Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Tóm tắt. Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ mở đầu cho dòng tân nhạc Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là triết lí nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về chiến tranh, thân phận con người và tình yêu. Những triết lí đó mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết, về thân phận con người nhỏ nhoi, đơn độc trong cuộc đời phi lí, hư vô; ảnh hưởng của Phật giáo với triết lí vô thường vô ngã, kiếp luân hồi, từ bi hỉ xả tới âm nhạc Trịnh Công Sơn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 169-176 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ PHẬT GIÁO TRONG ÂM NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ mở đầu cho dòng tân nhạc Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là triết lí nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về chiến tranh, thân phận con người và tình yêu. Những triết lí đó mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết, về thân phận con người nhỏ nhoi, đơn độc trong cuộc đời phi lí, hư vô; ảnh hưởng của Phật giáo với triết lí vô thường vô ngã, kiếp luân hồi, từ bi hỉ xả tới âm nhạc Trịnh Công Sơn. Từ khóa: Âm nhạc Trịnh Công Sơn, chủ nghĩa hiện sinh, Phật giáo, chiến tranh, thân phận con người, cái chết, hư vô, vô thường, luân hồi, tình yêu. 1. Mở đầu Trong những biến động dữ dội của Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, Trịnh Công Sơn xuất hiện như một hiện tượng âm nhạc đặc biệt. Với những bản tình ca đậm chất nhân văn về tình yêu, cuộc đời, về thân phận con người, về sự sống và cái chết,. . . người nhạc sĩ tài hoa ấy đã mang lại cơn gió lạ làm dịu đi những ngột ngạt thời cuộc, lay động lòng người, đánh thức những con tim yêu thương đồng loại. Trong những sáng tác của ông, ẩn chứa sau ca từ và giai điệu nhẹ nhàng là triết lí nhân sinh sâu sắc mang hơi thở của thời đại và sự tích hợp tinh hoa văn hóa Đông Tây. Đặc biệt, chủ nghĩa hiện sinh phương Tây và Phật giáo phương Đông đã in dấu ấn khá đậm nét trong triết lí của ông, góp phần làm nên nét đặc sắc của âm nhạc Trịnh Công Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong âm nhạc Trịnh Công Sơn 2.1.1. Chủ nghĩa hiện sinh và sự du nhập của nó vào miền Nam Việt Nam Ngày nhận bài 5/5/2013. Ngày nhận đăng 25/8/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Toan, e-mail: fantuananh@gmail.com 169 Nguyễn Thị Toan Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) là một trào lưu triết học nhân bản phi duy lí phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỉ XX. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh phản ánh mâu thuẫn sâu sắc của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nỗi đớn đau tê dại của con người sau đổ vỡ hoang tàn của hai cuộc chiến tranh thế giới, những khủng hoảng do mặt trái của khoa học công nghệ mang lại và sự bất lực của con người trước ý nghĩa của tồn tại người. Đó là tiếng nói của tầng lớp trí thức tư sản, tiểu tư sản khắc khoải muốn vượt lên chính mình, nhập cuộc, dấn thân vào thế giới bi thảm, vô nghĩa và phi lí để tìm về nhân vị con người với tất cả sự phong phú, đa dạng của chủ thể tính. Trong chủ nghĩa hiện sinh, con người là một sinh vật nhỏ nhoi, hữu hạn bị quẳng vào thế giới tàn khốc, tự do kiến tạo nên mình, tự do lựa chọn bản chất của chính mình trong những dự phóng không cùng vào tương lai bất định. Xung đột với Thượng đế, với tự nhiên, với tha nhân và với chính bản thân mình khiến con người cảm thấy cô đơn trong hiện hữu và chạm trán với hố thẳm hư vô của cuộc đời. Trống rỗng, cô đơn, buồn chán trước thân phận mong manh và hiện thực bi thảm là tâm trạng chung của con người hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh vào miền Nam Việt Nam từ giữa thế kỷ XX và dần trở thành trào lưu tư tưởng có sức hấp dẫn lớn đối với đông đảo trí thức, thanh niên. Tới giai đoạn 1961 – 1975, triết học hiện sinh được thể hiện rộng rãi qua các tác phẩm văn học nghệ thuật nên càng có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng hệ tư tưởng duy linh nhân vị, không khí ngột ngạt của chiến tranh tàn khốc, sự bế tắc đến cùng quẫn trong đời sống tinh thần của nhân dân. . . khiến cho triết học hiện sinh bám rễ sâu và phát triển mạnh mẽ hơn trong xã hội. Văn học nghệ thuật hiện sinh thời kì này viết nhiều về đời sống nội tâm của con người với nỗi buồn đau trĩu nặng, sự mong manh của kiếp người, sự xa lạ của thế nhân, sự đổ vỡ của niềm tin và ước vọng, sự vô định của đời sống, nỗi tuyệt vọng về cái chết... Trịnh Công Sơn đã học triết học tại trường Lyceè Jacques Rosseau của Pháp tại Sài Gòn. Bởi vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã đi vào trong các sáng tác của ông như một lẽ tự nhiên. 2.1.2. Nhạc Trịnh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết Sinh ra và lớn lên trong lòng cuộc chiến tàn khốc, hàng ngày phải đối diện với những bi thảm của chiến tranh, âm nhạc Trịnh Công Sơn chất chứa nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết. Trịnh là chứng nhân lịch sử. Trái tim người nghệ sĩ khắc khoải, âu lo, chết lịm trước đổ vỡ hoang tàn của quê hương. Những trải nghiệm đớn đau về chiến tranh đã in dấu trong những bản nhạc Đại bác ru đêm, Gia tài của mẹ, Tình ca người mất trí, Ca khúc da vàng, Kinh Việt Nam. . . Âm nhạc Trịnh Công Sơn là tiếng thở dài của thời đại lầm than, là nỗi xót thương cho những kiếp người khổ ải mà “cái chết là sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống” [8]. Ông đã nghe, đã thấy, đã thấm và nghẹn ngào, run rẩy trong từng tế bào về cái chết của những người Việt Nam máu đỏ da vàng: “Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan” (Ngụ ngôn mùa đông). Cái chết đến với một đứa trẻ thơ ngây trong một buổi sáng mùa xuân “đạp trái mìn nổ chậm, xác không còn đôi chân” (Một buổi sáng mùa xuân), với người con gái Việt Nam da vàng trong một đêm đạn lạc, với người sĩ quan quân lực cộng hòa... Trịnh bộc bạch những suy tư, trăn trở về chiến tranh: “Đã có điều gì không thật suốt 20 năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và 170 Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kì vô định. Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế 20 năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo. Đến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại” (Kinh Việt Nam). Cái nhìn của Trịnh về chiến tranh là cái nhìn hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh từ chối không nương theo một hệ tư tưởng. Hiện sinh cũng không thừa nhận con người lí tưởng theo khuôn mẫu phổ quát. Con người hiện sinh thông qua những kinh nghiệm riêng biệt, độc đáo của bản thân để nhìn nhận về thế giới và tự tạo nên chính mình trong muôn vàn mạch ngầm của đời sống. Triết lí của Trịnh về chiến tranh là một triết lí phi tuyến tính, không toan tính chính trị, không tựa vào một hệ tư tưởng. Với Trịnh, không có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh chỉ là mất mát, tang thương với người Việt Nam máu đỏ da vàng. Lấy ý tưởng từ Huyền thoại Sisyphe của Albe Camus, Trịnh viết Dã tràng ca. Bi kịch của cuộc đời con người là nỗ lực cho một mục đích, một lý tưởng nào đó nhưng kết quả là vô nghĩa, giống Sisyphe suốt đời lăn đá lên đỉnh núi cao rồi lại thả cho lăn xuống vực, ngày này qua tháng khác. Con dã tràng khóc cho thân mình khi suốt đời xe cát biển Đông, để rồi “Trùng dương đưa sóng vào bờ, đùa trên biển cát hoangvu, xóa từng mảnh công dã tràng” (Dã tràng ca). Phải chăng, đời sống này là vô nghĩa trong niềm đau của thân phận con người? Cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam cũng là vô nghĩa trong mất mát cả từ hai phía? Gắng giữ cho mình “đứng bên lề lịch sử” với đôi bàn tay sạch, Trịnh chênh vênh giữa hai bờ đối nghịch. Triết lí sẽ chơi vơi khi không có một hệ tư tưởng làm điểm tựa. Cô đơn trong triết lí chơi vơi ấy, Trịnh quay về tìm điểm tựa tại Tâm. Đây chính là điểm gặp gỡ giữa chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong nhạc Trịnh. 