Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Sự phát tri ển về kinh tế, xã hội
đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệthống giáo dục. Nghịquyết trung
ương IV khóa VII( tháng11/1993) vềtiếp tục sựnghiệp giáo dục chỉrõ: “Phải xác
định rõ mục tiêu, thiết kếlại chương trình, kếhoạch, nội dung, phương pháp giáo
dục và đào tạo. Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo
những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng ngh ề nghi ệp, lao
động tự chủ, sáng tạo, có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước vào những năm 90 và
chuẩn bịcho tương lai.”
Đểđạt được mục tiêu này, giáo dục nhà trường chỉlà một phần, còn cầncó
sựgiáo dục ngoài xã hội và trong gia đình đểgiúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn.Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo
cục trong nhà trường và ngoài xã hội, thì kết quả giáo dục cũng không hoàn
toàn”.(Bài nói của HồChủTịch tại hội nghịcán bộĐảng trong ngành giáo dục
ngày 3-8/6/1957).Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con
người, nhất là tuổi ấu thơ của mỗi cuộc đời, thì gia đình luôn là chiếc nôi ấp ủcả
vềthểchất lẫn tâm hồn.Gia đình là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt
cuộc đời của sựhình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người.Tác động
của con người rất to lớn đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với lứa
tuổi học sinh tiểu học.
12 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7782 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của gia đình đến sự phát triển nhân cách của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/Cơ sở lý luận:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Sự phát triển về kinh tế, xã hội
đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết trung
ương IV khóa VII( tháng11/1993) về tiếp tục sự nghiệp giáo dục chỉ rõ: “Phải xác
định rõ mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo
dục và đào tạo. Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo
những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao
động tự chủ, sáng tạo, có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước vào những năm 90 và
chuẩn bị cho tương lai.”
Để đạt được mục tiêu này, giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có
sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn.Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo
cục trong nhà trường và ngoài xã hội, thì kết quả giáo dục cũng không hoàn
toàn”.(Bài nói của Hồ Chủ Tịch tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục
ngày 3-8/6/1957).Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con
người, nhất là tuổi ấu thơ của mỗi cuộc đời, thì gia đình luôn là chiếc nôi ấp ủ cả
về thể chất lẫn tâm hồn.Gia đình là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt
cuộc đời của sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người.Tác động
của con người rất to lớn đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với lứa
tuổi học sinh tiểu học.
Trong gia đình, cha mẹ, anh em... các mỗi quan hệ này luôn chi phối, ảnh
hưởng đến quả trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Cha mẹ là người
thầy giáo đầu tiên của con cái họ, là người đặt nền tảng nhân cách cho con cái họ
. Trẻ tiếp xúc với các chuẩn mực đầu tiên từ cha mẹ, từ những mối quan hệ phức
hợp của gia đình.Trình độ văn hóa chính trị, đạo đức,lý tưởng sống, hành vi, kinh
nghiệm hành vi giao tiếp của cha mẹ, của các mối quan hệ trong gia đình luôn
luôn ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ.
