Câu 1: Phân tích nội dung cơ bản trong học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH và phân tích những sai lầm
khuyết điểm xung quanh vấn đề đấu tranh giai cấp và phân tích nhận định sau đây của
Đảng ta: “Thời kỳ quá độ ở nước ta là một thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp, đấu tranh
giữa hai con đường XHCN và TBCN trên tất cả các lĩnh vực đời sống XH nhằm giải quyết
vấn đề “ai thắng ai”
Bài làm
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ghi rõ thời kỳ quá độ ở nước ta “đó là một
thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN trên tất
cả các lĩnh vực đời sống XH nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”. Đây chính là sự thể hiện
hiểu biết đầy đủ hơn về con đường tiến lên CNXH ở nuớc ta, đặc biệt đây là sự thể hiện
việc nhận thức và vận dụng đúng đắn và sáng tạo học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm tiến bộ, tích cực của các học giả tư sản cùng với sự thiên
tài về mặt lý luận Mác-Anghen đã đưa ra một phương pháp luận để làm cơ sở xem xét các
giai cấp: đó là phải gắn các giai cấp với PTSX nhất định trong lịch sử. Tuân thủ phương
pháp luận của Mác và Anghen một cách có tính nguyên tắc Lênin đã đưa ra một định nghĩa
về GC trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” như sau: “Người ta gọi GC những tập đoàn to lớn
gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống SX XH nhất định trong
lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật
quy định và thừa nhận) đối với những TLSX, về vai trò của họ trong những tổ chức lao
động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải XH, ít
hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có
thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chổ các tập đoàn đó có địa vị khác nhay
trong một chế độ KT XH nhất định.
31 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 5 câu tự luận môn khoa học chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 câu tự luận môn khoa học chính trị
Câu 1: Phân tích nội dung cơ bản trong học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-
Lênin, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH và phân tích những sai lầm
khuyết điểm xung quanh vấn đề đấu tranh giai cấp và phân tích nhận định sau đây của
Đảng ta: “Thời kỳ quá độ ở nước ta là một thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp, đấu tranh
giữa hai con đường XHCN và TBCN trên tất cả các lĩnh vực đời sống XH nhằm giải quyết
vấn đề “ai thắng ai”
Bài làm
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ghi rõ thời kỳ quá độ ở nước ta “đó là một
thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN trên tất
cả các lĩnh vực đời sống XH nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”. Đây chính là sự thể hiện
hiểu biết đầy đủ hơn về con đường tiến lên CNXH ở nuớc ta, đặc biệt đây là sự thể hiện
việc nhận thức và vận dụng đúng đắn và sáng tạo học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm tiến bộ, tích cực của các học giả tư sản cùng với sự thiên
tài về mặt lý luận Mác-Anghen đã đưa ra một phương pháp luận để làm cơ sở xem xét các
giai cấp: đó là phải gắn các giai cấp với PTSX nhất định trong lịch sử. Tuân thủ phương
pháp luận của Mác và Anghen một cách có tính nguyên tắc Lênin đã đưa ra một định nghĩa
về GC trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” như sau: “Người ta gọi GC những tập đoàn to lớn
gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống SX XH nhất định trong
lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật
quy định và thừa nhận) đối với những TLSX, về vai trò của họ trong những tổ chức lao
động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải XH, ít
hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có
thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chổ các tập đoàn đó có địa vị khác nhay
trong một chế độ KT XH nhất định.
Giai cấp là một phạm trù KT-XH có tính lịch sử. Mỗi giai cấp sẽ thay đổi khi điều kiện
KT-XH thay đổi. Giai cấp không thể là sản phẩm của SX nói chung mà là sảan phẩm
củanhững hệ thống sản xuất XH nhất định trong lịch sử. Mỗi hệ thống giai cấp tương hợp
với một hệ thống SX XH, do đó mỗi đặc trưng của giai cấp phải được xem xét trong quan
hệ với giai cấp khác. Trong một hệ thốngười KT-XH nhất định tập đoàn người này có địa
vị thống trị, tập đoàn người khác có địa vị bị trị đó là các giai cấp. Sự khác nhau giữa các
tập đoàn về địa vị trong một hệ thống KT-XH nhất định là đặc trưng chung nhất của giai
cấp.
