Am hiểu tiền bạc - Cách thức làm cho tiền bạc sinh lợi

Lập kếhoạch vềtiền bạc của mình và làm đúng kếhoạch. Thảo và cập nhật kếhoạch chi tiêu cho mình. Tập thói quen tiết kiệm – nên cốgắng tiết kiệm càng nhiều và càng đều đặn càng tốt. Quý vịcó thểlàm nhiều điều khác nữa: • Hãy xem xét thật kỹnhững món nợvà thẻtín dụng và xem quý vịcó thểnào gộp chúng lại được hay không hoặc điều chỉnh một sốthói quen tiêu xài của mình. • Hãy tìm những cơhội đểlàm cho tiền bạc của quý vịsinh lợi nhiều hơn bằng cách đầu tưvà kiểm xem mình đã đóng góp đủvào quỹhưu bổng hay chưa. • Hãy nghĩ đến những kếsách đểbảo vệtiền bạc của quý vị, chẳng hạn nhưbảo đảm là quý vịmua bảo hiểm đúng mức. • Hãy hỏi thăm nhiều nơi và thu thập thông tin và hướng dẫn nếu không biết rõ cách thức quản lý tiền bạc của mình hoặc nếu cần được giúp đỡ.

pdf46 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Am hiểu tiền bạc - Cách thức làm cho tiền bạc sinh lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Am hiểu Tiền bạc Cách thức làm cho tiền bạc sinh lợi Lập kế hoạch về tiền bạc của mình và làm đúng kế hoạch. Thảo và cập nhật kế hoạch chi tiêu cho mình. Tập thói quen tiết kiệm – nên cố gắng tiết kiệm càng nhiều và càng đều đặn càng tốt. Quý vị có thể làm nhiều điều khác nữa: • Hãy xem xét thật kỹ những món nợ và thẻ tín dụng và xem quý vị có thể nào gộp chúng lại được hay không hoặc điều chỉnh một số thói quen tiêu xài của mình. • Hãy tìm những cơ hội để làm cho tiền bạc của quý vị sinh lợi nhiều hơn bằng cách đầu tư và kiểm xem mình đã đóng góp đủ vào quỹ hưu bổng hay chưa. • Hãy nghĩ đến những kế sách để bảo vệ tiền bạc của quý vị, chẳng hạn như bảo đảm là quý vị mua bảo hiểm đúng mức. • Hãy hỏi thăm nhiều nơi và thu thập thông tin và hướng dẫn nếu không biết rõ cách thức quản lý tiền bạc của mình hoặc nếu cần được giúp đỡ. Tập hướng dẫn này trình bày chi tiết về những điểm này và những vấn đề khác để giúp quý vị hiểu rõ hơn về tiền bạc của mình. Hãy nắm phần chủ động Thực hiện một vài điều đơn giản đều đặn có thể có tác dụng rõ rệt..... © Commonwealth of Australia 2006 Bản kế hoạch chi tiêu gấp bỏ túi Chủ động 7. Lợi tức Chi tiêu Tính ra những nguồn lợi tức đều đặn của mình. Tính những khoản chi tiêu đều đặn. Hãy nhớ sử dụng cùng khoảng thời gian mà quý vị đã dùng để tính ra những lợi tức của mình. Kế tiếp, cộng các khoản chi tiêu lại để tính tổng chi tiêu. Bả n kế h oạ ch ch i t iê u Nguồn lợi tức Số tiền thu nhập mỗi thời kỳ Lương bổng (sau khi trừ thuế) $.................. Tiền cấp dưỡng hoặc Trợ cấp của Chính phủ $.................. Tiền bảo dưỡng con cái hoặc những món tiền khác $.................. Tiền lời định kỳ của tiền tiết kiệm $.................. Lợi tức định kỳ của những khoản đầu tư (chẳng hạn như tiền thuê nhà của bất động sản đầu tư, phần lợi nhuận của quỹ quản lý hoặc cổ tức của cổ phần) $.................. Những nguồn lợi tức khác $.................. Tổng lợi tức $.................. Chi tiêu trong nhà Chi tiêu Giáo dục Tiền thuê nhà $.................. Học phí $.................. Sửa chữa $.................. Học phí Đại học hoặc TAFE $.................. Ga $.................. Học phí dạy kèm $.................. Điện $.................. Sách vở và đồng phục $.................. Nước $.................. Cắm trại, du ngoạn $.................. Điện thoại/di động $.................. Sơ kết $.................. Lệ phí nóc gia $.................. Tiền trả nợ Lệ phí chung cư $.................. Nợ vay mua nhà $.................. Internet $.................. Nợ vay mua xe $.................. Truyền hình Cáp $.................. Tiền HECS hay HELP $.................. Bàn ghế $.................. Thẻ tín dụng $.................. Đồ điện $.................. Nợ cá nhân $.................. Đồ chạp phô $.................. Thẻ mua hàng $.................. Làm vườn $.................. Mua trả góp (Lay-bys) $.................. Sơ kết $.................. Sơ kết $.................. Cần biết những điều mách bảo về cách thức sử dụng kế hoạch chi tiêu? Xin xem trang 5 Chi tiêu Chi tiêu giao thông Tiết kiệm Tiền đăng bộ xe $.................. Đóng góp vào Quỹ hưu bổng $.................. Đậu xe $.................. Tiết kiệm đều đặn $.................. Nhiên liệu $.................. Đầu tư đều đặn $.................. Sửa chữa/bảo trì $.................. Sơ kết $.................. Chuyên chở Công cộng $.................. Các chi tiêu khác Sơ kết $.................. Gởi trẻ $.................. Chi tiêu Cá nhân Tiền bảo dưỡng con cái $.................. Quần áo và giày dép $.................. Quà tặng $.................. Cắt/Uốn tóc và thẩm mỹ $.................. Hiến tặng $.................. Sơ kết $.................. Sở thích và thể thao $.................. Chi tiêu cho sức khỏe Lệ phí đặt mua dài hạn $.................. Bác sĩ $.................. Báo và tạp chí $.................. Tiền thuốc $.................. Phim và DVD $.................. Nha sĩ $.................. Nhà hàng và ‘takeaway’ $.................. Sơ kết $.................. Rượu và thuốc lá $.................. Bảo hiểm Thức ăn cho động vật nuôi kiểng $.................. Nhà và đồ đạc $.................. Chi tiêu khác cho động vật nuôi kiểng $.................. Xe $.................. ....................... $.................. Sức khỏe $.................. ....................... $.................. Bảo đảm Lợi tức $.................. ....................... $.................. Nhân thọ $.................. ....................... $.................. Sơ kết $.................. Sơ kết $.................. Tổng Chi tiêu $.................. Bất luận quý vị là ai – đang đi học hoặc đã nghỉ hưu – những kiến thức và hiểu biết ngày càng nhiều về tài chánh có thể giúp cho quý vị có nhiều lựa chọn hơn và làm cho vị có cuộc sống tươm tất hơn. Tôi hoan hỉ đem đến cho quý vị tập hướng dẫn này trong khuôn khổ của chiến dịch phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về tài chánh của Chính phủ Liên bang Úc. Chính phủ Liên bang Úc đã thành lập Hội Truyền bá Kiến thức Tài chánh (Financial Literacy Foundation) để giúp cho tất cả dân chúng Úc mở mang kiến thức về tài chánh và quản lý tiền bạc của họ hữu hiệu hơn. Sự hiểu biết về tiền bạc có thể có lợi bất luận tuổi tác hay lợi tức của quý vị. Tôi khuyến khích quý vị nên đọc tập sách này và nhận định xem quý vị có thể nắm lấy phần chủ động bằng cách nào và làm cho tiền bạc sinh lợi nhiều hơn cho mình. Dân biểu Peter Dutton MP Bộ trưởng Đặc trách Huê Lợi (Minister for Revenue) và Phụ tá Tổng trưởng Ngân khố (Assistant Treasurer) Lời dẫn nhập Dân Biểu Peter Dutton MP Biết tiền của mình được dùng vào những món gì Lập kế hoạch chi tiêu và thảo kế hoạch về tiền bạc của quý vị .............................................. 5 Làm cho tiền bạc sinh lợi nhiều hơn Tiết kiệm ............................................................................................................................... 