Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và các giải pháp ứng phó

ThừaThiên-Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên là 5.053,99 km2, gồm 8 huyện và1 thànhphố. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị với điểm cực bắc 16044'N và 107023'E thuộc xã Điền Hương, huyện Phong Điền; phía tây giáp nước CHDCND Lào với điểm cực tây 16031'N và 107002'E thuộc xã Hồng Thủy-Huyện A Lưới, phía nam giáp thành phố ĐàNẵng với điểm cực nam 16000'N và 107042'E, nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông; Phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 120km chạy từ xã Điền Hương - huyện Phong Điền đến Bãi Chuối là điểm cực đông của mũi Hải Vân có tọa độ 16012'N và 108012'E.

pdf106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và các giải pháp ứng phó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ Phan Thanh Thuỷ (Hùng) Chánh văn phòng BCH PCLB & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế HÌNH ẢNH BA CHIỀU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BIEU TUONG CO DO HUE- DI SAN VAN HOA THE GIOI CẢNH NGẬP LŨ TRÊN SÔNG HƯƠNG 11.2004 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Việt Nam - tỉnh Thừa Thiên Huế VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: • Thừa Thiên - Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên là 5.053,99km2, gồm 8 huyện và 1 thành phố. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị với điểm cực bắc 16044'N và 107023'E thuộc xã Điền Hương, huyện Phong Điền; phía tây giáp nước CHDCND Lào với điểm cực tây 16031'N và 107002'E thuộc xã Hồng Thủy - Huyện A Lưới, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng với điểm cực nam 16000'N và 107042'E, nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông; Phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 120km chạy từ xã Điền Hương - huyện Phong Điền đến Bãi Chuối là điểm cực đông của mũi Hải Vân có tọa độ 16012'N và 108012'E. ĐỊA HÌNH: Địa hình Thừa Thiên- Huế rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương tây bắc-đông nam, cả những dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển và thấp dần từ tây sang đông. Có thể chia lãnh thổ Tỉnh theo phương từ tây sang đông thành 4 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Vùng núi đồi nằm ở phía tây và phía nam chiếm 70% diện tích của Tỉnh. Phía tây là một đoạn trong dãy Trường Sơn qua với những đỉnh núi cao từ 500 - trên 1000m, trong đó có những đỉnh khá cao như Động Ngại (1774m), Động Pho (1436m). Những đỉnh núi cao nhất không nằm trên biên giới Việt - Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ của Tỉnh. Một số sông bắt nguồn từ dãy núi này chảy qua thung lũng Alưới sang Lào như sông Asáp. Phía nam Tỉnh là dãy núi Bạch Mã xuất phát từ dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển với những đỉnh núi cao trên 1000m ngăn cách giữa Thừa Thiên- Huế với Đà Nẵng. Những đỉnh núi cao nhất trong dãy Bạch Mã là Động Ruy (1220m), Bạch Mã (1444m), núi Mang (1780m), núi Atine (1318m). Phía sườn đông của dãy Trường Sơn địa hình chuyển khá nhanh từ vùng núi qua vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng. Từ vùng núi cao 500- 1000m ở phía tây xuống tới vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 20m trở xuống với chiều dài không quá 50km đã tạo cho địa hình Thừa Thiên- Huế độ dốc khá lớn. Do độ dốc lớn nên phần lớn đất ở vùng núi bị xói mòn thoái hóa, rừng còn rất ít. Theo số liệu năm 1995 diện tích đất trống, đồi núi trọc lên tới 166.000ha chiếm 33% diện tích của Tỉnh, trong đó vùng cát nội đồng là 13.000ha. Vùng đồng bằng Thừa Thiên- Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng 9,78% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, bị chia cắt thành từng mảnh bởi các dãy núi thấp nhô ra sát biển và mạng lưới sông suối dày đặc có độ dốc lớn. Điều kiện địa hình như trên là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một chế độ mưa- lũ khắc nghiệt. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHÍ HẬU ĐANG THAY ĐỔI TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU Theo IPCC, 2001: “Mới xuất hiện những bằng chứng chăc chắn chứng tỏ rằng hầu hết các hiện tượng nóng lên xảy ra trong vòng hơn 50 năm trở lại có thể quy là hậu quả của các hoạt động do con người gây ra”. Khí hậu là một bộ phận quan trọng hợp thành của môi trường của một lãnh thổ. Nó có quan hệ trực tiếp đến mọi đối tượng kinh tế và xã hội. Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến nhưng thay đổi khu vực trước hết là cơ chế gió mùa, hiện tượng ENSO và các hoàn lưu địa phương khác. Nhiều yếu tố khí hậu, thiên tai khí tượng mà tiêu biểu là anh hưởng của bão có nhưng thay đổi. Một hệ qủa khác không thể không đề cập đến của biến đổi khí hậu toàn cầu là sự dâng lên của mực nước biển. Tất ca nhưng thay đổi đó, tất yếu sẽ tác động không nhỏ dến vùng biển và duyên hai Việt Nam , trong đó có Thừa Thiên Huế. Dánh giá nhưng tác động này , trên cơ sở nhưng dự báo biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực là hết sức cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược ứng phó. Dựa trên những kết qua nghiên cứu gần đây ở trong và ngoài nước[1,2 ] kết hợp với việc phân tích nguồn số liệu quan trắc của một số trạm khí tượng thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế, có thể nhận xét như sau: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ • Nhiệt độ không khí trung bình năm từ những năm 70 đến nay hầu như không tăng, trong khi đó nhiệt độ những tháng mùa hè có xu thế giảm rõ rệt, với tốc độ giảm từ 0,1-0,20C/thập kỷ, ngược với tình hình chung của cả nước. Nhiệt độ trung bình mùa đông không có xu thế tăng giảm rõ rệt, tuy nhiên cũng thấy nhiệt độ trung bình trong thập kỷ 90 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,1-0,40C (bảng 1). Các mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong 30 năm qua. Các kỷ lục nhiệt độ thấp nhất trong 30 năm qua thấp hơn so với 30 năm trước đó nhưng không thấp hơn nhiệt độ thấp nhất trong thập kỷ 30. CÁC ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘ CỦA TRẠM HUẾ QUA CÁC THẬP KỶ Thời Đoạn TN TI TVII Tn(năm xuất hiện) Tx(năm xuất hiện) 1931-1940 25,1 19,8 29,0 8,8(1934) 39,9(1936) 1941-1950 25,3 20,8 29,3 11,8(1949) 39,3(1949) 1951-1960 25,2 20,1 29,3 11,1(1955) 40,0(1952) 1961-1970 25,3 19,9 29,8 11,4(1963) 40,0(1969) 1971-1980 25,1 20,1 29,4 10,7(1974) 39,2(1977) 1981-1990 25,1 19,8 29,3 10,7(1986) 41,3(1983) 1991-2000 25,1 20,2 29,1 9,5(1999) 39,5(1998) Ghi chú: TN: Nhiệt độ trung bình năm. TI: Nhiệt độ trung bình tháng I. TVII: Nhiệt độ trung bình tháng VII. Tn: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối. Tx: Nhiệt độ tối cao tuyệt đối. MƯA, LŨ • Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ: bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 20, 40 và 90 là những thập kỷ mưa ít như thập kỷ 30, 70, và 80 (bảng 2). Do vậy những dị thường đã gây ra lũ lụt và hạn hán xảy xen kẻ nhau và ngày càng nhiều hơn. Nếu như những nam 1928, 1953, 1975, 1983 và 1999 là những năm lũ lụt lớn thì những