Ảnh hưởng của dinh dưỡng và mùa vụ lên sinh trưởng của quần thể cá rô phi đơn tính và hỗn hợp giới tính nuôi trong ao

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và mùa vụ (mùa mưa và mùa khô) lên sinh trưởng của quần thể cá rô phi đơn tính và hỗn hợp giới tính đã được xác định qua một thí nghiệm trên 16 ao nuôi ở miền trung Thái Lan. Hai mức độ dinh dưỡng được thử nghiệm là ao chỉ bón phân trâu bò tươi với lượng 50 kg/ha/ngày (tính trên khối lượng vật chất khô) và ao bón phân trâu bò kết hợp với phân vô cơ (urea và TSP) và bổ sung cám gạo. Cá bột mới nở được ương nuôi trong cùng điều kiện để tạo cá đơn tính và hỗn hợp giới tính sau đó thả nuôi trong ao thí nghiệm với mật độ 3 com/m2. Kết quả cho thấy tăng trưởng và sản lượng cá sau 5 tháng nuôi chịu ảnh hưởng mạnh bởi mức độ dinh dưỡng mà không bi tác động bởi giới tính. Tuy nhiên, tỉ lệ cá có kích thước nhỏ (<15 cm) trong các ao thả hỗn hợp giới tính lớn hơn nhiều so với ao thả nuôi cá đơn tính. Khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức không khác biệt đối với cá trong cùng một nhóm kích cỡ, nhưng nếu chỉ xét đến nghiệm thức có bổ sung thức ăn thì tỉ lệ sống và việc sử dụng cá đơn tính có ảnh hưởng đến khối lượng của nhóm cá mới phát sinh (<10 cm) và nhóm cá thả nuôi (10-20 cm). Khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch tỉ lệ nghịch với tỉ lệ sống tuy nhiên cá đơn tính sẽ có kích thước lớn hơn. Không khác biệt về sinh trưởng giữa cá đơn tính và hỗn hợp giới tính trong thí nghiệm này có thể do ảnh hưởng của nhóm cá ăn thịt (cá lóc) và kỹ thuật sản xuất giống cá đơn tính.

pdf2 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của dinh dưỡng và mùa vụ lên sinh trưởng của quần thể cá rô phi đơn tính và hỗn hợp giới tính nuôi trong ao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của dinh dưỡng và mùa vụ lên sinh trưởng của quần thể cá rô phi đơn tính và hỗn hợp giới tính nuôi trong ao Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và mùa vụ (mùa mưa và mùa khô) lên sinh trưởng của quần thể cá rô phi đơn tính và hỗn hợp giới tính đã được xác định qua một thí nghiệm trên 16 ao nuôi ở miền trung Thái Lan. Hai mức độ dinh dưỡng được thử nghiệm là ao chỉ bón phân trâu bò tươi với lượng 50 kg/ha/ngày (tính trên khối lượng vật chất khô) và ao bón phân trâu bò kết hợp với phân vô cơ (urea và TSP) và bổ sung cám gạo. Cá bột mới nở được ương nuôi trong cùng điều kiện để tạo cá đơn tính và hỗn hợp giới tính sau đó thả nuôi trong ao thí nghiệm với mật độ 3 com/m2. Kết quả cho thấy tăng trưởng và sản lượng cá sau 5 tháng nuôi chịu ảnh hưởng mạnh bởi mức độ dinh dưỡng mà không bi tác động bởi giới tính. Tuy nhiên, tỉ lệ cá có kích thước nhỏ (<15 cm) trong các ao thả hỗn hợp giới tính lớn hơn nhiều so với ao thả nuôi cá đơn tính. Khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức không khác biệt đối với cá trong cùng một nhóm kích cỡ, nhưng nếu chỉ xét đến nghiệm thức có bổ sung thức ăn thì tỉ lệ sống và việc sử dụng cá đơn tính có ảnh hưởng đến khối lượng của nhóm cá mới phát sinh (<10 cm) và nhóm cá thả nuôi (10-20 cm). Khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch tỉ lệ nghịch với tỉ lệ sống tuy nhiên cá đơn tính sẽ có kích thước lớn hơn. Không khác biệt về sinh trưởng giữa cá đơn tính và hỗn hợp giới tính trong thí nghiệm này có thể do ảnh hưởng của nhóm cá ăn thịt (cá lóc) và kỹ thuật sản xuất giống cá đơn tính. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy để cải thiện sản lượng cá rô phi cho nhu cầu tiêu thụ của vùng nông thôn thì việc gia tăng mức độ dinh dưỡng có tác động lớn hơn so với việc cải tiến kỹ thuật ương nuôi cá đơn tính. Thông tin này có thể được ứng dụng cho các nông hộ sản xuất cá rô phi.
Tài liệu liên quan