11 Đầu tư .................................................................................................................................... 13 Nợ và thẻ tín dụng – nắm phần kiểm soát nợ nần của quý v Chọn thể thức cho vay hoặc thẻ tín dụng và những bước để quản lý nợ nần ...................... 17 Tiền dành cho lúc quý vị nghỉ hưu Hưu bổng .............................................................................................................................. 23 Bảo vệ tiền bạc của quý vị Bảo hiểm ............................................................................................................................... 29 Quyền lợi và trách nhiệm ...................................................................................................... 31 Những âm mưu bịp bợm ....................................................................................................... 32 Thu thập thông tin và hướng dẫn Tìm những hướng dẫn hữu ích .............................................................................................. 35 Muốn biết thêm chi tiết ....................................................................................................... 37 Những từ ngữ hữu ích ........................................................................................................ 40 Mục lục 2. Hiểu biết về tiền bạc sẽ có lợi Phần giới thiệu Người ta thường hỏi tôi, ‘Bí quyết giữ tiền là gì?’ Câu trả lời của tôi là có một vài thói quen căn bản về tiền bạc có thể làm thay đổi mọi chuyện một cách đáng kể. Hiểu biết về tiền bạc rất có lợi. Hiểu biết về tiền bạc có nghĩa là chúng ta biết mình có bao nhiêu tiền và chi tiêu vào những khoản nào. Điều này có nghĩa là chúng ta có khả năng tận dụng số tiền mình có được, đồng thời nó cũng có nghĩa là quý vị bảo vệ được những gì thuộc về mình. Bất luận quý vị là ai hoặc kiếm được bao nhiêu tiền, nắm phần kiểm soát về tiền bạc là chuyện dễ hơn quý vị nghĩ. Tập hướng dẫn này có thể giúp quý vị am hiểu tiền bạc rõ ràng hơn. Hẳn nhiên, tập sách nhỏ này không thể trình bày những hướng dẫn chi tiết bởi lẽ điều này phụ thuộc hoàn cảnh cá nhân quý vị, nhưng trong tập sách có vô số thông tin có thể giúp quý vị làm cho đồng tiền của mình sinh lợi nhiều hơn. Tôi khuyến khích quý vị hãy tận dụng những thông tin trong tập hướng dẫn này và tại trang mạng (website) của Financial Literacy Foundation www.australia.gov.au/understandingmoney. Xin nhớ, tiền là tiền của quý vị, và học cách thức tận dụng đồng tiền đó có thể có lợi lắm. Hãy nắm phần chủ động. Paul Clitheroe Chủ tịch, Financial Literacy Foundation Advisory Board Paul Clitheroe 3. Biết tiền của quý vị được dùng vào những món gì Cách thức sử dụng bản kế hoạch chi tiêu Quý vị có nhận thấy dường như tiền của mình cứ như luôn bị không cánh mà bay? Có bao giờ quý vị nghĩ đến việc thảo kế hoạch chi tiêu, nhưng lại dẹp qua một bên vì ‘nó khó quá’ hay không? Lập kế hoạch chi tiêu và có kế hoạch cho tiền bạc của mình không phải là chuyện khó khăn và nó có thể giúp quý vị thực hiện được những điều mình thực sự mong muốn. Ở phần trước của tập hướng dẫn có bản kế hoạch chi tiêu (budget planner) để giúp quý vị tính số tiền kiếm được và chi tiêu vào những món gì. Khởi đầu bằng cách viết xuống tất cả những nguồn lợi tức và tất cả những món chi tiêu của quý vị. Quý vị phải quyết định xem kế hoạch chi tiêu này sẽ lấy chuẩn là hàng tuần, mỗi hai tuần hoặc hàng tháng. Một