36 kế trong kinh doanh bất động sản

Một trong những chương trình bán hàng lạ nhất thời gian qua là “Chương trình thuê kèm quyền mua” của Novaland, chủ đầu tư dự án Sunrise City (quận 7, TP.HCM). Theo đó, người mua sẽ có 2 năm để trải nghiệm thực tế môi trường sống tại Sunrise City. Sau 2 năm, nếu quyết định mua căn hộ, khách hàng sẽ thanh toán 20% còn lại cùng thuế VAT và phí bảo trì. Còn không, họ sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán và được đảm bảo giá trị bằng USD. Ngo ài ra, nếu không có nhu cầu sử dụng căn hộ, khách hàng có thể tự cho thuê hoặc ủy quyền để Novaland cho thuê.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 36 kế trong kinh doanh bất động sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 kế trong kinh doanh bất động sản Nếu binh pháp Tôn Tử có 36 kế để đánh trận thì các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cũng nghĩ ra 36 kế để bán hàng. 1. Sống thử Một trong những chương trình bán hàng lạ nhất thời gian qua là “Chương trình thuê kèm quyền mua” của Novaland, chủ đầu tư dự án Sunrise City (quận 7, TP.HCM). Theo đó, người mua sẽ có 2 năm để trải nghiệm thực tế môi trường sống tại Sunrise City. Sau 2 năm, nếu quyết định mua căn hộ, khách hàng sẽ thanh toán 20% còn lại cùng thuế VAT và phí bảo trì. Còn không, họ sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán và được đảm bảo giá trị bằng USD. Ngoài ra, nếu không có nhu cầu sử dụng căn hộ, khách hàng có thể tự cho thuê hoặc ủy quyền để Novaland cho thuê. 2. Chiết khấu cao Hình thức chiết khấu thường được áp dụng cho một giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc với điều kiện giao dịch được thực hiện với số lượng lớn. Đơn cử như dự án Chung cư Rừng Cọ tại Khu Đô thị Ecopark (Hưng Yên) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Dự án này từng mở 2 đợt bán hàng với mức chiết khấu lên đến 12% và 10% vào đầu năm 2011. 3. Giảm giá trực tiếp Trái với quy luật “những dự án mở bán sau luôn đắt hơn”, gần đây nhiều dự án mới đã mạnh tay giảm giá. Tiêu biểu là đợt đại hạ giá tới 20-35% của 2 dự án chung cư PetroVietNam LandMark (quận 2, TP.HCM) và An Tiến (huyện Nhà Bè, TP.HCM) vào tháng 11 vừa qua. 4. Xây xong mới bán Để tránh tình trạng mua bán căn hộ trên giấy, một số thành phố lớn ở Trung Quốc đã yêu cầu chủ đầu tư phải xây xong phần thô mới được chào bán. Xu hướng này cũng đang được các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam áp dụng như một chiêu thức bán hàng mới. Dự án đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình này là The Flemington trên đường Lê Đại Hành, phường 15, quận 11. Theo thông tin của chủ đầu tư, các căn hộ tại dự án này đều đã có sổ hồng. 5. Khuyến mãi, trúng thưởng Không chỉ tặng sổ tiết kiệm, xe máy, tivi, điện thoại iPhone, nhiều chủ đầu tư còn tặng cả nền đất và vàng. Phần lớn dự án áp dụng hình thức hào phóng này là các dự án đất nền có giá trị thấp ở Bình Dương, Long An và Đồng Nai. 6. Hỗ trợ lãi suất Mức lãi suất vay ngân hàng để mua nhà có khi lên đến 24%/năm khiến nhiều người muốn mua phải từ bỏ ý định. Và hỗ trợ lãi suất là chiêu hiệu quả mà nhiều chủ đầu tư bất động sản đã sử dụng để hút người mua. Đi tiên phong trong chương trình hỗ trợ lãi suất là Công ty Cổ phần SetiaBecamex với dự án EcoLakes Mỹ Phước (Bình Dương). Khách hàng chỉ cần trả 30% số tiền mua căn nhà theo nhiều đợt và phần còn lại đi vay sẽ được hỗ trợ lãi suất. Tiếp sau EcoLakes, Imperia An Phú, Anh Tuấn, Sông Đà Riverside... cũng nối gót thực hiện chương