Môi trường sống, điều kiện kinh tế, mọi sinh hoạt văn hóa của các thành
viên trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với sự tu dưỡng, rèn luyện, tình
cảm của cha mẹ đối với con cái, sự trưởng thành của con cái.... hết thảy đều ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý của trẻ.Đó chính là nền móng đầu tiên và
cũng chính động lực thôi thúc trẻ hoàn thiện nhân cách.Ảnh hưởng của gia đình
có hai chiều hướng, nếu gia đình tốt thực sự là môi trường giáo dục thì những dấu
ấn tốt sẽ khắc sâu trong tâm khảm của trẻ và sẽ là động lực vô biên tạo nên bản
lĩnh thông minh,sáng tạo trong cuộc đấu tranh với cái tầm thường, cái xấu xa, cái
ác...để trở thành” người”.Kết quả nghiên cứu và thực tiễn cuộc sống cho thấy,
những con người chân chính phần nhiều được trưởng thành trong quan hệ gia
đình lành mạnh, tốt đẹp, cha mẹ là những người công dân có nhân cách.Người ta
hỏi cụ Ỗcana Apđêpra Xukhômlinxcaia 90 tuổi rằng:”Có những bí mật về giáo
dục trong gia đình hay không?”.Bà cụ trả lời:”không, đơn giản là phải nghiêm
khắc với chính mình, có trách nhiệm đối với bản thân và gia đình về những lời
nói và hành động của mình và có hành động đừng nóng nảy, bộp chộp “.9142
tình huống giáo dục và gia đình,E-Ĩec-May-Cơ, nhà xuất bản giáo dục 1991, trang
25).Ngược laij, những gia đình có mỗi quan hệ không lành mạnh, cha mẹ không
phải là những mẫu mực về những nhân cách và xã hội, không có phương pháp
nuôi dạy con đúng đắn...sẽ để lại những dấu ấn không lành mạnh, sẽ dấn đến
những sai lệch về nhân cách ở đứa trẻ.Đến một lúc nào đó có điều kiện khi đến
tuổi trưởng thành, những đứa trẻ này sẽ mắc những sai lầm trong cuộc sống.Thực
tiễn cuộc sống đã cho thấy rằng, có một số người khi còn niên thiếu hoặc đến khi
thành niên đã mắc phải những thiếu sót, có những biểu hiện lệch lạc, thậm chí
phạm pháp ...thì một trong những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện ấy là do
gia đình đã không để lại ở họ những dấu ấn tốt đẹp, để tạo ra sức mạnh – cái động
lực của quả trình lựa chọn và điều chỉnh quá trình nhận thức, hành vi, tình cảm
của mình.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Đất nước ta với nền kinh tế thị trường,mở cửa,giao lưu,hôi nhập thế giới,
bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực nảy sinh.Trong xã hội
xuất hiện một số bộ phận sống chạy theo đồng tiền và lợi nhuận kinh tế vô điều
kiện.Một số do lối sóng thực dụng, tha hóa, phong cách sống ‘ tây hóa’. Do đó nó
có phần ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ, đặc biệt là học sinh
ở lứa tuổi tiểu học.
Trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học phú lộc cùng với những nhận
thức của bản thân về vai trò của gia đình trong công tác giáo dục học sinh tiểu
học, chúng tôi nhận thấy rằng, để giáo dục trẻ tốt, mỗi cha mẹ học sinh cần phải
nhận thức đúng, rõ được trách nhiệm về vai trò của mình trong sự “ lớn lên” của
trẻ.
Vì vậy cần phải xem xét hiện nay, các gia đình nói chung và cha mẹ học
sinh nói riêng đã thực hiện chức năng giáo dục trẻ như thế nào?Gia đình đã tạo ra
những điều kiện gì và có thái độ ra sao đối với việc giáo dục con em mình trong
việc giáo dục con em họ ở lứa tuổi tiểu học?
Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài”Điều tra về tác
động của gia đình”.
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm tìm hiểu thực trạng các yếu tố tác
động giáo dục của gia đình đối với trẻ em lứa tuổi tiểu học( những biểu hiện và
nguyên nhân).Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp tốt giữa gia đình, nhà
trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ. Nhằm giúp cha mẹ học sinh nhận thức đầy
đủ trách nhiệm của mình trong giáo dục con cái và có biện pháp giáo dục trẻ có
hiệu quả.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1/Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng giáo dục đến học sinh lớp 4B4trường tiểu học Phú Lộc –Krông
Năng- Đăk Lăk.
2/Khách thể nghiên cứu:
Gia đình học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp 4B4trường tiểu học Phú Lộc
–Krông Năng- Đăk- Lăk.
V/ NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1/Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của gia đình.Mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình và thái ĐỘ CỦA CHA MẸ học sinh đối với
việc học tập và rèn luyện của con cái.Nghiên cứu mối quan tâm của gia đình với
giáo dục của nhà trường.
-Đề xuất những giải pháp nhằm phối hợp tốt nhà trường với gia đình, nhằm
nâng cao trình độ sư phạm và trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc giáo
dục học sinh tiểu học.
2/Phạm vi nghiên cứu:Vì điều kiện và thời gian có hạn, chúng tôi chỉ
nghiên cứu thực trạng những tác động của gia đình học sinh lớp 4B4 trường tiểu
học Phú Lộc- những nguyên nhân của thực trạng ấy và bước đầu đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm và trình độ sư phạm của cha mẹ học sinh
trong việc giáo dục học sinh tiểu học.
IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Trong sáng kiến lần này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp thống nhất một số
phương pháp, gồm những phương pháp chủ yếu sau :
1. Phương pháp điều tra :
đây là phương pháp chủ yếu của việc nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành
điều tra bằng cách phát phiếu cho phụ huynh học sinh, học sinh và giáo viên chủ
nhiệm lớp 4B4 trường tiểu học Phú lộc Krông Năng để thu được những câu trả
lời khách quan.
2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục :
3. Phương pháp đọc sách và tài liệu.
4. Phương pháp trò chuyện :
chúng tôi đã trực tiếp trò chuyện với một số phụ huynh học sinh, học sinh
và giáo viên chủ nhiệm lớp 4B4 để bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra.
5. Phương pháp xử lý số liệu.
B – THỰC TRẠNG
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA GIA
ĐÌNH VỚI HỌC SINH LỚP 4B4 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LỘC :
Sau khi đã xác định được mục đích nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây
dựng hệ thống các nội dung nghiên cứu, ghi sẵn trên phiếu và phát phiếu điều tra
cho các bậc phụ huynh học sinh lớp 4B4 trường tiểu học Phú Lộc. Để có những
số liệu tin cậy, đảm bảo độ chính xác cao, có được những thông tin đầy đủ cho
phiếu điều tra, chúng tôi cũng đã trò chuyện trực tiếp với một số phụ huynh ở 10
gia đình học sinh. Khi đến thăm các gia đình, trò chuyện trực tiếp thân mật với
phụ huynh, học sinh chúng tôi đã thu được một kết quả đáng quan tâm, cụ thể
như sau :
Mức độ tác dụng khác (%)
TT
Các yếu tố tác động của
gia đình Tiêu
cực
Bình
thường
Tích
cực
01 Điều kiện sinh hoạt vật
chất : kinh tế, nghề nghiệp của
GĐ
10 20 70
02 Điều kiện sinh hoạt văn
hóa tinh thần
9.3 23.2 67.5
03 Quan hệ giữa các thành 11.6 28 60.4
viên trong gia đình
04 Quan hệ xã hội của bố
mẹ anh chị
0 51.2 48.8
05 Thái độ của bố mẹ đối
với việc học của con
- Đối với việc đi học
của con
- Đối với nhà trường và
giáo viên
4.7
7
21
65
63
44.1
30.3
30
34.9
Qua nội dung và kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy cuìng với sự phát triển
của nền kinh tế xã hội chung của cả nước, kinh tế của từng gia đình cũng phát
triển. Trong số các gia đình học sinh lớp 4B4 mà chúng tôi nghiên cứu, có
khoảng 70% gia đình học sinh có điều kiện kinh tế tốt và đó cũng là yếu tố ảnh
hưởng tích cực đến quá trình giáo dục trẻ ngay trong gia đình, tạo điều kiện tốt về
vật chất cho việc học tập của trẻ như có bàn học riêng, đèn học tập riêng, mua
sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng phục cho việc học tập của trẻ. Tuy nhiên vẫn còn có
10% gia đình học sinh có điều kiện kinh tế từ khá đến tốt nhưng lại gây ảnh
hưởng tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện của trẻ. Có những phương tiện vật
chất, dụng cụ trong sinh hoạt gia đình như tivi, cassete, việc ăn uống đầy đủ
nhưng không có định hướng, không có lựa chọn... trẻ tự xem băng hình, phim
ảnh, các phim bạo lực, tự do ăn uống tiêu xài (Nói chung là muốn gì được nấy).
Đó chính là những mầm mống dẫn đến hành vi ngông cuồng vô lễ của trẻ. Do đó
trong số 3 em học sinh cá biệt của lớp thì đã có 2 em thuộc gia đình khá giả kiểu
này.
