Viral Marketing (hay marketing truyền miệng) thực sự là một hình thức
rất hấp dẫn. Bạn hãy nghĩ về điều này nhé thay bằng đầu tư một
khoảng tiền khổng lồ một cách tuyệt vọng vào các quảng cáo báo giấy,
các quảng cáo trên TV hay các banner, bạn gần như không phải làm gì
nhiều ngoài việc hãy để cho “fans” của bạn làm tất cả.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 bí quyết và các ví dụ điển hình về Viral Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 bí quyết và các ví dụ điển hình về
Viral Marketing
Xin giới thiệu một bài viết cũ của tác giả Thomas Baekdal về “7 bí
quyết viral marketing” với những ví dụ có thể được xem là kinh điển
khi sử dụng video như là một chiến thuật chính cho các chiến lược
Viral Marketing (tiếp thị lan truyền).
Viral Marketing (hay marketing truyền miệng) thực sự là một hình thức
rất hấp dẫn. Bạn hãy nghĩ về điều này nhé… thay bằng đầu tư một
khoảng tiền khổng lồ một cách tuyệt vọng vào các quảng cáo báo giấy,
các quảng cáo trên TV hay các banner, bạn gần như không phải làm gì
nhiều ngoài việc hãy để cho “fans” của bạn làm tất cả.
Với viral marketing, chiến dịch của bạn bỗng chốc có đời sống riêng của
nó, và nó bắt đầu lan ra như một loại virus. Tất cả mọi người đều muốn
được nhìn thấy nó, và một khi họ thấy rồi, tất cả trong số họ đều muốn
chia sẻ nó.
Hình thức này vô cùng mạnh mẽ, nó thường mạnh gấp 500 đến 1000 lần
so với tác động bạn nhận được từ những quảng cáo thông thường.
Nhưng làm thế nào?
Có rất nhiều bí quyết để tiến hành trong viral marketing. Dưới đây là 7
trong số đó:
1: Hãy khiến mọi người cảm nhận
Bí quyết quan trọng nhất chính là tạo ra một cảm xúc thực sự mạnh. Bạn
cần một quan điểm, để thể hiện một ý tưởng với sự cam kết và cống
hiến. Bạn muốn mọi người phải:
Chan chứa tình yêu hoặc ghét bỏ
Rất vui sướng hay vô cùng tức giận
Là một thiên tài hoặc gã ngốc
Đồng cảm sâu sắc hay ruồng bỏ
Bạn muốn máu trong huyết quản của mọi người phải chảy rần rật.
Hãy bỏ qua những gì trung tính hay cố làm hài lòng tất cả mọi người,
hoặc chỉ hỗ trợ một số nhóm nhất định hoặc bất kỳ cách gì khác để
chiếm được tình cảm. Viral marketing 100% là vấn đề của cảm xúc.
2: Hãy làm một điều gì đó bất ngờ
Bản thân điều này đã tự lý giải cho chính nó. Nếu bạn muốn mọi người
phát hiện ra chiến dịch của bạn, bạn phải làm một điều gì đó khác
thường, một điều gì đó ngoài cả mong đợi của mọi người. Hãy quên
ngay việc bạn cố gắng quảng bá sản phẩm của bạn cho dù việc này đúng
là rất tốt, nhưng ai ai cũng làm việc đó. Hãy quên luôn cả việc bạn cố
gắng làm cho sản phẩm của bạn trông thật hoàn hảo – khắp nơi nơi, ai
cũng làm việc đó cả rồi.
Hãy nhớ tới câu chuyện một con gấu bị một người đàn ông tấn công. Đó
có phải là điều bất thường không? Và đó chính là một trong những
quảng cáo viral thành công nhất từ trước tới nay.
Nhưng trên hết hãy nhớ là đừng là một kẻ copy tội nghiệp.
3: Đừng cố gắng quảng cáo (thật ngốc!)
Một trong những sai lầm lớn nhất các công ty thường phạm phải là khi
nghĩ tới viral marketing, họ thường cho rằng đó chính là các quảng cáo
mà mọi người chia sẻ cho nhau. Hoàn toàn không phải vậy! Marketing
truyền thống làm cái việc quảng bá sản phẩm, chỉ cho mọi người thấy
sản phẩm đó tốt như thế nào, đưa nó ra giữa sân khấu – và nói chung là
ích kỷ một cách không thể tưởng tượng nổi (và có thể sử dụng cả các
siêu mẫu hay ngôi sao điện ảnh hỗ trợ cho việc này). Nhưng hãy đoán
xem, kết quả là chẳng có ai quan tâm cả.
Viral marketing lại khác, nó không phải là câu chuyện sản phẩm mà là
những câu chuyện hay. Khi BMW đưa ra bộ phim BMW, gia vị chính để
nấu lên bộ phim này không phải là những chiếc ô tô của hãng này, mà là
một câu chuyện. Thay thế những chiếc xe bằng một thứ khác, mà nó vẫn
đạt hiệu quả tuyệt vời. Khi SONY xây dựng quảng cáo TV Bravia, sản
phẩm này thậm chí còn chưa được mọi người nhìn thấy chứ đừng nói tới
chuyện là nhớ tới nó.
