Kể từ khi Google cập nhật thuật toán tìm kiếm của họ, một số
doanh nghiệp thành công đã nhận thấy website của họ bị
giáng cấp từ trang đầu tiên xuống những trang xa hơn (hoặc
mất hút). Điều này ảnh hưởng đến tất cả hình thức kinh
doanh, từ nhà bán lẻ thời trang đến nhà sản xuất. Nếu bạn sử
dụng Google thường xuyên, bạn sẽ biết rằng nếu trang của
bạn bị chuyển xuống dưới trang thứ 3, thì nó hầu như không
tồn tại. Đó là lý do vì sao cần thiết phải đảm bảo rằng website
của bạn không vi phạm lỗi SEO.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 lỗi seo cơ bản khiến bạn bị phạt bởi google và cách phòng tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 Lỗi SEO Cơ Bản Khiến
Bạn Bị Phạt Bởi Google
Và Cách Phòng Tránh
Kể từ khi Google cập nhật thuật toán tìm kiếm của họ, một số
doanh nghiệp thành công đã nhận thấy website của họ bị
giáng cấp từ trang đầu tiên xuống những trang xa hơn (hoặc
mất hút). Điều này ảnh hưởng đến tất cả hình thức kinh
doanh, từ nhà bán lẻ thời trang đến nhà sản xuất. Nếu bạn sử
dụng Google thường xuyên, bạn sẽ biết rằng nếu trang của
bạn bị chuyển xuống dưới trang thứ 3, thì nó hầu như không
tồn tại. Đó là lý do vì sao cần thiết phải đảm bảo rằng website
của bạn không vi phạm lỗi SEO.
Hãy đảm bảo bạn tránh được những lỗi cơ bản và chơi
đúng luật để tránh mọi trường hợp đáng tiếc xảy ra.
1 – Tối ưu hóa quá mức
Đợt cập nhật gần đây nhất cho thấy những website tối ưu hóa
quá mức sẽ bị phạt xếp hạng. Khi trình thu thập của Google
(phần mềm thu thập nội dung trên website của bạn – con bọ
tìm kiếm) tìm thấy các trang có nội dung chỉ sinh ra để tối ưu
cho từ khóa và không có giúp ích gì cho người xem, họ sẽ
phạt bạn vì điều đó.
Cách tốt nhất để tránh phạt lỗi tối ưu hóa này là viết những
nội dung phù hợp với website của bạn và không đưa từ khóa
vào mỗi câu chữ. Sử dụng từ đồng nghĩa cũng được chứng
minh hiệu quả trong việc khắc phục lỗi phạt, rà soát lại
nội dung của bạn để đảm bảo rằng mật độ từ khóa không
vượt quá 3% (nếu xài trình duyệt Firefox bạn có thể dùng
addon SEOquake sẽ giúp ích về việc này) và sử dụng câu
chữ thân thiện với người đọc hơn là cho trình thu thập thông
tin (spider) sẽ giúp bạn có lợi thế hơn đối thủ đang cố tối ưu
đến từng chi tiết nội dung nhỏ cho máy tìm kiếm.
2 – Trao đổi/mua bán liên kết (backlink)
Trước bản cập nhật mới nhất, việc mua bán/chia sẻ liên kết
(đăng liên kết đến website của người khác và nhờ họ làm
tương tự như vậy với bạn) để tăng cường số liên kết đến
website của bạn (một tín hiệu quan trọng Google sử dụng để
xác định mức độ phổ biến của website) đều được các bộ máy
tìm kiếm lớn “nương tay”. Giờ đây, Google đang tích cực
phạt nặng việc lợi dụng tính năng chia sẻ liên kết nhằm tạo
sự mất cân bằng các kết quả tìm kiếm tự nhiên và các hệ
thống “link farms” (những site tồn tại chỉ với mục đích cung
cấp (bán/trao đổi) liên kết đến site khác).
Để tránh bị phạt bởi việc trên, đơn giản là bạn ngừng thực
hiện điều đó. Nếu thực sự bạn phải chia sẻ liên kết với
những website khác, hãy hạn chế bớt và chỉ đặt link tới
những website chất lượng cao (site có PR cao – có đầu tư
nội dung tốt).
Thay vào đó, hãy tập trung để đạt được những liên kết một
chiều đến website của bạn (khi bạn có một liên kết đến mà
không đưa một liên kết trả lại). Bạn có thể làm điều này bằng
cách đăng bài lên các thư viện web với liên kết trở lại website
của bạn, và đăng lên những forum và blog liên quan, được
xếp hạng cao.
Google sẽ không ban thưởng cho bạn bất cứ điều gì nếu bạn
là một công ty làm SEO đăng bài viết có backlink trên 500
diễn đàn trong một lần lướt web, nhưng họ sẽ đánh giá cao
bạn nếu bạn đăng bài lên forum liên quan đến lĩnh vực SEO.
3 – Liên kết đến website chất lượng thấp
Tương tự với chia sẻ liên kết, việc có liên kết 1 chiều từ 30
000 website giờ đây sẽ khiến bạn bị phạt, đặc biệt nếu những
website này là site “rác” chất lượng thấp, như link farm và
autoblog. Thay vào đó, chỉ cần có 30 – 300 liên kết từ những
site có xếp hạng cao sẽ giúp bạn đáng tin cậy hơn để đưa lên
hàng đầu trong kết quả tìm kiếm của Google.
