8 lỗi marketing cơ bản mà bạn cần tránh

Tung ra một chiến dịch tiếp thị thực sự thành công không phải là điều dễ dàng. Và hậu quả sẽ rất kinh khủng nếu bạn có một chiến dịch sai lầm. Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ 8 sai lầm lớn bạn có thể được mắc phải khi thực hiệncác chiến dịch marketing.

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 8 lỗi marketing cơ bản mà bạn cần tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 lỗi marketing cơ bản mà bạn cần tránh Tung ra một chiến dịch tiếp thị thực sự thành công không phải là điều dễ dàng. Và hậu quả sẽ rất kinh khủng nếu bạn có một chiến dịch sai lầm. Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ 8 sai lầm lớn bạn có thể được mắc phải khi thực hiệncác chiến dịch marketing. 1) Không đặt lịch trình/mục tiêu Sai lầm cơ bản nhất bạn có thể mắc phải là khôngđặt ra lịch trình hoặc mục tiêucho chiến dịch của bạn. Bất cứ khi nào bạn lên kế hoạchcho một chiến dịch,hãy đề ra thời hạncho việc lên kế hoạch hoàn thành tất cả các phần của chiến dịch. Tôi khuyên bạn nên bắt đầu với ngày ra mắt và làm việc ngược lại từ đó. Hãy suy nghĩ thực tế về lượng thời giancần thiết cho mỗi phầnriêng lẻ (ví dụ tạo ebook,thiết lập trang đích, xem xét và chỉnh sửa, tạo email, phương tiện truyền thông xã hội sáng tạo, vv), và đặt ra thời hạn mỗi nhiệm vụ cần được hoàn thành cho ngày ra mắt sản phẩm của bạn. Có những mục tiêu dựa trên thời gian thực tế đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đã đề ra mục tiêu cho chiến dịch của mình. Bằng cách thiết lập những mục tiêu thực tế và đáng kể, bạn sẽ có khả năng xác định liệu chiến dịchcủa mình có thực sự thực hiện được những gì đề ra hay không. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về những gì bạn muốn chiến dịch của mình đạt được: Có phải là để tạo ra vị trí dẫn đầu mới, hay tạo thêm một kênh khách hàng? Một cách tốt để tiếp cận điều này làthiết lập các mục tiêu tiếp thị SMART. Mục tiêu SMART bao gồm các chỉ tiêu: cụ thể,đo lường được,khả thi, thực tế, và ràng buộc thời gian. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về những mục tiêu như vậy trong các mục dưới. 2) Không tận dụng tất cả các tài sản và công cụ tiếp thị Một chiến dịch tiếp thị tích hợp thực sự hiệu quả liên quan đến một số các kênh tiếp thị và chiến thuật khác nhau.Cho dù bạn đangsử dụng phần mềm tiếp thị all-in-one nhưHubSpot hoặc đang dựa vào một số công cụ độc lập để thực hiện các chiến dịch, hãy chắc chắn phần mềm của bạncó các khả năng hoặccông cụ giúp đảm bảo thành côngsau đây: • Landing pages:Landing pages của bạn thường đóng vai trò là trung tâm của thông tin quan trọng cho chiến dịch của bạn. Hướng dẫn tất cả mọi người đến trang tùy chỉnh này để giúp tăng conversion rate. • Calls-to-Action: CTAs trên trang web của bạn cho phép bạn kêu gọi sự chú ý và hướng mọi người đến landing pagecủa chiến dịch hoặc bất cứ nơi nào bạn muốn hướng lượng truy cập đến. • Email: Một công cụ email tốt sẽ cho phép bạntruyền bá nhận thức về chiến dịch của bạn cũng như theo dõi cácsố liệu hoạt động để bạn biết ai thực sự quan tâm tới những thông điệp của chiến dịch. • Blog: Một blog kinh doanh có thể giúp bạn nâng cao nhận thức chiến dịch và cung cấp các thư mục cho việc chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội • Socia Media: Một công cụ truyền thông xã hội có thể giúp bạn lập kế hoạch và sắp xếp nội dung quảng cáo cho các mạng xã hội khác nhau. Hơn nữa, nó có thể giúp bạn theo dõi các tương tác với nội dung xã hội của chiến dịch. • Các chỉ số:Làm thế nào để bạn biết đượccác kênh tiếp thị nào đóng góp nhiều nhất cho sự thành công của chiến dịch? Làm thế nào để bạn