trình này. 7. Kéo dài thanh toán Bên cạnh việc hợp tác với ngân hàng để cho vay thế chấp với thời hạn 15-20 năm, khá nhiều dự án đang phải kéo giãn thời gian thanh toán theo tiến độ xây dựng nhằm giảm số tiền phải trả hằng tháng xuống vừa khả năng chi trả của người mua nhà. Những năm trước đây, tiến độ thanh toán chỉ khoảng 4-5 lần trong 1 năm thì hiện nay con số này là 7-8 lần. Thậm chí có những dự án như TDC Plaza (Bình Dương) của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương được thanh toán đến 29 lần trong vòng 8 năm. 8. Lựa chọn thanh toán Không chỉ được kéo dài thời hạn, người mua còn có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất với khả năng của mình. Chẳng hạn như chương trình “Đến The EverRich 2 - chính bạn quyết định phương thức thanh toán” của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, chủ đầu tư dự án The EverRich 2 (quận 7), mới được tung ra vào cuối tháng 10. Theo đó, Phát Đạt đã thiết kế sẵn nhiều hình thức thanh toán hấp dẫn dành cho từng đối tượng khách hàng. 9. Trả góp theo tháng Ngoài hỗ trợ lãi suất, giãn tiến độ, Phát Đạt còn áp dụng hình thức bán hàng trả góp. Cụ thể, với chương trình “Tích lũy cho cuộc sống sung túc”, khi mua căn hộ tại The EverRich 2, ngoại trừ đợt 1 trả trước 10%, từ đợt 2 đến đợt 47, khách hàng chỉ thanh toán 1,3% cho mỗi đợt, đợt 48 thanh toán 30% còn lại. Như vậy, từ tháng thứ hai đến tháng 47, khách hàng chỉ phải thanh toán khoảng 40 triệu đồng/tháng. Tại dự án 4S Riverside Thành Trường Lộc (Thủ Đức), khi ký hợp đồng, người mua sẽ chỉ trả 20%, sau đó thanh toán mỗi tháng 1 m2 (trung bình 14,5 triệu đồng/m2) giá trị căn hộ trong vòng 72 tháng. Người mua sẽ nhận nhà khi đã thanh toán được 75%. 10. Bán sỉ căn hộ Áp lực bán hàng cao nhưng người mua thì ít và khó tính. Do đó, hình thức bán sỉ đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các dự án bất động sản thường đòi hỏi vốn lớn và chủ yếu là vay ngân hàng, gánh nặng trả lãi rất cao, nên bán sỉ là cách nhanh nhất để bán sản phẩm và thu hồi vốn. Chủ đầu tư các dự án căn hộ hiện nay đều sẵn sàng bán nguyên block như Belleza, Era Town (quận 7), nhưng không phải lúc nào cũng tìm được người mua. 11. Bán sỉ văn phòng Bán sỉ để thu hồi vốn nhanh cũng là giải pháp của các nhà đầu tư văn phòng hay mặt bằng bán lẻ. Họ đang tìm cách bán nguyên tầng thay vì cho thuê theo tháng. Chẳng hạn dự án Petroland Tower tại Khu Đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7 vừa đi vào hoạt động ngày 2.12 với khoảng 80% trong tổng số 30.500 m2 diện tích văn phòng cho thuê đã được bán cho các công ty có tiềm lực tài chính. 12. Bán hàng đồng giá Tại các dự án căn hộ, giá bán của các tầng cao luôn cao hơn tầng thấp. Tuy nhiên, trong đợt mở bán gần đây, để thu hút khách hàng, dự án An Tiến Gold House do Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư đã mở bán đồng giá 14,4 triệu đồng/m2 dành cho tất cả các tầng. Tiếp theo dự án này, Hoàng Anh Gia Lai cũng công bố mở bán đợt cuối 30 căn hộ New SaiGon với giá 15,5 triệu đồng/m2. 13. Quyền mua Timeshare Timeshare được định nghĩa là việc mua quyền sở hữu một bất động sản trong một khoảng thời gian nhất định và trong một khoảng địa lý được chọn lựa. Quyền mua Timeshare đã trở thành thành một ngành kinh doanh và được nhiều thương hiệu khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng như Marriott, Hilton tập trung phát triển. Nhằm thu hút người mua, nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu áp dụng hình thức này như dự án The Manna (Khánh Hòa), Ocean Vista. 