Hãy quên bản thân bạn, sản phẩm hay công ty bạn đi. Tập trung hoàn
toàn vào việc tạo ra một câu chuyện hay và thú vị. Chắc chắn bạn hoàn
toàn có thể đưa sản phẩm của bạn vào trong câu chuyện này, nhưng nó
chắc chắn không được trở thành nhân vật quan trọng nhất của câu
chuyện.
4: Làm thêm những phần tiếp theo
Mọi người đều đã thấy chiến dịch của bạn. Họ nghĩ đó là một chiến dịch
hay, ngoài mong đợi và cảm xúc của họ đã được chạm đến ở mức cao
nhất – bạn đã thu được sự quan tâm hoàn toàn ở họ. Bạn nên làm gì bây
giờ?
Theo thông lệ, các công ty sẽ không làm gì nữa, và đó là một sai lầm
lớn. Khi bạn đã làm cho mọi người quan tâm là khi bạn phải hành động,
và một trong những cách hay nhất là đem đến cho mọi người nhiều hơn
những gì họ muốn – đó là làm thêm những phần tiếp theo. Có thể là
bằng rất nhiều cách, như:
Làm thêm một số phim tương tự nữa có cùng “concept” (ý tưởng)
với phim đầu tiên, như những phim mà BMW hay Nissan đã làm.
Có thể là những đoạn phim quay cảnh hậu trường
Những cảnh buồn cười hay bất tiện trong quá trình làm phim
Blog về quá trình làm phim (như Nissan đã làm)
Các tài liệu, con người liên quan
Hoặc là có thể làm tất cả những điều liệt kê trên đây
Không bao giờ để mọi người đứng không
Tuy nhiên: đừng đặt đồng hồ đếm ngược cho các phần tiếp theo ví dụ
cho mọi người biết trước là mỗi tuần hay hai tuần một lần bạn sẽ cho ra
một tập phim mới. Tần suất chú ý của mọi người không dài tới mức như
thế, cho nên bạn hay đem cho họ ngay lập tức cái họ muốn.
5: Cho phép chia sẻ, download và embed
Chia sẻ chính là toàn bộ ý tưởng của viral marketing. Tất cả những gì
bạn phải làm là làm thế nào để chiến dịch của bạn được thực hiện một
cách dễ dàng nhất. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải cho phép
mọi người làm những việc sau đây:
Download nội dung ở một format có thể sử dụng được (ví dụ file
video định dạng MPG hay file ảnh định dạng JPG…)
Cho phép họ dễ dàng nhúng (embed) nội dung vào trang của họ
(lưu ý các vấn đề liên quan tới bandwidth)
Cho phép gửi cho bạn bè bằng link hoặc gửi thẳng nội dung
Xuất bản trên nhiều mạng xã hội khác nhau như Digg, YouTube…
Cho phép mọi người thêm vào các trang bookmarking.
Lưu ý: Nếu không làm khéo thì việc này cũng có thể trở thành quá mức.
Chắc chắn bạn không muốn biến trang của bạn thành một mớ hỗn độn
toàn các biểu tượng “hãy chia sẻ” hay “hãy đánh dấu”…
6: Kết nối bằng các bình luận
Một trong những thành tố quan trọng nữa là phải kết nối với công chúng
của bạn. Hãy nhớ là bạn đã lôi kéo được sự quan tâm của họ, họ đang rất
phấn kích và bây giờ họ đang muốn phát biểu. Comment là một trong
nhưng cách tốt nhất để làm việc này.
Hãy luôn nhớ rằng chiến dịch viral marketing tốt nhất chính là chiến
dịch tạo ra được cảm xúc mạnh nhất. Điều này đồng nghĩa với việc một
số người sẽ rất thích trong khi đó lại có một số người rất tức giận. Bạn
phải chấp nhận đón nhận cả hai luồng bình luận và hai luồng ý kiến.
Nhưng đồng thời bạn cũng phải ngăn chặn những cá nhân muốn gây ra
một cuộc chiến thực sự với những người xung quanh.
“Xóa comment từ những người tấn công người khác không phải là tội
lỗi, hoặc nếu comment đó lạc đề. Nhưng sẽ là có tội nếu xóa comment từ
những người chỉ đưa ra một quan điểm không tích cực nào đó. “
Và, quan trọng nhất là bạn phải kết nối với mọi người thông qua các
comment như là một cách trò chuyện lại với họ. Bạn không nên viết
comment khi bản thân bạn không muốn tham gia vào cuộc trò chuyện.
7: Không bao giờ hạn chế truy cập
Viral marketing cũng chính là việc để cho chiến dịch của bạn sống đời
sống riêng của nó – lan tỏa như một loại virus. Để làm được việc đó, để
được lan tỏa, nó cần phải được tự do.
