59 câu hỏi và trả lời môn lịch sử hành chính

Nhà nước là một phạm trù lịch sử của xã hội có giai cấp. Điều kiện quan trọng số một để nhà nước có thể ra đời được là trên cơ sở sản xuất phát triển dẫn đến tình trạng phân hoá xã hội. Nhà nước ra đời là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà mâu thuẫn không thể điều hoà được. Đây là một quy luật chung của tất cả các nhà nước trên thế giới, không loại trừ bất cứ một quy luật nào cả. Và nhà nước Văn Lang ra đời cũng không nằm ngoài quy luật đó.

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 59 câu hỏi và trả lời môn lịch sử hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập môn Lịch Sử Hành Chính VN Câu 1: Trình bày những cơ sở của sự hình thành nền hành chính đầu tiên ở nước ta thời đại Hùng Vương - An Dương Vương? Trả lời: Nhà nước là một phạm trù lịch sử của xã hội có giai cấp. Điều kiện quan trọng số một để nhà nước có thể ra đời được là trên cơ sở sản xuất phát triển dẫn đến tình trạng phân hoá xã hội. Nhà nước ra đời là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà mâu thuẫn không thể điều hoà được. Đây là một quy luật chung của tất cả các nhà nước trên thế giới, không loại trừ bất cứ một quy luật nào cả. Và nhà nước Văn Lang ra đời cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công xã nông thôn là một hình thái kinh tế xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp, là một trong những tiền đề cho sự hình thành nhà nước. - Thời Hùng Vương sức sản xuất phát triển đã gây ra nhiều biến động xã hội và đưa đến tình trạng phân hoá xã hội rõ nét vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Lúc này đã có kẻ giàu, người nghèo và tình trạng bất bình đẳng đã in đậm trong khu mộ táng hay truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thật cao, chưa thật sâu sắc nhưng nó đã tạo ra một cơ sở xã hội cần thiết cho quá trình hình thành nhà nước Văn Lang. - Nhân tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự hình thành lãnh thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên vào thời Đông Sơn. Khi con người tiến xuống khai phá vùng đồng bằng Sông Hồng và chọn thì uy tín và vai trò của Thục Phán - người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh ngày càng được nâng cao. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán đã thay Hùng Vương tự xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc. Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu (Âu Việt) và Lạc Việt, phản ánh sự liên kết của hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và tên một phạm vi rộng lớn hơn. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính thời Âu Lạc vẫn không có gì thay đổi so với thơì Văn Lang. Đứng đầu nhà nước là Thục Phán An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. ở các địa phương (bộ) vẫn do các lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là công xã nông thôn ( kẻ, chiềng, chạ). Trong thời đại dựng nước, ta có nhiều thành tựu lớn, trong đó có 2 thành tựu cơ bản nhất là tạo được một nền văn minh rực rỡ - nền văn minh sông Hồng và hình thái nhà nước sơ khai - nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Những thành tựu này không chỉ là bằng chứng hùng hồn xác nhận thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là những thời đại có thật mà còn minh chứng cho chúng ta thấy rằng đất nước Việt Nam có một lịch sử dựng nước sớm, một nền văn minh lâu đời, tạo ra nền tảng bền vững cho toàn bộ sự sinh tồn và phát triển của quốc gia dân tộc Việt Nam. Từ đó người Việt trên cơ sở một lãnh thổ chung, một