2.1.3. Hình ảnh con người hiện sinh cô đơn giữa cuộc đời hư ảo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn Bi kịch thời đại và bi kịch cá nhân quy định hình ảnh con người cô đơn giữa cuộc đời hư ảo trong nhạc Trịnh. Nỗi đau, nỗi cô đơn trong tâm hồn Trịnh đã chưng cất lên những ca từ buồn bã và đẹp đẽ, có sức hấp dẫn lòng người đến ma mị. Bởi vậy, “khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không biết bấu víu vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh” (Frank Gerke) [8]. Con người hiện sinh là con người cô đơn giữa dòng đời vô định, trong xung đột giữa hữu hạn và vô hạn, duy lí và phi lí, hiện hữu và hư vô. Trịnh cũng chênh vênh giữa hai bờ hư thực, tự nhận mình là “kẻ lưu đày” trong thế giới này, “là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo” [8]. Trịnh xót xa cho thân phận nô lệ da vàng chấp nhận kiếp lưu đày, thỏa hiệp với tha nhân, đánh mất nhân vị của mình. Trịnh khắc khoải trước phận người nhỏ nhoi, mong manh giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, nỗi buồn và sự cô đơn. Đó là ki kịch của cái chết chồi lên trong sự sống, đến mắt lá cũng mù và nhịp đập của con tim để nuôi dưỡng sự sống cũng là nhịp đập hoang phế trong thân gầy tàn tạ: “Trên đời người trổ nhánh hoang vu. Trên ngày đi mọc cành lá mù. Những tim đời đập lời hoang phế. Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê. Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ. Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa” (Cỏ xót xa đưa). Hành trình của đời là hành trình loanh quanh, vô định trong mệt 171 Nguyễn Thị Toan mỏi và đơn côi: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi xuống trăm năm một cõi đi về” (Một cõi đi về). Một mình đi trong trời cao đất rộng, trong đời vô tận, rồi trở về đối diện với chính mình với lòng mình, đơn độc, hoang mang: “Trời cao đất rộng. Một mình tôi đi. Một mình tôi đi. Đời như vô tận. Một mình tôi về. Một mình tôi về. . . với tôi” (Lặng lẽ nơi này). Nỗi buồn thấm trong tiếng hát, trong buổi chiều mưa chủ nhật khi người nghệ sĩ đơn côi “nằm trên căn gác đìu hiu” (Lời buồn thánh). Trịnh tự thấy mình lạc loài giữa cõi đời, cõi người, thấy thân phận con người nhỏ bé như “Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dưới chân đi. Bờ bến vu vơ nằm chìm dưới hư vô” (Chìm dưới cơn mưa). Đi tới tận cùng nỗi cô đơn, chỉ còn mình với chính mình và hư vô, tâm hồn Trịnh trở thành tiếng vọng của nhân sinh, đau đớn, xót xa: “Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài. Sau cơn bão qua. Im lặng mặt người. Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay” (Tôi đã lắng nghe). Trăm năm – hư vô – cái chết là điệp khúc quen thuộc trong nhạc Trịnh. Hình ảnh người lăn đá với nỗi niềm vô vọng cũng xuất hiện nhiều lần: “Người chợt nhớ mình như đá, đá lăn vết lăn buồn. . . Như trùng dương đêm mãi thân còn nghe ngóng, đá lăn vết lăn trầm” (Vết lăn trầm). Phải chăng kiếp người cũng vô nghĩa, phù du như Sisyphe lăn đá? Trịnh mượn vết lăn trầm của đá để nói về kếp người lận đận, trầm luân và tự nhận: “Tôi như đá nặng nề, trong giây phút tình cờ rớt xuống mịt mù” (Ngày nay không còn bé). . . Mang nặng nỗi buồn về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự thê thiết phận người, Trịnh xót xa cảm nhận: “Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng, rơi rất gần rơi xuống trong tôi” (Gần như niềm tuyệt vọng). Nhưng chỉ là gần như. Vậy điều gì đã giữ cho Trịnh mặc dù đi đến tận cùng nỗi cô đơn nhưng lại không chìm đắm trong tận cùng của niềm tuyệt vọng? 2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn 2.2.1. Trịnh Công Sơn với Phật giáo Nếu chỉ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh, âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ chỉ có nỗi buồn đau tuyệt vọng. Thế nhưng đó không phải là tâm thức chủ đạo trong âm nhạc của ông. Nhạc Trịnh lấy buồn đau làm dòng tâm thức chủ đạo nhưng đó là nỗi buồn của tâm từ, của tình yêu thương da diết với thế nhân. Điều gì khiến Trịnh trong cuộc đi mỏi mệt của kiếp người, qua những mong manh ảo ảnh phù du của đời sống tìm lại được những yêu thương