14. Cam kết lợi nhuận Một chiêu bán hàng khác là cam kết lợi nhuận với khách hàng nếu họ chọn mua dự án. Hình thức này chủ yếu được các dự án bất động sản nghỉ dưỡng áp dụng. Ví dụ, chủ đầu tư dự án Angsana Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) cam kết mức lợi nhuận 6% hằng năm trong 6 năm đầu tiên, hay dự án Khải Hoàn Paradise ở khu Nam Sài Gòn, TP.HCM cam kết lợi nhuận tới 22,5%. Ở lĩnh vực căn hộ để ở, đi đầu với cách làm mới mẻ này là Công ty Cổ phần Vạn Phát Hưng, với cam kết lợi nhuận 15% cho khách hàng mua căn hộ thuộc Khu phức hợp La Casa, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. 15. Mua nhà theo nhóm Là một hình thức kinh doanh mới trên thị trường, Groupon không chỉ thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng, ẩm thực mà còn cả bất động sản. Đây là hình thức mua hàng theo phương thức tập hợp nhiều người cùng mua để có được giá khuyến mãi tốt nhất. Dự án đầu tiên tham gia theo cách bán hàng này là Chung cư Hoàng Kim Thế Gia (quận Bình Tân) do Công ty Vĩnh Phong Thái làm chủ đầu tư. Cụ thể, nếu có 10 người cùng mua thì sẽ được giảm 100 triệu đồng/căn. 16. Phân phối đa cấp Thị trường khó khăn không chỉ gây ảnh hưởng đến các chủ đầu tư mà còn khiến những nhà phân phối phải khốn đốn. Không ít sàn bất động sản đã phải đóng cửa vì doanh thu không đủ bù chi. Tuy vậy, cũng có một số sàn bất động sản đã nghĩ ra các phương thức làm ăn sáng tạo để có thể thích nghi với thời khốn khó. Một trong những cách thức đó là chuyển sang kinh doanh theo kiểu bán hàng đa cấp. Theo đó, mỗi nhân viên tư vấn sẽ có cơ hội trở thành một trưởng nhóm kinh doanh hay trưởng ban và hưởng hoa hồng thay vì chỉ nhận lương như mô hình kinh doanh truyền thống. Và với mô hình này, hàng trăm nhân viên sẽ là những sàn giao dịch di động. Cách thức trên đã được Công ty PropNex áp dụng rất thành công tại Singapore và doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình này là Eden Real. 17. Tổ chức hội chợ Bán hàng tại hội chợ xưa nay chỉ dành cho các ngành hàng tiêu dùng giờ cũng đã được doanh nghiệp bất động sản áp dụng. Nếu như tại Hà Nội thời gian qua nổi đình nổi đám với vụ “mua nhà giá gốc” thì tại TP.HCM Công ty Bất động sản C.T Land cũng đã tổ chức hội chợ mini bất động sản với chủ đề “Mua nhà đón Tết” tại số 2-4-6 Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM. Hội chợ có sự góp mặt của gần 20 doanh nghiệp bất động sản có uy tín như Hòa Bình, Nhà Việt Nam, Vạn Phát Hưng, Đất Lành, Sông Đà Cửu Long. 18. Phù phép dự án Giữa lúc cạnh tranh khốc liệt với sự ra đời của hàng loạt dự án, để người mua chú ý đến dự án của mình, một số chủ đầu tư đã tận dụng triệt để mọi chiêu thức tiếp thị. Một chiêu thức khá tiêu cực là thổi phồng thông tin, đặc biệt là thông tin về vị trí của dự án. Làng Sinh thái Du lịch Eco Village (Long An) được chào bán gần đây là một ví dụ. Chủ đầu tư dự án này đã rao hàng loạt tiện ích hạ tầng như “các dự án nâng cấp tỉnh lộ, đường xuyên tâm được quy hoạch và triển khai đã rút ngắn khoảng cách từ Long An đến TP.HCM. Sau khi tỉnh lộ 10 hoàn thành vào năm 2012, khoảng cách từ thị trấn Đức Hòa đến trung tâm TP.HCM sẽ vào khoảng 30 phút”. Trong khi đó, hầu hết những con đường này vẫn còn nằm trên giấy, thậm chí mới là ý tưởng quy hoạch. 