Không bao giờ giới hạn:
Không bắt mọi người phải đăng ký
Không bắt đăng ký thành viên
Không bắt phải download bằng một phần mềm đặc biệt
Không phải nhập mã “mở khóa”
hay phải làm bất kỳ việc nào đó để có được đường link họ muốn
Viral marketing xa lạ với khái niệm độc quyền, mà nó là việc “mang ra
ngoài kia cho tất cả cùng xem”.
Một thông điệp chung cho tất cả các bí quyết này, đó là bạn cần phải
thực hiện đúng cách, bằng không thì không nên làm. Chỉ những chiến
dịch viral marketing tốt nhất mới tạo ra được kết quả, nếu không sẽ
thành trò vớ vẩn hết.
Nếu bạn có thêm bí quyết nào của riêng mình, hãy cùng chia sẻ.
Thu hút công chúng tham gia sự kiện
Để đánh giá chất lượng của một sự kiện, người ta
thường nhìn vào chất lượng khách mời. Dù là sự kiện lớn như các buổi
trình diễn âm nhạc với hàng nghìn người tham dự hay một buổi gặp gỡ
đồng nghiệp ấm cúng, khách mời vẫn là yếu tố quyết định sự thành công
của sự kiện.
Khách mời mục tiêu có thể là khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm
năng hay đối tác kinh doanh.
Chọn lựa đúng đối tượng khách mời sẽ tăng cường mối giao hảo giữa
công ty và khách hàng, thúc đẩy khách hàng gắn bó với thương hiệu.
Năm bước sau đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch khách mời một cách hiệu
quả nhất.
1. Xác định công chúng mục tiêu
Cass Phillipps, chuyên gia tổ chức sự kiện, khuyên: “Bạn nhất thiết phải
mời đúng đối tượng”.
Thoạt nghe có vẻ dễ nhưng bạn không thể làm qua loa. Mỗi nhóm công
chúng phù hợp với những sự kiện khác nhau và bạn có quyền lựa chọn
khách mời phù hợp với sự kiện của mình.
Tình huống xấu nhất là khách hàng chỉ đến dự cho vui và không hề quan
tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn giới thiệu.
Hãy tự hỏi: ” Tôi muốn đạt được điều gì qua sự kiện này?”. Trả lời câu
hỏi này sẽ giúp bạn quyết định dễ dàng hơn.
2. Cộng tác ăn ý với các nhà cung cấp
Phillipps khuyên: “Bạn cần phải tìm được nhà cung cấp ưng ý, nếu
không thuyết phục được một nhà cung cấp thì bạn làm sao thuyết phục
được 5.000 khách mời?”. Dù bạn dự định tổ chức sự kiện lớn hay nhỏ
thì cũng cần hỗ trợ từ các nhà cung cấp khác, và khách hàng của họ cũng
sẽ hỗ trợ cho sự kiện của bạn.
Đây chính là cách để bạn mở rộng danh sách đối tác tiềm năng. Bạn có
thể tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp thông qua các mối quan hệ cá
nhân. Trang Meetup.com là nơi tuyệt vời cho các nhà tổ chức sự kiện
mới vào nghề chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm tổ chức sự kiện.
3. Mời nhiều hơn số lượng khách dự kiến
Số lượng khách mời dự phòng cũng còn tùy vào quy mô và tính chất của
sự kiện. Nếu là sự kiện miễn phí, bạn nên mời hơn 40%. Còn nếu là sự
kiện có thu phí thì khách đến tham dự thường nhiều hơn số khách đăng
ký.
Nếu bạn định mời khách VIP, hãy tìm đến các nhân vật nổi tiếng trong
lĩnh vực đó. Dĩ nhiên là mời những người này rất khó nhưng nếu mời
được họ thì bạn sẽ lôi kéo được thêm nhiều vị khách khác.
4. Lựa chọn địa điểm tốt
Địa điểm không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng là một trong
những yếu tố quyết định sự thành bại của sự kiện. Những địa điểm khác
nhau sẽ phù hợp với từng nhóm công chúng khác nhau.
Bạn hãy tính toán đến phương án và thời gian di chuyển. Từ chỗ làm,
nơi ở của khách đến nơi tổ chức sự kiện có quá xa không? Nếu sự kiện
kết thúc trễ vào buổi tối thì khách có thể về bằng phương tiện gì? Không
phải ai cũng có xe và thích đi xa.
5. Giữ liên lạc với khách mời sau sự kiện
Một khi bạn thành công trong việc mời được nhiều khách đến tham dự
sự kiện thì chắc chắn bạn sẽ muốn sự kiện tiếp theo cũng thành công
như vậy. Giữ chân khách có lẽ là bước khó nhất trong quy trình tổ chức
sự kiện.
- Hỏi khách hàng về cảm nhận khi tham dự sự kiện để rút kinh nghiệm
cho lần sau.
- Là cầu nối liên kết các khách hàng với nhau.
- Tạo một trang Facebook hoặc Twitter để khách hàng tiếp tục nắm bắt
thông tin khiến họ trông chờ sự kiện tiếp theo.