Các giai cấp không phải bao giờ cũng tồn tại trong XH loài người. Các GC chỉ tồn tại gắn
liền với những giai đọan phát triển nhất định của SX trong lịch sử. Khi LLSX còn thấp
kém trong XH nguyên thủy, con người làm ra sản phẩm chỉ đủ để tồn tại, bảo tồn nòi giống
chưa có sản phẩm dư thừa tương đối thì chưa có khả năng xuất hiện chế độ người bóc lột
người, chưa thể có các giai cấp. Sự phát triển của LLSX lên trình độ mới tạo tiền đề và khả
năng phân hoá XH thành các giai cấp. Cơ sở trực tiếp của sự hình thành các giai cấp là chề
độ tư hữu về TLSX. Chế độ này đưa đến chế độ chiếm hữu TLSX XH. Điều đó dẫn đến sự
khác nhau về địa vị trong một hệ thống SX XH nhất định của những tập đoàn người. Như
vậy, điều kiện cơ bản cho sự tồn tại tất yếu của chế độ tư hữu và XH có GC là sự phát triển
của LLSX đã tạo ra được sản phẩm thặng dư nhưng chưa có thể bảo đảm nhu c62u hợp lý
của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của LLSX hiện đại và những điều kiện KT-XH khác
sẽ xoá bỏ sự phân chia XH thành các giai cấp.
Các XH có GC đối kháng lần lượt được thay thế trong lịch sử. Mỗi XH có kết cấu XH-GC
riêng. Kết cấu GC thường gắn với một phương thức SX nhất định. Mỗi kết cấu XH-GC của
một XH nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đó là những giai cấp quyết
định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống SX trong một XH nhất định. GC tiêu biểu cho
bản chất của chế độ KT-XH đang tồn tại là GC thống trị.
Trong XH có GC, GC thống trị chiếm đọat lao động của các GC và tấng lớp bị trị, chiếm
đọat của cải XH vào trong mình, áp bức quần chúng nhân dân lao động về chính trị, Xã hội
và tinh thần. Các GC bóc lột bao giờ cũng dùng mọi hình thức, biện pháp phương tiện để
bảo vệ địa vị, củng cố chế độ KT-XH nhằm hướng những đặc quyền đặc lợi, lợi ích căn
bản của GC thống trị đối lập với lợi ích căn bản của GC bị trị. Sự đối kháng về lợi ích giữa
các Gc thống trị, áp bức, bóc lột và giai cấp bị trị, bị áp bức, bị bóc lột là nguyên nhân của
đấu tranh GC. Đấu tranh chống áp bức chỉ xảy ra khi có áp bức. Vì vậy đấu tranh GC là
cuộc đấu tranh giữa các GC có lợi ích căn bản đối lập nhau.
Các cuộc đấu tranh GC trong lịch sửnhân loại diễn ra dưới nhiều hình thức tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh lịch sữ vào các GC tham gia đấu tranh. Trong thời đại ngày nay các hình thức
biểu hiện của đấu tranh GC càng đa dạng và phức tạp.
Theo Lênin, đấu tranh GC thực chất là cuộc đấu tranh giữa các GC có lợi ích cơ bản đối
lập nhau. Lợi ích này là không thể điều hoà được. Trong lợi ích cơ bản này thì lợi ích KT
mang tính khách quan cần thiết giữ vai trò tác động chi phối đến sự ra đời, vận động, phát
triển cũng như là mất đi của các GC trong XH.
