Bạn đang làm mọi cách để tăng doanh số? Hãy thử áp dụng 5 mẹo đơn giản
nhắm vào giác quan và tiềm thức của khách hàng mà Roger Dooley đề cập
trong cuốn sách Brainfluence (Tác động lên não bộ).
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 cách tác động tâm trí khách hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 cách tác động tâm trí
khách hàng
Bạn đang làm mọi cách để tăng doanh số? Hãy thử áp dụng 5 mẹo đơn giản
nhắm vào giác quan và tiềm thức của khách hàng mà Roger Dooley đề cập
trong cuốn sách Brainfluence (Tác động lên não bộ).
5 cách tác động tâm trí khách hàng
1. Sử dụng font chữ dễ nhìn
Nếu bạn đang sử dụng những font chữ cách điệu, cầu kỳ trên bảng hiệu,
trong catalogue, tờ rơi... thì đã đến lúc thay đổi. Một nghiên cứu mới đây
cho thấy, khi tiếp cận thông tin qua những font chữ rườm rà, người đọc lập
tức cho rằng điều đang được nói đến sẽ làm mất thời gian của họ.
Font chữ rườm rà sẽ mang lại cảm giác sản phẩm chậm chạp và nhàm chán,
và không khách hàng nào muốn mua một sản phẩm mà họ nghĩ sẽ rất lâu
mới sử dụng được.
Để lọt vào “mắt xanh” của khách hàng, hãy chọn những font chữ dễ đọc như
Arial để in các tờ mô tả sản phẩm hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng.
2. Đừng để khách hàng thấy tiền
“Thấy tiền” ở đây nghĩa là thấy ký hiệu tiền tệ. Một nghiên cứu về hành vi
tiêu dùng tại các nhà hàng ở Mỹ cho thấy, thực khách luôn cân nhắc giá cả
nhiều hơn và gọi ít món hơn khi trên thực đơn có ký hiệu “$” cạnh giá món
ăn.
Ngược lại, khi trên thực đơn chỉ có những con số, doanh thu của nhà hàng
lại cao hơn. Khi mắt ta thấy một ký hiệu tiền tệ như $, Đ, một tín hiệu được
gửi đến não bộ để ước tính giá trị của số tiền, khiến ta nghĩ về nó nhiều hơn.
Chỉ nên để 100.000 thay vì 100.000đ, nhất là khi bạn kinh doanh nhà hàng.
3. Sử dụng mùi hương và âm nhạc
Quyết định của khách hàng không chỉ đến từ những thông tin và số liệu, mà
còn bị ảnh hưởng bởi những gì họ cảm nhận qua các giác quan. Hãy thử tìm
những yếu tố trong môi trường tại điểm bán hàng mà bạn có thể kiểm soát
được, ví dụ như mùi hương.
Nếu sản phẩm không có mùi thì hãy thử tạo một mùi dễ chịu nhưng đặc
trưng của riêng thương hiệu để thu hút khách hàng, có thể là một mùi hương
thoang thoảng trong cửa hàng, có thể là mùi nước hoa phảng phất khá quyến
rũ của nhân viên bán hàng. Nghiên cứu tại một số trung tâm mua sắm cho
thấy, khi có mùi thơm sảng khoái trong không khí, doanh thu tăng lên đáng
kể.
Ngoài khứu giác, thính giác cũng rất quan trọng. Bạn đã từng đi ngang cửa
hàng nào vặn nhạc như “đuổi tà” chưa? Vậy thì hãy chọn cách khôn khéo
hơn để lôi kéo khách hàng bằng âm nhạc; tùy vào đối tượng khách hàng mục
tiêu mà sử dụng thể loại nhạc phù hợp.
Thử nghiệm tại một cửa hàng bán rượu vang, người ta lần lượt mở nhạc
tiếng Pháp, rồi tiếng Đức, kết quả là trong thời gian mở nhạc tiếng nước nào
thì rượu vang từ nước ấy được chọn mua nhiều hơn.
Hãy tìm những cách sáng tạo để chinh phục giác quan của khách hàng.
4. Phản hồi cho khách hàng trên mạng xã hội
Không ai thích bị làm ngơ. Hãy bảo đảm mọi thắc mắc, ý kiến và góp ý
khách hàng đăng trên mạng xã hội đều được trả lời thấu đáo. Có nghiên cứu
cho thấy, nhiều khách hàng tuy đăng những lời than phiền về sản phẩm hay
dịch vụ của công ty lên mạng xã hội, nhưng khi được trả lời sốt sắng, dù
không phải là một lời xin lỗi từ công ty, họ lập tức có thái độ tích cực hơn.
Không phải lúc nào khách hàng cũng đúng, nhưng ta chẳng được lợi lộc gì
khi tranh cãi với họ, nhất là trên mạng xã hội. Bạn có thể giành phần thắng
trong cuộc tranh luận, nhưng bạn sẽ mất đi khách hàng đó. Hãy nghiên cứu
và tìm ra những cách trả lời hay, phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của
truyền thông xã hội.
Luôn giữ bình tĩnh, kiểm soát văn hóa ứng xử của công ty trên mạng xã hội
và luôn phản hồi sớm cho khách hàng một cách trung thực nhất. Nên dùng
những từ ngữ tương tự như khách hàng đã dùng để họ cảm thấy bạn thực sự
kết nối với họ.
5. Kể những câu chuyện hay
Những con số thống kê luôn có ích, nhưng khách hàng phải thực sự quan
tâm đến những con số ấy thì bạn mới mong bán được sản phẩm. Bộ não con
người có xu hướng tập trung chú ý khi được nghe kể chuyện.
Nghiên cứu còn chứng minh rằng, khi nghe những câu chuyện có nhiều hành
động, não người lập tức nghĩ đến việc bắt chước các hành động ấy.
Vì thế, thay vì liệt kê những con số hay mô tả từng đặc tính sản phẩm một
cách rập khuôn, hãy lồng ghép những thông tin quan trọng vào một câu
chuyện. Những câu chuyện hay sẽ tác động đến khách hàng sâu sắc hơn và
gia tăng hành vi truyền miệng.
Hãy biến những con số, những phần trăm thành một câu chuyện và kể
chuyện thật hấp dẫn để khách hàng không bị xao nhãng khi đang tiếp xúc
với bạn.