Về các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như quan hệ cha
mẹ, quan hệ vợ chồng, anh em... có 88,8% số gia đình có mối quan hệ tốt, mẫu
mực, ảnh hưởng thuận lợi đến việc giáo dục trẻ. Nhưng vẫn còn 11.6% gia đình
được coi là “Gia đình không trọn vẹn” như bố mẹ bỏ nhau, trẻ chỉ ở với bố hoặc
mẹ, hoặc luôn luôn bất hòa, to tiếng với nhau trước mặt con cái. Điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ. Trong số các gia đình học sinh lớp 4B1
có 21% gia đình thiếu sự quan tâm đúng mức, thể hiện sự khái quá khi đặt ra yêu
cầu cho trẻ. Có những yêu cầu quá cao, quá khắt khe luôn yêu cầu trẻ bằng những
mệnh lệnh cứng nhắc, trẻ phải làm thế này, trẻ phải làm thế lia... hoặc không có
phương pháp giáo dục trẻ, hoặc là biểu hiện sự nuông chiều trẻ theo kiểu muốn gì
được nấy, hoặc chỉ đặc biệt quan tâm đáp ứng những đòi hỏi vật chất của trẻ. Dẫn
đến trẻ chỉ biết hưởng thụ, đòi hỏi, ỷ lại. Phần lớn (79%) gia đình học sinh được
nghiên cứu đều thể hiện rõ truyền thống gia đình việt nam. Các bậc phụ huynh
luôn quan tâm chăm sóc việc học hành, tu dưỡng của trẻ. Trong đó, đặc biệt có
34,9% gia đình có phương pháp giáo dục trẻ khá tốt.
Qua kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của gia đình đối với nhà trường và
giáo viên, phần lớn các gia đình học sinh đều giữ mối quan hệ tốt với nhà trường,
có sự liên hệ chặt chẽ đối với giáo viên và nhà trường, có trách nhiệm chung với
nhà trường trong công việc giáo dục trẻ. Thể hiện ở số liệu điều tra gồm 30% gia
đình học sinh thường xuyên ghi sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình một cách
tỉ mỉ về sự tiến bộ của trẻ. Hơn 93% gia đình học sinh tham gia các cuộc họp phụ
huynh định kỳ đầy đủ và có những đóng góp đáng kể cho nhà trường, cho lớp về
cả vật chất lẫn những ý kiến xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ của trường, lớp. Nhất
là phương pháp giáo dục trẻ. Tuy nhiên còn gần 7% gia đình học sinh ít hoặc có
thể nói là không quan tâm đến mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, biểu hiện
ở việc không tham gia họp phụ huynh định kỳ, sổ liên lạc gửi về chỉ ký cho qua
loa xong chuyện, không quan tâm đến việc giáo dục con cái, chỉ bận bịu với công
việc làm ăn.
Qua phân tích những số liệu trên, chúng tôi thấy rằng các tác động của gia
đình đến trẻ là một trong những vấn đề cần quan tâm đến việc giáo dục trẻ.
CHƯƠNG III : NHỮNG NGUYÊN NHÂN
I – Một số nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tích cực của gia đình
đến việc giáo dục học sinh lớp 4B4, trường tiểu học Phú Lộc :
- Điều kiện kinh tế văn hóa, vật chất của gia đình tốt, cha mẹ học sinh
phần lớn là những bậc cha mẹ có trình độ, vốn hiểu biết xã hội rộng.
- Cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của
con cái như : nhắc nhở con học tập, kiểm tra thường xuyên, tạo điều kiện vật chất
và tinh thần cho trẻ học.... luôn động viên giúp đỡ trẻ khi chúng gặp khó khăn hay
khi có được những tiến bộ trong tu dưỡng.
- Cha mẹ học sinh luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, với
nhà trường, quan tâm đến việc giáo dục trẻ trong nhà trường.
- Môi trường học tập, sinh sống của trẻ là trung tâm kinh tế, văn hóa...
II – Những nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực của gia đình
đến việc giáo dục học sinh lớp 4B4, trường tiểu học Phú Lộc :
- Trình độ hiểu biết về văn hóa – xã hội của cha mẹ học sinh thấp,
nghề nghiệp của cha mẹ học sinh là nghề tự do : Buôn bán, xe thồ,... nghề nghiệp
không ổn định.