năm 1977, 1993-1994, 1997-1998 bị hạn hán nghiêm trọng. Những năm bị hạn thường là những năm có hiện tượng El Nino và những năm lũ lụt nhiều có liên quan đến hiện tượng La Nina. Trong bảng 2 cũng cho thấy lượng mưa tháng lớn nhất và lượng mưa ngày lớn nhất có xu thế tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây. đặc biệt lượng mưa ngày 2.11.1999 là 978mm và lượng mưa tháng 11.1999 là 2.452mm, là những trị số đạt kỷ lục trong vòng 100 năm nay. Cường độ mưa tăng kéo theo hiện tượng lũ quét và sạt lỡ đất xảy ra thường xuyên hơn. Mặt khác cường độ mưa tăng làm cho những trận lũ trong những thập kỷ gần đây ngày càng ác liệt hơn. BÃO Bão là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế. Số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam có xu thế tăng trong những thập kỷ gần đây. Riêng đối với Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ 70 và 80 tăng mạnh, nhưng trong thập kỷ 90 thì có xu thế giảm. Trong thời kỳ từ 1891 - 2000 (110 năm) trung bình mỗi năm có 4,74 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam và 0,79 cơn ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế, nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 - 2002 thì số cơn ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế là 0,87 cơn. Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến từng khu vực bờ biển Việt nam thay đổi qua các thập kỷ được trình bày trong bảng 3. SỐ CƠN BÃO VÀ ATNĐ ĐỔ BỘ VÀO CÁC ĐOẠN BỜ BIỂN QUA CÁC THẬP KỶ Đoạn bờ biển thập kỷ Quảng ninh– ninh Bình Thanh Hoá – Hà tỉnh Quảng Bình – TT Huế Đà Nẵng – Bình Định Từ Phú Yên trở vào Cả Nước 1891-1900 13 6 5 10 2 36 1901-1910 18 10 13 11 2 54 1911-1920 10 5 5 10 3 33 1921-1930 9 6 6 6 4 31 1931-1940 14 13 7 13 6 53 1941-1950 14 2 3 8 2 29 1951-1960 17 8 9 8 2 44 1961-1970 13 10 12 12 8 55 1971-1980 17 15 12 14 10 68 1981-1990 16 12 10 13 15 66 1991-2000 13 8 5 11 17 54 Tổng số 154 95 87 116 71 523 Tần suất 29,4 18,2 16,7 22,1 13,6 100 % Trung bình năm 1,40 0,86 0,79 1,05 0,64 4,74 MỰC NƯỚC BIỂN •Theo số liệu nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thuỵ và Bùi Đinh Khước, qua phân tích số liệu mực nước biển tại Hòn Dấu và Vũng Tàu từ năm 1957 đến nay cho thấy rõ xu thế tang lên của mực nước biển đông là có thực, với mực nước dâng cao 2,3mm/năm ở ven các đồng bằng lớn của Việt Nam trong khoảng 40 năm qua. •Đối với ven biển miền trung cũng thấy xu thế dâng lên của mực nước biển, tuy mức độ nhỏ hơn. Theo tính toán của các tác giả đến năm 2010 mực nước biển đông có thể cao hơn mực nước biển của năm 1990 từ 3 - 15 cm. • Dựa vào nguồn số liệu hiện có, kết quả phân tích nêu trên đã phản ánh những nét đặc thù của biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế. Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số nhận định cho những thập kỷ tiếp theo như sau: • Nhiệt độ không khí trung binh năm ở Thừa Thiên Huế trong những thập kỷ qua không có dấu hiệu tăng lên rõ rệt tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây thường xảy ra nhiều đợt nắng nóng hoặc rét đậm. • Lượng mưa trên toàn lảnh thổ Thừa Thiên Huế có những thay đổi. Cường độ mưa sẽ tăng khoảng 5 - 10%. Những dị thường dẩn đến lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ nhiều hơn. • Anh hưởng của bão tăng ít. Mùa bão có thể đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Cường độ bão có thể mạnh thêm, thể hiện qua tốc độ gió mạnh và cường độ mưa lớn. • Dòng chảy lũ có xu thế tăng do cường độ mưa tăng. • Mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30- 90cm đến nữa cuối thế kỷ này so với hiện nay. BẢNG2. CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA CỦA TRẠM HUẾ QUA CÁC THẬP KỶ Thời đoạn Lượng mưa trung bình năm Lượng mưa tháng lớn nhất (tháng xảy ra) Lượng mưa ngày lớn nhất (ngày xả y ra) Ghi chú 1911-1920 2817 1568(11.1917) 283(13.10.191 6) 1921-1930 3008 1241(11.1930) 360(13.11.193 0) 1931-1940 2631 1166(10.1932) 433(25.10.193 9) 1941-1950 3230 1547(10.1949) 440(23.10.194 9) 1951-1960 2751 1078(10.1960) 277(27.11.196 0) 1961-1970 2824 1792(10.1969) 550(05.10.196 9) 1971-1980 2666 1564(10.1973) 470(23.10.197 3) 1981-1990 2575 1527(10.1983) 582(10.10.198 1) 1991-2000 3093 2452(11.1999) 978(02.11.199 9) Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của 4 - 5 trận lũ trên báo động II và 2 - 3 đợt lũ trên báo động III. Những năm chịu ảnh hưởng của LaNina số lượng lũ tăng lên và đỉnh lũ cao hơn rõ rệt như những năm 1975, 1995, 1998 và 1999 (hình 1). Trong khi đó những năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng ELNino ít lũ hơn và đỉnh lũ thấp như các năm 1982, 1987, 1991, 1994 và1997. BIỂU ĐỒ SỐ TRẬN LŨ TRÊN MỨC BÁO ĐỘNG II ĐỈNH LŨ CAO NHẤT HÀNG NĂM TRÊN SÔNG HƯƠNG VÀ SÔNG BỒ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BIỂU ĐỒ TRẬN LŨ ĐẠT VÀ TRÊN MỨC BÁO ĐỘNG II 0 2 4 6 8 1 9 7 8 1 9 7 9 1 9 8 0 1 9 8 1 1 9 8 2 1 9 8 3 1 9 8 4 1 9 8 5 1 9 8 6 1 9 8 7 1 9 8 8 1 9 8 9 1 9 9 0 1 9 9 1 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 N¨m Sè lÇn BIẾN TRÌNH MỰC NƯỚC LỚN NHẤT HÀNG NĂM 0 100 200 300 400 500 600 700 1 9 7 7 1 9 7 9 1 9 8 1 1 9 8 3 1 9 8 5 1 9 8 7 1 9 8 9 1 9 9 1 1 9 9 3 1 9 9 5 1 9 9 7 1 9 9 9 2 0 0 1 2 0 0 3 N¨m Hmax(cm) Kim Long Phú Ốc ENSO là hiện tượng đặc biệt, có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến khí hậu trên nhiều khu vực, trong đó có Thừa Thiên Huế. Qua phân tích diễn biến của chỉ số SOI của 5 thập kỷ gần đây có thể thấy cường độ của hiện tượng này đang có xu thế tăng lên. ENSO mạnh lên sẽ tác động đến thời tiết và các hiện tượng cực đoan như bão, lũ, hạn hán, trượt đất, xói lỡ bờ biển, bờ sông. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Từ năm 1990 đến 2004 trung bình hàng năm thiên tai ở Thừa Thiên Huế đã cướp đi 34 sinh mạng và làm thiệt hại tài san khoảng 173,361 tỷ đồng. Biến đổi khí hậu sẽ làm thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như du lịch, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và các ngành khác. Đối với nông nghiệp thiên tai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp cây trồng trên đồng ruộng mà cả các công trình, các sản phẩm và vật tư nông nghiệp được bảo quản. Bão, gió mùa gây ra gió mạnh và mưa tập trung với cường độ cao sẽ tác động mạnh hơn làm xói lở bờ biển trên nhiều khu vực dân cư, đê biển bị uy hiếp. Cùng với đê, các hệ thống công trình thuỷ lợi khác phải chịu thiệt hại cao hơn do lũ lớn tăng lên. Hiện tượng úng ngập nội đồng do mưa lớn tại chổ xảy ra thường xuyên hơn. Khả năng hạn hán, nhiểm mặn cũng sẽ tăng do thời tiết khô nóng xuất hiện nhiều hơn. •Đối với thuỷ sản, có nhiều nhân tố khí hậu: như gió, nhiệt độ không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn... đã ảnh hưởng đến điều kiện sống, khả năng sinh sản và sự di trú của đàn cá. Do đó sản lượng đánh bắt cá cũng bị thay đổi theo. Do ảnh hưởng bão, lũ nên các cửa biển không ổn định làm ảnh hưởng đến môi trường của vùng đầm phá, dẩn đến suy giảm đa dạng sinh học. Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng thuỷ sản, làm tăng nhưng điều kiện bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, và cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ. ENSO là hiện tượng có ảnh hưởng đáng kể đến nghề cá ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu làm tăng thêm cường độ của hiện tượng này, do đó cũng sẽ góp phần đáng kể thay đổi vị trí và mật độ các bãi cá thông qua cấu trúc các dòng hải lưu và vùng nước trồi, nước trụt. • Các tai biến trượt lở đất, xói lở bờ sông làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, đe doạ các di sản văn hoá có tác động lớn đến du lịch. Mưa lũ, hạn, mặn cũng ảnh hưởng gây khó khăn cho du lịch, dịch vụ. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY NÊN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGUYÊN NHÂN HÀNH TINH „ Nguyên nhân xã hội. Quy mô dân số, tỷ lệ tăng và phân bố dân số góp phần quan trọng trong việc định hình môi trường toàn cầu cũng như đối với từng địa phương. Mỗi năm cư dân của các quốc gia phát triển thịnh vượng trên thế giới thải ra gần 5 tỷ tấn khí CO2 „ Nguyên nhân kinh tế. Hiện nay nhóm các quốc gia có GDP ở mức cao của thế giới ngày càng nhiều, điều này một mặt thể hiện giảm dần sự nghèo đói, nhưng mặt khác cũng chứng minh các vấn đề môi trường diễn ra đồng thời với sự tăng trưởng này. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhân loại đang làm thay đổi cỗ máy năng lượng điều khiển toàn bộ hệ thống khí hậu Trái đất. Vào cuối những năm 1990, mức phát tán đioxit cacbon hằng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán của năm 1950 và hàm lượng đioxit cacbon trong khí quyển đã đạt đến mức cao nhất trong 160.000 năm trở lại đây. Với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay, Trái đất sẽ nhanh chóng đạt tới mức nóng nhất so với mọi thời kỳ trong vòng 10.000 năm trở lại đây. „ Nguyên nhân thể chế. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được giao cho Bộ Môi trường cộng với các Cục, Vụ chuyên trách ở các Bộ liên quan. Tuy nhiên hầu hết các cơ quan trên ở những nước đang phát triển và kém phát triển đều rất nhỏ, chưa thỏa mãn được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Chỉ huy và kiểm soát là công cụ chủ yếu của chính sách quản lý bảo vệ môi trường; những công cụ liên quan đến các yếu tố kích thích kinh tế thì ít được sử dụng. „ Nguyên nhân môi trường. Trên thế giới, nhiều nước nằm trong các vành đai nguy hiểm của thế giới về lụt, hạn hán, gió xoáy, giông tố, sóng thần... Thiên tai chủ yếu xảy ra mạnh mẽ và theo chu kỳ do các yếu tố khí hậu và địa chấn. Là hệ quả của các hiện tượng khí tượng như các trận bão, lốc, lũ lụt,...của các quá trình địa chất như núi lửa phun, sóng thần, của các hiện tượng khí hậu như ELNino. NGUYÊN NHÂN ĐỊA PHƯƠNG • Biến đổi khí hậu của Việt Nam là một bộ phận của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tương tự, biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận của sự biến đổi khí hậu Việt Nam. Nằm trong thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là sự biến đổi khí hậu trong vòng 100 năm trở lại đây, tuy nhiên “cũng như nhiều nước khác trên Thế giới, biến đổi khí hậu ở Việt Nam là một thực tế khách quan. Có điều là ở nước ta biến đổi khí hậu rất phức tạp, không có quy luật rõ rệt, không đồng đều giữa các đặc trưng yếu tố và giữa các địa điểm ” Nguyên nhân làm biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế nằm trong xu thế của sự biến đổi khí hậu Việt Nam nhưng mang đặc điểm của một lãnh thổ có nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên, trước hết là sự chi phối bởi yếu tố địa hình. Qua