Hàu là loài rộng muối, phân bố vùng cửa sông ven biển nơi có độ mặn dao
động từ 10-35 ppt, không giới hạn theo độ sâu cột nước, hàu sống được trong
vùng triều và dưới triều, hàu có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung
nhiều nhất vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10. Nuôi hàu thương phẩm có thể
bằng nhiều cách khác nhau như: nuôi cọc, nuôi lồng, nuôi bằng dây treo, nuôi
trong túi lưới, Con giống có thể thu từ tự nhiên hoặc mua từ các trại sản xuất
giống nhân tạo. Nghề nuôi hàu được xem là nghề ít tốn chi phí, lợi nhuận cao,
do không phải tốn tiền mua thức ăn, mà chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu cho làm
lồng bè, lưới, cọc, Ngày nay nghề nuôi hàu vùng cửa sông phát triển không
những đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao
động địa phương mà còn cải thiện môi trường nhờ vào khả năng lọc sinh học
làm sạch hữu cơ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tỉnh Cà Mau với hơn 26.000 ha diện tích đất ven biển và 97.187 ha diện tích
đất rừng ngập mặn, với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong thủy vực là
điều kiện thuận lợi cho hàu phát triển. Nghề nuôi hàu ở Cà Mau đã bắt đầu phát
triển trong những năm gần đây, tuy nhiên, nguồn hàu giống cung cấp cho địa
phương không ổn định, người nuôi chủ yếu dựa vào con giống khai thác trong
rừng ngập mặn. Nhằm giúp cải thiện kỹ thuật thu giống hàu, chúng tôi đã tiến
hành thí nghiệm thu giống hàu bằng các loại giá thể khác nhau nhằm tìm ra loại
giá thể phù hợp cho công tác thu giống hàu tại địa phương
9 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng thu giống hàu crassostrea sp. tại tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
334
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ
NĂNG THU GIỐNG HÀU Crassostrea sp.
TẠI TỈNH CÀ MAU
Nguyễn Kiều Diễm và Ngô Thị Thu Thảo1
ABSTRACT
This experiment was carried out to determine the settlement of spats in relation
to different types of substrate chains (PVC sheet, coconut shell and oyster
shell) which was conducted in Nam Can district, Ca Mau province in 2010.
Results showed that the oyster shell substrates collected spat earlier than the
substrates made of coconut shells and PVC sheets (P<0.05). Substrate chains
can be placed at the different depths of the water column: up tide (0.5 m),
middle tide (1 m) and low tide (1.5 m). Number of settled spats were highest at
low tide, and the number of spats occur more 2 times than the sheets at middle
and more 6 times than at the up tide. The survival of spats in the middle tide
reaches the highest (57.1%). The research also assessed the ability to collect
oyster spat by the oyster shells soaked in adult tissue extracts of the same
species and non-soaked oyster shells. There was not significant difference in
the number of spats between two types of substrates, however the average size
of spats in soaked shells is higher than the control. The results of this study
contribute initial information for the collection of oyster spats and for
commercial farming in the mangrove region in Ca Mau province.
Keywords: Substrate, seed collection, Crassostrea, Ca Mau province.
Title: Effects of different substrates on the seed collection of oyster
Crassostrea sp. in Ca Mau province
TÓM TẮT
Thí nghiệm thu hàu giống bằng ba loại chuỗi giá thể khác nhau (mảnh PVC,
gáo dừa và vỏ hàu) được thực hiện tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vào năm
2010. Kết quả cho thấy giá thể làm bằng vỏ hàu thu được hàu giống sớm hơn
và số lượng nhiều hơn đáng kể so với giá thể làm bằng gáo dừa và mảnh PVC
(P<0,05). Chuỗi giá thể được treo thẳng đứng trong vùng triều, tương ứng với
3 mức triều tại địa điểm thí nghiệm là mức triều cao (sâu đến 0,5 m), triều giữa
(sâu đến 1m) và triều thấp (sâu đến 1,5 m). Giá thể ở mức triều thấp thu được
lượng hàu giống cao gấp hơn 2 lần so triều giữa và gấp 6 lần so với triều cao.