Đấu tranh GC là một trong những động lực quan trọng cũa sự phát triển XH có GC. Khi
nghiên cứu phép biện chứng duy vật, nghiên cứu quy luật đấu tranh của các mặt đối lập ta
thấy rằng mâu thuẫn nói chung chính là động lực của sự phát triển. Động lực phát triển cơ
bản của XH là tác động biện chứng giữa nhu cầu không ngừng tăng lên của con người với
cải tiến SX, SX vật chất bao giờ cũng phát triển trong một QHSX nhất định : QHSX phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX là điều kiện cơ bản để SX phát triển thuận lợi, tạo cơ
sở mọi mặt của đời sống XH phát triển. QHSX trở thành xiềng xích, phá hoại LLSX, khi
nó không còn phù hợp với LLSX. Trong các XH có GC đối kháng, do được GC thống trị –
đại diện cho QHSX đó bảo vệ bằng mọi sức mạnh, đặc biệt là bạo lực có tổ chức, QHSX
không tự động nhường chổ cho QHSX mới. Vì vậy, muốn thay thế QHSX cũ bằng QHSX
mới phải tiến hành đấu tranh GC và cách mạng XH. Đấu tranh GC là động lực trực tiếp của
sự phát triển lịch sử của các XH có GC đối kháng. Đấu tranh GC trong các XH có GC còn
cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng lao động nhằm gột rữa cho họ tinh
thần nô lệ và những tập quán xấu do chế độ người bóc lột, áp bức người sinh ra. Trong XH
có GC thì đấu tranh GC không phải là động lực duy nhất mặc dù nó là động lực vô cùng
quan trọng “Nó là đòn bẩy vĩ đại trong các cuộc cách mạng XH hiện đại” (Mác-Anghen).
Ngoài đấu tranh GC ra còn cò các động lực khác mà vai trò vị trí của mỗi động lực như
VH, GD, KHKT, tư tưởng đạo đức đều phát huy tác dụng trong từng giai đọan lịch sử nhất
định. Thực tiễn cho thấy đấu tranh gc không chỉ là động lực trực tiếp của lịch sử trong thời
kỳ cách mạng mà còn là động lực phát triển mọi mặt của đời sống XH trong thời kỳ phát
triển bình thường của các XH có GC. Đấu tranh GC có tác dụng thú đẩy XH phát triển về
mọi mặt ngay cả khi QHSX phù hợp với LLSX. Dưới chế độ TBCN nhờ cuộc đấu tranh
GC của mình dưới nhiều hình thức, GC công nhân, và nhân dân lao động mới giành được
những thành quả dân chủ mới thúc đẩy GCTS đổi mới phương thức quản lý, cải tiến, sử
dụng kỷ thuật và công nghệ mới.
Sự phát huy vai trò của cuộc đấu tranh GC trong lịch sử tuỳ thuộc vào tinh chất, trình độ
phát triển của cuộc đấu tranh. Những cuộc đấu tranh GC mang tính chất quần chúng rộng
rãi do lực lượng tiên tiến của XH lãnh đạo, tổ chức mang tính KH nhằm thực hiện nhiệm
vụ lịch sử chính muồi lật đổ GC thống trị phản động đang cản trở sự phát triển của XH, có
tác dụng đặc biệt to lớn đối với sự phát triển của XH.
Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta, XH vẫn còn các GC tồn tại lâu dài, các mâu
thuẫn GC chưa bị thủ tiêu. Đấu tranh GC là thực tế khách quan. Thực tế đó đòi hỏi nhận
thức đúng tính chất, nội dung hình thức của cuộc đấu tranh, xử lý đúng đắn mối quan hệ
XH-GC. Tuy nhiên cần chống lại hai khuynh hướng sai lầm trong đấu tranh GC.