biết chiến dịch này so với các chiến dịch cũ như thế nào? Một công cụ phân tích thích hợp có thể giúp bạn thu thập những hiểu biết như vậy. 3) Không phối hợp các bộ phận chuẩn bị cho sự ra mắt Sử dụng của một loạt kênh tiếp thị là làm cho chiến dịch trở nên hiệu quả, do đó, nỗ lực kết hợp và phối hợpcủa bạn rất quan trọng. Hãy tưởng tượng một người nhận email biết được về chiến dịch của bạn, sau đó truy cập vào trang Facebook của bạn và thấy rằng nó hoàn toàn không có một chút thông tin nào về chiến dịch. Sự thiếu liên kết đó tạo ra trải nghiệm không tốt cho người dùng. Hơn nữa, việc không tận dụng tất cả các công cụ marketing cũng làm cho chiến dịch của bạn không thể đạt được lượng truy cập mà đáng lẽ nó có thể. Tại HubSpot, khi lên kế hoạch cho sự ra mắt một dịch vụ, họ cố gắng truyền thông điệp giữa tất cả các team. Điều đó có thể có nghĩa là nhóm thiết kế phải tạo ra một infographic giới thiệu, nhóm viết blog viết một bài giúp thúc đẩy dịch vụ, nhóm truyền thông xã hội chia sẻ một số nội dung thú vị về đơn hàng, và các nhà quản lý email thông báo địa chỉ liên lạc của chiến dịch. Dù bằng cách nào, bạn sẽ nhận được doanh thu lớn hơn nhiềukhi tất cả mọi người cùng tham gia hơnlà việcmột nhómduy nhất cố gắng để làm việc gì đó mà không có liên quan đến những người khác. Chỉ cần nhìn các tấm ảnh chụp hiệusuất landing pages cho hai dịch vụ mà Hubspot đưa ra trong tháng mười một. Đầu tiên cho thấy cách một offer được thực hiện mà không có bất kỳ sự phối hợp nào giữa các kênh tiếp thị khác nhau. Như bạn có thể thấy, trong khi ban đầu nó tăng chóng mặt thì sau đó đã giảm hẳn trong việc đạt được lưu lượng truy cập. Tuy nhiên,bức ảnh thứ hai ban đầu có một sự tăng chóng mặt hơn,và theo đó phối hợp, tạo một cú đẩy rất đúng lúc và kết thúcvới tổng số lượng truy cập nhiều hơn so với dịch vụ trước trước. Click vào đây để xem ảnh gốc. Số liệu khi không phối hợp các team. Click vào đây để xem ảnh gốc. Số liệu khi hoạt động được thực hiện với sự liên kết 4) Không làm rõ thông tin Bất kể bạn đang bắt đầu một sự kiện,một cuộc thi, hay một sản phẩm, bạn luôn phải cung cấp những chi tiết cụ thể gắn liền với chiến dịch đó mà mọi người cần biết. Hãy tưởng tượng gửi tất cả mọi người một landing page để đăng ký hội thảo trên web mà không chia sẻ khi nào thì hội thảo sẽ diễn rahoặc ai sẽ là diễn giả. Đây có vẻ như là một lỗi ngớ ngẩn, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về việc chúng bị bỏ qua thường xuyên như thế nào. Một ngày khác tôi đã nhìn thấy một quảng cáo trên Facebook về các khóa họcmới ở một trường học, và khi tôi tìm kiếm, tôi nhận thấy rằng các trường học đã không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về khóa học, những thông tin quan trọng mà tôi cần để đánh giácác khóa học vàđưara quyết định.Khi tôi nhận xét vào môt bức ảnh Facebook và yêu cầu có thêm các chi tiết như vậy, nhà trường trả lời rằng họ sẽ đưa những thông tin đó lên ngay lập tức(Tôi đã chờ đợi tới 4 ngày và không chi tiết nào được thêm vào cả). Bài học rất đơn giản: Đừng khởi động hoặc công bố một chiến dịch mà không lên danh sách các chi tiết quan trọng đầu tiên. 5) Không hiểu về sự cân bằng giữa làm việc độc lập và làm việc nhóm Trong khi việc có một hay hai nhà quản lý chiến dịch tập trung chịu trách nhiệm cho sự thành công của một chiến dịch tiếp thị là một ý tưởng tốt, bất kể bạn tài năng như thế nào, bạn cũng nên hợp tác với những người khác trong khi làm chiến dịch lớn. Làm việc một mình có thể khiến bạn không bao quát được toàn bộ vấn đề,không nảy ra được những ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch, hoặc không nhìn ra được những khía cạnh tốt có thể góp phần làm