Nuôi thủy sản nước ngọt đã có nhiều đối tượng được ứng dụng vào nhiều mô
hình nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. So với nuôi thủy sản nước ngọt
thì nuôi thủy sản nước lợ, mặn hầu như chỉ nuôi độc canh con tôm. Việc nuôi
tôm độc canh đã hình thành những trở ngại về vấn đề bền vững cũng như tác
động tiêu cực về môi trường. Trước tình hình đó nhiều nước trên thế giới cũng
như Việt Nam đang có xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi (Nguyễn Thanh
Phương và ctv., 2004). Các đối tượng có giá trị kinh tế như tôm hùm, tôm sú,
thẻ chân trắng, cua, cá mú, cá bớp, cá chẽm, đang được nuôi chủ yếu ở vùng
ven biển của nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói
riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của các đối tượng nuôi này gặp nhiều khó khăn
về kỹ thuật nuôi, thức ăn, quản lý bệnh, đặc biệt là sản xuất con giống nhân tạo,
một trong những cơ sở quan trọng cho sự phát triển loài nuôi. Việc nghiên cứu
phát triển công nghệ nuôi các loài mới đang được quan tâm, đặc biệt là các loài
cá biển và cá nước lợ. Trong số các loài cá nước lợ đang được chú ý phát triển
thì cá nâu (Scatophagus argus) được xếp vào nhóm có triển vọng cao, không
chỉ thích hợp cho nuôi đơn mà còn có thể nuôi ghép với các loài thủy sản khác,
đặc biệt là với tôm sú nhằm cải thiện môi trường nước, tăng thêm thu nhập và
tạo được mô hình bền vững. Cá nâu là loài có thịt béo, vị thơm ngon, kích
thước cá tương đối lớn. Hiện nay, cá nâu chỉ mới có một số nghiên cứu bước
đầu về hình thái phân loại, thành phần giống loài, sự phân bố; một số đặc điểm
sinh học (dinh dưỡng, sinh sản); và kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004; Nguyễn Thanh Phương, 2008). Trong
sản xuất giống cá nâu hiện nay tỷ lệ sống còn thấp (Nguyễn Thanh Phương,
2008) khi ương từ cá bột lên cá giống, nguyên nhân có thể là do điều kiện ương
nuôi và nguồn thức ăn chưa phù hợp với đặc điểm phát triển của cá bột. Đối
với ương ấu trùng thì thức ăn cùng như cách cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá. Nên nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định
được loại thức ăn thích hợp trong ương ấu trùng cá nâu để góp phần xây dựng
qui trình ương cá đối đất là cần thiết.
9 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống cá nâu (scatophagus argus) giai đoạn 15 ngày tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
352
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG
VÀ TỈ LỆ SỐNG CÁ NÂU (Scatophagus argus)
GIAI ĐOẠN 15 NGÀY TUỔI
Lý Văn Khánh1, Nguyễn Hoàng Xuân2, Phạm Thanh Liêm1
và Nguyễn Thanh Phương1
ABSTRACT
This study was conducted to determine the appropriate food for growth and
survival of spotted scat (Scatophagus argus) larvae. In the experiment, six
treatments in triplicate with different types of feed namely (i) Chlorella sp +
rotifer (Brachionus rotundifomis); (ii) Chlorella sp + rotifer + artificial feed;
(iii) Chlorella sp + artificial feed; (iv) rotifer; (v) Rotifer + artificial feed; and
(vi) artificial feed were used. Rearing tanks containing 10 L of brackish water
at salinity of 25‰ were used for experiment. Hatchery-produced larvae with
initial body length of 2.01 mm were stocked at density of 50 larvae/L. After 15
days of rearing, treatment used Chlorella sp + rotifer + artificial feed gave the
best growth in length (3.64 mm). The survival rates of larvae were in range of
5.33-15.7%, of which the highest survival (15.7 %) was obtained from the
treatment using Chlorella sp + rotifer + artificial feed. The most considerable
figure was found in artificial feed treatment that fish died completely after 8
days rearing.
Keywords: Spotted scat, Scatophagus argus, larval rearing, feeding regime.
