5 Bài tập tình huống Luật Kinh Tế

BÀI TẬP 1 Ngày 31/10/1998, công ty Dầu Khí ( bên A) ký hợp đồng với công ty TNHH TM- DV Trọng Tín ( bên B ) để tiêu thụ xăng dầu ( HĐ nguyên tắc số 34). Hai bên thoả thuận sẽ ký các phụ lục để cụ thể hoá HĐ theo từng đợt giao nhận. Theo yêu cầu của bên A. công ty Trọng Tín làm thủ tục xin ngân hàng bảo lãnh HĐ. HĐ 368/HĐBL-98 ký với ngân hàng Phương Nam có nội dung như sau: - Công ty DKhí chỉ giao hàng khi Ngân hàng PN ký xác nhận trên lệnh giao hàng; - Tổng dư nợ tối đa của các lệnh giao hàng được bảo lãnh không quá 5 tỷ đồng; - Công ty Trọng Tín cam kết nộp đầy đủ doanh số bán hàng vào tài khoản tiền gởi tại ngân hàng PN để bảo đảm thanh toán cho công ty Dầu Khí; - Ngân hàng PN kiểm tra các lệnh giao hàng và ký xác nhận trên các lệnh giao hàng nằm trong phạm vi được bảo lãnh. Một khi đã ký xác nhận, ngân hàng cam kết thanh toán thay cho công ty TTín trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công ty TTin nhạn được phiếu xuất kho; qúa hạn, ngân hàng phải chịu lãi suất.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 Bài tập tình huống Luật Kinh Tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Li br ar y of B ak in g st ud en ts Bài tập tình huống Luật Kinh Tế TS Lê Văn Hưng - 1 - BÀI TẬP 1 Ngày 31/10/1998, công ty Dầu Khí ( bên A) ký hợp đồng với công ty TNHH TM- DV Trọng Tín ( bên B ) để tiêu thụ xăng dầu ( HĐ nguyên tắc số 34). Hai bên thoả thuận sẽ ký các phụ lục để cụ thể hoá HĐ theo từng đợt giao nhận. Theo yêu cầu của bên A. công ty Trọng Tín làm thủ tục xin ngân hàng bảo lãnh HĐ. HĐ 368/HĐBL-98 ký với ngân hàng Phương Nam có nội dung như sau: - Công ty DKhí chỉ giao hàng khi Ngân hàng PN ký xác nhận trên l änh giao hàng; - Tổng dư nợ tối đa của các lệnh giao hàng được bảo lãnh không quá 5 tỷ đồng; - Công ty Trọng Tín cam kết nộp đầy đủ doanh số bán hàng vào tài khoản tiền gởi tại ngân hàng PN để bảo đảm thanh toán cho công ty Dầu Khí; - Ngân hàng PN kiểm tra các lệnh giao hàng và ký xác nhận trên các lệnh giao hàng nằm trong phạm vi được bảo lãnh. Một khi đã ký xác nhận, ngân hàng cam kết thanh toán thay cho công ty TTín trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công ty TTin nhạn được phiếu xuất kho; qúa hạn, ngân hàng phải chịu lãi suất. Hợp đồng số 34 được cụ thể hoá bằng 9 phụ lục, trong đó có 3 phụ lục số 3, 5, 7 hai bên thoả thuận thanh toán bằng tiền mặt ngoài phạm vi bảo lãnh. Ngay2 31/12/1999 đối chiếu công nợ, công ty DKhí gởi công văn yêu cầu công ty TTín thanh toán số tiền 3,8 tỷ đồng ( gồm 3,5 tỷ tiền hàng và 300 triệu tiền lãi). Do không thống nhất phương thức thanh toán, ngày 20/4/2000, công ty DKhí khởi kiện công ty TTín ra toà đòi bồi thường 4,2 tỷ đồng ( gồm 3,5 tỷ tiền hàng; 300 triệu lãi và 400 triệu phạt vi phạm thanh toán). 