19. Phù phép bán hàng Không chỉ phù phép thông tin quy hoạch, thông tin bán hàng cũng được các chủ đầu tư tung ra với những con số đẹp mắt để tung hỏa mù. Đơn cử như một dự án căn hộ cao cấp tại quận 7. Tháng 6/2011, khi mở bán đợt đầu tiên, chủ đầu tư dự án trên tuyên bố đã bán được 70% trong số 193 căn hộ - con số mà một chuyên gia bất động sản (không muốn nêu tên) nhận xét là không thể có. Đầu năm 2011, tại buổi công bố bán một dự án đất nền tại Bình Dương, số khách đến tham dự không đông lắm, giao dịch thưa thớt, nhưng khi phát thông cáo báo chí cho các phóng viên, nhà phân phối dự án này lại viết: “Toàn bộ 200 nền đã được giao dịch chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ”. 20. Tiếp thị bằng sao Nếu như các dự án đất nền thường sử dụng thông tin quy hoạch thì các dự án căn hộ lại sử dụng các tiện ích, giá trị cũng như đẳng cấp để tiếp thị. Và một trong những đẳng cấp đó chính là việc được những người nổi tiếng chọn mua. Nổi bật nhất là việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và ca sĩ Cẩm Ly đã chọn mua căn hộ tại Khu Phức hợp Sunrise City (quận 7). Trước đó, cũng có tin đồn ca sĩ Tuấn Ngọc sẽ mua căn hộ tại một dự án ở quận 2, còn ngôi sao Hollywood Brad Pitt cũng đã đến đây xem và có thể sẽ mua dự án tại đây. Những thông tin trên sau đó được cho là tin vịt, khiến công ty này được dư luận đặt tên là công ty “nổ vang trời”. 21. Hấp lực du thuyền Trước đây, sân golf được xem là trào lưu thời thượng của bất động sản cao cấp thì nay là bến du thuyền. Nhiều dự án nghỉ dưỡng tung ra trong thời gian qua đều lấy hạng mục bến du thuyền để tạo điểm nhấn. Có thể kể đến như dự án Sunny Villa (Phan Thiết), Oceanami Luxury Home & Resort (Bà Rịa - Vũng Tàu), Blue Sapphire Resort. Không chỉ bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều dự án căn hộ cũng đưa ra hạng mục du thuyền trong dự án như Saigon Pearl, Kenton Residences. 22. Hấp lực phong thủy Ngoài bến du thuyền, các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang đẩy mạnh yếu tố phong thủy. Chẳng hạn như địa thế “ỷ sơn, hướng hải” (lưng tựa núi và mặt hướng biển”) hay hướng “tả thanh long, hữu bạch hổ” (bên trái là rồng, bên phải là hổ). Những yếu tố phong thủy này được xem là có thể mang lại cuộc sống hưng thịnh và tài lộc cho gia chủ. Liệu chúng có đem lại may mắn cho chủ đầu tư? 23. Cọc đi tìm trâu Thị trường bất động sản TP.HCM, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp, đã gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua do sức mua kém. Trước tình hình đó, một số chủ đầu tư tại TP.HCM đã lặn lội ra Bắc để chào bán dự án. Khởi đầu cho xu hướng này chỉ là một số dự án như City Garden, Him Lam. Tuy nhiên, đến nay ra Bắc tìm khách đã trở thành một xu hướng và hầu hết các dự án khi chào bán đều không bỏ lỡ thị trường này. 24. “Xanh” hóa Trong khi các khu đô thị được gắn mác sinh thái thì ở lĩnh vực văn phòng, xu hướng công trình xanh cũng đang được nhiều chủ đầu tư thêm vào để thu hút khách thuê. Có thể ví dụ như tòa cao ốc văn phòng CentrePoint tại TP.HCM, được thiết kế theo tiêu chuẩn Green Star của Úc, tiết kiệm tối đa lượng điện năng tiêu thụ, ứng dụng giải pháp kiến trúc giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường và giảm lượng khí thải CO2 khoảng 20% so với các tòa nhà có cùng diện tích. Một cao ốc theo xu hướng xanh khác ở TP.HCM là Vincom Center với lối thiết kế có thể tận dụng các không gian xanh trong và ngoài tòa nhà. 25. Nhà mẫu, nhà thật Thông thường nhiều chủ đầu tư thường xây dựng nhà mẫu để thu hút các khách hàng thì hiện nay, người có nhu cầu mua nhà đòi hỏi phải tận mục sở thị căn nhà hiện hữu mới chấp nhận trả tiền. Do đó, không chỉ có nhà mẫu, nhiều chủ đầu tư đã tạo những ngôi nhà thật ngay tại dự án. Đây được xem là giải pháp hiệu quả cho những chủ đầu tư muốn thể hiện uy tín. Đặc biệt là khi thời gian qua, một số dự án bị chậm trễ hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã cam kết. Một số dự án đang có nhà thật hiện nay là Xi Riverview Palace (quận 2, TP.HCM), Charm Plaza (Bình Dương). 