Title: Effects of feeding diets on survival rate and growth of the spotted scat
(Scatophagus argus) during the first 15 days.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định thức ăn thích hợp cho sự phát triển của cá nâu từ
bột đến ngày tuổi thứ 15. Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức thức ăn với 3 lần lặp
lại bao gồm (i) Chlorella sp + rotifer (Brachionus rotundifomis); (ii) Chlorella
sp + rotifer + thức ăn chế biến (TACB); (iii) Chlorella sp + TACB; (iv) rotifer;
(v) rotifer + TACB; và (vi) TACB (thức ăn chế biến). Thí nghiệm được bố trí
trên hệ thống bể nhựa chứa 10 lít nước có độ mặn 25‰. Cá bột có kích cỡ ban
đầu 2,01 mm được thả với mật độ 50 con/lít. Kết quả sau 15 ngày ương cho
thấy nghiệm thức sử dụng Chlorella + rotifer + TACB có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất (3,6 mm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các
1 Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
2 Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
353
nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của cá bột dao động từ 5,33-15,7%, trong đó
nghiệm thức Chlorella + rotifer + TACB có tỷ lệ sống cao nhất (15,7%). Cá
chết hoàn toàn ở nghiệm thức TACB sau 8 ngày ương.
Từ khóa: Cá nâu, Scatophagus argus, ương cá bột, thức ăn
1 GIỚI THIỆU
Nuôi thủy sản nước ngọt đã có nhiều đối tượng được ứng dụng vào nhiều mô
hình nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. So với nuôi thủy sản nước ngọt
thì nuôi thủy sản nước lợ, mặn hầu như chỉ nuôi độc canh con tôm. Việc nuôi
tôm độc canh đã hình thành những trở ngại về vấn đề bền vững cũng như tác
động tiêu cực về môi trường. Trước tình hình đó nhiều nước trên thế giới cũng
như Việt Nam đang có xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi (Nguyễn Thanh
Phương và ctv., 2004). Các đối tượng có giá trị kinh tế như tôm hùm, tôm sú,
thẻ chân trắng, cua, cá mú, cá bớp, cá chẽm, đang được nuôi chủ yếu ở vùng
ven biển của nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói
riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của các đối tượng nuôi này gặp nhiều khó khăn
về kỹ thuật nuôi, thức ăn, quản lý bệnh, đặc biệt là sản xuất con giống nhân tạo,
một trong những cơ sở quan trọng cho sự phát triển loài nuôi. Việc nghiên cứu
phát triển công nghệ nuôi các loài mới đang được quan tâm, đặc biệt là các loài
cá biển và cá nước lợ. Trong số các loài cá nước lợ đang được chú ý phát triển
thì cá nâu (Scatophagus argus) được xếp vào nhóm có triển vọng cao, không
chỉ thích hợp cho nuôi đơn mà còn có thể nuôi ghép với các loài thủy sản khác,
đặc biệt là với tôm sú nhằm cải thiện môi trường nước, tăng thêm thu nhập và
tạo được mô hình bền vững. Cá nâu là loài có thịt béo, vị thơm ngon, kích
thước cá tương đối lớn. Hiện nay, cá nâu chỉ mới có một số nghiên cứu bước
đầu về hình thái phân loại, thành phần giống loài, sự phân bố; một số đặc điểm
sinh học (dinh dưỡng, sinh sản); và kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004; Nguyễn Thanh Phương, 2008). Trong
sản xuất giống cá nâu hiện nay tỷ lệ sống còn thấp (Nguyễn Thanh Phương,
2008) khi ương từ cá bột lên cá giống, nguyên nhân có thể là do điều kiện ương
nuôi và nguồn thức ăn chưa phù hợp với đặc điểm phát triển của cá bột. Đối
với ương ấu trùng thì thức ăn cùng như cách cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá. Nên nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định
được loại thức ăn thích hợp trong ương ấu trùng cá nâu để góp phần xây dựng
qui trình ương cá đối đất là cần thiết.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức ăn bao
bồm (i) Chlorella sp. + rotifer, (ii) Chlorella sp. + rotifer + thức ăn chế biến
