Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm gây độc cấp tính hoặc mãn tính, ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, biến đổi gen, ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe sinh sản, độc hại đến môi trường.
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3681 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu An toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm gây độc cấp tính hoặc mãn tính, ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, biến đổi gen, ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe sinh sản, độc hại đến môi trường. 3.Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây: dễ nổ dễ cháy ô nhiễm môi trường độc hại 4. Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại cho người, tài sản và môi trường. 5. Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất. II. ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA HÓA CHẤT VÀO CƠ THỂ NGƯỜIHóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường: Đường hô hấp, Đường tiêu hóa Qua da. Đường hô hấp: Khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi vào đường hô hấp sẽ kích màng nhầy của đường hô hấp trên và phê quản. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu thông trong máu. Phổi bị tổn thương do hóa chất Phải đậy kín bình sẽ giảm nguy cơ tiếp xúc với hơi độc. Nếu để hở hóa chất ở dạng hơi,khói, bụi hoặc khí có thể vào cơ thể dễ dàng qua đường hô hấp. Hấp thụ qua da:Hóa chất dính trên da có thể có các phản ứng sau: Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát; xâm nhập qua da vào máu. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên. Đường tiêu hóa:Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. III. TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI Những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây: Kích thích gây khó chịu; Gây dị ứng; Gây ngạt; Gây mê và gây tê; Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng; Gây ung thư; Hư bào thai, Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gen); bệnh ghẻ. Kích thích đối với da: Khi một hóa chất tiếp xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các lớp bảo vệ khiến cho da bị khô, xù xì, người bị sẽ khó chịu đau bỏng rát. Tình trạng này được gọi là viêm da; ung thư da do tiếp xúc với asen, sản phẩm dầu mỏ và nhựa than. Kích thích đối với mắt: Hóa chất vào mắt có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thương tật lâu dài. Mức độ thương tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và cả các biện pháp cấp cứu. Các chất gây kích thích đối với mắt thường là: axit, kiềm và các dung môi. Kích thích đối với đường hô hấp: Các chất hòa tan như: amoniac, fomandehit, sunfur, axit và kiềm ở dạng mù sương. + Khí và hơi khi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ gây ra cảm giác bỏng rát, viêm phế quản, đôi khi gây tổn thương trầm trọng đường thở và mô phổi. + Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất như asen, amiang crom, niken, bis-clometyl ete (BCME)…có thể gây ung thư phổi. Gây ngạt: sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ oxy vào các tổ chức của cơ thể. Chất gây ngạt thường ở dạng khí như: CO2 (cacbonnic), CH4 (mêtan), N2 (nito), C2H6 (ê tan), H2 (hydro)…; khi lượng các khí này tăng sẽ làm giảm tỷ lệ oxy trong không khí và gây ngạt thở; nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong. Ảnh hưởng tới chức năng của gan Các dung môi: ancol, cacbon tetraclorua, tricloetylen, clorofom có thể gây tổn thương gan, dẫn đến viêm gan với các triệu chứng vàng da, vàng mắt. Tùy thuốc vào loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn tới hủy hoại mô gan, để lại hậu quả xơ gan và giảm chức năng gan. Ung thư gan có thể do tiếp xúc vinyl Clorua đơn thể, ung thư tủy xương là do benzen. Các hóa chất ảnh hưởng tới chức năng cản trở thận; Etylen glycol, cacbon disunphua,cacbon tetraclorua, cacbon disulphua. Các chất khác như cadmi, chì, nhựa thông, etanol, toluen, xylen…sẽ làm hỏng dần chức năng của thận. Hệ thần kinh có thể bị tổn thương do tác động của các hóa chất nguy hiểm, như: Với hecxan, mangan và chì sẽ làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, để lại hậu quả liệt rủ cổ tay; tiếp xúc với các hợp chất có photphat hữu cơ như parathion có thể gây suy giảm hệ thần kinh; còn với cacbon đisunfua có thể dẫn đến rối loạn tâm thần… Hư thai (quái thai): Khi mang thai nếu tiếp xúc với hóa chất như thủy ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến dạng bào thai. IV. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT - Điều kiện cháy cần 3 yêu tố: chất cháy, oxy và nguồn gây cháy. Bình thường để bắt lửa và bốc cháy môi trường không khí cần có nồng độ oxy từ 15-21%. - Hỗn hợp chất cháy với oxy tạo thành hỗn hợp nổ khi ở trong giới hạn cháy nổ sẽ trở nên rất nguy hiểm. Ngược lại, nếu hỗn hợp đó nằm ngoài giới hạn đó đều không thể nổ được. Các biện pháp đề phòng cháy, nổ là: Không để các chất cháy nổ gần lửa; tránh ma sát, va đập đối với chất gây nổ bằng cách sử dụng các dụng cụ (mở nắp thùng chứa) hoặc nền nhà kho bằng vật liệu không phát sinh tia lửa. Thông hiểu tính chất nguy hiểm của từng loại và bảo quản riêng Các chất dễ cháy nổ phải bảo quản ở nơi lạnh. Khi sử dụng lần đầu phải được hướng dẫn cụ thể. Các chất dễ cháy phải để xa nguồn nhiệt, lửa; - Khi trộn lẫn với chất đã khử oxy hoặc chất hữu cơ có khả năng gây ra phản ứng oxy hóa và phát nhiệt; - Các chất dẫn lửa bảo quản cách xa nơi phát nhiệt, lửa. - Đậy nắp thùng chống, rơi vãi. - Bảo quản ở nơi thông gió. - Các thiết bị điện sử dụng trong kho chứa phải là loại an toàn phòng nổ; Đối với khí dễ cháy: không được gây va chạm, làm nóng bình chứa, có hệ thống thông gió tốt khi sử dụng trong nhà, bảo quản ở nơi râm mát; Các chất mang tính phân hủy như axit thì chú ý không để tiếp xúc với nước, sử dụng mặt nạ khi tiếp xúc với chúng. 2. Thiết lập chương trình kiểm soát hóa chất Đây là chương trình ưu tiên như các chương trình sản xuất, maketing và kiểm tra chất lượng…các biện pháp cụ thể là: + Phải biết tất cả các hóa chất đã và đang sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm số lượng, chất lượng và những nguy cơ liên quan; + Người lao động phải biết sự độc hại, nguy hiểm của các hóa chất mà họ đang tiếp xúc và phải được đào tạo về những cẩn trọng cần thiết; + Nơi làm việc phải được thiết kế hoặc sửa lại cho phù hợp với người lao động. Một số hoạt động trong chương trình kiểm soát hoá chất tại nơi làm việc 3. Tiến hành bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm - Giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các dây chuyền và công đoạn sản xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động. - Phải đảm bảo quy định về cự ly an toàn; quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động và hóa chất nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. - Không