26. Du lịch bất động sản Nếu như trước đây người mua phải tự tìm đến dự án để tìm hiểu thì hiện nay họ được đưa đến tận nơi, về tận chốn. Thậm chí chuyến đi tham quan được tổ chức như một chuyến “du lịch bất động sản” không mất tiền. Chẳng hạn, mỗi tuần Công ty Cổ phần Bất động sản Gold Bee Land tổ chức 2 chuyến (thứ Năm và thứ Bảy) đi về Long An để khách hàng tham quan các căn hộ của dự án Happy Land. 27. Tiếp thị quốc tế Không chỉ đi khắp các miền của đất nước, các doanh nghiệp Việt cũng tìm kiếm cơ hội bán hàng ở các thị trường nước ngoài. Xu hướng này đặc biệt nổi trội ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng và đối tượng Việt kiều, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam là những nhóm khách hàng được họ nhắm đến. Một số dự án đang được tiếp thị ở nước ngoài hiện nay là Laguna (Huế), Sunny Villa, Sentosa Villa (Phan Thiết), Oceanami (Vũng Tàu), The Cliff Resort & Residences (Phan Thiết). 28. Gắn mác sinh thái Với mức sống ngày càng tăng ở các thành phố lớn, nhu cầu về một môi trường sống xanh và sạch cũng tăng lên. Nắm bắt được điều này, nhiều dự án đô thị gắn “mác” sinh thái đã được tung ra tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Một thống kê sơ bộ của NCĐT cho thấy, trong tổng số 145 dự án khu đô thị đang và sẽ thực hiện tại Việt Nam, có gần 30 dự án tham gia với hình thức sinh thái. Nổi bật nhất ở khu vực phía Nam là Đồng Nai. Từ đầu năm 2009 đến nay, Tỉnh có ít nhất 6 khu đô thị sinh thái được giới thiệu như Khu Đô thị Sinh thái Long Hưng, Cù Lao Tân Vạn, Giang Điền, Sơn Tiên, Hoa Sen, Đại Phước… Tuy nhiên, có một thực tế là tại Việt Nam, chưa có một hệ thống tiêu chí, hay quy định cụ thể nào cho khái niệm bất động sản sinh thái. 29. Trả nhà thay tiền Không bán được nhà, trong khi vẫn phải thanh toán tiền cho các nhà thầu xây dựng. Khó khăn này khiến các chủ đầu tư nghĩ ra cách trả nhà thay tiền. Dự án Era Town là một ví dụ. Dự án này do Công ty Cổ phần Đức Khải làm chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng là Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình. Thay vì trả tiền mặt cho nhà thầu, chủ đầu tư Era Town chia lại một block chung cư với 240 căn hộ cho nhà thầu. Một dự án khác là Hoàng Kim Thế Gia ở quận Bình Tân (TP.HCM). Dự án này đầu tiên do Công ty Vĩnh Phong Thái làm chủ đầu tư, nhưng sau đó lại hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Xây dựng Phước Thành. Theo đó, Phước Thành sẽ nhận thầu xây dựng và được chia lại bằng căn hộ. 30. Thiết kế trọn gói Sự khó khăn của thị trường không chỉ khiến cho các doanh nghiệp địa ốc trở nên sáng tạo hơn trong bán hàng, tiếp thị dự án mà còn buộc họ phải thay đổi chiến lược đầu tư thay vì chỉ biết xây và bán như lúc trước. Chẳng hạn, một số chủ đầu tư bất động sản đã tìm cách giảm giá thành căn hộ bằng hình thức hợp tác chiến lược, liên kết với các nhà thầu xây dựng, để tiết kiệm chi phí. Một trong những doanh nghiệp đi tiên phong là Sacomreal. Công ty này đã ký hợp tác chiến lược với 8 doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Các đối tác cung cấp tất cả sản phẩm và dịch vụ, từ khâu thiết kế, thi công, giám