số người thích thảo kế hoạch chi tiêu trùng với kỳ lương. Khi đã có quyết định, phải chắc chắn tất cả những con số quý vị viết xuống đều thuộc cùng một thời kỳ. Khi đã tính được những lợi tức và chi tiêu, quý vị sẽ biết khoản lợi tức đều đặn mà quý vị thu thập được và số tiền này được dùng để chi cho những món gì trong thời kỳ đã chọn. Trừ tổng chi tiêu từ tổng lợi tức để biết kết quả. TỔNG LỢI TỨC – TỔNG CHI TIÊU = ? $ $ $ Biết tiền của quý vị được dùng vào những món gì Biết tiền của quý vị được dùng vào những món gì Phải có tính thiết thực Viết những lợi tức thực sự và những món chi tiêu của quý vị, đừng ghi những gì quý vị cho rằng đúng ra mình kiếm được hoặc sẽ chi tiêu. Kết quả sẽ cho thấy là quý vị đang chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, hoặc quý vị còn tiền dư để dùng vào việc khác. 5. Tôi làm gì với kế hoạch chi tiêu của mình? Có phải kết quả có được là điều mà quý vị dự kiến hay không? Nếu quý vị tiêu hết khoản lợi tức (hay thậm chí còn tiêu nhiều hơn), bản kế hoạch chi tiêu có thể cho quý vị thấy mình có thể bớt được những món chi tiêu nào. Nếu cần tiêu xài bớt đi, quý vị nên chia những món chi tiêu của mình thành hai nhóm: cần thiết và phụ trội. Đây là kế hoạch chi tiêu của quý vị, do đó, quý vị có thể quyết định những món nào là cần thiết và những món nào quý vị có thể chi tiêu ít hơn. Nếu còn dư tiền, hãy tính đến chuyện nên sử dụng số tiền này như thế nào. Nắm phần kiểm soát về nợ nần là điều quan trọng và quý vị có thể quyết định tăng thêm số tiền trả góp nợ hoặc thẻ tín dụng hoặc quý vị có thể sắp xếp để trừ một số tiền định kỳ và bỏ vào tài khoản tiết kiệm hay đầu tư riêng biệt. Làm gì cũng được, phải chắc chắn là quý vị sử dụng bất cứ khoản tiền dư nào cho đúng chỗ. Những điều mách bảo để giúp quý vị chi tiêu khôn ngoan hơn … Lập danh sách mua đồ khô/thực phẩm và đi mua sắm theo giới hạn định trước. … Bỏ thẻ tín dụng ở nhà. … Đem theo phần ăn trưa đi làm. … Nên mua thẻ cào trả trước để xài cho điện thoại di động của quý vị. … Tính chuyện thuê sản phẩm xài thử rồi hãy mua – quý vị có thể nhận thấy sản phẩm này không đúng ý quý vị. 6. Làm theo kế hoạch chi tiêu có thể là điều khó khăn nếu quý vị không biết sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được. Tốt nhất là nên đặt ra một số mục tiêu để quý vị biết mình cần đạt được điều gì và những điều này không cần phải to tát gì cả. Những mục tiêu của quý vị tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác và những trách nhiệm đối với gia đình. Quý vị có thể muốn: • để dành tiền cho những việc quan trọng đối với quý vị hoặc gia đình • nắm phần kiểm soát nợ nần • dành dụm để đặt cọc mua nhà • dành dụm cho lúc nghỉ hưu. Hãy suy nghĩ về những mục tiêu của mình rồi tính xem phải tốn bao nhiêu để đạt được những mục tiêu đó. Thí dụ như, quý vị có thể muốn dành dụm để đặt cọc mua nhà. Sử dụng kế hoạch chi tiêu, quý vị có thể tính được mình còn lại bao nhiêu tiền sau khi đã trừ tất cả những chi tiêu để dành dụm cho số tiền cọc. Sau đó quý vị có thể tính được là mình sẽ cần bao lâu để có đủ số tiền cần thiết. Quý vị có kế hoạch cho tiền bạc của mình không? Biết tiền của quý vị được dùng vào những món gì Hong điều mách bảo để giúp quý vị đặt ra những mục tiêu … Phải thực tế – nếu dự tính đạt những mục tiêu của mình bằng cách bỏ hết những món chi tiêu phụ trội, rất có thể là quý vị sẽ không làm theo kế hoạch chi tiêu được. … Phải cụ thể – quý vị sẽ dễ đạt được những mục