- Trẻ sống trong gia đình “không toàn vẹn”
- Một số bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm của
mình trong việc giáo dục con cái. Hoặc là họ không có được sự hiểu biết về tâm
lý của trẻ em, không có phương pháp giáo dục đúng đắn, còn mang tư tưởng
“Khoán trắng” việc giáo dục con cái cho thầy cô, không quan tâm đến việc giáo
dục trẻ, thường đổ dồn hết trách nhiệm giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội.
- Nhà trường chưa quan tâm đến việc giáo dục gia đình, chưa chú ý
đúng mức đến việc bồi dưỡng phương pháp giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ,
chưa có biện pháp giúp các bậc cha mẹ có được phương pháp giáo dục con cái tốt
và giúp họ nhận thức được trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái.
Môi trường gia đình ảnh hưởng đến sự tiến bộ của trẻ về mọi mặt, song nhà
trường chưa thực sự là nòng cốt hướng dẫn giáo dục gia đình. Nhà trường chưa
phát huy vai trò chủ đạo trong việc giúp cha mẹ học sinh nhận thức được một
điều quan trọng, đó là đạo đức của cha mẹ, nếp sống của gia đình, truyền thống
của gia đình đều ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ,
ảnh hưởng đến chiều hướng hứng thú nghề nghiệp, ý thức công dân của trẻ sau
này.
- Hội nghị phụ huynh hàng kỳ còn mang nặng hình thức thông báo kết
quả học tập, rèn luyện của học sinh (điều này sổ liên lạc đã có) hoặc chỉ nhằm
bàn bạc thống nhất các khoản đóng góp hỗ trợ..., không giành khoảng thời gian
gặp gỡ ngắn ngủi và quý báu ấy để nêu những tấm gương gia đình giáo dục con
tốt, trao đổi kinh nghiệm giáo dục con cái trong gia đình, tạo điều kiện để các bậc
phụ huynh học hỏi kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy con tốt với nhau.
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP
Trên cơ sở phân tích về thực trạng và nguyên nhân của những tác động
giáo dục của gia đình đến việc giáo dục trẻ, để có những tác động tích cực của gia
đình đến trẻ, tôi xin đưa ra những giải pháp sau đây :
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần sớm hình thành và
ổn định tổ chức, quán triệt các sinh hoạt phụ huynh của lớp để cha mẹ học sinh
nắm chắc được kế hoạch học tập và rèn luyện con cái họ. Định kỳ triệu tập toàn
thể phụ huynh của lớp chủ nhiệm để xác định trách nhiệm thống nhất giữa nhà
trường và gia đình về nội dung, nhiệm vụ giáo dục trong từng giai đoạn; thống
nhất phân công nhiệm vụ của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học
sinh, đề ra những biện pháp tác động giáo dục.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trang bị cho phụ huynh học sinh một số kiến thức về phương pháp tổ chức
giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức được ảnh hưởng của nề nếp sinh hoạt gia
đình. Giúp cha mẹ học sinh hiểu được mối quan hệ trong gia đình và đạo đức,
hành vi ứng xử của cha mẹ là bài học đạo đức, la nền tảng nhân cách của trẻ.
Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được trách nhiệm của mình trong giáo
dục gia đình. Giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt hướng dẫn giáo dục gia đình. Các
cuộc họp phụ huynh cần tránh tệ hình thức không cần thiết, nội dung cuộc họp
chủ yếu hướng vào việc tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh trao đổi về kinh
nghiệm giáo dục trẻ trong gia đình, kinh nghiệm xây dựng gia đình thành môi
trường giáo dục lý tưởng.
Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh bằng nhiều hình thức(sổ liên
lạc, thăm hỏi gia đình học sinh...) có như vậy mới giúp các bậc học sinh hiểu rõ
nhiệm vụ của họ, tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những
yếu cầu phi giáo dục hoặc đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của trường,
lớp, của gia đình.
Tập hợp các bạc cha mẹ học sinh có kinh nghiệm giáo dục trẻ để vận động,
hướng dẫn giáo dục gia đình cho một số bậc cha mẹ học sinh còn nhiều khó khăn,
lúng túng trong phương pháp tổ chức giáo dục gia đình, phương pháp giáo dục
con cái.