nên sự thành công của chiến dịch. Ý kiến của những người khác có thể giúp bạn phát triển và cải thiện, vì vậy hãy lắng nghe những người khác. Và mặc dù bạn không nên hành động quá độc lập, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào những người khác. Những ý tưởng mới và đa dạng có thể giúp bạn đưa chiến dịch tiếp thị của mình vượt xa tầm nhìn ban đầu của bạn, nhưng dựa quá nhiều vào người khác có thể khiến bạn không thể theo kịp tiến độ thực tế và tuân thủ khung thời gian của mình. Là người quản lý chiến dịch đang thu thập thông tin phản hồi, ý kiến, và những đề nghịgợi ý, bạn cần phải nhận ra khi cái gì cần thiết phải thảo luận, và khi nào thì cái gì cần được quyết định. 6) Khôngquan tâm đến tất cả các bên liên quan Trong khi bạn có thể hiểu được lợi ích trực tiếp của chiến dịch tiếp thị đối với bạnhoặc nhóm của bạn (ví dụ như nhiều tiềm năng, lượng truy cập xã hội cao hơn, nhiều khách hàng hơn), bạn có cân nhắc đến tác động của nó đối với toàn bộ công ty? Khi lập kế hoạch chiến dịch của bạn, hãy xem xét tác động của nóđối với các bên liên quan khác nhaucủa doanh nghiệp. Chiến dịch của bạn sẽlàm tổn hại hay giúpđỡ các đại diện bán hàng khi nói chuyện với khách hàng tiềm năng? Nó sẽ thay đổi cách nhómhỗ trợcủa bạn ưu tiên các cuộc gọi hỗ trợ công nghệ caohay không? Tất cả những điều này, vànhiều điều khác nữa đềucần phải được xem xét. 7) Xem xét và kiểm tra sản phẩmcủa bạn hai lần Đây là một vấn đề rất lớn nhưng lại có thể dễ dàng tránh được. Tôi đã tình cờ như thế rất nhiều lần. Bạn làm việc chăm chỉ trong mộtchiến dịch, nó ra mắt, và đột nhiên, bạn nhận ra một cái gì đó bị hỏng. Ví dụ, có thể bạn đã xây dựngmột landing page đẹp, nhưng không ai liên kết nó với CRM của bạn. Bạn không thể đổ lỗi cho đồng nghiệp rằng bạn đã quên nghĩ đến việc đó. Không bao giờ giả định. Không bao giờ đổ lỗi. Luôn luôn kiểm tra tất cả các mặtcủachiến dịch hai lần. Vào cuối ngày, nếu có điều gì sai,và lẽ ra bạn có thể dễ dàng ngăn chặnnó thì đó là do bạnkhông đủ cẩn thận. Hãy nhớ câu chuyện cảnh báo mà tôi đã đề cậptrong đoạn giới thiệu. Tôi đã mắc một sai lầm mà lẽ ra có thể dễ dàng tránh đượcnếu tôi tăng kiểm tra công việc hai ba lần gì đó. Kiểm tratoàn bộ chiến dịch và tất cả các phần của nó để đảm bảo rằng mọi tài sảnđang hoạt động đúng và bảo những người khác hỗ trợ bạn. Nếubạn đang lo lắng về những gì có thể thất bại, hãy xem danh sách "30 lỗi bất cẩn có thể làm hỏng chiến dịch marketing của bạn" để giúp bạn tỉnh táo kiểm tra chiến dịch sắp tới của mình. 8) Không đo lường Chiến dịch hiệu quả Nếu bạn không theo dõi chiến dịch tiếp thị của mìnhthì bạn đã mắc một sai lầm lớn! Hãy nhớrằng chúng ta đã nói về tầm quan trọng của việc đề ra mục tiêu ngay từ đầu trong bài viết. Mỗimột phần của chiến dịch nên được xem xét để đánh giácho dù chiến dịchcủa bạn cóthành côngtrong việc đạt được những mục tiêu đóhay không. Bạn cũng nêntrả lời nhữngcâu hỏi quan trọngnày: Phần nào của chiến dịch là thành công nhất? Mặc dù chiến dịch của bạncó thể thành công hay không thành công hoàn toàn phụ thuộc vàomục tiêu của bạn, bạn có biết đượcphần cụ thể nào của chiến dịchhoặc các kênh đóng góp nhiều nhất cho sự thành công đókhông? Đây là nơi mà kênh báo cáo có thể cực kỳ quan trọng. Ví dụ, công cụ Nguồn HubSpot phá vỡlượng truy cập, địa chỉ liên lạc/khách hàng tiềm năng, và khách hàng được thúc đẩy bởi các kênh tiếp thị cá nhân. Điều này có thểgiúp bạn hiểu rõ hơn đâu là đòn bẩylớn nhất chosự thành côngcủa chiến dịch và đâu là nguồn kém hiệu quả. Có được cái nhìn sâusắc về chiến dịchcóthể giúp bạn hiểu được cần phải tăng gấp đôinỗ lực nào cho chiến dịchtiếp theo, và cần phải chú ýhơn vào các kênh nào.