tiêu của mình nếu quý vị biết mình muốn gì và tại sao. … Phải luôn hăng hái bằng cách đặt ra kỳ hạn phải đạt được những mục tiêu của mình. “ Tôi có thể tiết kiệm $5 một ngày bằng cách đem thức ăn trưa đi làm – tổng cộng là $1200 một năm!” 7. Dự tính cho những chi tiêu không lường trước được Quý vị nên để dành một số tiền để dùng vào những trường hợp khẩn cấp. Để dành dần nếu cần. Quý vị có thể quyết định mình cần phải dành riêng số tiền là bao nhiêu, nhưng mục đích của số tiền này là để dùng vào những chi tiêu không lường trước được, nhờ vậy quý vị có thể khỏi phải mượn nợ cá nhân hoặc nợ thẻ tín dụng. Xin nhớ bỏ trả trở lại số tiền này ngay khi quý vị có thể làm được. Cập nhật Cuộc sống quý vị luôn thay đổi, do đó, quý vị nên thường xuyên duyệt lại kế hoạch chi tiêu và những mục tiêu của mình. Thí dụ như nếu lương của quý vị thay đổi, quý vị cần phải tính lại những ước tính về lợi tức của mình và những chuyện lớn như lập gia đình hoặc có con cũng làm cho quý vị phải hao tốn nhiều tiền bạc hơn. Quý vị nên duyệt lại kế hoạch chi tiêu một hay hai lần một năm. MỤC TIÊU LOẠI NGÀY TỔNG SỐ SỐ TIỀN CẦN THIẾT MỖI KỲ LƯƠNG Máy chụp hình kỹ thuật số Ngắn hạn Giáng sinh $360 $30 Quý vị thử dùng bảng dưới đây để đề ra những mục tiêu của mình. Chúng tôi đã trình bày một ví dụ để giúp quý vị trong bước đầu. 8. Những điều mách bảo để giúp trẻ em học hỏi về tiền bạc … Nêu gương tốt bằng cách quản lý khôn ngoan tiền bạc của quý vị. … Khuyến khích các em dành dụm càng nhiều và càng đều đặn càng tốt. … Mở tài khoản tiết kiệm dùng sổ băng để giúp các em theo dõi những khoản ký thác, rút tiền và tiền lời. … Hãy làm cho dành dụm là chuyện vui thú bằng cách để cho các em đặt ra mục tiêu. Bàn chuyện tiền bạc Biết tiền của quý vị được dùng vào những món gì Nhiều người chúng ta nhận thấy không tiện bàn chuyện tiền bạc với người gần gũi với mình. Nếu quý vị và người phối ngẫu thỏa thuận với nhau về việc dùng tiền để làm gì và cách thức đạt được điều đó thì có thể tránh được sự hiểu lầm. Ngoài ra cũng nên hiểu thái độ của mỗi người về chuyện tiền bạc. Cùng nhau thảo kế hoạch chi tiêu có thể là khởi điểm tốt. Nếu có con, hãy nói chuyện với con về tiền bạc. Con quý vị sẽ học hỏi được rất nhiều từ quý vị về tiền bạc. Đối với thanh thiếu niên, hãy thử những điều giản dị như so sánh giá cả khi quý vị dẫn em đi mua đồ chạp phô (đồ khô) hoặc giải thích cho em biết về giá trị khác nhau của tiền giấy và tiền cắc. Quý vị có thể để cho con cái lớn tham gia lập kế hoạch chi tiêu của gia đình. Ví dụ như cho em biết gia đình chi bao nhiêu tiền điện và nước và khuyến khích em nghĩ ra cách tiết kiệm những khoản chi tiêu này. 9. Hãy làm cho đồng tiền sinh lợi cho quý vị Hãy làm cho đồng tiền sinh lợi cho quý vị Tại sao phải lo dành dụm? Sống theo kiểu hết kỳ lương này đến kỳ lương kế có thể làm cho quý vị bị căng thẳng thần kinh. Dành riêng một số tiền có thể giúp quý vị bớt phải lo lắng và giúp quý vị có tiền để thanh toán những hóa đơn lớn hoặc những chi tiêu không lường trước được. Khi số tiền dành dụm ngày càng nhiều, quý vị sẽ không phải thường xuyên dùng đến thẻ tín dụng và số tiền tiết kiệm của quý vị sẽ sinh lời. Nếu kiên trì, quý vị sẽ đạt được những mục tiêu lớn hơn chẳng như mua xe, có tiền đặt cọc mua nhà, hay trả dứt nợ vay mua nhà sớm hơn. Cách thức bắt đầu Bí quyết tiết kiệm thành công là điều đơn giản: hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Quý vị có thể bắt đầu bằng cách dàn xếp thể