và niềm vui sống nhẹ nhàng, thanh thản? Đó chính là tinh thần thiền của Phật giáo. Có thể nói, sự gặp gỡ giữa chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo đã làm nên nét đặc sắc trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Theo tâm sự của Trịnh Công Sơn, ông đã là Phật tử trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Những ngày còn trẻ, Trịnh đã đọc và thuộc nhiều kinh Phật. Trịnh cũng hay đến chùa và thích sự yên tĩnh trong chùa. Đặc biệt, những ngày tháng trên giường bệnh, ông thường được nghe tiếng kinh cầu an để đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh ấy. Bởi vậy, Trịnh thừa nhận rằng, bên cạnh việc học được những di sản văn hóa Đông Tây, Phật giáo đã thấm vào ông từ trong vô thức. Ông nhận thấy rằng Phật giáo là một tôn giáo mang nhiều tính chất hiện sinh nhất. Bởi thế Trịnh mong muốn Phật giáo là “một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người theo tôn giáo 172 Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn khác. Mỗi người phải nỗ lực xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi” [8]. Đây chính là lý do giải thích tại sao dù buồn đau tuyệt vọng, dù chịu ám ảnh định mệnh bởi cái chết nhưng âm nhạc Trịnh Công Sơn không đưa con người tới đáy sâu của niềm tuyệt vọng và cái chết. Có thể nói, nếu như chủ nghĩa hiện sinh ảnh hưởng mạnh mẽ tới âm nhạc Trịnh Công Sơn thời trẻ, trong những ám ảnh định mệnh về chiến tranh và cái chết thì đến giai đoạn sau này, ảnh hưởng Phật giáo lại chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc phân chia ranh giới ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì giữa chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo có những điểm tương đồng. Trịnh cũng thừa nhận: “Bậc thượng thừa của chủ nghĩa hiện sinh chính là ông Phật” [8]. 2.2.2. Vô thường và nét đẹp nhân sinh trong nhạc Trịnh Tính vỡ đã nằm trong chiếc cốc, đó chính là tinh thần vô thường độc đáo của Phật giáo. Theo Phật giáo, mọi cái đều trôi đi, đều chảy đi trong quỹ đạo vô thường của cuộc sống. Hợp rồi tan, tử biệt sinh li là quy luật của đời. Ảnh hưởng bởi tinh thần Phật giáo, người nghệ sĩ lãng du trong cõi vô thường đã rất tinh tế nhận thấy những sự biến đổi của thiên nhiên, của năm tháng thời gian, của tình yêu. . . trong từng satna sự sống. Vô thường trong thiên nhiên là gió đổi mùa, nắng thủy tinh, đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời, chiếc lá thu phai, mưa bay trên tầng tháp cổ . . . “Bốn mùa thay lá, bốn mùa như mây. Những dòng sông nối tay với biển khơi. Đêm chờ ánh sáng mưa đòi cơn nắng. Mặt trời lấp lánh trên cao vừa xa vừa gần” (Bốn mùa thay lá). Vô thường của thời gian là “mùa thu tàn tạ”, “mùa đông nhạt nhòa”, là cái chết của tháng ngày và cái chết của đời trong vàng úa mùa thu: “Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng, và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng” (Nhìn những lần thu đi). Vô thường trong tình yêu là cái đẹp mong manh, gầy guộc, xanh xao với hình ảnh người tình “vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xăm” (Như cánh vạc bay). Những mối tình đi qua đời Trịnh cũng là “những mối tình lãng đãng khói sương, hoàn toàn không có gì cụ thể” [2]. Bởi vì trong những mối tình ấy, mầm mống của chia li đã dấy lên ngay từ phút giây hội ngộ: “Đã có nghìn trùng trên môi người tình. Đã giấu nụ tàn bên trong nụ hồng. Có chớm lạnh lùng trên môi nồng nàn. Có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn” (Như một vết thương), “Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng” (Rồi như đá ngây ngô), “Từ lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng” (Như cánh vạc bay), “Có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau” (Bay đi lặng thầm). . . Đó những cuộc chia ly mà người nghệ sĩ mang thân phận của kẻ ngoái nhìn “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, để “Ngày ra đi với gió. Ta nghe tình đổi mùa. Rừng đông rơi chiếc lá. Ta cười với âm u” (Những con mắt trần gian); “Lòng tôi có đôi lần khép cửa. Rồi bên vết thương tôi quỳ. Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi đứng bên đời kia” (Đêm thấy ta là thác đổ ). Vô thường của kiếp người là quan niệm “ở trọ cõi trần gian”: “Con chim ở đậu cành tre. Con cá ở trọ trong khe nước nguồn. Tôi nay ở trọ trần gian. Trăm năm về chốn xa xăm 173 Nguyễn Thị Toan cuối trời” (Ở trọ). Đó cũng là tư tưởng “sống gửi thác về” của nhà Phật. Đời người trong cõi trăm năm chỉ như một giấc mộng, như bóng nước, phù du, ảo ảnh. Chết mới là về với cõi vĩnh hằng. Trịnh thấy thiên thu là một đường không bến bờ: “Những con đường trăng tròn là những con đường trăng khuyết. . . Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng manh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. . . ” [8]. Hiểu thấu lẽ vô thường là để quý hơn những gì đang có, để yêu đời hơn chứ không chối bỏ cuộc đời. Lẽ vô thường cũng giúp con người không quá nuối tiếc, xót xa trước những gì tất yếu phải trôi qua cuộc đời mình. Bởi vậy, Trịnh không oán giận những người tình đã rời bỏ mình. Trái lại, ông yêu họ bằng tình yêu của tâm từ nhà Phật: “Yêu em yêu thêm tình phụ. Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” (Ru em). Nếu nhà hiện sinh nhìn tha nhân như người xa lạ, như kẻ phản bội mang đầy hiểm họa thì trái lại, tha nhân là người Việt Nam máu đỏ da vàng, là nhân loại khổ đau và Trịnh yêu tha nhân bằng tình yêu da diết. Trịnh trân trọng, nâng niu tình nhân, coi mỗi cuộc tình đi qua cuộc đời là một phần máu thịt của mình. Âm nhạc Trịnh đã thăng hoa vô thường thành nét đẹp vĩnh hằng trong cõi tạm của đời. “Nơi em về ngày vui không em, nơi em về trời xanh không em. Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh”. Nỗi đau, bi kịch của đời giúp nghệ thuật thăng hoa thành cái đẹp, cứu rỗi tâm hồn người nghệ sĩ cô đơn. Trong cuộc đời, mặc dù “đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”, mặc dù phải trải qua bao đắng cay, bi kịch do sự hẹp hòi, đố kị gây ra nhưng Trịnh cũng không hề oán giận: “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. . . Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. . . Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng” (Tin vào niềm tuyệt vọng). Với tâm từ nhà Phật, ông nhẹ nhàng hóa giải nỗi đau và thù hận: “Cái Tôi đáng ghét (Le moi est haisable) nhưng cái Tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái Tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Đó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống nàỵ. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi lòng oán hận đối với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời lớn rộng quá và mỗi chúng ta chỉ là hạt bụi nhỏ trong trần gian mà thôi. Giận hờn trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xóa hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn. Ai cũng biết cuộc đời là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa” [8]. 2.2.3. Vòng quay luân hồi và thái độ an nhiên trực diện cùng cái chết Nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc đời Trịnh không phải là tình phụ mà là cái chết. Đó cũng là điểm gặp gỡ giữa chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo khi nói về nỗi khổ của đời. Trịnh thừa nhận: “Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn bị ám ảnh là cái chết. Sự sống và cái chết trở thành vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó” [4;523]. Tuy nhiên, ám ảnh này không dẫn Trịnh tới cảm giác buồn nôn 174 Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn vào thực tại phi lí như chủ nghĩa hiện sinh của J.P.Sartre. Điều gì đã khiến Trịnh vượt qua được nỗi ám ảnh về cái chết – nỗi sợ hãi lớn nhất của con người? Theo Rene’ Muller: “Chỉ khi tôi tự do đối mặt với cái chết của tôi, tôi mới có tự do để sống trọn vẹn cuộc đời mình. Khi tôi có thể buông lỏng thời gian thì tôi mới có thể đón nhận thời gian. Khi tôi cảm nhận được sự không. . . thì cái nền của sự có sẽ hiện ra dưới chân tôi” [8]. Điều giúp Trịnh tự do đối mặt với cái chết một phần là từ thuyết luân hồi nhà Phật. Gánh nặng nghiệp báo lu