An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng

Tóm lại, để phát triển bền vững thì một trong những việc cần làm là thành phố Đà nẵng phải chú trọng việc làm thế nào để tránh được các thiệt hại do thiếu và thừa nước gây ra. Các vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô hay các vấn đề lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa cần phải được khắc phục. Bởi vì, các vấn đề này không chỉ làm chậm tốc độ tăng trưởng, gây ô nhiễm môi trường mà còn là nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo vì đối tượng có thu nhập thấp thường là đối tượng dễ bị tổn thương bởi hạn hán và lũ lụt. Các vấn đề xã hội có thể nảy sinh từ bất bình đẳng trong phân phối lợi ích.

docx10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN NINH NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Quách Thị Xuân Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng quachthixuan@gmail.com Hoàng Thanh Hòa Phó Cục trưởng, Chi Cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Đà Nẵng Đà Nẵng và Quảng Nam vốn được tách ra từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng năm 1997. Họ giống như anh em được sinh ra bởi cùng một mẹ đó là “Vu Gia – Thu Bồn”. Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có tổng diện tích tự nhiên là 10.350 km2, bao gồm hầu hết diện tích của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (hình 1). Bên cạnh đó, Đà Nẵng nằm ở hạ lưu sông Vu Gia, do vậy mà hầu hết các hoạt động sinh hoạt, kinh tế liên quan đến nguồn nước sông Vu Gia của thành phố Đà Nẵng đều chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động trên vùng thượng nguồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Hình 1: Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Sông Vu Gia – nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Đà Nẵng Nhà máy nước Cầu Đỏ thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) cung cấp 74% lượng nước cấp cho sinh hoạt toàn thành phố, theo thiết kế là 80%. Cũng theo thiết kế, nhà máy này lấy nước trực tiếp từ hạ nguồn sông Vu Gia tại vị trí cách cửa biển 13 km. Vài năm gần đây, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là việc vận hành các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn, đặc biệt là hồ thủy điện Đăk Mi 4, đã làm cho hiện tượng xâm nhập mặn qua cửa Hàn lấn sâu vào đất liền với nồng độ mặn cao và với tần suất xảy ra thường xuyên. Độ mặn cao nhất trên sông Vu Gia tại vị trí Cầu Đỏ năm 2013 đạt 6961 mg/l, cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó tổng số ngày nguồn nước tại đây không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhà máy do mặn lên tới 183 ngày. Trong những ngày này, DAWACO phải bơm nước về từ đập An Trạch cách Cầu Đỏ 8 km về phía thượng lưu. Việc bơm nước này đã làm cho chi phí sản xuất nước của DAWACO tăng lên tới 12.8 tỷ đồng năm 2013 (Bảng 1). So với khi chưa có hồ Đăk Mi 4 thì chi phí tăng thêm khoảng 12 tỷ/năm. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để giảm bền vững chi phí này? Ngoài ra, việc lấy nước phục vụ cho sinh hoạt tại Đà Nẵng từ thượng lưu đập An Trạch trong tương lai khi cao trình mức nước không đủ để vận hành trạm bơm nước thô An Trạch hoặc khi có sự cố về nguồn điện, sự cố đường ống dẫn nước thô về NMN Cầu Đỏ thì nguồn cung cấp nước cho thành phố Đà Nẵng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bảng 1: Độ mặn và chi phí bơm nước tăng thêm do mặn tại nhà máy nước Cầu Đỏ Chỉ số 2010 2011 2012 2013 Độ mặn lớn nhất tại Cầu đỏ (mg/l) 1080 655 6084 6961 Số ngày phải bơm nước từ trạm bơm An Trạch (ngày) 52 11 99 183 Tổng số giờ bơm (giờ) 426.5 95.5 1724.3 3876 Tổng lượng nước bơm từ đập An Trạch (m3) 1649100 370183 9801450 23382464 Chi phí bơm nước (VND/m3) 550 550 550 550 Tổng chi phí cấp nước tăng thêm (triệu đồng) 907 187 5.391 12.860 Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), 2013. Bên cạnh đó, UBND TP.Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh giá nước sinh hoạt và phí bảo vệ môi trường từ tháng 2 năm 2014 . Theo đó, giá nước sinh hoạt đối với hộ dân cư sẽ tăng từ 3.500 đồng/m³ lên 3.800 đồng/m³ đối với 10m³ đầu và từ 4.100 đồng/m3 lên 4.500 đồng/m³ với các mét khối tiếp theo. Đối với kinh doanh dịch vụ tăng từ 11.600 đồng/m³ lên 12.800 đồng/m³; giá nước sinh hoạt ở nông thôn cũng tăng từ 100-200 đồng/m³ tuỳ vào khối lượng sử dụng... Theo giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) - ông Nguyễn Trường Ảnh thì nguyên nhân điều chỉnh giá nước một phần là do liên tiếp những năm gần đây các nhà máy thuỷ điện chặn dòng ở thượng nguồn. Giá nước sinh hoạt tăng đã làm tăng chi tiêu cho sinh hoạt của hộ gia đình. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều nước cũng bị tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và người chịu thiệt thòi cuối cùng lại là người dân. Thật không công bằng cho người dân khi họ phải chi trả khoản chi phí tăng thêm của doanh nghiệp có nguyên nhân từ việc xây dựng và vận hành hồ thủy điện. Liệu những bất ổn về xã hội có xảy ra khi mà người dân nhận ra rằng họ đang phải chi trả các khoản chi phí thay cho một số doanh nghiệp. Phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng bị hạn chế do thiếu nước Khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu sông Vu Gia trông chờ vào nguồn nước của sông này, trong đó có gần 4.000 ha của thành phố Đà Nẵng. Trước đây, trữ lượng nước sông Vu Gia chuyển về sông Thu Bồn qua sông Quảng Huế là 20%, nhưng để giảm áp lực của lũ vào các đập và kè đá chặn sông Quảng Huế mới, dự án đã tiến hành nạo vét cửa vào sông Quảng Huế để lũ dễ thoát về sông Thu Bồn qua sông này với cao trình nạo vét đến 3m tại cửa sông, dốc dần 4% đến cao trình 1,7m tại khu vực hợp lưu giữa sông cũ và sông mới. Điều này làm trữ lượng nước chảy từ sông Vu Gia về sông Thu Bồn vào mùa kiệt gấp 2-3 lần so với trước đây. Bên cạnh đó, những năm gần đây, lòng sông Vu Gia bị bồi lắng nặng khiến lượng nước đổ về sông Ái Nghĩa ít hơn trước đây rất nhiều, đe dọa việc cấp nước tưới và sinh hoạt ổn định cho Đà Nẵng vào mùa khô hạn . Theo báo cáo của Chi Cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng [3] thì vụ Đông – Xuân năm 2013 có 500 ha diện tích phải chống hạn với kinh phí chống hạn là 1,777 tỷ đồng. Tới vụ Hè – Thu diện tích phải chống hạn tăng lên 1000 ha. Do hạn nặng nên 298 ha diện tích lúa phải bỏ hoang, tổng kinh phí chống hạn là 1,127 tỷ đồng. Điều đáng lưu ý là việc bỏ hoang diện tích đất này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử, trong quá khứ tuy có thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng nhưng không tới mức phải bỏ hoang diện tích canh tác. Để chủ động đủ nông sản thực phẩm phục vụ cư dân thành phố và khách du lịch ngày càng đông trong tương lai, việc chủ động nguồn nước tưới có ý nghĩa quan trọng nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp, giảm sự phụ thuộc của thành phố vào việc nhập khẩu nông sản từ các tỉnh khác hoặc từ nước ngoài, góp phần làm gia tăng thu nhập cho nông dân của thành phố. Vận hành hồ chứa thủy điện ảnh hưởng tới tưới và lũ Hiện nay có ba hồ thủy điện lớn ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã đi vào vận hành đó là Sông Tranh 2, Đăk Mi 4 và A Vương. Dự kiến thủy điện Sông Bung 4 sẽ đi vào vận hành trong