được rơi vãi hóa chất tai nơi làm việc 4. Thực hiện thông gió, hút hơi khí độc Nơi có hơi khí độc, bụi độc đều phải thông gió tự nhiên, hoặc cưỡng bức làm tăng lượng không khí lưu thông và làm giảm nồng độ các hóa chất độc hại. 5. An toàn khi mạChiều cao bể mạ tính từ sàn không thấp hơn 1m, nếu thấp hơn miệng bể ít nhất 0,15 m; không nhúng tay vào bể mạ để lấy chi tiết; phải ngắt điện khi lấy chi tiết ra khỏi bể mạ; bộ phận mạ có sử dụng axit phải có sẵn cát và dung dịch soda 2% để lý axit rơi vãi; thanh dẫn điện, móc treo giá phải được làm sạch bằng phương pháp ướt; sàn công tác phải khô. 6. An toàn khi sơn Bộ phận sơn phải được cách ly; công việc sơn phải tiến hành ở buồng riêng; thông gió cục bộ và xử lý bụi sơn. 7. Vận chuyển khí nén an toàn Khi vận chuyển nhất thiết phải đậy nắp bảo vệ van đầu bình; sử dụng thiết bị vận chuyển và dùng dây buộc để tránh đổ, rơi; bảo quản bình khí nén ở vị trí nhất định,thoáng, thông gió tốt không bị nắng rọi trực tiếp; duy trì nhiệt độ nơi bảo quản dưới 400C; bố trí thiết bị chữa cháy thích hợp, không hút thuốc và sử dụng lửa trong khu vực bảo quản. 8. Điều khiển từ xa Sử dụng hệ thống điều khiển từ xa có thể ngăn chặn được các mối nguy hiểm từ hóa chất đối với người lao động. 9. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân - Khi tiếp xúc với hóa chất độc phải có các trang thiết bị bảo vệ cá nhân như: mặt nạ phòng độc, quần áo, găng tay, giày ủng. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải phù hợp với hóa chất nguy hiểm và phải bảo quản cẩn thận, kích thước phải phù hợp với người lao động. - Người lao động phải được huấn luyện, đào tạo cách sử dụng, bảo quản các trang bị đó. Hàng ngày quần áo bảo vệ cá nhân phải được làm sạch sau khi sử dụng, không để dính hóa chất. Giáo dục và đào tạo, huấn luyện cung cấp cho người lao động những hiểu biết để ngăn ngừa sự tiếp xúc không cần thiết đối với hóa chất độc hại. V. AN TOÀN KHI BẢO QUẢN HÓA CHẤT Hóa chất độc phải bảo quản trong kho có nền và tường không thấm nước, xa dân cư. Nhà kho không đặt trong khu vực: dễ bị lụt, hoặc có khả năng gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngầm (như giếng đào, giếng khoan, đầu nguồn sông, suối) phải chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng; có lối ra, vào phù hợp; có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên ngoài. -Sắp xếp hóa chất trong kho không quá cao; để lối đi thông thoáng; giữ sàn cho sạch, có đủ hệ thống phòng cháy, chữa cháy; người lao động phải thường xuyên tập luyện để sử dụng tốt các thiết bị đó. Những hóa chất dễ bắt lửa phải được bảo quản ở khu vực mát, thông gió tốt, cách xa nguồn gây lửa. Hệ thống thông gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí độc sinh ra; có ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên thích hợp nhờ các cửa sổ hoặc hệ thống đèn. Không được để hóa chất chung với lương thực, thực phẩm, nước uống, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tại vị trí làm việc, các lối thoát nạn phải đựơc đánh dấu rõ ràng và không bị bất cứ cản trở nào. Mỗi nơi làm việc đều phải có những lối thoát nạn thông thoáng. VI. AN TOÀN KHI VẬN CHUYỂN HOÁ CHẤT Khi vận chuyển cần tuân thủ: nhất thiết phải có nhân viên áp tải của bên có hàng. Nhân viên đó phải biết rõ tính chất hoá lý của hoá chất, biện pháp để phòng và cách giải quyết các sự cố cháy, nổ, xì hở hơi khí độc; - Vật chứa phải có chất lượng tốt, không vận chuyển những vật