(TACB), (iii) Chlorella sp. + TACB; (iv) rotifer; (v) rotifer + TACB, và (vi)
TACB. Trong đó, rotifer sử dụng làm thức ăn trong thí nghiệm là loài
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
354
Brachionus rotundiformis dòng SS có chiều dài vỏ trung bình là 134 ± 17,3 µm
và chiều rộng là 115 ± 19,6 µm. Thức ăn chế biến được sử dụng là Frippark có
thành phần dinh dưỡng gồm protein tối thiểu 52%, lipid tối thiểu 14,5%, chất
xơ tối đa 3%, độ ẩm tối đa 10% do công ty INVE-Thailand sản xuất. Mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần, cá bột thí nghiệm có nguồn gốc sinh sản nhân tạo với
chiều dài ban đầu trung bình là 2,01 mm. Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống
bể nhựa (chứa 10 lít nước/bể) được sục khí liên tục, nước ương có độ mặn
25‰. Cá được thả với mật độ là 50 con/lít. Chlorella sp. được cung cấp vào bể
ương 1 lần vào thời điểm bố trí thí nghiệm. Rotifer và TACB được cho ăn ngay
từ ngày đầu tiên. Cá được cho ăn 4 lần/ngày với khẩu phần như sau: rotifer: 5-
10 cá thể/ml/1 lần, TACB: 2-4 g/m3/ngày. Các yếu tố môi trường nước như
nhiệt độ, pH được theo dõi định kỳ thu 5 ngày/lần (sáng và chiều) bằng cách đo
trực tiếp bằng máy đo pH và nhiệt độ. Yếu tố đạm tổng số (TAN) và nitrite (N-
NO2-) được thu 5 ngày/lần; TAN được xác định bằng phương pháp Indophenol
blue và N-NO2- được xác định bằng phương pháp Griess llosvay. Mẫu cá được
thu vào thời điểm ban đầu và khi kết thúc thí nghiệm để xác định chiều dài của
cá, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống. Thời gian ương là 15 ngày.
Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích thống
kê (One-way Anova với phép thử Duncan) để tìm ra sự khác biệt giữa các
trung bình các nghiệm thức ở mức ý nghĩa p<0,05, sử dung phần mềm Excel
và SPSS.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các chỉ tiêu môi trường nước
Theo Boyd (1998), nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá tôm vùng
nhiệt đới nằm trong khoảng 25-32 oC. Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm dao
động từ 28,1-29,7oC, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các nghiệm thức hay giữa
buổi sáng và chiều đều không có ý nghĩa (Bảng 1). Do đó, cá nâu có khả năng
sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thí nghiệm này.
Bảng 1: Nhiệt độ và pH trung bình của các nghiệm thức
Nhiệt độ pH Nghiệm thức
Sáng Chiều Sáng Chiều
Chlorella sp + rotifer 28,2±1,31 29,5±1,06 8,47±0,15 8,45±0,11
Chlorella sp + rotifer + TACB 28,1±1,29 29,7±0,21 8,45±0,17 8,43±0,16
Chlorella sp + TACB 28,1±1,30 29,1±0,82 8,47±0,11 8,40±0,12
Rotifer 28,3±1,09 29,2±0,79 8,55±0,10 8,54±0,09
Rotifer + TACB 28,1±1,20 29,2±0,90 8,51±0,11 8,46±0,12
TACB 28,1±1,12 29,1±0,94 8,47±0,15 8,50±0,10
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
355
Theo Trương Quốc Phú (2003) và Boyd (1998) thì khoảng pH thích hợp từ 6-9,
pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như kẽm, đồng và nhôm, pH cao làm
tăng tính độc của khí NH3. Trong quá trình thí nghiệm, pH dao động từ 8,40-
8,55 cũng là khoảng pH thích hợp cho các cá sinh trưởng và phát triển bình
thường (Bảng 1).
Tổng đạm (TAN) trong nước thí nghiệm dao động trong khoảng 1,16-2,22 ppm
(Bảng 3.2). Boyd (1998), hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi tôm cá là 0,2-
2,0 mg/l và hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/l. Tùy theo pH và nhiệt độ,
ammonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dưới dạng khí NH3 độc hay dạng ion NH4+ thì
ít độc hơn. Tỉ lệ giữa dạng khí và dạng ion bị ảnh hưởng chủ yếu bởi pH, khi
pH cao thì NH3 dạng khí nhiều, ở mức pH 7,5-8,5 thì NH3 ở dạng độc là thấp
nhất (Pornlerd et al., 1994). Vậy hàm lượng TAN vẫn nằm trong giới hạn cho
phép để cá sinh trưởng và phát triển tốt.