1- Anh, chị hãy đưa ra hướng giải quyết; 2- Trong khi thụ lý, thẩm phán phát hiện số nợ 3,5 tỷ hoàn toàn trùng khớp với giá trị 3 phụ lục 3,5,7 đã nêu. Vơi tư cách đại diện ngân hàng, anh, chị yêu cầu gì để bảo vệ quyền lợi cho mình? 3- Trong khi thụ lý, giả định thẩm phán phát hiện công ty TTín lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ; trường hợp này xử lý như thế nào? 4- Trong khi thụ lý, giả định thẩm phán phát hiện công ty TTín không có đăng ký kinh doanh xăng dầu. Trường hợp này xử lý như thế nào? Li br ar y of B ak in g st ud en ts Bài tập tình huống Luật Kinh Tế TS Lê Văn Hưng - 2 - BÀI TẬP 2 Ngày 15/2/2000, công ty Thương Mại XNK Phú Bình và xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu Thanh Long ký kết hợp đồng nội dung sau: - Các bên thỏa thuận cùng góp vốn để thu mua, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu Âu - Công ty XNK Phú Bình có nghĩa vụ : góp vốn bằng tiền mặt là 5 tỷ đồng; giới thiệu nguồn hàng và thị trường tiêu thụ; cử cán bộ theo dõi qúa trình thực hiện hợp đồng; - Công ty Thanh Long có nghĩa vụ: tổ chức việc mua nguyên liệu; tổ chức chế biến và xuất khẩu thành phẩm cho bạn hàng theo giới thiệu của Phú Bình; nộp thuế cho nhà nước; - Lợi nhuận sau khi trừ chi phí được chia cho hai bên theo tỷ lệ 50/50; - Bên nào vi phạm sẽ bị phạt 10% gía trị hợp đồng. 1- Hợp đồng trên là hợp đồng kinh tế theo Pháp lệnh HĐKT ( 1989) hay hợp đồng dân sự; dựa vào những dấu hiệu naò để phân biệt? 2- Luật Thương Mại 1997 có điều chỉnh hợp đồng nói trên không? Tại sao? 3- XN Thanh Long có 3 thành viên, ông Dũng làm Giám Đốc, bà Thanh làm chủ tịch HĐTV; điều lệ không nói rõ ai là người đại diện theo pháp luật của xí nghiệp. Vậy nếu ông Dũng ký kết HĐ thì HĐ đó có bị coi là vô hiệu không? 4- Gỉa sử trong HĐ hai bên thỏa thuận: “Tranh chấp HĐ nếu không thương lượng, hoà giải được với nhau thì sẽ yêu cầu trọng tài giải quyết”. Theo anh, chị thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực không? Tại sao? BÀI TẬP 3 Tổng CTy X.là DN nhà nước có 7 thành viên HĐQT. Ngày 15/10/2004, Chủ tịch HĐQT chết. Bộ trưởng Bộ X. ra quyết định bổ nhiệm TGĐ A. tạm thời kiêm chức chủ tịch HĐQT. Ngày 30/10/2004 A. triệu tập cuộc họp HĐQT có 6 thành viên( vắng 1) để bổ nhiệm Ktoán trưởng của TCT và trưởng BanKSoát. 4/6 người dự họp đồng ý bổ nhiệm C.( là chủ tịch công đoàn của một cty thành viên) làm trưởng BKS. Hai thành viên phản đối vì cho rằng vợ C là KTT một đơn vị thành viên khác; còn con C. là thủ quỹ của TCT; nhưng TCT vẫn tiến hành bổ nhiệm. 