năm 2014. Quy trình vận hành liên hồ mùa lũ đã được ban hành theo quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ. Quy trình không đưa ra một công thức hay một hàm quan hệ giữa lượng xả của mỗi hồ với các biến đầu vào như dung tích của chính hồ đó và các hồ liên quan, chuỗi dòng chảy đến các hồ trong quá khứ, mực nước tại các điểm khống chế dưới hạ du, dự báo mưa trên lưu vực v.v. nên rất khó cho việc giám sát việc thực hiện quy trình này. Thực tế vận hành các hồ trong mùa lũ trong thời gian gần đây đã làm cho nhiều người nghi ngờ rằng thủy điện là một trong những nguyên nhân gây ra lũ dưới hạ du. Việc vận hành các hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh II trong trận lũ xảy ra giữa tháng 11 năm 2013 đã phần nào củng cố nghi ngờ về “nhân tai” do vận hành thủy điện gây ra. Cụ thể là, chiều ngày 15/11/2013, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam cho biết: tính từ 19 giờ ngày 13/11/2013 đến chiều 15/11/2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng có mưa liên tục, lượng mưa phổ biến từ 100 mm – 150 mm. Nhiều nơi mưa lớn lên đến 300 mm. Khi đó, tại hồ chứa của Thủy điện Sông Tranh 2 mực nước hồ đã dâng lên đến 165,2m/161m (cao trình ngưỡng tràn) và lưu lượng nước về hồ là 5242,87 m3/s, lưu lượng tự tràn qua ngưỡng tràn và qua các tổ máy là 2789,53 m3/s. Tất cả 6 cửa xả đã chảy tự do. Trong khi đó, tại Thủy điện A Vương mực nước hồ 379,35m/380m và lưu lượng nước về hồ 200 m3/s, phát điện 78 m3/s (mức phát điện tối đa). Thủy điện Đắk Mi 4 có mực nước hồ 258,28m/258m và lưu lượng nước về hồ 4360 m3/s, lưu lượng xả tràn là 3900 m3/s . Mưa lớn kết hợp với việc xả đồng thời từ các hồ chứa đã làm cho hạ du bị ngập nhanh và nặng. Tài sản của người dân đã bị ngập hoặc cuốn trôi do không đủ thời gian để sơ tán. Câu hỏi đặt ra là nếu các chủ hồ đều vận hành đúng theo quy trình thì quy trình vận hành liên hồ này còn có ý nghĩa vận hành liên hồ hay không khi mà các hồ đều xả tối đa về hạ du cùng lúc? Trái lại, về mùa cạn khi mà hạ du cần nước cho sản xuất và sinh hoạt thì thủy điện Đăk Mi 4 thường xuyên chỉ xả về 2 đến 3 m3/s do quy trình vận hành liên hồ trong mùa cạn vẫn chưa có. Tranh luận về mực nước khống chế tại Ái Nghĩa về mùa cạn vẫn chưa đi đến thống nhất. Dự thảo quy trình vận hành liên hồ đề xuất mực nước khống chế tưới tại Ái Nghĩa ở mức 2,53 m trong suốt mùa cạn là mức hài hòa lợi ích cho các bên liên quan. Tuy nhiên, đại diện của thành phố Đà Nẵng cho rằng mức nước khống chế trong mùa cạn là 2.8 m mới hợp lý, bởi vì trị số 2,53 m là giá trị trung bình của mực nước trung bình tháng có dòng chảy nhỏ nhất trong năm trong liệt tài liệu từ năm 1976 đến nay và khi chọn cao trình mực nước khống chế 2,53 m tại Ái Nghĩa thì cũng đồng nghĩa với việc bắt hạ du sông Vu Gia luôn luôn ở trong trạng thái thiếu nước, cạn kiệt nguồn nước. Đồng thời, Đà Nẵng đề xuất lượng nước trả về cụ thể như sau: khi Trạm Ái Nghĩa thấp hơn 2,8m, Thủy điện Đăk Mi4 xả trả lại sông Vu Gia 25m3/s; khi Trạm Ái Nghĩa bằng 2,8m-2,93m, thủy điện Đăk Mi4 xả trả lại sông Vu Gia 12,5m3/s; khi Trạm Ái Nghĩa cao hơn 2,93m, thủy điện Đăk Mi4 chỉ xả trả lại sông Vu Gia 5m3/s. Như vậy, quy trình vận hành liên hồ cả năm cho hệ thống hồ trên lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn vẫn đang trong quá trình đàm phán. Vụ đông xuân và hè thu ở thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam năm 2014 sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về nước. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giảm sản hoặc một số diện tích phải bỏ hoang vì thiếu nước. Rừng đầu nguồn – giải pháp chậm lũ và tăng dòng chảy đến hồ mùa cạn Qua các kết quả tính toán dựa trên mô hình SWAT các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi nhận thấy rằng cùng một số liệu về khí tượng thủy văn đo đạc năm 2009 trong điều kiện địa hình và các loại đất không thay đổi, số liệu rừng thay đổi từ 1993 đến 2005 thì chế độ thủy văn tính toán tại Nông Sơn và Thành Mỹ có sự thay đổi. Tổng diện tích các loại rừng giảm khoảng 24.075ha, tỷ lệ rừng giàu giảm mạnh. Lưu lượng lớn nhất năm 2009 khi tính toán với số liệu rừng năm 2005 tại Nông Sơn là 6636.5 m3/s và tại Thành Mỹ là 4340 m3/s; còn khi tính toán với số liệu rừng năm 1993 thì lưu lượng lớn nhất tại Nông Sơn là 6454.3 m3/s và tại Thành Mỹ là 4121.6 m3/s. Có thể thấy rằng chênh lệch lưu lượng lớn nhất khi tính toán với rừng năm 2005 và rừng năm 1993 tại trạm Nông Sơn khoảng 182 m3/s và Thành Mỹ khoảng 218.4 m3/s tương ứng với mức tăng khoảng 2.8% tại Nông Sơn và 5.3% tại Thành Mỹ. Như vậy chế độ dòng chảy có bị ảnh hưởng khi thảm phủ thay đổi, diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ bị chặt phá nhiều mặc dù rừng trồng hàng năm làm tăng độ che phủ nhưng chất lượng rừng có phần giảm đi. Có thể khẳng định sự giảm sút của chất lượng rừng là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn . Ngược lại, có thể nói rằng nếu rừng đầu nguồn được tăng cả về số lượng và chất lượng thì lưu lượng dòng chảy lớn nhất sẽ giảm và lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất tương ứng sẽ tăng so với hiện trạng, tức là quá trình lũ sẽ chậm lại và dòng chảy về mùa cạn sẽ được cải thiện. Nói một cách khác, việc bảo tồn và phát triển rừng đầu nguồn sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ cư dân và nhà đầu tư trên lưu vực sông. Điều này hàm ý rằng việc bảo tồn và phát triển rừng đầu nguồn không phải chỉ là nghĩa vụ của người dân và chính quyền địa phương sống ở đầu nguồn mà là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trên lưu vực sông. Cơ chế nào để chia sẻ lợi ích? Hiện nay Dịch vụ chi trả môi trường rừng đã được triển khai áp dụng trên toàn lưu vực theo Nghị Định số 99/2010/NĐ-CP. Theo đó với mỗi kWh điện thương phẩm, các công ty thủy điện phải nộp vào ngân sách nhà nước là 20 đồng. Hằng năm các chủ rừng trong lưu vực các hồ chứa trung ở Quảng Nam trung bình nhận được khoảng 270.000 đồng/ha. Suy cho cùng thì tiền này được chuyển từ người tiêu dùng điện sang người cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Như vậy những người dân sống ở hạ lưu đập thủy điện không chỉ phải đóng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng mà còn bị hứng chịu thiệt hại do vận hành thủy điện gây ra. Ước tính sơ bộ về thiệt hại do thiếu nước trong mùa khô được trình bày trong Bảng 2. Trong biên bản góp ý dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa Đăk Mi 4, Sông Tranh 2 và A Vương, Đại diện Đà Nẵng yêu cầu Bộ TNMT sửa đổi quy trình theo hướng lấy mực nước tại trạm thuỷ văn Ái Nghĩa ở mức 2,8m để làm mực nước khống chế, buộc thuỷ điện Đắk Mi 4 phải xả về hạ du 25 m3/s ở một số thời đoạn. Thế nhưng phản hồi ý kiến của Đà Nẵng, trong công văn số số 77/TNN-LVS phía Bộ lại cho rằng nếu xả theo yêu cầu của Đà Nẵng thì thiệt hại về điện của thủy điện Đắk Mi 4 trong mùa cạn dao động từ khoảng 55 triệu Kwh (chiếm 6,6% so với tổng sản lượng điện hàng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu Kwh (chiếm 17,3%), tương ứng khoảng 55 tỷ đến 145 tỷ đồng . Trong khi đó, như đã nói ở trên, riêng chi phí cấp nước tăng thêm và chi phí chống hạn của thành phố Đà Nẵng năm 2013 đã lên tới 22 tỷ đồng. Đà Nẵng đã đúng khi cho rằng con số 55 hay 145 tỷ đồng không thể coi là