Kết quả tỷ lệ sống của hàu giống ở triều giữa đạt cao nhất (57,1%) kế đến là
1 Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
335
triều thấp (50%) và sau cùng là triều cao (35,71%). Nghiên cứu cũng đánh giá
khả năng thu hàu giống trên chuỗi giá thể làm bằng vỏ hàu đơn thuần (loại 1)
và vỏ hàu có ngâm dịch cơ thể hàu (loại 2). Kết quả cho thấy không có sự khác
biệt về số lượng hàu giống thu được giữa 2 loại giá thể nhưng kích thước trung
bình của hàu giống ở giá thể loại 2 lớn hơn. Kết quả của nghiên cứu này đóng
góp những thông tin cần thiết cho việc thu giống và nuôi hàu thương phẩm ở
vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.
Từ khóa: Giá thể; hàu giống; Crassostrea; Cà Mau
1 GIỚI THIỆU
Hàu là loài rộng muối, phân bố vùng cửa sông ven biển nơi có độ mặn dao
động từ 10-35 ppt, không giới hạn theo độ sâu cột nước, hàu sống được trong
vùng triều và dưới triều, hàu có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung
nhiều nhất vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10. Nuôi hàu thương phẩm có thể
bằng nhiều cách khác nhau như: nuôi cọc, nuôi lồng, nuôi bằng dây treo, nuôi
trong túi lưới, Con giống có thể thu từ tự nhiên hoặc mua từ các trại sản xuất
giống nhân tạo. Nghề nuôi hàu được xem là nghề ít tốn chi phí, lợi nhuận cao,
do không phải tốn tiền mua thức ăn, mà chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu cho làm
lồng bè, lưới, cọc, Ngày nay nghề nuôi hàu vùng cửa sông phát triển không
những đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao
động địa phương mà còn cải thiện môi trường nhờ vào khả năng lọc sinh học
làm sạch hữu cơ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tỉnh Cà Mau với hơn 26.000 ha diện tích đất ven biển và 97.187 ha diện tích
đất rừng ngập mặn, với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong thủy vực là
điều kiện thuận lợi cho hàu phát triển. Nghề nuôi hàu ở Cà Mau đã bắt đầu phát
triển trong những năm gần đây, tuy nhiên, nguồn hàu giống cung cấp cho địa
phương không ổn định, người nuôi chủ yếu dựa vào con giống khai thác trong
rừng ngập mặn. Nhằm giúp cải thiện kỹ thuật thu giống hàu, chúng tôi đã tiến
hành thí nghiệm thu giống hàu bằng các loại giá thể khác nhau nhằm tìm ra loại
giá thể phù hợp cho công tác thu giống hàu tại địa phương.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài hàu Crassostrea sp. sống trong khu vực rừng
ngập mặn. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 5/2010 – 8/2010 tại lưu vực
sông thuộc xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm thu hàu giống được tiến hành tại hai địa điểm khác nhau. Điểm thứ
nhất nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu làm giá thể đến khả năng thu hàu
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
336
giống; điểm thứ hai nghiên cứu ảnh hưởng của việc ngâm giá thể trong dịch cơ
thể hàu đến khả năng thu hàu giống.
2.2.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của chất liệu giá thể đến khả năng thu hàu giống
Vỏ hàu, gáo dừa và mảnh PVC có diện tích tương đương nhau (0,5–0,6 dm2)
được xâu thành từng chuỗi 15 mảnh cùng loại, mỗi loại 20 chuỗi được đặt ngẫu
nhiên theo cột nước thủy triều là triều cao (sâu đến 0,5 mét), triều giữa (sâu đến
1 mét) và triều thấp (sâu đến 1,5 mét) (Hình 1A).
2.2.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của việc ngâm giá thể trong dịch cơ thể hàu đến
khả năng thu hàu giống
Sử dụng vỏ hàu đơn thuần và vỏ hàu có ngâm dịch cơ thể hàu trưởng thành làm
giá thể thí nghiệm. Mỗi loại giá thể có 30 chuỗi, mỗi chuỗi 10 miếng vỏ hàu có
diện tích tương đương nhau (0,5-0,6 dm2) được đặt ngẫu nhiên ở triều giữa và
triều thấp (Hình 1B). Phương pháp ngâm dịch chiết được thực hiện như sau:
Hàu sống sau khi loại bỏ vỏ phần thịt hàu được xay nhuyễn, hòa đều trong 2 lít
nước, để lắng trong điều kiện nhiệt độ 28 - 300C, sau đó rút lấy phần dịch trong
và tiếp tục hòa phần dịch trong này vào khoảng 10 lít nước máy. Vỏ hàu được
rửa sạch phơi khô và ngâm trong dịch chiết khoảng 24 giờ, sau đó vớt ra phơi
khô để sử dụng làm giá thể.
