác dụng, tạo ra thiết chế cần thiết và định hướng phát triển không gian kiến trúc đô thị ở những khu vực thiết yếu. Đặc biệt, ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 24/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025. Ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Bộ Xây dựng đã trao tặng Cờ thi đua “Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm 2009” cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM. Nhìn lại 35 năm qua trong công tác quản lý quy hoạch, bài học kinh nghiệm mà Sở QHKT rút ra từ thực tiễn là: - Công tác quy hoạch luôn là tiền đề cho mọi hoạt động xây dựng, mọi nhu cầu phát triển vật chất của tất cả các ngành kinh tế xã hội. Quy hoạch phải luôn đi trước, phải có tầm nhìn xa để có điều kiện phát triển đô thị bền vững. Quy hoạch phải gắn với hội nhập, hợp tác quốc tế để đô thị TP.HCM ngày càng văn minh, hiện đại. - Người làm công tác quản lý quy hoạch phải có tâm, phải có tầm, phải nhìn thấy sự vận động của đô thị từ cấu trúc đô thị, mô hình ở và phát triển không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và xã hội…để nhanh nhạy đổi mới tư duy, đề xuất kịp thời các giải pháp phù hợp. - Mối quan hệ của các chủ thể trong việc thực thi quy hoạch phải được “luật hoá”, để vừa đảm bảo quy hoạch được thực hiện chặt chẽ, vừa đảm bảo quyền lợi và môi trường sống của những người sống trong vùng quy hoạch cũng như nhà đầu tư. Chẳng bao lâu nữa, TP.HCM sẽ trở thành “siêu đô thị” (megacity) với dân số khoảng 10 triệu người. Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt hướng tới mục tiên xây dựng TP.HCM ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí quan trọng của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Luật Quy hoạch đô thị cũng đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, đem lại hành lang pháp lý cao nhất cùng với cách thức và tư duy mới cho công tác lập, thẩm tra, xét duyệt quy hoạch đô thị TP.HCM. Phối cảnh cầu Phú Mỹ Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục tập trung triển khai các chương trình trọng điểm, các dự án lớn để cải tạo và phát triển đô thị, như: tiếp tục xây dựng các khu trung tâm đô thị mới như: Khu đô thị Thủ Thiêm, khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị Cảng Hiệp Phước…; thực hiện các dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật, như: đại lộ Đông – Tây, Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, các tuyến Metro, các dự án cải thiện môi trường nước và môi trường đô thị lưu vực các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm; các dự án cầu vượt sông Sài Gòn (Phú Mỹ, Thủ Thiêm, Bình Lợi, Phú Long), các cảng biển Hiệp Phước, Cát Lái…; thực hiện thiết kế đô thị và chỉnh trang kiến trúc khu trung tâm hiện hữu mở rộng 930 ha và bờ tây sông Sài Gòn; các chương trình nhà ở xã hội; các chương trình cải tạo nhà ở, khu dân cư lụp xụp; thiết kế đô thị các tuyến đường cảnh quan, các trung tâm khu vực của thành phố… Trước những nhiệm vụ quan trọng trên, công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc của Sở sẽ phải triển khai đồng bộ, khắc phục yếu kém còn tồn tại, tập trung vào các giải pháp sau: 1) Tăng cường xây dựng cơ sở pháp lý trong quy hoạch và kiến trúc, như: đánh giá nhữnng tồn tại của quy hoạch xây dựng những năm trước đây, xây dựng cơ sở pháp lý theo những quy định mới của Luật Quy hoạch đô thị; xây dựng các quy định, quy chế về quản lý kiến trúc (đặc biệt là giúp các quận huyện triển khai đồng bộ các quy định quản lý kiến trúc cấp II); tham gia xây dựng các chính sách về phát triển đô thị. 2) Tăng cường công tác quy hoạch đô thị, đảm bảo điều chỉnh và phủ kín quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (hoặc quy hoạch phân khu theo Luật quy hoạch đô thị) trên toàn khu vực đô thị hoá, bảo đảm tính khả thi và đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng. 3) Tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về quy hoạch – kiến trúc và quản lý đô thị, góp phần xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước phục vụ quản lý, tiếp thu cái mới, cái tiên tiến để tự nâng cao trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển đô thị. 4) Tăng cường cải cách hành chính, phải lấy “Đề án 30” của Chính Phủ làm tiền đề thực hiện, nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ, giảm phiền hà cho nhà đầu tư và nhân dân, thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng ISO, từng bước nâng cao trình độ quản lý của bộ máy và được nhân dân ngày càng tin tưởng. 5) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về quy hoạch và lối sống đô thị, góp phần tích cực vào chương trình “năm văn minh đô thị” của Thành phố. Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền. Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển vùng đô thị, các cơ quan đơn vị để Sở QHKT ngày càng vững mạnh./.
Tài liệu liên quan