Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Bài báo cáo được trích từ kết quả nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Nội dung bài báo cáo đề cập thực trạng ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gồm thực trạng ảnh hưởng của thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng ảnh hưởng của thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân thực trạng và đề xuất giải pháp.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017 157 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI TỚI Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Ngọc Minh Lý, Nguyễn Huỳnh Ngọc Linh, (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Quốc phòng) GVHD: Trung tá, ThS Trương Xuân Vương TÓM TẮT Bài báo cáo được trích từ kết quả nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Nội dung bài báo cáo đề cập thực trạng ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gồm thực trạng ảnh hưởng của thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng ảnh hưởng của thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân thực trạng và đề xuất giải pháp. Từ khóa: mạng xã hội, ý thức chính trị, thông tin chính thống, thông tin không chính thống. 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế nước ta cho thấy người sử dụng Internet và mạng xã hội hiện nay đang rơi vào thế “mê hồn trận” của thông tin, xấu tốt lẫn lộn, xấu nhiều hơn tốt, thiếu những nguồn thông tin mang tính định hướng mạnh mẽ cho dư luận xã hội. Bằng chứng là ngày càng có nhiều người tin vào các thông tin trên mạng xã hội và bị ảnh hưởng bởi những thông tin đó. Bằng phương pháp quan sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đều sử dụng các trang mạng xã hội. Các nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới sinh viên cho thấy các trang mạng xã hội có những ảnh hưởng nhất định đối với tư tưởng và nhận thức của sinh viên. Vậy thì các trang mạng xã hội có ảnh hưởng tới ý thức chính trị của sinh viên hay không? Trong hai loại thông tin chính trên mạng xã hội là thông tin chính thống và thông tin không chính thống thì loại thông tin nào ảnh hưởng nhiều hơn tới ý thức chính trị của sinh viên?... Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 158 của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát, đánh giá đúng thực trạng ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: “Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên chính quy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến nay. 1.4. Phương pháp luận nghiên cứu 1.4.1. Cơ sở phương pháp luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, cụ thể là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với các quan điểm tiếp cận cụ thể như: quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - logic, quan điểm thực tiễn. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể a. Phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập, nghiên cứu thông tin trên các văn bản tài liệu, giáo trình đã có, như Học thuyết Mác – Lênin các tài liệu có liên quan. Năm học 2016 - 2017 159 Phân tích, tổng hợp từng bộ phận thông tin để tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ và sâu sắc. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát tình hình sử dụng các trang mạng xã hội của sinh viên để rút ra kết luận cho nhiệm vụ nghiên cứu; quan sát thái độ của sinh viên đối với các trang mạng xã hội hiện nay. - Phương pháp điều tra: Phát phiếu đánh giá, thu thập thông tin từ sinh viên, qua đó đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp cho sinh viên. - Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở tài liệu thu thập và số liệu kết quả khảo sát thực tế chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng cách thủ công. - Phương pháp phỏng vấn sinh viên: Thu thập thông tin từ sinh viên dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính mục đích đặt ra các câu hỏi liên quan đến các trang mạng xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Mạng xã hội Một cách chung nhất, mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau. Theo khoản 22, Điều 3, Nghị Định số 72/2013: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.” Như vậy, các trang mạng xã hội là một sản phẩm của khoa học công nghệ, được tạo ra nhằm mục đích kết nối các cá nhân lại với nhau. Phá bỏ sự tách biệt về không gian, thời gian, người sử dụng các trang mạng xã hội đều có thể liên lạc, giao tiếp được với nhau ở bất kì thời điểm nào và tại bất cứ đâu thông qua các dịch vụ trên các trang mạng xã hội. Các trang mạng xã hội tiêu biểu mà sinh viên thường sử dụng: Facebook, Zalo, Youtube, Google +, 2.1.2. Ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là quan điểm, tư tưởng, tâm lí, tình cảm của sinh viên về địa vị lịch sử, nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân trong tiến trình lịch sử của Cách mạng Việt Nam trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 160 lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trong thời kì đổi mới, hội nhập, mở cửa và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh biểu hiện qua: quan điểm và tư tưởng, tâm lí và tình cảm, thái độ và trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước, niềm tin và ý chí, đạo đức và lối sống của sinh viên đối với những vấn đề của đất nước xảy ra hằng ngày. 2.1.3. Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên chính là ảnh hưởng từ hai luồng thông tin chính thống và không chính thống trên các trang mạng xã hội tới: quan điểm và tư tưởng; tâm lí và tình cảm; thái độ và trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước; niềm tin, ý chí và đạo đức, lối sống của sinh viên. Đối với ý thức chính trị của sinh viên, ảnh hưởng của các nguồn thông tin chính thống là ảnh hưởng tích cực. Đối với ý thức chính trị của sinh viên, ảnh hưởng của các thông tin không chính thống chính là những ảnh hưởng tiêu cực. 2.2. Thực trạng ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1. Thể thức nghiên cứu a. Mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khách thể là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. b. Mô tả công cụ khảo sát Đề tài sử dụng 2 phiếu khảo sát cho hai thực trạng đó là thực trạng ảnh hưởng của các thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng ảnh hưởng của các thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. c. Chọn mẫu Chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 600 sinh viên học trong Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ở 3 cơ sở 1, 2 và 3. Phiếu hỏi được chúng tôi phát trực tiếp cho sinh viên. Sau khi phát ra 600 phiếu dành cho sinh viên, số phiếu thu về là 600 phiếu. Trong 600 phiếu thì có 300 phiếu là điều tra thực trạng ảnh hưởng của thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên, 300 phiếu còn Năm học 2016 - 2017 161 lại dùng để điều tra ảnh hưởng của các thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên. Tổng số phiếu hợp lệ là 583 phiếu. 2.2.2. Kết quả nghiên cứu a. Ảnh hưởng chung Phần lớn sinh viên được khảo sát ở cả hai mẫu bị ảnh hưởng trực tiếp từ thông tin trên các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị là tất yếu xảy ra. Bởi vì với 100% sinh viên được khảo sát sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube), trong đó có 90,9% sinh viên được khảo sát sử dụng các trang mạng xã hội trên 2 giờ trong một ngày, và sinh viên được khảo sát thường xuyên tiếp xúc với các thông tin diễn ra hàng ngày thông qua các trang mạng xã hội chiếm tỉ lệ 93,7%. Và sinh viên thường xuyên chỉ đọc thông tin xuất hiện trên dòng thời gian của mình là (93%). b. Ảnh hưởng cụ thể Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ảnh hưởng của thông tin chính thống và thực trạng ảnh hưởng của thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội với 5 phương diện biểu hiện ý thức chính trị của sinh viên. Đó là: quan điểm, tư tưởng; tâm lí, tình cảm; niềm tin, ý chí; thái độ, trách nhiệm đối với đất nước và đạo đức, lối sống của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi khảo sát hai thực trạng trên, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả. Qua đó, chúng tôi kết luận như sau: - Về sự ảnh hưởng của các thông tin chính thống tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì khoảng 2/3 số sinh viên được khảo sát lựa chọn không ảnh hưởng. Nguyên nhân là do thực tế trên các trang mạng xã hội rất ít nguồn thông tin chính thống để cung cấp thông tin cho sinh viên vì vậy phần lớn sinh viên được khảo sát “ít khi” hoặc “không bao giờ” bắt gặp thông tin chính thống. Cho nên hầu như phần lớn sinh viên được khảo sát không bị ảnh hưởng từ các thông tin này. - Về sự ảnh hưởng của các thông tin không chính thống tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì đại đa số sinh viên được khảo sát chọn có ảnh hưởng. Đa phần sinh viên được khảo thường bắt gặp các thông tin không chính thống với mức độ thường xuyên. Điều này phản ánh đúng thực trạng thông tin trên các trang mạng xã hội hiện nay, không chỉ sinh viên được khảo sát của Trường mà cả người dân trên cả nước khi sử dụng các trang mạng xã hội đều thường xuyên bắt gặp những thông tin không chính thống. - Mặt khác, chúng tôi còn phát hiện ra rằng đa số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng thông tin từ các trang các nhân mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đăng tải là thông tin chính thống. Nhưng thực tế hiện nay trên các trang mạng xã hội thì tài khoản mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều là mạo danh. Qua đó cho thấy sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về thông tin trên các trang mạng xã hội. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 162 c. Nguyên nhân thực trạng Biểu đồ thể hiện mức độ bắt gặp thông tin trên các trang mạng xã hội Từ biểu đồ cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau giữa hai thực trạng đó là do mức độ bắt gặp các loại thông tin trên các trang mạng xã hội của sinh viên. Qua đó có thể thấy tần xuất xuất hiện của thông tin chính thống là không nhiều so với thông tin không chính thống. Điều này đúng với thực trạng hiện nay khi nguồn thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội còn rất hạn chế. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: - Do sinh viên không phân biệt được đâu là nguồn thông tin chính thống, đâu là nguồn thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội; - Do trên các trang mạng xã hội có nhiều cá nhân lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tuyên truyền thông tin, làm cho sinh viên có sự nhầm lẫn; - Do sinh viên dành quá nhiều thời gian sử dụng các trang mạng xã hội cũng như tiếp xúc với các thông tin trên mạng xã hội; - Do sinh viên tiếp xúc thông tin trên các trang mạng xã hội thiếu chọn lọc; - Do lập trường chính trị của sinh viên chưa vững vàng dẫn đến dễ bị ảnh hưởng, dao động d. Bàn luận Kết quả nghiên cứu chỉ rõ rằng nguồn thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội còn hạn chế, dẫn đến việc sinh viên chỉ tiếp xúc nhiều với nguồn thông tin không chính thống. Sự chênh lệch giữa hai nguồn thông tin dẫn đến sinh viên bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các nguồn thông tin không chính thống so với nguồn thông tin chính thống. Đây là một thực tế hiện nay không chỉ riêng ở sinh viên Trường Đại học Năm học 2016 - 2017 163 Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở trên cả nước. Không chỉ sinh viên bị nhầm lẫn về các tài khoản Facebook giả mạo tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà ngay cả người dân trên cả nước cũng dẫn lời trên các trang giả mạo này. Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18-4-2017, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã nhấn mạnh đến việc siết chặt an toàn thông tin và yêu cầu xử lí mạnh tay với các đối tượng tung thông tin giả trên mạng. Cũng ở phiên họp này, Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh “chúng ta phải chủ động cung cấp những thông tin sự thật về những nội dung mà bị xuyên tạc. Tức là những thông tin chính thức phải rất kịp thời và đầy đủ và cũng phải thông qua các phương tiện này (các trang mạng xã hội,) thì chúng ta sẽ giải quyết được”. 2.3. Biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Yêu cầu đề ra biện pháp - Đảm bảo tính giáo dục; - Đảm bảo tính mục đích; - Đảm bảo tính khả thi; - Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học. 2.3.2. Nhóm biện pháp nâng cao những ảnh hưởng tích cực từ các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Khuyến nghị các cơ quan chính quyền tăng cường nguồn thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội; - Đẩy mạnh tuyên truyền về các nguồn thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội; - Khuyến khích sinh viên nên dùng các trang mạng xã hội vào mục đích học tập; - Khuyến nghị Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng trang thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội. 2.3.3. Nhóm biện pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Tăng cường học tập các môn những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và những môn học khác nói chung; - Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước cho sinh viên một cách đầy đủ kịp thời; Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 164 - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho sinh viên; - Nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội cho sinh viên; - Xây dựng cho sinh viên tinh thần cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nâng cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc cho sinh viên; - Hạn chế thời gian sinh viên dùng để sử dụng mạng xã hội; - Trang bị kĩ năng nhận biết thông tin trên các trang mạng xã hội cho sinh viên và kĩ năng ngăn chặn thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội. 2.3.4. Tính khả thi của biện pháp Chúng tôi khảo sát sinh viên về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Kết quả khảo sát chỉ rõ được biện pháp chúng tôi đề xuất đa phần mang tính khả thi cao, có thể áp dụng được tiêu biểu như: - Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực thì sinh viên cho rằng bản thân sinh viên không nên tương tác với những thông tin không chính thống khi không biết rõ tính đúng, sai là rất khả thi. Nhằm hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên thì sinh viên được khảo sát cho rằng việc chỉ sử dụng các trang mạng xã hội vào một khoảng thời gian cụ thể trong ngày mang tính khả thi cao - Nhằm nâng cao những ảnh hưởng tích cực thì sinh viên cho rằng việc khuyến nghị các cơ quan chính quyền tăng cường nguồn thông tin chính thống trên các trang mạng xã hội là rất khả thi. 3. Kết luận Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát thực trạng đã làm sáng tỏ được các trang mạng xã hội có ảnh hưởng tới ý thức chính trị của sinh viên được khảo sát. Đại đa số sinh viên được khảo sát bị sự ảnh hưởng trực tiếp từ các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị bởi vì 100% sinh viên được khảo sát đều sử dụng các trang mạng xã hội, đại đa số sử dụng trên 2 giờ trong một ngày, thường xuyên tiếp xúc với thông tin thông qua các trang mạng xã hội và chỉ đọc các thông tin xuất hiện trên dòng thời gian của mình. Về sự ảnh hưởng của các thông tin chính thống tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì đa số sinh viên được khảo sát lựa chọn không ảnh hưởng. Về sự ảnh hưởng của các thông tin không chính thống tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì đại đa số sinh viên được khảo sát chọn có ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch giữa hai nguồn thông tin chính thống và thông tin không chính thống. Năm học 2016 - 2017 165 Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Isak Ladegaard (2012), Young and old use social media for surprisingly different reasons, truy cập từ: surprisingly-different-reasons 2. Sophie Tan-Ehrhardt (2013), Social networks and Internet usages by the young generations, tuy cập từ: 0and%20Internet%20usages%20by%20the.pdf 3. Đoàn Thuỳ Dương (2014), Sinh viên và mạng xã hội Facebook: một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 4. Phan Thanh Khôi (2003), “Ý thức chính trị và sự biểu hiện của nó trong thực tiễn ý thức chính trị của giai cấp công nhân nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và Công đoàn. 5. Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2015), Mạng xã hội với sinh viên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Vũ Bích Phương (2016), “Ảnh hưởng của Internet và tương tác cá nhân trên mạng xã hội đến hành vi nguy cơ và chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên”, Hội nghị Khoa học - công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y dược Việt Nam lần thứ XVIII. 7. Trương Xuân Vương (2009), Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về ý thức chính trị và vấn đề phát triển ý thức chính trị cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