sát xây dựng đến cung ứng nguyên vật liệu trong suốt quá trình phát triển dự án với mức giá tốt và thanh toán theo tiến độ thực hiện dự án. Đổi lại, các công ty trên sẽ thực hiện các dự án của Sacomreal. Việc hợp tác này giúp Sacomreal tiết kiệm 10-20% chi phí dự án. 31. Điều chỉnh công năng Rất khó để các chủ đầu tư bất động sản có thể cầm cự nổi trước các mức lãi suất cao trong một thời gian khá dài, nếu không sớm tìm đầu ra. Do vậy, giải pháp được đưa ra là chuyển công năng tòa nhà sang một loại hình khác tiềm năng hơn, có thể cho thuê hoặc bán nhanh hơn. Ví dụ như chủ tòa nhà Vincom Center đã chuyển công năng tầng 2-3 tòa nhà Vincom Center từ văn phòng cho thuê sang thương mại. Hoặc như Công ty Bến Thành Land cũng đang chuẩn bị chuyển đổi 30 căn hộ cao cấp dự án Ben Thanh Times Square thành căn hộ dịch vụ cho thuê thông qua thương hiệu quản lý là Fusion Maia. 32. Liên kết kiểu người có đất, kẻ có tiền Khó khăn về vốn và thị trường đã buộc không ít doanh nghiệp phải tìm kiếm đối tác để liên kết. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn (Satrabeco) là những ví dụ. Hai đơn vị trên có quỹ đất lớn nhưng không có vốn và kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản. Trong khi đó, dù có tiềm lực, kinh nghiệm nhưng không có quỹ đất nên Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức đã chọn cách liên kết với Vinatex và Satrabeco. 33. Bán “bánh vẽ” Túng quá hóa liều, một số chủ đầu tư đã bất chấp tất cả, lừa đảo khách hàng để chiếm dụng vốn. Có thể kể đến như vụ khách hàng bị đánh lừa tại dự án chung cư mini Vinacomplex III, chung cư mini đầu tiên của TP.HCM. 14 khách hàng sau khi nộp tiền mua căn hộ mini này đã kiện ra tòa án để đòi lại tiền từ chủ đầu tư vì tiền đã đóng nhưng Dự án vẫn chưa được triển khai. 34. Chiến lược hoãn binh Thị trường khó khăn, giá vật liệu, lãi suất tăng cao đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp bất động sản. Trong lúc này, nếu tiếp tục triển khai dự án thì lỗ do lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí. Còn nếu không làm thì mất uy tín với khách hàng. Do vậy, nhiều chủ đầu tư chọn cách giãn tiến độ dự án để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa đảm bảo lợi nhuận. Chưa có thống kê cụ thể nào, nhưng hầu như các dự án bất động sản, đặc biệt là căn hộ, trên thị trường hiện nay đều giãn tiến độ xây dựng. 35. Chuyển nhượng dự án Không chỉ giãn tiến độ, việc huy động vốn khó khăn cũng khiến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản tăng mạnh trong gần 3 năm qua. Theo AVM Vietnam, công ty nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực M&A, bất động sản hiện là một trong những ngành có số thương vụ và giá trị chuyển nhượng lớn nhất tại Việt Nam, sau lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tài chính. Và xu hướng này sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Từ đầu năm 2011 đến nay, việc sang nhượng dự án bất động sản của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sôi động. Mới đây nhất là việc Tập đoàn Vingroup chuyển nhượng toàn bộ tháp B - khối văn phòng của tòa nhà Vincom Center Hà Nội trên đường Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng cho Techcombank. 36. Tẩu vi thượng sách Và kế sách cuối cùng là “tẩu vi thượng sách”. Đa phần doanh nghiệp sử dụng kế sách này đều là những nhà đầu tư nước ngoài và những dự án đều đang nằm trên giấy. Dự án Khu Du lịch Sinh thái Bãi biển Rồng (Quảng Nam) với vốn đầu tư 4,15 tỉ USD là mộ
Tài liệu liên quan