tiếng nói chung một cơ sở kinh tế - xã hội gắn bó trong một thể chế nhà nước sơ khai một lối sống mang sắc thái riêng biểu thị trong một nền văn minh, văn hoá chung, đã tự khẳng định sự tồn tại của mình như một quốc gia văn minh có đủ điều kiện và khả năng vững vàng tiến qua nhiều thời kỳ đen tối nhất của lịch sử - thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc. Câu 2: Anh (chị) hãy khái quát về cơ cấu nền hành chính của thời đại dựng nước đầu tiên. Trả lời: 1. Khái quát về sự ra đời của nền hành chính thời đài Hùng Vương - An Dưong Vương 2. Cơ cấu hành chính: a. Về các cấp và các đơn vị hành chính: Nhà nước Văn Lang cấu trúc theo hệ thống 3 cấp tương ứng với 3 cấp quan chức : - Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương - là người đã nổi lên thu phục được các bộ lạc hiện thân của quyền lực tối thượng Hùng Vương đóng đo ở Phong Châu: Dựa vào các di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên đ Đông Sơn, ta thấy địa bàn cư trú của dân cư bấy giờ có sự mở rộng dần từ vùng riêng của núi xuống đồng bằng, ben biển, tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven các con sông lớn của Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Các khu vực cư trú, thường khá rộng, từ hàng ngàn mét vuông đến 1 vài chục vạn m2, tầm văn hoá cũng khá dày, nhất là giai đoạn Đông Sơn. Những khu vực cư trú đó là những xóm làng định cư trong đó gồm nhiều dòng họ khác nhau chung sống và có 1 dòng họ chính. Những xóm làng đó bấy giờ là những công xã nông thôn, thường gọi là chiềng, chạ. Một xóm làng có 1 số gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ, những người phụ nữ vẫn có vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, được mọi người coi trọng. Trong xóm làng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên cạnh quan hệ láng giềng. - Giúp vua và cùng được hưởng những quyền lợi lớn là những người ăn theo, phò giá vua trong đó chủ yếu là vợ, con, những người trong họ hàng anh em gia tộc của vua, lấy danh nghĩa và quyền uy của vua để thực hiện quyền cai trị xã hội . - Dưới vua Hùng và giúp việc cho vua Hùng có các Lạc hầu và Lạc tướng. Vua Hùng đặt tướng văn là Lạc Hỗu, các tướng võ gọi là Lạc Tướng, các con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bố chính. Quyền cai trị thế tộc theo cha truyền con nối gọi là chế độ Phụ đạo. Hùng Vương đồng thời là thủ lĩnh quân sự tối cao, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. - Hùng Vương chia nước Văn Lang thành 15 bộ (vẫn là 15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc Tướng. Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) cũng theo chế độ thể tập, cha truyền con nối (Phụ đạo). - 15 bộ "Việt sử lược" 15 bộ: 1. Giao chí 2. Việt Thường Thị 3. Vũ Ninh 4. Quân Ninh 5. Gia Ninh 6. Ninh Hải 7. Lục Hải 8. Thanh Tuyền 9. Tân Xương 10. Bình Văn 11. Văn Lang 12. Cửu Chân 13. Nhật Nam 14. Hoài Hoan 15. Cửu Đức - "Đại Việt sử kí toàn thư” của Lê Văn Hưu và "Khảm Định viết sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn có sự khác biệt về tên gọi 1. Giao Chỉ 2. Chu Diễn 3. Vũ Ninh 4. Việt Thương 5. Phúc Lộc 6. Ninh Hải 7. Dương Tuyền 8. Lục Hải 9. Vũ Đinh 10. Hoài Hoạn 11. Cửu Chân 12. Bình Văn 13. Tân Hưng 14. Cửu Đức 15. Văn Lang - "VN sử lược” của Trần Trọng Kim 1. Văn Lang (Bạch Hạc - Việt Trì) 2. Châu Diễn (Sơn Tây - Hà Tây) 3. Phúc Lộc (Sơn Tây - Hà Tây) 4. Tần hưng (Hưng Hoá, Tuyên Quang) 5. Vũ Định (Thái Nguyên, Cao Bằng) 6. Ninh Hải (Hưng Yên - Hải Dương, Quảng Ninh) 7. Lục Hải (Lạng Sơn) 8. Ninh Hải (Hưng Yên - Hải Dương, Quảng