Bảng 2: Hàm lượng TAN và N-NO2- trung bình của các nghiệm thức
Nghiệm thức TAN (mg/l) NO2- (mg/l)
Chlorella sp + rotifer 1,52±1,03 0,11±0,13
Chlorella sp + rotifer + TACB 1,77±1,37 0,10±0,08
Chlorella sp + TACB 2,22±1,75 0,05±0,07
Rotifer 1,16±0,92 0,06±0,07
Rotifer + TACB 1,61±1,26 0,06±0,06
TACB 1,18±1,09 0,01±0,002
N-NO2- trong bể ương dao động từ 0,01-0,11 ppm trong suốt quá trình thí
nghiệm (Bảng 3.2). Theo Boyd (1998), N-NO2- có tác dụng gây độc cho tôm cá
khi lớn hơn 2 mg/l, hàm lượng thích hợp nhỏ hơn 0,3 mg/l. Vậy hàm lượng N-
NO2- không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Tóm lại, các yếu tố thủy lý hóa (nhiệt độ, pH, TAN và NO2-) ở các nghiệm
thức của thí nghiệm không có sự biến động nhiều, sự chênh lệnh giữa sáng và
chiều vẫn nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá bột.
3.2 Tỷ lệ sống của cá sau 15 ngày ương
Sau 15 ngày ương, tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức dao động từ 5,67-
15,7% (Hình 1) và khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có và không có
Chlorella sp.
Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức không có Chlorella sp. thấp (5,3%; 5,7%)
trong khi đó tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức có Chlorella sp. cao hơn
(10,7%; 11,2%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm
thức không có bổ sung Chlorella sp. Khi bổ sung thức ăn chế biến vào môi
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
356
trường nước xanh (Chlorella sp. + rotifer + TACB) thì cá cho tỷ lệ sống cao
nhất (15,7%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức
còn lại. Đặc biệt, khi cho cá ăn bằng TACB thì cá chết hoàn toàn sau 8 ngày
ương.
0
3
6
9
12
15
18
Nghiệm thức
Tỷ lệ sống
(%)
Chlorella+Rotifer
Chlorella+Rotifer+TACB
Chlorella+TACB
Rotifer
Rotifer+TACB
TACB
a
b
a
c
b
Hình 1: Tỷ lệ sống cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương.
Các giá trị trên hình mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Kết quả thí nghiệm cho thấy Chlorella sp. giữ vai trò quan trọng trong quá
trình ương cá nâu, nếu không có Chlorella sp. thì tỷ lệ sống và tăng trưởng của
cá thấp mặc dù trong môi trường ương có rotifer là thức ăn ưa thích và được cá
lựa chọn sử dụng. Tảo hiện diện trong môi trường nước nó sẽ làm thay đổi và
ổn định giá trị dinh dưỡng của Rotifer (Reitan et al., 1997).
Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến, cá chết hoàn toàn sau 8 ngày ương
nguyên nhân là do cá không sử dụng được thức ăn ngoài sau khi hết noãn
hoàng. Tương tự, kết quả thí nghiệm trên cá đối (Liza subviridis) bột cho thấy
cá chết hoàn toàn sau 7 ngày ương khi cho cá sử dụng thức ăn chế biến (Trần
Đăng Khoa, 2010). Cá chẽm (Lates calcarifer) bột chết đồng loạt sau 8 ngày
ương bằng thức ăn chế biến vì cá không có khả năng tiêu hóa thức ăn này
(Southgate và Lee, 1993). Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy không thể
sử dụng riêng lẻ thức ăn chế biến để ương cá nâu giai đoạn bột lên giống vì ống
tiêu hóa của cá ở những ngày đầu chưa phát triển, do cá chưa có men tiêu hóa
thức ăn chế biến nên chỉ ăn được động vật phiêu sinh là loại thức ăn có men tự
phân hủy giúp cá hấp thu dễ dàng. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy Rotifer
giữ vai trò quan trọng trong ương cá nâu bột, chúng làm tăng tỷ lệ sống của cá
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
357
do chúng kích thước nhỏ, dinh dưỡng dễ tiêu hóa phù hợp với giai đoạn ấu
trùng của cá.