nghiên cứu, nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế là do sự thay đổi của hoàn lưu gió mùa Đông Nam á và hệ thống khí quyển - đại dương mà biểu hiện rõ nhất là hiện tượng ELNino và LaNina; đồng thời do đặc điểm địa hình địa phương kết hợp với việc tăng lượng khí nhà kính. Theo một số nghiên cứu tổng lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển ở Việt Nam là 97,187 triệu tấn trong năm 1990 và tăng lên 113,543 triệu tấn vào năm 1993, thi hiện nay (2004) theo Bộ Tài nguyên và Môi trường là 120,8 triệu tấn. Nó biểu hiện rõ qua sự tang lên của tần suất bão đổ bộ, sự khắc GIỚI THIỆU CÁC LOẠI THIÊN TAI CHỦ YẾU THƯỜNG XẢY RA TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Các loại thiên tai ở Thừa Thiên Huế * Bão * Lũ lụt * Lốc, tố * Lũ quét * Sạt lở đất * Hạn * Xâm nhập mặn * Nước dâng THỐNG KÊ ĐƯỜNG ĐI CỦA BÃO THÁNG 10 QUA CÁC NĂM LỐC, TỐ HẠN HÁN LŨ QUÉT Ở THỪA THIÊN HUẾ H. 12 . Lũ quet hổn hợp tại Hương Hồ H. 13. Lũ quet hổn hợp tại Lại Bằng Hinh 11. Lũ quét nghẽn dòng Tà LươngHinh10:. Lũ quét nghẽn dòng cống Bạc LŨ LỊCH SỬ THÁNG 11/1999 SẠT LỞ BỜ BIỂN TẠI HẢI DƯƠNG THÁP HẢI ĐĂNG - HẢI DƯƠNG BỊ SẠT LỞ THÁP HẢI ĐĂNG BỊ ĐỔ THÁNG 1 NĂM 2001 KHÁCH SẠN 19/5 TẠI HÒA DUÂN BỊ BIỂN XÂM THỰC ẢNH VỆ TINH – LŨ LỊCH SỬ THÁNG 11/1999 CHỢ ĐÔNG BA -HUẾ BỊ NGẬP THÁNG 11/1999 CỬA HÒA DUÂN BỊMỞ SAU LŨ THÁNG 11/1999 HUẾ BỊ NGẬP TRONG LŨ LỊCH SỬ THÁNG 11/1999 ĐẠI NỘI HUẾ BỊ NGẬP LŨ THÁNG 11/1999 CẦU CHỢ THÔNG HUẾ BỊ SẬP-LŨ THÁNG 11/2004 VỠ ĐÊ NHO LÂM-SÔNG BỒ THÁNG 11/2004 KÈ SÔNG BỒ BỊ XÓI LỞ SAU LŨ THÁNG 11/2004 BÙN NGẬP SAU LŨ TRÊN ĐƯỜNG PHỐ HUẾ Tác động của thiên tai: - Tổn thất sinh mạng. - Tàn phá các công trình kiến trúc. - Tàn phá hạ tầng cơ sở, làm mất ổn định đời sống nhân dân. - Tàn phá mùa màng, làm ngưng trệ sản xuất. - Tàn phá môi trường sinh thái, phát sinh dịch bệnh. - Tác động tiêu cực nhiều mặt đến kinh tế - xã hội THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA Ở THỪA THIÊN HUẾ 56.540 20 12 13.540 1.2 60.0 127.322 10.923 168.120 1761.82 73.6 15.135 15 27.22 208 18 10 8 6 1 20 31 1 25 352 5 5 9 5 11 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Thiệt hại kinh tế (Tỷ đồng) Chết và mất tíchNăm BIÊN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỔNG HỢP Biện pháp công trình: - Xây dựng hồ chứa đa mục tiêu - Xây dựng đê bao chống tiểu mãn - Kiên cố hoá kênh mương - Nhà chống lụt, bão cho dân - Xây dựng đê, kè biển. - Xây dựng các khu sơ tán, các địa điểm trú tàu an toàn Biện pháp phi công trình: - Kiện toàn BCH PCLB & TKCN các cấp, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo PCLB, xây dựng các phương án PCLB sát với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó phòng là chính . - Trồng rừng đầu nguồn - Trồng rừng ngập mặn - Tổ chức quản lý tổng hợp vùng bờ và lưu vực sông - Bố trí cơ cấu mùa vụ và cây trồng - Bố trí lại khu dân cư có lũ quét, sạt lở đất. - Nâng cao năng lực quan trắc và dự báo các loại thiên tai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. - Xây dựng và hiện đại hoá mạng lưới thông tin từ Tỉnh đến Huyện, Xã và cụm dân cư. - Nâng cao nhận thức cộng đồng và phòng chống thiên tai. Xây dựng các chiến lược phòng ngừa dựa vào cộng đồng. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ (hậu cần tại chỗ, nhân lực tại chỗ,vật tư phương tiện tại chỗ và chỉ huy tại chỗ) XÂY DỰNG QUI HOẠCH PHÂN VÙNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI Xây dựng hệ bản đồ các khu vực dể bị tổn thương • Lập bản đồ về thiên tai: Lập bản đồ phân vùng ngập lụt theo các tần s