Tránh sử dụng những phần mềm tự động tạo backlink, đặc
biệt nếu như bạn chưa xây dựng được nền tảng vững chắc về
những liên kết chất lượng cao từ những website có độ tin cậy
cao. Một khi bạn thiết lập với Google rằng bạn có những liên
kết từ những website chất lượng cao, bạn có thể tiếp cận
những site có chất lượng thấp hơn và xây dựng mạng lưới
liên kết 1 chiều rộng lớn của mình, nhưng hãy đảm bảo rằng
bạn luôn ưu tiên cho những liên kết chất lượng.
4 – Liên kết xấu
Một số doanh nghiệp đã báo cáo rằng có quá nhiều liên kết
được tối ưu hóa trong trang của họ khiến họ bị rớt xếp hạng.
Nếu bạn đang điều hành một công ty SEO và mỗi backlink
của bạn đều là dòng chữ “dịch vụ seo”, Google sẽ liệt bạn
vào trường hợp khả nghi và hạ xếp hạng của bạn. Những
doanh nghiệp thành công sẽ sử dụng những cụm từ đồng
nghĩa (“dịch vụ làm seo”) và thâm chỉ chỉ dùng cụm từ
“click vào đây” để tăng độ tự nhiên và cải thiện xếp hạng
của họ.
Hãy sử dụng kỹ thuật này cẩn thận vì việc tạo quá nhiều liên
kết rác sẽ hạ thấp tính liên quan của bạn trong “mắt” của
Google, nhưng nếu bạn chưa lên được trang một (TOP 10),
bạn có thể xem xét xây dựng một ít liên kết này trên những
website liên quan sẽ cho bạn thấy kết quả nhanh hơn (nhớ là
chỉ 1 ít).
5 – Không có nội dung mới
Những website quá cũ kỹ luôn bị Google đánh giá thấp, biết
như vậy nhưng cũng nhiều doanh nghiệp tạo ra một website
tốt nhưng không cập nhật nội dung từ khi mới thành lập.
Những website không cập nhật nội dung thường xuyên không
chỉ khiến người dùng không quay lại, mà còn bị giáng cấp
(đánh rớt thứ hạng) bởi Google.
Duy trì việc cập nhật website của bạn là công việc dễ dàng
hơn bạn tưởng. Việc có một blog trên website của bạn để bạn
đăng bài thường xuyên sẽ giúp bạn thể hiện với Google rằng
bạn đang chăm sóc tốt website của mình. Đối với blog, một
bài viết ngắn, chất lượng khoảng 500-700 từ mỗi 2 tuần là
mức yêu cầu tối thiểu. Bạn cũng có thể tự làm điều này hoặc
thuê ai đó viết cho bạn, với giá trung bình ở VN khoảng 10-
20$/bài.
6 – Không có tín hiệu xã hội
Bản cập nhật mới nhất của Google nhấn mạnh tín hiệu xã hội
để thể hiện mức độ phổ biến và tính liên quan của một
website. Nếu không ai nói về website của bạn, Google sẽ
dùng thông tin này như một chỉ dẫn rằng website của bạn
không có giá trị thực sự với người dùng.
Để thu thập nhiều liên kết từ những website truyền thông xã
hội, hãy đảm bảo rằng bạn có khả năng chia sẻ (like, +1,
tweet) một cách phù hợp các thông tin có giá trị ở website
của bạn giúp tạo tiềm năng mang về cho bạn nhiều khách
truy cập, khách hàng hơn. Việc có một hồ sơ truyền thông xã
hội và/hoặc trang doanh nghiệp đang là một xu hướng không
thể thiếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào và việc đó cho phép
bạn tích cực tạo ra những liên kết và lưu lượng xã hội đến
site của mình.
7 – Không hoạt động
Thay đổi lớn nhất mà Google tạo ra để đánh giá giá trị trang
web của bạn là mức độ hoạt động của khách trên mỗi trang.
Điều này bao gồm số khách viếng thăm lần đầu đến trang của
bạn, số lượng comment, like, share nội dung của bạn, thời
gian khách lưu lại trên mỗi trang của bạn và nâng cao hơn
nữa khách có quay lại trang của bạn hay không.
Để cải thiện hoạt động trên site của bạn, bạn nên tạo cho
khách truy cập của mình nhiều lựa chọn để họ gắn kết với
bạn, cho phép comment trên blog (nhưng giám sát các
comment spam), khuyến khích họ chia sẻ nội dung của bạn.
Về lâu dài, những bài đăng chất lượng cao, hình ảnh và video
cũng là cách tốt để tăng thời gian lưu lại của họ trên website.
Việc sử dụng những “bí mật” bên trên sẽ giúp bạn đối phó
với hệ thống cập nhật của Google bằng cách đưa cho họ
chính xác cái họ muốn, và giúp bạn có được xếp hạng cao
hơn cho từ khóa của bạn: bạn sẽ được phổ biến hơn, tiềm
năng hơn, nhiều khách hơn, cho phép doanh nghiệp của bạn
luôn đạt được nhiều nhất từ website ngày này qua ngày khác.