Thức ăn chế biến có thể xem là thức ăn gián tiếp được cá sử dụng thông qua
việc giàu hóa từ tảo và rotifer. Khi cá ăn động vật phiêu sinh giúp men tiêu hóa
phát triển vì vậy một phần thức ăn chế biến được tiêu hóa bởi cá bột. Tương tự,
thí nghiệm của Reitan et al., (1993) kết hợp hai loài tảo I. galbana, Tetraselmis
sp. và rotifer để ương cá bơn S. maximus thì tỷ lệ sống của cá đạt 28-55% sau
23 ngày ương (trích bởi Reitan et al., 1997).
3.3 Tăng trưởng của cá sau 15 ngày ương
Cá tăng tưởng về chiều dài cao nhất ở nghiệm thức sử dụng 3 loại thức ăn kết
hợp Chlorella sp. + rotifer + TACB (Hình 2) khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với các nghiệm thức thức ăn còn lại.
0,0
1,0
2,0
3,0
4,0
Nghiệm thức
Chiều dài
(mm)
Chlorella+Rotifer
Chlorella+Rotifer+TACB
Chlorella+TACB
Rotifer
Rotifer+TACB
TACB
c
aa
b
b
Hình 2: Chiều dài cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương.
Các giá trị trên hình mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Ở 2 nghiệm thức Chlorella sp. + rotifer và Chlorella sp. + Frippak có tăng
trưởng chiều dài không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm thức không có bổ sung Chlorella
sp. Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến, cá chết hoàn toàn sau 8 ngày
ương nguyên nhân là do cá không sử dụng được thức ăn ngoài sau khi hết noãn
hoàng. Điều này chứng tỏ thức ăn ảnh hưởng rõ rệt lên tăng trưởng của cá.
Ngoài giá trị dinh dưỡng của tảo và luân trùng thì thức ăn chế biến cũng giữ
vai trò nhất định đối với tăng trưởng của cá. Thành phần dinh dưỡng của thức
ăn chế biến cao có thể là nguồn thức ăn cho luân trùng, thông qua đó cá bột có
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
358
thể sử dụng triệt để nguồn thức ăn này. Tuy nhiên, thức ăn chế biến chỉ có thể
hữu ích đối với cá khi chúng kết hợp với tảo và luân trùng.
3.4 Tốc độ tăng trưởng của cá sau 15 ngày ương
Sau 15 ngày ương ở nghiệm thức Chlorella sp. + rotifer + TACB có tốc độ
tăng trưởng chiều dài cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
các nghiệm thức còn lại. Ở 2 nghiệm thức Chlorella sp. + rotifer và Chlorella
sp. + TACB có tốc độ tăng trưởng chiều dài không khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm
thức không có bổ sung Chlorella sp. (Bảng 3).
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương
Nghiệm thức Tăng trưởng tuyệt đối
(mm/ngày)
Tăng trưởng đặc biệt
(%/ngày)
Chlorella sp + rotifer 0,06±0,002b 2,31±0,08b
Chlorella sp + rotifer +
TACB
0,11±0,011c 3,95±0,30c
Chlorella sp + TACB 0,06±0,011b 2,60±0,35b
Rotifer 0,04±0,003a 1,65±0,13a
Rotifer + TACB 0,04±0,009a 1,53±0,35a
TACB Cá chết hoàn toàn sau 8 ngày ương
Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về sử dụng thức ăn tự nhiên kết hợp
với thức ăn chế biến để nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá biển giống cho
thấy thức ăn chế biến có thể được ấu trùng các loài cá này sử dụng hiệu quả sau
khi thay thế dần cho thức ăn tự nhiên (Takeuchi, 2001). Cụ thể, trên cá vền
biển (Sparus aurata) khi cá được cho ăn thức ăn chế biến với thành phần dinh
dưỡng cao, nguyên liệu thức ăn làm từ protein cá thủy phân, bột mực, bột
casein, dextrin, hỗn hợp vitamin và béo không no. Kết quả nghiên cứu cho thấy
sau khi cho cá ăn thức ăn chế biến từ ngày thứ 8 đến ngày 15 sau khi nở (4
ngày đầu cho ăn luân trùng sau đó thay thế dần luân trùng bằng thức ăn chế
biến) thì tốc độ tăng trưởng của cá trung bình đạt 0,12 mm/ngày và tỷ lệ sống
của cá không có sự khác biệt so với cá ở nghiệm thức ăn hoàn toàn thức ăn tươi
sống. Vì vậy, thức ăn chế biến có thể được xem là một trong những giải pháp
tối ưu để thay thế thức ăn tươi sống của cá ở giai đoạn bột mà không làm ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá (Yufera et al.,1999). Duray và
Bagarinao (1984) sử dụng thức ăn chế biến và Artemia để ương ấu trùng cá
măng (Channos channos) sau hai tuần tuổi cho thấy tăng trưởng về chiều dài
và khối lượng cá giữa nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến và Artemia khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên để cá măng sử dụng được
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
359
thức ăn chế biến trước tiên cho cá ăn luân trùng giai đoạn đầu và thay thế dần
luân trùng bằng thức ăn chế biến.