Khuynh hướng sai lầm thứnhất là chủ quan duy ý chí, coi nhẹ quy luật khách quan trong
khi đó lại tuyệt đối hoá đấu tranh GC nhất là tư tưởng cực đoan khuyếch đại một trong
những hình thức của đấu tranh GC là mặt tiêu diệt xoá bỏ. “Trí, Phú, địa, hào đào tận gốc,
trốc tận rễ” và khuynh hướng sai lầm thứ hai là cơ hội hữu khuynh coi nhẹ buông lơi mơ
hồ về đấu tranh GC, mất cảnh giác trước âm muư diễn biến hoà bình với các thế lực thù
địch với CNXH. Hiện nay Đảng ta chủ trương tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động
hội nhập KT quốc tế, VN muốn làm bạn của các nước để phát triển nhanh có hiệu quả và
bền vững. Vì vậy, đã có quan điểm sai lầm cho rằng hiện nay ở nước ta không còn đấu
tranh GC.
Ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Aâu cũ, các lực lượng chống CNXH đã lợi dụng tình
hình khủng hoảng của CNXH nhất là lợi dụng những sai lầm nghiêm trong của các Đảng
Cộng Sản cầm quyền để đảo ngược tình thế, lập lại trật tự tư sản.
Trước tình hình thực tế đó, Đại Hội VI của Đảng đã xác định: “Thời kỳ quá độ ở nước ta
do tiến thẳng lên CNXH từ một nền SX nhỏ, bỏ qua giai đọan phát triển TBCN đuơng
nhiên phải lâu dài và rất khó khăn. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện
triệt để nhằm xây dựng từ đầu một XH mới cả về LLSX, QHSX và KTTT. Đó là một thời
ký đấu tranh Gc phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống XH nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”.
Những năm gần đây, về mặt hình thức chúng ta thường ít nói đến “đấu tranh giai cấp”,
“đấu tranh giữa 2 con đường”, nhưng thực chất nội dung của đường lối, các chiến lược,
phương hướng cơ bản, phát triển đất nước vẫn bao hàm nội dung đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giữa 2 con đường XHCN và TBCN. trong cán bộ Đảng viên ta hiện nay còn có
những cách hiểu không rỏ về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa 2 con đường. Hơn nửa đề
cập đến con đường đi lên CNXH trong thời kỳ quá độ không thể không đụng đến vấn đề
đấu tranh giai cấp và đấu tranh giữa 2 con đường. Đảng ta khẳng định rằng hiện nay và cả
trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh
giai cấp, không thể xoá nhoà ranh giới giửa các giai cấp, không thể phủ nhận đấu tranh giai
cấp. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, đấu tranh GC có nội dung và hình thức
mới rất đặc thù cho một XH bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH, một XH đang đổi mới
trước bối cảnh tình hình TG hết sức phức tạp.
Thật vậy trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về TLSX, nhiều thành phần KT,
các giai cấp, các tần lớp XH khác nhau, cơ cấu giai cấp, nội dung tính chất, vị trí cùa các
giai cấp trong XH ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về KT XH. Mối
quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp XH trong sự nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc dười sự
lãnh đạo của Đảng hiện nay không như trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, cũnh
không như lúc mới bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Ngày nay lợi ích cơ bản lâu dài
của các giai cấp thống nhất với lợi ích của các dân tộc, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giữa 2 con đường: XHCN và TBCN vẫn còn nhưng gắn với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc chống nghèo nàn lạc hậu, khá8c phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển. Đảng
và nhà nước ta đang khuyên khích thành phần KT tư bản tư nhân phát triển kêu gọi các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh, để các nhà TBCN được “cày trên luống cày của
CNXH”. Một bộ phận công nhân đi làm thuê cho các nhà tư bản, trong XH tồn tại sự bóc
lột của nhà tư bản đối với người lao động làm thuê, song Đảng và nhà nước lại có chủ
trương có chính sách, có pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng và kết hợp hài hoà lợi ích
của người lao động làm thuê, lợi ích của nhà tư bản, lợi ích của nhà nước. Các doanh
nghiệp tư bản tư nhân là một bộ phận hữu cơ của nền KT quốc dân dưới sự lãnh đạo của
ĐCSVN đang quá độ lên CNXH. Vì vậy ở đây giữa lao động làm thuê và nhà tư bản không
có mâu thuẫn đối kháng như trong XH tư bản. Chúng ta sử dụng một số mặt của CNTB để
xây dựng CNXH chứ không phải để xây dựng chế độ TBCN.