Hình 1: Giàn treo giá thể thí nghiệm. A: Thí nghiệm ảnh hưởng của chất liệu giá
thể và B: Thí nghiệm ảnh hưởng của việc ngâm giá thể trong dịch cơ thể
hàu.
2.2.3 Thu thập số liệu
Kiểm tra số lượng, đo kích thước hàu giống mỗi 15 ngày 1 lần. Xác định chỉ
tiêu kích thước hàu giống bằng thước kẹp (độ chính xác 0,1 mm). Các yếu tố
môi trường nước được đo vào những ngày thu mẫu như: Độ trong được đo
bằng đĩa Secchi, độ mặn được đo bằng khúc xạ kế ATAGO của Nhật, nhiệt độ
được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, pH được kiểm tra bằng bộ test SERA (Đức).
A B
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
337
Xác định tỉ lệ sống (tỉ lệ %) của hàu giống theo công thức sau:
Trong đó: S: là tỉ lệ sống của hàu (%)
Ss: là số cá thể sống
Sq: là số cá thể quan sát (sống và chết)
2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn và vẽ đồ thị. Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA trong SPSS 17.0
để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường
Độ mặn nước sông giảm vào các tháng cuối năm, kết hợp mưa nhiều đã ảnh
hưởng đến tỉ lệ sống của hàu giống. Các yếu tố độ trong, độ mặn, nhiệt độ, pH,
không biến động lớn trong thời gian nghiên cứu (Bảng 1).
Bảng 1: Yếu tố thủy lý hóa lưu vực sông huyện Năm Căn-tỉnh Cà Mau (Số liệu
thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)
Chỉ tiêu
Thời gian
Độ trong
(cm)
Nhiệt độ nước
(0C)
Độ mặn (ppt) pH
23/05/2010 20 27 ± 2,5 35 8,1 ± 0,5
23/07/2010 20 27,5 ± 2,45 32 7,9 ± 1,7
07/08/2010 20 27 ± 3,0 32 8,0 ± 2,0
15/08/2010 21 28 ± 2,0 30 8,2 ± 1,4
23/08/2010 21 28 ± 2,5 29,5 8,0 ± 2,0
30/08/2010 22 28 ± 1,8 28 7,8 ± 2,2
3.2 Ảnh hưởng của chất liệu giá thể đến khả năng thu hàu giống
Chất liệu làm giá thể có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hàu giống. Giá thể vỏ
hàu thu được hàu giống nhiều hơn đáng kể, tỉ lệ cao gấp 2,7 lần so với giá thể
gáo dừa và gấp 5,4 lần so với giá thể PVC. Kết quả phân tích từ ANOVA có sự
sai khác có ý nghĩa (P < 0,05) về số lượng hàu giống giữa giá thể làm bằng vỏ
hàu so với giá thể làm bằng gáo dừa và mảnh PVC. Kích thước trung bình của
hàu giống ở giá thể vỏ hàu và gáo dừa lớn hơn từ 1,3 – 1,9 lần so với giá thể
Ss
Sq
S = x 100%
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
338
ống PVC. Kết quả phân tích từ ANOVA có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về
kích thước hàu giống trên giá thể vỏ hàu và gáo dừa so với mảnh PVC (P =
0,025; P < 0.05) (Bảng 2).