5/6 thành viên dự họp đồng ý bổ nhiệm bà D. làm KTT của TCT nhưng 1 thành viên phản đối vì em trai bà D là thành viên HĐQT. Nhưng A nhân danh TGĐ vẫn ra quyết định bổ nhiệm. Hãy nhận xét ( đúng/sai) về việc trên. Li br ar y of B ak in g st ud en ts Bài tập tình huống Luật Kinh Tế TS Lê Văn Hưng - 3 - BÀI TẬP 4 Tháng 01/2003, CTLiên Doanh A. ký hợp đồng bán cho cty TNHH B. một dây chuyền chế biến thực phẩm trị giá 2,2 tỷ đồng. Hai bên thoả thuận, cty LD A phải bảo hành dây chuyền này trong vòng 12 tháng. Ngày 25/3/2003, dây chuyền chế biến trên bị trục trặc kỹ thuật và ngưng hoạt động. Cty B gởi ngay công văn yêu cầu phía CTLD cử chuyên viên kỹ thuật sang khắc phục sự cố.Mặc dù đã nhận được công văn ngày 25/3/2003, nhưng đến ngày 06/4/2003, phía CTLD A vẫn chưa trả lời và cũng không cử chuyên viên sang sửa chữa. Do vậy Cty B đã tự mình lập biên bản về sự cố trên và thuê người đến sửa chữa với chi phí là 50 triệu đồng. Ngày 15/4/2003, cty B gởi công văn yêu cầu CTLD A phải thanh toán số tiền 50 triệu đồng nói trên và đòi bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất là 200 triệu đồng cũng như phạt vi phạm hợp đồng. Nhưng phía CTLD đã từ chối yêu cầu trên. Vụ việc được khởi kiện tại toà án. Hãy nêu cách thức và căn cứ xử lý vấn đề trên. BÀI TẬP 5 Ngày 23/2/2001, Chi nhánh Gò vấp của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín( bên A) ký hợp đồng tín dụng số 212100 với công ty TNHH Cơ khí Trường Giang( bên B)). HĐ do Giám Đốc Chi nhánh Gò vấp và Giám đốc của Công ty Trường Giang ký, nôi dung: Bên A cho bên B vay 200 triệu đồng; Lãi suất 0,8%/ tháng ; Thời hạn vay là 24 tháng. Để bảo đảm HĐ nói trên, các bên còn ký HĐ cầm cố, theo đó bên B đồng ý đem chiếc xe thuộc sở hữu của mình ( Toyota 8 chỗ ngồi ) trị giá khoảng 330 triệu cầm cố cho A. HĐ có cam kết: Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên B không trả được nợ cho bên A, bên B đồng ý để bên A toàn quyền tổ chức đấu giá tài sản để thu hồi nợ ( vốn và lãi). HĐ cầm cố tài sản được công chứng nhà nước chứng nhận. Đáo hạn bên B không trả được nợ nên bên A khởi kiện tại Toà án. 1/ Với tư cách là người đại diện quyền lợi cho bên A (ngân hàng), anh, chị hãy nêu những yêu cầu của bên A và lý giải căn cứ của những yêu cầu đó. 2/ Trong phiên toà , đại diện bên B đề nghị Toà tuyên bố HĐ cầm cố tài sản vay vốn không có hiệu lực pháp luật do người ký HĐ này phía bên B là ông Phan chỉ là thành viên của công ty thôi. Oâng Phan không có giấy uỷ quyền của Giám đốc. Hãy nêu ra những câu hỏi để làm rõ hiệu lực của HĐ nói trên. Li br ar y of B ak in g st ud en ts Bài tập tình huống Luật Kinh Tế TS Lê Văn Hưng - 4 - 3/ Giả sử, bên A xuất trình cho Toà án biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty B, theo đó Giám đốc công ty có biết việc ông Phan ký HĐ cầm cố đó; vậy HĐ đó có hiệu lực pháp luật không? Dựa vào căn cứ pháp lý nào? 4/ Giả sử HĐ cầm cố nói trên không có hiệu lực pháp luật, nhưng tại Toà đại diện bên B có thừa nhận các khoản nợ gốc và lãi do bên A nêu ra. Toà án xử lý như thế nào? 5/ Toà án xử theo hướng có lợi cho bên A, nhưng bên B không tự nguyện thi hành. Hãy đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật./.
Tài liệu liên quan