thiệt hại cho thủy điện vì “người dân hạ du sông Vu Gia Thu Bồn đâu có lấy gì của thủy điện mà lại tính là thiệt hại, trong khi thực tế là người dân đang phải chịu thiệt vì thủy điện ngăn dòng, giữ nước”4, đó là chưa kể đến thiệt hại về hệ sinh thái do lòng sông trơ đáy và do nhiễm mặn lấn sâu vùng hạ du. Bảng 2 thể hiện sơ bộ về lợi ích và chi phí của các bên liên quan ứng với các quy trình xả khác nhau của thủy điện Đăk M4. Bảng 2: Sơ bộ về lợi ích và chi phí ứng với các phương án vận hành hồ Đăk Mi 4 mùa cạn. Phương án Đăk Mi 4 Đà Nẵng Quảng Nam Hệ sinh thái Tự nhiên Không có Đăk Mi 4 Chi phí như bình thường Chi phí như bình thường Chi phí như bình thường Đăk Mi 4 xả 3m3/s mùa cạn Doanh thu không bị giảm Chi phí tăng thêm đối với cấp nước sinh hoạt khoảng 12 tỷ đồng/năm + 10 tỷ đồng/năm chi phí chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp + thiệt hại tăng thêm do thiếu nước tưới/năm + thiệt hại khác Thiệt hại cho nhà máy nước Hội An + Nhà máy nước Vĩnh Điện + chi phí chống hạn cho sản xuất nông nghiệp là 30 tỷ đồng + thiệt hại tăng thêm do thiếu nước tưới/năm + thiệt hại khác Chưa ước tính Riêng thiệt hại gia tăng do thiếu nước tưới được ước tính sẽ làm giảm sản 30% của 15.000 ha và 70% của 5.000 ha lúa hai vụ đông xuân và hè thu. Tương đương: 15.000 ha x 5 tấn/ha x 7 triệu/tấn x 30% + 5000 ha x 5 tấn/ha x 7triệu/tấn x 70% = 280 tỷ đồng/năm Đăk Mi 4 xả theo đề xuất của Đà Nẵng (xả 25m3/s) Doanh thu bị giảm từ 55-145 tỷ đồng Chi phí như bình thường, Đà Nẵng tiết kiệm được 12 tỷ đồng chi phí tăng thêm đối với cấp nước sinh hoạt và có thể tránh được thiệt hại 280 tỷ đồng đối với sản xuất nông nghiệp. Chưa ước tính Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng. Qua ước tính sơ bộ này có thể thấy rằng nếu xả nước đáp ứng yêu cầu hạ du về mùa cạn thì tổn thất của ngành điện chỉ bằng khoảng một nửa so với thiệt hại tránh được cho nông dân Quảng Nam và Đà Nẵng. Đó là chưa kể tới giá trị các thiệt hại khác cũng tránh được như thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản, thiệt hại về dân sinh do thiếu nước mà phát sinh dịch bệnh, thiệt hại về hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái vùng hạ du do chuyển từ hệ sinh thái ngọt – lợ sang hệ sinh thái mặn. Như vậy, có thể hiểu rằng lợi ích của thủy điện chính là chi phí tăng thêm mà Đà Nẵng và Quảng Nam phải trả và giá trị thiệt hại mà người dân phải hứng chịu do hạn hán nhân tạo. Một cách công bằng, nếu Đăk Mi 4 xả 3 m3/s thì phải có phương án bồi thường cho Đà Nẵng và Quảng Nam trên cơ sở chi phí tăng thêm và giá trị thiệt hại tăng thêm. Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học tin cậy cho việc xây dựng chính sách chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan trong lưu vực sông thì cần phải có một nghiên cứu nhằm đánh giá chính xác về việc ai được ai mất khi vận hành hồ với các phương án khác nhau so với trường hợp không có các hồ chứa thượng nguồn [2]. Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững – Vai trò của Ban quản lý lưu vực sông (RBO) Do lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn nằm trên địa phận của nhiều tỉnh nên việc quản lý lưu vực sông đòi hỏi phải có sự tham gia của Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng, các bên liên quan khác, và sự điều phối của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Mô hình hợp lý để quản lý lưu vực sông là Ban quản lý lưu vực sông (RBO). Các nỗ lực trước đây để thành lập RBO cho lưu vực Vu Gia - Thu Bồn đã gặp rất nhiều trở ngại, với hai lần thất bại khác nhau trong thập kỷ qua. Thứ nhất, "Ban quản lý quy hoạch sông Vu Gia - Thu Bồn (RPMB) được thành lập theo Quyết định số 20/2005/QN-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 13 tháng 4 năm 2005, với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới. Thứ hai, “Ủy ban quản lý, kiểm soát và phát triển nguồn nước cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn” được UBND Quảng Nam thành lập, với sự hỗ trợ của ADB. Các dự án này đã được khởi xướng bởi các tổ chức quốc tế, tuy nhiên kết quả là không thể chế hóa được các chiến lược quản lý tài nguyên nước trong thực tiễn. Các bên liên quan không có khả năng thực hiện các chiến lược, cũng như các bước thực hiện đã không tăng cường được sự tham gia của địa phương. Nguyên nhân của vấn đề này là do thành viên của RBO thường là các lãnh đạo đại diện cho các cơ quan của các bên liên quan, làm việc không chuyên trách cho RBO. Thường ngày các thành viên này làm việc cho cơ quan của họ, và chỉ đến kỳ họp của RBO, thường là 6 tháng một lần, họ mới tới dự họp. Tại cuộc họp này các bên liên quan ở địa phương thường trình bày các khó khăn về nguồn nước tại địa phương mình và đề xuất Bộ xin vốn thực hiện các biện pháp can thiệp như xây kè, trạm bơm, làm cống, kênh.v.v. Các biện pháp can thiệp trên cơ sở chia sẻ lợi ích chưa khi nào được đề xuất do các thành viên không có cơ sở khoa học về hiện trạng phân bổ lợi ích từ sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông. Ngoài ra, thực tiễn có ghi nhận sự thiếu thốn về thông tin kỹ thuật, nguồn lực tài chính không đầy đủ, quá trình ra quyết định ngắn hạn, không đảm bảo hướng dẫn hoạt động. Những vấn đề này càng trầm trọng hơn khi thiếu sự tăng cường chỉ đạo hoạt động của RBO tại địa phương từ Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT. Hiện nay, lưu vực phải đối mặt với nhiều thử thách giống nhau, nhưng việc triển khai tích cực các quy định mới của Luật sẽ là chìa khóa giúp các địa phương bắt đầu biến quản lý tổng hợp tài nguyên nước thành hiện thực. Việc triển khai tích cực Nghị định số 120/2008/ND-CP của Chính phủ sẽ tạo cơ hội cho lưu vực VGTB xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý tài nguyên nước thông qua việc hình thành Ban quản lý lưu vực sông (RBO) [1]. Việc thành lập một bộ máy chuyên trách để quản lý bền vững tài nguyên nước tại địa phương là rất cần thiết. Với chức năng và nhiệm vụ như quy định thì RBO sẽ ra quyết định thống nhất hoặc can thiệp vào quá trình ra quyết định đối với mọi hoạt động diễn ra trên lưu vực mà có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới nguồn nước của lưu vực sông. Khi đó việc xây dựng các thủy điện sẽ nhất nhất tuân theo quy hoạch đã được lập và phê duyệt. Nếu Ban quản lý lưu vực sông VGTB trước đó được duy trì hoạt động hiệu quả thì thủy điện Sông Bung 4 đã có thể được xây dựng và vận hành trước khi có thủy điện chuyển nước Đăk Mi 4, tức là phần nào giảm được căng thẳng thiếu nước vào mùa cạn. Theo hướng dẫn của Nghị định số 120/2008/NĐ-CP, các RBO sẽ trực thuộc Bộ TN& MT, và bao gồm hai bộ phận: Văn phòng kỹ thuật lưu vực sông và Ủy ban lưu vực sông. Trước đây, việc thành lập và duy trì hoạt động của các tổ chức này rất khó khăn. Ở lần đề xuất này, vấn đề sẽ được khắc phụ thông qua việc thành lập một văn phòng kỹ thuật lưu vực sông, hay còn gọi là Trung tâm Nghiên cứu Vu Gia - Thu Bồn. Trung tâm Nghiên cứu VGTB sẽ là tổ chức chính chịu trách nhiệm cung cấp thông tin để trợ giúp việc ra quyết định của Ban quản lý lưu vực sông VGTB mới thành lập (Hình 2). Hình 2: Cơ cấu quản lý đa phương trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo Nghị định số 120/2008/NĐ-CP Mục tiêu chính của Trung tâm Nghiên cứu VGTB là hoạt động như một tổ