Bảng 2: Số lượng và kích thước trung bình của hàu giống với các loại giá thể
khác nhau
Loại giá thể Chỉ tiêu Ngày thu
mẫu Mảnh PVC Gáo dừa Vỏ hàu
23/07 2,00 ± 1,23a 3,60 ± 1,14ab 14,60 ± 6,62c
07/08 6,80 ± 2,38a 14,6 ± 3,29b 37,60 ± 4,22c
Số lượng
(cá thể/chuỗi)
23/08 10,00 ± 1,34a 20,40 ± 4,04b 53,60 ± 6,73c
23/07 0,12 ± 0,08a 0,22 ± 0,07ab 0,88 ± 0,40c
07/08 0,41 ± 0,14a 0,88 ± 0,20b 2,88 ± 0,26c
Mật độ
(cá thể/dm2)
23/08 0,64 ± 0,04a 1,24 ± 0,24b 3,25 ± 0,41c
23/07 8,65 ± 3,70a 10,42 ± 5,29ab 13,03 ± 7,25bc
07/08 7,63 ± 4,11a 9,80 ± 6,26ab 14,10 ± 8,01c
Kích thước
(mm)
23/08 8,36 ± 5,12a 10,29 ± 9,63ab 16,10 ± 10,69c
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một hàng có
chữ cái giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Chiều cao cột nước ảnh hưởng đến khả năng thu hàu giống, kết quả thống kê
cho thấy ở các mức triều khác nhau số lượng hàu giống thu được cũng khác
nhau (Bảng 3). Số lượng hàu giống bám trên giá thể đặt trong vùng triều thấp
nhiều gấp 2 lần so với giá thể đặt trong vùng triều giữa và 6 lần so với vùng
triều cao, tỉ lệ này thể hiện trên cả 3 loại giá thể vỏ hàu, vỏ dừa và mảnh PVC
(P = 0,004; 0,001; 0,008).
Hình 2: Tỉ lệ sống của hàu giống theo độ sâu cột nước
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
339
Tỉ lệ sống của hàu giống phụ thuộc lớn vào độ sâu đặt giá thể. Kết quả thử
nghiệm cho thấy ở mức triều giữa tỉ lệ sống là 57,1% trong khi ở triều thấp là
50% và triều cao chỉ ở mức 35,7% (Hình 2).
Bảng 3: Số lượng trung bình của hàu giống theo độ sâu cột nước
Độ sâu cột nước Loại giá thể Ngày thu
mẫu
Triều cao Triều giữa Triều thấp
23/07 0,09 ± 0,28a 0,13 ± 0,33ab 0,22 ± 0,41c
07/08 0,22 ± 0,41a 0,44 ± 0,65ab 0,84 ± 0,88bc
PVC
(Cá thể/dm2)
23/08 0,23 ± 0,41a 0,70 ± 0,64ab 1,41 ± 0,74c
23/07 0 0,44 ± 0,65b 0,35 ± 0,69c
07/08 0,43 ± 0,58a 0,84 ± 0,72ab 1,94 ± 1,05c
Gáo dừa
(Cá thể/dm2)
23/08 0,44 ± 0,50a 1,32 ± 1,29b 2,73 ± 1,45c
23/07 0,22 ± 0,41a 0,79 ± 0,74b 2,20 ± 2,43c
07/08 0,84 ± 2,48a 2,68 ± 1,05ab 4,75 ± 2,88c
Vỏ hàu
(Cá thể/dm2)
23/08 1,10 ± 0,76a 3,65 ± 1,75b 7,04 ± 3,16c
TB (Cá thể/dm2) 0,54 ± 0,67a 1,72 ± 1,73b 3,39 ± 2,99bc
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một hàng có
chữ cái giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê (P>0,05).
3.3 Ảnh hưởng của dịch cơ thể hàu đến khả năng thu hàu giống
Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt không ý nghĩa thống kê (P > 0,05) về
số lượng hàu thu được ở mỗi loại giá thể. Tuy nhiên, giá thể có ngâm dịch chiết
hàu có con giống bám sớm hơn. Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về
kích thước trung bình của hàu giống (P = 0,024; P < 0,05) ở lần thu đầu tiên.
Hàu giống trên giá thể có ngâm dịch cơ thể hàu thì lớn hơn giá thể hàu đơn
thuần (Hình 3).
