An toàn sinh học sinh vật biến đổi gen

An toàn sinh học là các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học; phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

docx2 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu An toàn sinh học sinh vật biến đổi gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ATSH sinh vật biến đổi gen 1. Khái niệm An toàn sinh học An toàn sinh học là các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học; phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. 2.Tình hình phát triển sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam Việc nghiên cứu và ứng dụng GMO mới đang bước những bước đầu tiên trên quá trình phát triển. Các nghiên cứu về GMO mới chỉ diễn ra trong quy mô phòng thí nghiệm và tập trung ở một số viện nghiên cứu đầu ngành trong cả nước thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc nghiên cứu cây trồng biến đổi gen tập trung chủ yếu và phân lập, tuyển chọn các gen quý có giá trị ứng dụng cao tiến tới sử dụng để chuyển vào sinh vật nhằm tạo nên những giống lí tưởng. Một số gen có giá trị được tuyển chọn bao gồm: gen chịu hạn, lạnh, kháng bệnh, chịu thuốc trừ cỏ, chống sâu…vào cây trông Nông nghiệp và Lâm nghiệp như chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ,kháng bệnh khô vằn vào giống lúa DT10, DT 13,gen Bt được chuyển vào bắp cải, cúc,ngô đạt được những kết quả nhất định…. Đối với vi sinh vật, rất nhiều chủng vi khuẩn, nấm men tái tổ hợp có giá trị y dược và nôngnghiệp đã được tạo ra. Các chủng này chủ yếu được ứng dụng trong sản xuất vaccine tái tổ hợp; trong chẩn đoán một số bệnh do vi khuẩn, virus gây ra; trong sản xuất các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh, làm sạch môi trường; hay các chế phẩm phân bón vi sinh... Trên đối tượng động vật, gen hormone sinh trưởng đã được chuyển vào cá chép. Về việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư về việc ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng bao gồm ngô, bông và đậu tương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại VN chưa chính thức trồng cây biến đổi gen theo quy mô thương mại. Song bằng các con đường nhập tiểu ngạch, sự lỏng lẻo của chính sách, sự ham mê lợi nhuận của các nhà buôn khiến cho thị trường VN ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen như cà chua, ngô, đậu tương… 3. Thực trạng cây trồng biến đổi gen ở VN. 2010-2011: Chính phủ giao cho Viện Di truyền Nông nghiệp là đầu mối thử nghiệm về cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam Việt Nam mới chỉ cho phép khảo nghiệm 3 loại cây trồng ở Việt Nam là ngô, đậu tương và bông vải. Riêng giống ngô đã hoàn tất phần khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường. Sau bước này còn các bước tiếp theo như chứng nhận an toàn sinh học, chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm. Các sản phẩm còn lại bắt đầu có đánh giá ở quy mô nhỏ và cho phép một số sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi. Đến năm 2020, diện tích cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của CNSH chiếm trên 70% và trong đó, diện tích trồng các giống cây trồng biến đổi gen là 30 - 50%.  4. Quản lí ATSH sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam. -Năm 1993: Ban hành Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ( sửa đổi năm 2001) và Pháp lệnh thú y -Năm 1996: Nghị định của Chính phủ về Quản lí giống cây trồng vật nuôi. -Năm 2004: Trở thành thành viên chính thức của Nghị đinh Cartagena về An toàn sinh học. Bộ tài nguyên và Môi trường được chính phủ giao làm cơ quan đầu mối quốc gia thực thi nghị định thư. -Ngày 26/8/2005: Chính phủ Việt Nam ban hành quy chế Quản lí an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. -Việc ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen được qui định tại Điều 43 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010. - CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30/11/2011 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn sinh học - Các bước thực hiện: Theo yêu cầu chung của thế giới,đảm bảo tính an toàn, đảm bảo lợi ích (năng suất, sức chống chịu…) vào sv khác không có, đảm bảo đa dạng sinh học Hoàn thành đầy đủ hồ sơ về sinh vật biến đổi gen đó. Đăng kí với cơ quan chức năng và chờ phê duyệt Các vi phạm bị xử lí theo quy luật hiện hành
Tài liệu liên quan