thức tự động trừ tiền thẳng vào lương hoặc tài khoản vãng lai để quý vị khỏi quên dành dụm tiền. Nếu không biết chắc mình có thể dành dụm được bao nhiêu, xin xem Biết tiền được dùng vào những món gì ở trang 5. Bằng không, quý vị có thể bắt đầu bỏ một phần lợi tức hàng tuần của mình vào tài khoản tiết kiệm riêng biệt. Không cần phải là số tiền lớn. Nếu để cho tiền tiết kiệm tích lũy, quý vị sẽ được hưởng tiền lời tích hợp (lãi kép). Đây là trường hợp quý vị hưởng tiền lời trên số tiền quý vị ký thác cũng như khoản lời tích lũy được. Dù quý vị chỉ dành dụm một ít tiền, sau một thời gian số tiền tiết kiệm được có thể sẽ khá lớn. Những điều mách bảo để giúp quý vị dành dụm … Bắt đầu bây giờ, bất luận khoản tiền dành dụm ít như thế nào đi nữa. … Trả cho mình trước – tự động trừ vào lương khoản tiết kiệm. … Bỏ khoản tiết kiệm vào tài khoản riêng biệt không có thẻ rút tiền ATM. … Cố gắng dành dụm tất cả tiền lương được tăng thêm, ngoại bổng hoặc tiền bồi hoàn thuế. Hãy làm cho đồng tiền sinh lợi cho quý vị Sức mạnh của tiền lời tích hợp. Nếu quý vị bắt đầu dành dụm bây giờ, trong một thời gian dài hạn hơn, số tiền dành dụm sẽ tích lũy nhiều hơn bởi lẽ quý vị được hưởng tiền lời trên khoản lời của mình. Sau một thời gian quý vị sẽ có một số tiền khá nhiều. 11. Quý vị nên có kế hoạch hoặc mục tiêu để dành tiền vì quý vị sẽ biết đại khái mình cần phải dành dụm bao nhiêu và quý vị dễ tập trung vào kết quả cuối cùng, nhất là khi quý vị bị cám dỗ muốn xài tiền. Quý vị có thể đặt ra mục tiêu nhỏ trước rồi tích lũy tiền dành dụm thành số tiền lớn hơn. Tôi có thể để tiền tiết kiệm ở chỗ nào? Quý vị có nhiều lựa chọn. Một số người thích để tiền trong tài khoản không được phép đụng đến trong một thời gian như tài khoản ‘Christmas Club’ hoặc ký thác định kỳ. Ngoài ra còn có rất nhiều tài khoản tiết kiệm qua mạng internet (trực tuyến). Tại trang mạng (website) của các tổ chức như Cannex và InfoChoice, quý vị có thể so sánh những sản phẩm tiết kiệm khác nhau. Muốn biết chi tiết liên lạc, xin xem trang 38. Những điều mách bảo để tìm tài khoản tốt nhất cho quý vị … Chọn tài khoản nào có lãi suất cao nhất theo nhu cầu của quý vị. … Nếu nghĩ rằng mình sẽ dễ bị cám dỗ rút tiền ra, hãy bỏ tiền tiết kiệm vào tài khoản khó rút ra hơn. … So sánh các lệ phí và những phí tổn khác. 12. Quý vị không cần phải có nhiều tiền mới đầu tư được – chung qui chỉ là cách làm cho tiền quý vị sinh lợi nhiều hơn. Một số người khởi đầu bằng một số tiền tiết kiệm nhỏ mà họ đã dành dụm được, còn người khác thì đầu tư một số tiền đều đặn. Bí quyết là bắt đầu rồi tiếp tục đầu tư thêm theo khả năng của quý vị. Đừng dồn tất cả vốn liếng vào một chỗ Quý vị có thể cảm thấy lo ngại vì đầu tư là chuyện đầy bất trắc. Nói chung, nếu quý vị muốn có mức thu nhập hoặc lợi nhuận từ đầu tư càng cao chừng nào, chuyện bất trắc càng dễ xảy ra chừng nấy. Những khoản đầu tư với lợi nhuận thấp, thông thường, ít bất trắc hơn. Quý vị có thể giảm bớt sự bất trắc bằng cách trải tiền ra và đầu tư vào những hình thức đầu tư khác nhau – cách thức này gọi là đa dạng hóa. Đây là cách thức tốt để giúp bảo vệ tiền bạc của quý vị, vì trường hợp toàn bộ các khoản đầu tư của quý vị đều gặp trở ngại cùng một lúc là chuyện hãn hữu. Tôi có thể đầu tư vào những gì? Quý vị có thể chọn từ vô số các cách thức đầu tư khác nhau. Bốn lãnh vực chính – còn gọi là diện tài sản – là cổ phần, bất động sản, trái phiếu và tiền mặt. Đầu tư tiền của quý vị Hãy làm cho