4 THẢO LUẬN
Sử dụng vỏ hàu làm giá thể mang lại hiệu quả cao trong quá trình thu giống
hàu ngoài tự nhiên. Hiệu quả thu giống hàu của gáo dừa tuy chỉ bằng 1/2 so với
vỏ hàu, nhưng xét ở góc độ khác gáo dừa là loại vật liệu nhẹ, dễ vận chuyển,
phổ biến ở nhiều nơi, sử dụng gáo dừa làm giá thể có thể tận dụng được nguồn
nguyên liệu rẻ tiền, góp phần cải thiện môi trường. Ống nhựa PVC cũng là loại
chất liệu nhẹ, dễ tìm nhưng không mang lại hiệu quả trong việc thu hàu giống.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sử dụng vỏ hàu và gáo dừa thu hàu giống hiệu
quả hơn ống PVC, vỏ hàu và gáo dừa là hai loại vật liệu từ tự nhiên, ống PVC
là loại chất liệu tổng hợp, có thể kết luận rằng các chất liệu từ tự nhiên thì hấp
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
340
dẫn ấu trùng hàu hơn các chất liệu nhân tạo khác. Chất liệu dùng làm giá thể để
thu hàu giống cũng được chứng minh bởi Tamburri et al. (2008) khi nghiên
cứu ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng bám của ấu trùng
hàu Crassostrea ariakensis ngoài tự nhiên. Các tác giả đã khẳng định hàu bám
nhiều nhất trên giá thể vỏ hàu và bám rất ít trên giá thể là tấm composite. Ngô
Anh Tuấn và ctv (2008) sử dụng vỏ hàu làm giá thể nuôi thử nghiệm hàu
Crassostrea belcheri tại khu vực cửa sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
mang lại năng suất và tỉ lệ sống cao hơn giá thể được làm bằng vỏ xe.
Hình 3: Kích thước hàu giống trung bình ở 2 loại giá thể sau 15 ngày đặt giá thể.
Giá thể I: Vỏ hàu đơn thuần; Giá thể II: Vỏ hàu có ngâm dịch cơ thể hàu
Hiệu quả của việc thu hàu giống còn phụ thuộc vào độ sâu (chiều cao cột nước)
đặt giá thể, giá thể đặt càng sâu hàu bám càng nhiều. Thí nghiệm đã cho thấy
giá thể được đặt ở mức triều giữa và triều thấp sẽ thu được nhiều hàu giống
hơn ở mức triều cao. Kết quả này phù hợp với tập tính sống đáy của ấu trùng
giai đoạn hình thành chân bò. Tuy nhiên, hàu giống ở triều giữa cho tăng
trưởng cao hơn ở triều cao và triều thấp, kết quả này liên quan đến nguồn thức
ăn sẵn có trong tự nhiên. Ở một số nơi trên thế giới sự hiện diện của loài hàu
ngoài tự nhiên cũng phụ thuộc vào mức thủy triều. Tại Elkhorn Slough –
California, hàu Olympia (Ostrea lurida) được tìm thấy trong vùng triều thấp có
mật độ và tỉ lệ sống cao hơn đáng kể so với vùng triều cao và ở vịnh Willapa -
Washington, hàu trưởng thành được tìm thấy nhiều trong vùng triều giữa và
triều thấp (Kerstin, 2010). Trimble et al. (2009) đã chứng minh hàu Olympia
sống ở vùng triều thấp hoặc bãi triều có tỉ lệ sống và tăng trưởng cao hơn hàu
sống vùng triều cao. Ian et al (1998) thử nghiệm nuôi hàu (Crassostrea
virginica) ở ba mức triều thấp, triều giữa và triều cao (trên sông Piankatank,
bang Virginia – USA) cũng thu được kết quả tương tự. Ở mức triều cao hàu có
tỉ lệ sống thấp hơn và tăng trưởng chậm hơn mức triều giữa và triều thấp. Đồng
thời, ở vùng triều cao cũng tìm thấy rất ít cá thể hàu tự nhiên (Kerstin, 2010).
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
341
Alan et al (2010) cho rằng tỉ lệ sống của hàu nuôi tỉ lệ thuận với độ sâu cột
nước. Lindsay et al., (2006) thử nghiệm nuôi hàu Crassostrea gigas trong túi
lưới, các tác giả cũng thu được kết quả ở độ sâu 2,5m cho tỉ lệ sống cao hơn ở
độ sâu 6m. Thao et al., (2006) kết luận nuôi hàu Crassostrea gigas vịnh
Gosung (Hàn Quốc) đạt kết quả cao ở độ sâu 2 m.