Thế nhưng, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy luôn luôn có những lực lượng,
những nhân tố cản trở con đường khách quan đi lên CNXH của nhân dân ta. Để thực hiện
mục tiêu cách mạng là dân giàu, nước mạnh, XH công bằng văn minh, điều cơ bản là phải
phát triển mạnh mẽ nền KT nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nuớc, bảo đảm định hướng XHCN ; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Xây dựng CNXH phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc bảo vệ chính quyền nhân dân và
pháp chế XHCN. Toàn bộ sự nghiệp trên da96y là lợi ích căn bản của dân tộc và nhân dân
lao động. Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm GCCN, giai cấp
nông dân, tầng lớp trí thức các tầng lớp lao động khác, tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân sĩ
yêu nuớc tán thành mục tiêu nói trên. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ trong XH vì quyền lợi
ích kỷ, vì hận thù giai cấp đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống lại
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Vì vậy đấu tranh GC trong thời kỳ quá độ ở nuớc ta
trước hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức giữa một bên là quần chúng nhân dân lao
động, các lực lượng XH đi theo con đường dẫn đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH
công bằng văn minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất dân tộc do Đảng lãnh đạo với một
bên là các thế lực các tổ chức các phần tử chống độc lập dân tộc và CNXH, chống Đảng,
Nhà nước và pháp luật, phá hoại trật tự XH và an ninh quốc gia.
Các thế lực phản động trong nước và quốc tế chống độc lập dân tộc và CNXH chủ yếu
thông qua diễn biến hoà bình nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, làm tan rã về
hệ tư tưởng tiến tới lật đỗ chính quyền nhân dân bằng hình thức này hình thức khác. Cuộc
“đấu tranh giữa hai con đường”, con đường XHCN và con đường TBCN cũng là biểu hiện
của đấu tranh GC trong thời kỳ quá độ ở nuớc ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố
thúc đẩy đất nước dịch chuyễn theo hướng TBCN. Các nhân tố tự phát TBCN này được
những thế lực chống độc lập dân tộc và CNXH lợi dụng phục vụ mục tiêu của chúng. Cuộc
đấu tranh giữa hai khuynh hướng phát triển trên đây diễn ra hàng ngày hàng giờ trên tất cả
các lĩnh vực trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực trật tự XH.
Cùng với những thành tựu của 15 năm đổi mới, đất nuớc ta còn phải đối mặt với nhiều
thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta xác định là tụt hậu xa hơn về KT so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới ; chệch hướng XHCN ; nạn tham nhũng và tệ quan liêu;
“diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra. Những nguy cơ trên đến nay vẫn tồn
tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau, khôn thể không xem nhẹ nguy cơ nào
trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt. Vấn đề hiện nay không phải là
lãng tránh danh từ đấu tranh GC mà là nhận thức cho đúng tính chất nội dung, hình thức
của cuộc đấu tranh , xử lý đúng đắn các quan hệ XH-GC. Đấu tranh GC chính là để giữ
vững định hướng XHCN, không chệch hướng.
Tóm lại, trong thoi72 kỳ quá độ lên CNXH ở nuớc ta còn có nhiều hình thức sở hữu về
TLSX , nhiều thành phần KT, GC, tầng lớp XH khác nhau nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí
của các GC trong XH ta đã thay đổi to lớn về KT, XH. Mối quan hệ giữa các GC, các tầng
lớp XH là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích GCCN
thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là : độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH , dân giàu, nuớc mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh Gc trong giai đọan hiện nay theo đại hội IX là : “thực
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH the định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước
nghèo, kém phát triển ; thực hiện công bằng XH, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn
chặn và khắc phục những tư tuởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây
dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Và “động lực chủ
yếu để phát triển nuớc ta là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với
nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân , tập thể và XH,
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần KT, của toàn XH.”