chứa bị rò rỉ hoặc bị hư hỏng; Những vật chứa chất lỏng dễ cháy phải được sắp xếp để đảm bảo chống va đập và ngăn chặn sự phát sinh lửa do chính chất lỏng tạo ra; phải thiết kế những thùng nhỏ chuyên dùng cho vận chuyển lượng ít những chất lỏng dễ cháy. Thùng chứa các chất lỏng dễ cháy đựơc tiếp đất, có đai, có biển cấm lửa. Việc vận chuyển hoá chất nguy hiểm trên xe phải có mui hoặc bạt che mưa để đề phòng trời mưa hoặc thời tiết xấu. - không được vận chuyển chung với người, gia súc và các loại hàng hoá khác; người trực tiếp xếp dở phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. VII. AN TOÀN TRONG ĐÓNG GÓI, PHÂN LOẠI VÀ DÁN NHÃN - Mọi hoá chất có ở nơi làm việc phải đựơc dán nhãn, mỗi một vật chứa hoá chất tại nơi làm việc dù lớn hay nhỏ đều phải có nhãn hợp lệ. Nếu như nhãn bị rách hoặc bị nhàu nát phải yêu cầu người cung cấp đổi vật chứa khác có nhãn hợp pháp + Đọc và hiểu những chỉ dẫn trên nhãn, trên phiếu an toàn hoá chất và các tài liệu đựơc cấp kèm theo hoá chất, các thiết bị liên quan và phương tiện bảo vệ cá nhân; + Nhãn thường gồm những thông tin sau: đặc điểm nhận dạng của hoá chất; biểu tượng các nguy cơ; tên chung và tên thương mại hoá chất; tên và lượng của các hoạt chất; công dụng của sản phẩm; tên và địa chỉ của người sản xuất, người phân phối hoặc các đại lý; các biện pháp làm việc an toàn. VIII. BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU - Có nhân viên y tế; có thiết bị y tế ở gần nhất; có phương tiện vận tải có sẵn để tới trạm y tế gần nhất; có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy fax, máy phát thanh… - Hoạt động sơ cứu: nếu da hoặc quần áo của người lao động nhiễm nhiều hóa chất, phải rửa sạch người bị nạn bằng nước sau khi cởi quần áo ra; di chuyển nạn nhân một cách cẩn thận từ nơi nguy hiểm tới nơi an toàn và đặt ở tư thế dễ hồi phục nhất; Nếu người lao động bị bất tỉnh có thể dùng cáng hoặc đỡ đầu và gữi chặt quần áo để đưa ra khỏi vùng nguy hiểm; Có nhiều việc cần ưu tiên tiến hành ngay khi sơ cứu người bị tổn thương vì hóa chất: nếu thở yếu hoặc ngừng thở thì hướng mặt nạn nhân lên trên và bảo đảm khí quản thông suốt, loại bỏ những dị vật che lấp, lắc nghẽn ở mặt, miệng, họng của nạn nhân và nới rộng cổ áo. Việc mở khí quản chỉ do bác sỹ ngoại khoa thực hiện và hà hơi thổi ngạt. Nếu miệng nạn nhân bị nhiễm độc thì dùng tay để bóp bóng thông khí sẽ phù hợp hơn. Nếu tim ngừng đập thì phải cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo. Sau đó nạn nhân phải được chăm sóc chu đáo. Nếu nạn nhân bị co giật, nới lỏng tất cả quần áo và làm nhẹ nhàng đề phòng chấn thương. Khi ngừng co giật, đặt nạn nhân ở vị trí dễ thở. IX. MỘT SỐ VỤ TAI NẠN ĐIỂN HÌNH 1/Nổ hóa chất: Công ty TNHH Quyết Thành chở 4 bồn chứa a-xít lưu thông ở Bình Phước, khi đến địa chỉ trên bất ngờ bị một chiếc container chạy cùng chiều ép leo lên dải phân cách làm 4 thùng hóa chất trên xe rơi xuống đường. Hơn 12.000 lít hóa chất đã chảy tràn lan ra đường, bốc khói trắng mịt mù (phản ứng hóa học) cả một đoạn đường dài 200m khiến giao thông ở đây bị tê liệt hoàn toàn.. Hóa chất đã phát tán quá nhanh làm nhiều người không chạy thoát kịp, hít phải khói trắng bị ngất xỉu, bị phỏng, trong đó có hơn 10 người phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. 2.Nổ kinh hoàng ở công ty Daewoo, một người chết Hiện trường vụ tai nạn. Trong lúc sang chiết hoá chất MIBK, loại hỗn hợp chất hữu cơ dạng lỏng rất dễ cháy từ thùng phuy 200 lít chiết sang bình chứa loại nhỏ hơn, anh Phước lại bất cẩn hút thuốc lá và gây ra một vụ nổ kinh hoàng. 