Hiệu quả của việc sử dụng giá thể có ngâm dịch chiết của đối tượng cùng loài
đã được chứng minh trên một số loài thân mềm trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Zhenxia et al., (2007) thí nghiệm trên loài trai ngọc Pinctada
martensii trong trại giống, các tác giả đã kết luận ấu trùng trai ngọc bám trên
giá thể có ngâm dịch cơ thể trai trưởng thành nhiều hơn giá thể không được xử
lý. Tương tự, Bayne (1969) cho rằng giá thể được ngâm dịch chiết động vật
thân mềm có kích thích khả năng bám của ấu trùng hàu Ostrea edulis. Kết quả
của Devakie và Ali (2000) trên loài hàu Crassostrea iredalei cũng đã chỉ ra
rằng giá thể có ngâm dịch chiết hàu cùng loài thì hấp dẫn ấu trùng hơn giá thể
được ngâm dịch chiết động vật thân mềm khác. Ngoài tự nhiên, do ấu trùng
phát triển không đồng đều, địch hại cạnh tranh, mật độ ấu trùng thưa, cộng
thêm tác dụng của dòng chảy rửa trôi dịch chiết trên giá thể nên việc sử dụng
giá thể có ngâm dịch chiết hàu để thu giống ngoài tự nhiên không mang lại
hiệu quả như trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, số liệu về kích trước trung
bình của hàu giống sau lần thu mẫu đầu tiên (sau 15 ngày) cho thấy hàu giống
ở nhóm giá thể có xử lý dịch chiết lớn hơn giá thể đơn thuần. Điều này chứng
tỏ dịch chiết của cá thể hàu đã có tác dụng kích thích hoạt động bám của ấu
trùng trong thời điểm mới đặt giá thể.
5 KẾT LUẬN
Kết quả thí nghiệm cho thấy giá thể cứng từ tự nhiên (vỏ hàu và gáo dừa) thu
hàu giống nhiều hơn đáng kể so với giá thể làm bằng mảnh PVC. Giá thể được
đặt ở tầng nước giữa và tầng đáy thu được nhiều hàu giống hơn tầng mặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alan, J.P., P. Swearingen and R. Walker, 2010. Culture of single Eastern oysters
Crassostrea virginica (Gmelin, 1791) in the intertidal zone of tidal creek in
coastal Georgia, USA. Marine Extension Service, University of Georgia,
Shellfish Research Laboratory: p 21.
Bayne, B.L., 1969. The gregarious behavior of the larvae of Ostrea edulis. L. at
settlement. J. Mar. Biol. Assoc. U. K. 49, 327–356.
Devakie, M.N. and A.B. Ali, 2000. Salinity-temperature and nutritional effects on
the setting rate of larvae of the tropical oyster, Crassostrea iredalei Faustino).
Aquaculture: 105 - 184
Ian K.B., R. Mann and M. Luckenbach, 1998. Growth and mortality of oysters
(Crassostrea virginica) on constructed intertidal reefs: effects of tidal height
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 334-342 Trường Đại học Cần Thơ
342
and substrate level. Journal of Experimental Marine Biology and cology: 157–
184.
Kerstin Wasson, 2010. Evaluation of factors that limit populations in a California
Estuary. Wetlands (2010) 30:449–459.
Lindsay C., J. Henry, W. Allison and Nakamura, 2006. Hanging Culture of
Crassostrea gigas in San Luis Obispo Bay. BIO 438: 17.
Ngô Anh Tuấn, Vũ Trọng Đại, Châu Văn Thanh, Nguyễn Đăng Nhân, 2008. Kết
quả nuôi thử nghiệm hàu Crassostrea belcheri Sowerby, 1871 tại khu vực cửa
sông Chà Và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo
động vật thân mềm toàn quốc lần thứ năm. NXB Nông nghiệp Hà Nội: 288-
300.
Tamburri, N.M., M.W. Luckenbach, D.L. Breitburg, and S.M. Bonniwell, 2008.
Settlement of Crassostrea ariakensis Larvae: Effects of Substrate, Biofilms,
Sediment and Adult Chemical Cues. Journal of Shellfish Research 27(3):601-
608.
Thao T.T. Ngo, Sang-Gyun Kang, Do-Hyung Kang, Patrick Sorgeloos, Kwang-
Sik Choi, 2006. Effect of culture depth on the proximate composition and
reproduction of the Pacific oyster, Crassostrea gigas from Gosung Bay,
Korea. Aquaculture 253: 712–720.
Trimble A.C., J.L. Ruesink and B.R. Dumbauld, 2009. Factors preventing the
recovery of a historically overexploited shellfish species, Ostrea lurida
Carpenter 1864. Journal of Shellfish Research 28: 97-106.
Zhenxia, S., H. Liangmin, Y. Yan and L. Hengxiang, 2007. The effect of different
substrates on pearl oyster Pinctada martensii (Dunker) larvae settlement.
Aquaculture 271: 377–383.