Trong xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN phải nắm vững quan điểm GC của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Đó là quan điểm cách mạng và KH. Sự tuyệt đối hoá đấu tranh GC
cũng như dự mơ hồ về đấu tranh GC đều trái với quan điểm giai cấp Mác-Lênin, đều gây
tổn hại cho sự nghiệp xây dựng CNXH.
Câu 2 : Học thuyết Mác về Nhà nước và vận dụng để phân tích, phê phán những sai lầm
khuyết điểm trong việc tổ chức phương thức hoạt động của hệ thống chính trị (HTCT) nói
chung của Nhà nước nói riêng thời kỳ trước đổi mới và để phân tích phương hướng sau
đây của Đảng ta : “Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh
GCCN với GC nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng Sản lãnh đạo”
(VK 8 trang 129).
Bài làm
Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Không phải Xh loài người ngay tư khi hình thành đã có
Nhà nước. Có một thời kỳ lịch sử XH chưa có Nhà nước : thời kỳ CSNT. Chỉ khi đến nền
SX XH phát triển đến một trình độ nhất định, XH phân chia thành GC, Nhà nước mới ra
đời.
Với sự ra đời của công cụ sx bằng kim loại (đồng hồ), LLSX đã có sự phát triển nổi bậc,
của cải XH đã dư thừa và chế độ tư hữu ra đời, XH phân chia thành những GC đối kháng :
Chủ nô và nô lệ. Mâu thuẫn giữa các GC bốc lột, cuộc đấu tranh giữa các GC đó diễn ra
không ngừng và ngày càng quyết liệt không thể điều hoà được. Để bảo vệ lợi ích giai cấp
của mình, GC chủ nô đã lập ra một bộ máy bạo lực, trấn áp. Bộ máy đó chính là Nhà nước.
Nhà nước đầu tiên xuấ hiện trong lịch sử là Nhà nước CHNL, tiếp đó là Nhà nước Phong
kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước XHCN, những nhà nước xuất hiện từ mâu thuẫn đối
kháng GC khống thể đều hoà được. Như vậy, nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự ra đời của nhà
nước là từ KT, từ sự phát trei63Nhà nước của LLSX, nguồn gốc trực tiếp về KT-XH dẫn
đến sự ra đời và tồn tại của nhà nước là do có chế dộ tư hữu và “mâu thuẫn GC không thễ
điều hoà được.
Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay GC cầm quyền, là công cụ sắc bén
nhất để duy trì sự thống trị GC cho nên bản chất Nhà nước bao giờ cũng mang tính GC sâu
sắc. Trong XH có GC, sự thống trị của GC này đối với Gc khác được thể hiện dưới 3 loại
quyền lực : quyền lực chính trị, quyền lực KT, tư tưởng, trong đó quyền lực KT giữ vai trò
quyết định nhưng bản thân nó không thể duy trì được vai trò thống trị và đàn áp được sự
phản kháng của GC bị trị, vì vậy phải có Nhà nước để cũng cố và bảo vệ những quyền lực
ấy. Với tính cách là nền chuyên chính của một giai cấp đối với giai cấp khác, Nhà nước của
các gc bóc lột không thể là kẻ công bằng để bảo vệ lợi ích cho các gc trong xh. Như vậy,
Nhà nước là một bộ máy đặc biệt để đảm bảo và thực hiệ quyền lực thống trị về KT, tư
tưởng, chính trị. Ngoài việc thực hiện chức năng đó,, Nhà nước còn phải giải quyết tất cả
các vấn đề khác nảy sinh trong XH , nghĩa là thực hiện chức năng xh. Vì vậy, Nhà nước là
một hiện tượng phức tạp và đa dạng, vừa mang bản chất GC vừa mang tính XH. Theo bản
chất đó Nhà nước là một tổ chức của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm
vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự XH, thực
hiện những mục đí