Ninh) 9. Dương Tuyền (Hải Dương) 10. Giao chỉ (Hà Nội, Hưng yên, Nam Định, Ninh Bình) 11. Cửu Chân (Thanh Hoá) 12. Hoài Hoan (Nghệ An) 13. Cửu Đức (Hà Tĩnh) 14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị) 15. Bình Văn (?) đ Như vậy, “bộ”: . Thể hiện sự phân chia dân cư theo sự áp đặt của Nhà nước . Thể hiện đó là đơn vị, tu cư tự phát nguyên thuỷ, hay nói cách khác, đơn vị “bộ” mang tính nửa vời: “cung ứng - bộ lạc” hoặ thị tộc bộ lạc dự hành chính ” - Dưới bộ lạc là các công xã nông thôn, bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu là các bố chính (có nghĩa là già làng). Bên cạnh Bồ chính, có thể còn có 1 nhóm người hình thành 1 tổ chức có chức năng như 1 hội đồng công xã tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung làm - nhà sàn lớn để hội họp sinh hoạt cộng đồng. - Già Làng,Già Bản . Phải tuân thủ sự điều hành Bồ chính, Lạc Hầu, Lạc Tướng, nhà vua . Vừa phải thực hiện cai quản địa hạt của mình theo kiểu gia trưởng đối với cư dân trong “kẻ”. Đây là mầm mống tạo ra thiết chế “Lệ làng” trong xã hội về sau. b. Về t/c lực lượng quân đội : - Thời kì Hùng Vương - An Dương Vương chưa có cơ quan chuyên trách quân sự ở TW và địa phương - Nhà vua, các thủ lĩnh bộ lạc như các Lạc Hầu, Lạc Tướng và đ các Già làng, già bản trực tiếp thống lĩnh lượng lượng quân sự. - Đồng thau làm vũ khí được sử dụng đ hoạt động quân sự vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, qua các hình chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn (Trống đồng, thạp đồng, rùi chiến)kết hợp với các tư liệu dân gian đ lực lượng quân sự có cả bộ binh và thuý binh được trang bị lực lượng bằng đồng thau rắc lên : lao, giản,rừu….. - Lực lượng vũ trang thì này là dân binh 3.Chính sách Kinh tế và đối ngoại a.Kinh tế: - Căn cứ t/c hành chính từ TW như trên đ xác lập nên những giai đoạn về cuộc sống kinh tế để tạo nên “công quỹ ” quốc , phục vụ nhà vua - Ruộng đất: là TLSX chính được các “Kẻ” vay thành địa ban …… với hình thức các giai đoạn tiểu nông theo chế độ gia trưởng, có thể lập thành làng theo dòng họ và tập trung theo kiểu công xã láng giềng + Các giai đoạn tiểu nông bắt đầu xác lập chế độ tư hữu đất đai ở các mức độ khác nhau + Đất đai tư hữu chủ yếu là đất làm nhà và làm vườn, đất canh tác chỉ được sử dụng khi đang sản xuất, khi không sản xuất, gieo trồng thì sở hữu vẫn thuộc + Hình thức ruộng công để nộp thuế cho Nhà nước hay cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng “ăn ruộng” vẫn cùng tồn tại. Câu 3: Những đặc trưng cơ bản về hành chính Nhà nước ở chính quyền tự chủ Nhà nước Vạn Xuân (thời tiền lý) (544 - 602) 1. K/nghĩa Lý Bí (542 - 543) - 1 vài nét khái quát: Chính quyền Giao Châu từ triều Tấn (đầu thế kỉ IV) đến triều Lương (thế kỷ VI) thực tế là 1 chính quyền cát cứ, hoặc do các chỉ huy quân sự đa phương thao túng, hoặc ở trong tay các thứ sử, thái thú “lập nghiệp” trên đất Giao Châu lâu đời biến thành những “cục tộc”bản địa, hoặc chịu sự chi phối của tầng lớp hao trưởng đa phương có xu hướng tự trị. Trong bối cảnh đó, nếu có 1 phong trào nổi dậy dựa trên nền tảng dân tộc Việt thì có cơ hội xây dựng 1 quốc gia độc lập. Và trong thực tế nếu như cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu do tầng lớp quý tộc bộ lạc cũ lãnh đạo thì bước sang giai đoạn này, các phonbg trào dân tộc do tầng lớp hao trưởng đa phương khởi xướng. Nửa cuối TK VI được đánh dấu: 1 cuộc khởi nghĩa lớn và tiếp sau đó là 1 thời kỳ độc lập tạm thời. Đó là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí. - Lý Bôn + còn có tên gọi là Lý