Tóm lại: Tảo giữ vai trò quan trọng trong trong ương cá nâu, nếu không có tảo
thì tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá thấp mặc dù trong môi trường ương có luân
trùng là thức ăn ưa thích và được cá lựa chọn sử dụng. Việc bổ sung thức ăn
chế biến trong quá trình ương cá bột cũng là một trong những giải pháp thích
hợp nhằm góp phần tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Tăng trưởng tuyệt
đối, tăng trưởng đặc biệt và chiều dài của cá đạt được sau 15 ngày ương đều có
xu hướng tương tự như tỷ lệ sống của cá giữa môi trường nước trong và nước
xanh.
4 KẾT LUẬN
Không thể sử dụng khẩu phần có 100% thức ăn chế biến để ương cá nâu bột.
Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức Chlorella sp. +
rotifer + TACB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd, C. E. 1998. Water quanlity in ponds aquaculture. Auburn University,
Alabana.
Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt Việt Nam – phân loại bộ tảo lục
(Chlorococcales), Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Duray, M., and T. Bagarinao , 1984.Weaning of hatchery-bred milkfish larvae
from live food to artificial diets. References and further reading may be
available for this article. To view references and further reading you must
purchase this article. Aquaculture Department, Southeast Asian Fisheries
Development Center (SEAFDEC), Tigbauan, IloiloThe Philippines.
Nguyễn Thanh Phương, Võ Thành Tiếm, Trần Thị Thanh Hiền, Phạm Trần
Nguyên Thảo và Lý Văn Khánh, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh
dưỡng và sinh sản cá nâu (Scatophagus argus). Tạp chí nghiên cứu khoa học,
Đại học Cần Thơ. (2): 51–59.
Nguyễn Thanh Phương, 2008. Nghiên cứu sản xuất giống các loài thủy sản bản
địa Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài cấp Bộ - Trường Đại học Cần Thơ.
(106 trang).
Reitan, Y.O., J.R. Rainuzzo, G. Oie, and Y. Olsen, 1997. A review of the
nutritional effects of algae in marine fish larvae. Aquaculture, 155: 207-221
Southgate, P.C., and P.S. Lee, 1993. Notes on the use of microbound artificial
diets for larval rearing of sea bass (Lates calcarifer). Asian fisheries science,
6: 245-247
Takeuchi, T., 2001. A review of feed development for early life stages of marine
finfish in Japan. Aquaculture, 200: 203-222.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 352-360 Trường Đại học Cần Thơ
360
Yufera, M., E. Pascual, and C. Fernandez-Diaz, 1999. A highly afficient
microencapsulated food for rearing early larvae of marine fish. Aquaculture,
177: 249-256.
Trương Quốc Phú. (2003). Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt.
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Pornlerd, C., F.T. James., J.F. Simon., H.M. Ian and L. Chalor. (1994). Health
management in shrimp ponds. Tài liệu dịch bởi Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn
Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc Hải. (2003). Quản lý sức
khỏe tôm trong ao nuôi. Danida-Bộ Thủy sản.