3.Tai nạn gây kẹt xe nhiều giờ trên quốc lộ 51 Xe tải chở hóa chất bị xe ben chạy từ sau húc tới Cú va chạm mạnh khiến nhiều thùng hóa chất bị bể hắt vào ca bin xe tải làm phụ xe ngạt thở và bỏng nặng phải cấp cứu tại bệnh viện Long Thành. Lái xe tải kịp thoát ra ngoài. Hóa chất chảy tràn xuống đường, bốc khói mù mịt và có mùi khó chịu. Nhiều người dân sống xung quanh do hít phải mùi hóa chất đã bị nôn ói. Hóa chất sau khi chảy xuống đường bốc khói mù mịt Hóa chất dạng lỏng màu xanh chảy tràn lan trên dải phân cách và mặt đường rong khi chờ lực lượng cứu hộ rửa sạch hóa chất trên mặt đường, giao thông trên quốc lộ 51, nơi xảy ra sự cố bị kẹt cứng 4.Một chiếc xe tải bất ngờ phát nổ lúc 6g chiều (giờ địa phương) ngày 14-6 tại một trạm xăng ở khu tự trị Choang Quảng Tây, Tây Nam Trung Quốc khiến ít nhất 8 người chết và 6 người khác bị thương. Tai nạn từ phòng thí nghiệmTags: Phú Yên, Trường THCS Lê Văn Tám, hóa chất thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, bệnh viện đa khoa, phòng thí nghiệm, trong trường học, học sinh, tai nạn, các loại Minh Quốc tại Bệnh viện đa khoa Phú Yên ngày 12/2.Đó là những vụ cháy nổ khá hy hữu mà "sát thủ" là các loại hóa chất thí nghiệm trong trường học. Mới đây, tại Phú Yên, một em học sinh đã bị bỏng nặng khắp mặt và ngực trong lúc đang tiến hành thí nghiệm "chính quy" môn hóa học.Đây được xem như là một tín hiệu cảnh báo dành cho ngành giáo dục về an toàn ở các phòng thí nghiệm trường học và cả những biện pháp nhằm ngăn chặn các tai nạn đáng tiếc xảy ra đối với đông đảo học sinh... Hải Phòng : Cảnh báo tai nạn lao động !Theo báo cáo của cơ quan chức năng, theo thống kê chưa đầy đủ, Hải Phòng tính đến nay đã có 6 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, làm chết 9 người, nhiều người khác bị thương, chủ yếu ở lứa tuổi từ 18-40, tập trung ở khối công nghiệp, xây dựng. Vụ nổ hóa chất nhà máy nhiệt điện Hải PhòngTheo thống kê của Liên đoàn Lao động Hải Phòng: trong số hàng trăm vụ TNLĐ xảy ra tại Hải Phòng từ năm 2009 đến nay, có khá nhiều các vụ TNLĐ nặng. Đồng nghĩa với đó, không chỉ sinh mạng của nhiều người lao động bị cướp đi, mà còn những hệ lụy khác với gia đình nạn nhân và cả xã hội. Nổ hóa chất tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc: 18 người chết, 10 người bị thươngXem tin gốc SGGP - 22 tháng trước 15 lượt xem (SGGPO).- Một vụ nổ hóa chất đã xảy ra vào 16 giờ chiều qua, 2-9 tại quận Lansha, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) khiến 18 người chết, 10 người bị thương. Kho hóa chất nổ bùm trong nắng gắtTags: Tân Thới Nhất, Tân Tân Thanh, TNHH Tân Tân Thanh, kho hóa chất, xe gắn máy, công ty, nắng gắt, kho chứa, chất nổ, người bị, cháy, quán, vụ, 17, bùm Cháy kho hóa chất.Cháy kho chứa hóa chất tại Công ty TNHH Tân Tân Thanh (56 Tân Thới Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) lúc 11h45 làm ít nhất 10 người bị thương. Nổ nhà máy hoá chất, ít nhất 3 người chếtTags: Trung Quốc, Tỉnh Sơn Đông, một nhà máy, hoá chất, người chết, ít nhất, 3 người, gây ra, vụ nổHôm qua (26/3), một vụ nổ đã gây ra hoả hoạn khủng khiếp tại một nhà máy hoá chất ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, làm ít nhất 3 người chết, nhiều người khác bị thương và gây ra tổn thất nặng nề. Cháy khủng khiếp tại một khohóa chất ở Hà Nộinews.socbay.com