Bí, quê ở Lang Hưng, Thái Bình + Xuất thân từ 1 hao trưởng đa phương, đã ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức Giám quân + yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sơm bỏ quan về quê, sau lại cùng Tinh Thiều (người cùng quê) sang kinh đô nhà Lương xin bỏ 1 chức quan. Viên lại bộ thượng thủ nhà Lương nói rằng “họ Tinh Thiều là hán môn, không có tiên hiền, nên chỉ bổ dụng Tinh Thiều làm chân canh cổng thành phía Tây kinh đô Kiến phong. Tinh Thiều xấu hổ về quê, cùng Lý Bí mua tỉnh việc khởi nghĩa” - Bấy giờ thứ sử Giao Châu tên là Tiêu Tư là 1 kẻ tàn bạo, mất lòng dân. Nhân lòng oán hận của dân, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đât‎ nước ta đồng thời nổi dậy chống nhà Lương. Thủ lĩnh Chu kiên là Triệu Túc, và con là Triệu Quang Phục mến lãi đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên. Sau đó Tinh Phiếu Phạm Tu - anh tướng tài cùng hào kiệt các nơi nổi dậy hưởng ứng. - Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng + Thủ sứ Tiêu Tú khiếp sợ, sai người mang vàng bạc đút lót cho Lý Bí rồi chạy chốn về Quảng Châu + Nghĩa quân chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh cũ) vào đầu 542, nghĩa là chỉ 3 tháng sau khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ . - Tháng 4/542, nhà Lương huy động lực lượng bên phía tấn đánh quân của Lý Bí nhưng cuộc phản kích của quân nhà Lương hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lợi và nắm quyền làm chủ đất nước Bị thua đau, mùa đông năm ấy (542) vua Lương lại sai quân tiến đánh nhưng quân sẽ sợ hãi, hoang mang dùng dằng không dám tiễn. Nắm được tình hình địch, Lý Bí tổ chức mặt trận tiêu diệt lớn ở địa đầu Giao Châu làm quân địch 10 phần chết 7, 8 bọn sống sót tan vỡ. Hai viên tướng cầm đầu bị vua Lương xử tội chết. 2. Những đặc trưng cơ bản về HC Nhà nước của chính quyền tự chủ Nhà nước Vạn Xuân (tiền Lý). - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đầu mùa xuân 544 (2/544), Lý Bí chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế, Lý Nam Đế - Nam Viết Đế lấy niên hiệu là Thiên Đức. Dựng lên 1 nước mới với Quốc hiệu là Vạn Xuân, có ý mong xã tắc được bền vững đến muôn đời. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), cho dựng diện Vạn Thọ làm nơi bàn bạc việc nước của triều đình, cho xây chùa Khai Quốc ở phường Yên Hoà (Yên Phụ) là tiền thân của chùa Trấn Quốc trên đảo Kim Ngưu (Hồ Tây hiện nay) đ ý nghĩa: + Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế (Nam Đế), bãi bỏ lịch trung hoa, đặt niên hiệu riêng là Thiên Đức. + Xưng đế, định niên hiệu riêng đúc tiền riêng là biểu hiện của sự trưởng thành của y thức dân tộc. Điều đó khẳng định niềm tự tôn dân tộc, độc lập và ngang hàng với các Hoàng đế Trung Hoa. + Đó cũng là sự ngang nhiên phủ định quyền "bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương bắc, vạch vô sơn hà, cương vực, dứt khoát nòi gống Phương Nam là 1 thể độc lập và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình. - Về tổ chức Nhà nước và cơ cấu hành chính dưới triều Lý Nam Đế + Chưa rõ, sơ sài, chỉ biết triều đình có đến trăm quan, hai ban ván rõ. + Hoàng đế đứng đầu, bên dưới có 2 văn võ . Tinh Thiều làm tướng văn . Phạm Tu lâm Tướng võ . Triệu Tức làm thái phó . Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ bên cạnh tù Đô Đông đến Đưỡng Lâm (Hà Tây) . Triệu Quang Phục là tướng trẻ, có tài được trọng dụng + Triều đình Vạn Xuân là mô hình của 1 cơ cấu Nhà nước mới theo chế độ quân chủ tập quyền + Bấy giờ Phật giáo đang phát triển mạnh ở nước ta. Giới tăng ni là tầng lớp trí thức đương thời chắc hẳn đã có vai trò chính quyền Vạn Xuân. Thể hiện ở chùa Khai Quốc, cái tên chùa cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa * Giai đoạn tiếp theo: Lý Nam Đế còn làm vua đến 548 mới mất. Nhưng thật ra nước Vạn Xuân chỉ được tương đối yên bình trong hơn 1 năm. Mùa hè năm 545, quân xâm lược phương Bắc lại phát động cuộc chinh phục lần thứ 3. Thử thách này đối với Nhà nước Vạn Xuân gay go, ác liệt hơn trước rất nhiều. Triệu Quang Phục sau khi được trao binh quyền, tự xưng là Triệu Việt Vương, kéo 1 cánh quan về Đầm Dạ Trạch (Hưng yên) xây dựng căn cứ đánh giặc. Qua 4 năm cầm cự và xây dựng lực lượng, nhân lực nhà Trần cướp ngôi nhà Lương, tình thế rối ren, Triệu Quang Phục đã tiến quân tiến đánh thành Long Biên, giành lại quyền tự chủ. Cánh quân của Lý Thiên Bảo (anh trai của Lý Bí) rút về vùng thượng du Thanh Hoá hoạt động. Năm 555 Lý Thiên Bảo mất, binh quyền thuộc về tay Lý Phật Tử 1 tướng cùng họ với Lý Bí. Năm 557, Lý Phật Tử đem quân về Long Biên đánh Triệu Việt Vương nhưng không thắng nổi. Triệu Việt Vương chia đất giảng hoà và gả con gái của mình cho Lý Nhã A Lang con của Lý Phật Tử để giữ hoà hiến đ 571, Lý Phật Tử phản trắc đem quân bất ngờ đánh úp đ Triệu đạt 1 bộ quyền hành và đất đai, lập ra triều đại Lý Nam Đế. ị Nhật xét: Nền độc lập của dân tộc ta vào thể kỉ 6 còn non trẻ, ý thức độc lập tuy đã mạnh nhưng thực lực để củng cố khối đoàn kết trong nội bộ dân tộc thì chưa đủ vững, chưa thống nhất được thể lực cát cứ ở các đa phương có xu hướng xung đột, lấn chiếm lẫn nhau. Cuộc xung đột giữa Lý Phật Tử và Triệu Việt Vương phản ánh tình hình này. Lý Phật Tử lên ngôi tự xung là Hậu Lý Nam Đế đóng đo ở Phong Châu (Bạch Hạc - Việt Trì), sai Lý Đại Quyền giữ Long Biên và Lý Phổ đình giữ Ô Diên. Năm 602, nhà Tuỳ sau khi dẹp yên được Nam - Bắc Triều, thống nhất Trung Hoa, sai tướng lưu phương đem quân đánh nước ta. Trước khi đánh, Lưu Phương cho người sang dụ hàng Lý Phật Tử đ hèn nhát dâng nước ta cho giặc đ nước ta lại rơi vào ách đo hộ của kẻ thù phương Bắc. Câu 4: Những nét chủ yếu của HC Nhà nước thời đo hộ Tuỳ - Đường? 1. Những nét chủ yếu của hành chính Nhà nước thời đô hộ Tùy - Đường KQ: Cuộc xung đột nội bộ làm cho thế nước suy yếu, Lý Phật Tử lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chưa đủ uy tín, để tập hợp lực lượng, không phát huy được sức mạnh của cả dân tộc chẳng ngoại xâm. Hèn nhát dâng nước ta cho giặc đất nước ta lại rơi vào ách thống trị của nhà Tuỳ a. Nhà Tuỳ (589 - 617) đã thôn tính và xác lập chính quyền đô hộ trên đất nước ta một cách dễ dàng. - Tuỳ Dương Tế (607) thay đổi đối với hành chính: Đặt lại chế độ, bỏ cấp châu của nhà Lương gồm: . Quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 9 huyện . Quận Cửu Chân (Thanh Hoá) có 7 huyện . Quận Nhất Nam (Nghệ Tĩnh) có 8 huyện Tỉ Cảnh (đất Ba Châu của Làm ấp) 4 huyện . Quận Làm ấp (đất Ba Châu của Làm ấp) có 4 huyện Như vậy, là nước ta đơn vị hành chính gồm 5 quận và 32 huyện - Trụ sở được chuyển từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội) - Tuy về danh nghĩa, các quận trực thuộc chính quyền quân chủ trung ương ở Trung Quốc, nhưng trên thực tế như lời vua Tuỳ thú nhận, chỉ là đất ràng buộc lỏng lẻo nghĩa là chỉ là các đơn vị hành chính chịu triều cống và được ràng buộc 1 cách lỏng lẻo như các đơn vị cát cứ của quận lị Trung Quốc vì nhà Tuỳ không đủ sức kiểm soát do tình hình trong nước rối ren. Vào những năm rối loạn cuộc đời Tuỳ, đất nước ta càng cách tuyến với Trung Hoa. Các thái thú cát cứ trên đất nước ta mặc sức vơ vét bọc lột nhân dân. Thái thú Khâu Hoà câu kết với quan lai, địa chủ, trong nhà có nhiều minh châu, sừng tê, vàng bạc giàu ngang vương giả. b. Nhà Đường - 617, 1 viên tướng của nhà Tuỳ là Lý Thế Dân lật đổ nhà Tuỳ lập ra nhà Đường. Đường Cao tổ - Cơ cấu hành chính Nhà nước thời Đường + Khâu Hoà đầu hàng nhà Đường và tiếp tục cai quản Giao Châu, được nhà Đường phong làm Đại Tổng Quản Giao Châu năm 612. + Năm 671, Đường Cao Tống bãi bỏ các quận do nhà Tuỳ đặt, khôi phục lại các Châu như thời Nam - Bắc Triều (TK5)? + Vùng liên thổ thuộc Châu Giao được chia làm 12 châu, 59 huyện, hương, xã . Đại hương có từ 160 đến 500 bộ . Tiểu hướng: 70 đến 160 . Đại xã: 40 đến 60 bộ . Tiểu xã: 10 đến 30 bộ + Năm 769, nhà Đường đổi Giao Châu đô hộ phủ (622) thành An Nam đô hộ phủ đ nước ta có tên An Nam từ đó. - Quan đứng đầu đô hộ phú tuỳ từng thời kỳ mà có tên gọi khác nhau: Kinh lược đô hộ sú, tổng quản kinh lược sứ, Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ, Tiết độ sứ, Trị sở của Đô hộ phủ đặt tại Tổng Bình (Hà Nội) - An Nam đô hộ phú tần gồm 12 châu và 59 huyện Các Châu gồm: 1. Giao Châu 2. Phong Châu 3. Trường Châu 4. ái Châu 5. Diễn Châu 6. Hoan Châu 7. Phúc Lộc Châu 8. Trang Châu 9. Chi Châu 10. Võ Nga Châu 11. Võ An Châu 12. Lục Châu + Đứng đầu Châu là thứ sử, do nhà Đường bổ nhiệm từ Trung Quốc sang đơm trách. Dần dần các chức này được thay thế bằng 1 số người viết nhưng vẫn do nhà Đường bổ nhiệm. . Đối với quản l‎ý hành chính miền núi, nhà Đường đặt ra các Châu “Ki Mí” . An Nam đô hộ phủ quản 41 châu “Ki Mí” vùng Tày Nùng Việt Bắc . Đến 791, nhà Đường lập châu: Phong Đô, Hoan Châu đô đốc phủ để quản l‎ý vùng Nghệ Tĩnh và kiêm quản các châu “Ki Mí” vùng đất Lục Châu Lạp. - An Nam đô hộ phủ + buổi đầu trực thuộc trực tiếp chính quyền TW ở Trường An + 757 tiết độ sứ Lĩnh Nam ở quảng Châu + Cuối thế kỉ 9, nhà Đường mới đặt riêng Tiết độ sứ ở An Nam đ 864 Cao Biền được cử sang giữ chức vụ này. - Các huyện + Huyện lệnh đứng đầu do chính quyền Trường An bổ nhiệm + Thu thuế, thu cống phẩm, trúng tuyển quân binh và phu phen tạp dịch - Dứa huyện đ hương (Đ2 là hương trưởng) đ xã (Đ2 là xã trưởng): Hương là cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã c. Đánh giá và nhận xét - Nhà Tuỳ - Đường đã thiết lập nền hành chính Nhà nước với chế độ phong kiến phương bắc. Từ TW đ đa phương theo kiểu mô hình của Trung Quốc: Quận đ huyện đ hướng đ xã với mục tiêu: Biến đất nước ta chỉ là 1 đơn vị hành chính của Trung Quốc để bóc lột, đưa về nước đ nhằm thôn tính đất nước ta. - Chúng thi hành các cơ sở+ Kinh tế: mục tiêu: vơ vét sức người và tài nguyên; để thực hiện cơ sở này chúng đã đưa ra các biện pháp, việc bóc lột của nhà Đường ở An Nam rất nặng nề, với nhiều hình thức phức tạp . chế độ cống nạp vẫn là thủ đoạn bóc lột truyền thống. Hàng năm các châu huyện thuộc An Nam phải cống nộp cho triều đình Trường An nhiều lâm thổ sản quý (ngà voi, đồi mồi, lòng trả,…) và nhiều sản phẩm thủ công (tơ lụa, sa the, đồ mày..) . Đặt thêm nhiều thứ mới rất nặng: thuế muối, thuế vét, thuế bàng, thuế đay . Nội dung An Nam còn bị các quan đô hộ các cấp vơ vét, bòn rút của Nhà nước + văn hoá: nhằm xoá sạch văn hoá Việt Nam , thay vào đó là văn hoá Trung Quốc. Chúng đã sử dụng biện pháp: . Di dân: đưa bọn tướng cướp, đã băng … đẩy Việt Nam . Bắt những người đàn ông này lấy phụ nữ Việt Nam để chuyển dòng máu. Nhất là cuộc đàn áp của Mã Việt chống lại Hai Bà Trưng, gần 20 vạn đàn ông Việt bị đ chúng thay đổi phong tục tập quán của người Việt Cổ - Tư tưởng :
Tài liệu liên quan