Ảnh hưởng của tiểu thuyết nước ngoài đến sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Kì cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

TÓM TẮT Có hai nền tiểu thuyết ảnh hưởng rất sâu đậm đến tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đó là tiểu thuyết Pháp và tiểu thuyết Trung Quốc. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc được thấy rõ nhất qua phong trào dịch thuật “truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ ở Nam Kì vào đầu thế kỉ XX. Phong trào này đã tác động rất lớn đến đời sống văn học của Nam Kì. Đồng thời cũng tạo nên một phản ứng ngược sau này, đó là phong trào sáng tác những truyện văn xuôi quốc ngữ, những “kim thời tiểu thuyết”có bối cảnh là đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử. Việc dịch thuật tiểu thuyết phương Tây, cùng với phong trào dịch thuật truyện Tàu đã tác động quyết định đến việc hình thành tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Bộ. Sau bước dịch thuật, mô phỏng - phóng tác cũng là một bước đi quan trọng để các nhà văn của chúng ta học tập, nắm bắt được kĩ thuật viết tiểu thuyết của phương Tây. Độc giả, qua những tác phẩm này, cũng sẽ làm quen dần với những đặc điểm của thể loại mới. Hiện tượng mô phỏng - phóng tác này cũng là tình hình chung của văn học Đông Nam Á và Đông Á vào thời kì đó.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tiểu thuyết nước ngoài đến sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Kì cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 54 ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NƯỚC NGOÀI ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT NAM KÌ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX VÕ VĂN NHƠN (*) TÓM TẮT Có hai nền tiểu thuyết ảnh hưởng rất sâu đậm đến tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đó là tiểu thuyết Pháp và tiểu thuyết Trung Quốc. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc được thấy rõ nhất qua phong trào dịch thuật “truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ ở Nam Kì vào đầu thế kỉ XX. Phong trào này đã tác động rất lớn đến đời sống văn học của Nam Kì. Đồng thời cũng tạo nên một phản ứng ngược sau này, đó là phong trào sáng tác những truyện văn xuôi quốc ngữ, những “kim thời tiểu thuyết”có bối cảnh là đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử. Việc dịch thuật tiểu thuyết phương Tây, cùng với phong trào dịch thuật truyện Tàu đã tác động quyết định đến việc hình thành tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Bộ. Sau bước dịch thuật, mô phỏng - phóng tác cũng là một bước đi quan trọng để các nhà văn của chúng ta học tập, nắm bắt được kĩ thuật viết tiểu thuyết của phương Tây. Độc giả, qua những tác phẩm này, cũng sẽ làm quen dần với những đặc điểm của thể loại mới. Hiện tượng mô phỏng - phóng tác này cũng là tình hình chung của văn học Đông Nam Á và Đông Á vào thời kì đó. ABSTRACT (*) The Cochin china novels have been deeply influenced by the two novels grounds in the late 19th and the early 20th centuries: French novels and Chinese ones. The influence of Chinese novels emerged from the movement of translating Chinese fiction into Quoc Ngu ( The national and official language of Vietnam) in Cochin china in the early 20th century. This movement has tremendously impacted on the life of Cochin china literature. However, it has also caused an opposite reaction later, that is the creating prose works by the Vietnamese Roman Alphabet, the “modern fictions” with the context of Vietnamese people and Vietnamese country, and particularly the historical novels. The translation of Western novels together with the translation movement of Chinese fiction have decisively impacted on the formation of Quoc Ngu novels in Cochin china. After translating, simulating - adapting is an important step for the Cochin china writers to learn and master the way of writing Western novels. Therefore, readers were also familiar with the characteristics of a new genre. The simulating - adapting phenomenon is also the general situation of Southeast Asian and East Asian literature at that time. (*) TS, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh 55 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nam Kì từ cuối thế kỉ XIX đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, vì thế, Nam Kì tiếp nhận văn minh, văn hoá phương Tây sớm hơn so với các vùng miền khác. Và văn học Nam Kì cũng đi tiên phong trong việc hiện đại hoá, trong đó tiểu thuyết quốc ngữ là thể loại phát triển mạnh mẽ nhất. Bên cạnh ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Trung Quốc cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC 2.1. Việc dịch thuật tiểu thuyết Trung Quốc Tiểu thuyết Trung Quốc với truyền thống lâu đời của nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành của tiểu thuyết Nam Kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ảnh hưởng này thể hiện rõ nhất qua phong trào dịch thuật “truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ rất sôi nổi ở Nam Kì vào đầu thế kỉ XX. Phong trào dịch truyện Tàu này đã tác động rất lớn đến công chúng độc giả và trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống văn học của Nam Kì. Trần Bạch Đằng đã nhận định về vấn đề này như sau: “Nói đến văn học thành phố Sài Gòn không thể bỏ qua một hiện tượng đã trở thành lịch sử: sự hưởng thụ “truyện Tàu” và sau này “truyện chưởng” của bộ phận quần chúng đông đảo. Tôi tin rằng mức hưởng thụ đó rộng và sâu hơn ở miền Bắc. Những Phong thần, Phong kiếm xuân thu, Tam Quốc, Thuyết Đường, Phi Long Nhạc Phi Những Chinh Đông Tảo Bắc, Bình Tây gần như sống trong mỗi nhà, các nhân vật Khương Trượng, Tôn Tẩn, Chung Vô Diệm, Quan Vân Trường, Trình Giảo Kim, Tiết Nhơn Quý, Địch Thanh quen thuộc đến nỗi họ đi vào ngôn ngữ dân gian: nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, trung như Nhạc Phi, v.v.”(1). Sự phát triển phong trào dịch thuật truyện Tàu thời kì đầu có sự tham gia của chính quyền thực dân, năm 1872, Liraye đã cho rằng: “Người ta sẽ không chống lại việc học viết bằng mẫu tự Latinh, nếu tiếng Annam được thay thế để dịch một vài tác phẩm Trung Quốc cơ bản và cổ điển”.(2) Như vậy ý đồ của thực dân trong việc dịch thuật truyện Tàu trước hết là để khuyến khích người dân bản xứ học chữ quốc ngữ. Người đầu tiên dịch các sách Nho học ra quốc ngữ là Trương Vĩnh Kí, nhưng người dịch tác phẩm văn học Trung Quốc ra quốc ngữ đầu tiên phải kể đến Huỳnh Tịnh Của. Chuyện giải buồn (1885) của ông phần nhiều là những truyện được dịch từ các tác phẩm Trung Quốc như Cao sĩ truyện, Trang Tử, Chiến quốc sách, Liêu Trai chí dị. Bản dịch “truyện Tàu” hoàn chỉnh phải kể là Tam quốc chí tục dịch trên Nông cổ mín đàm, đăng ngay trên số đầu tiên ngày 1. 8. 1901. Tên người dịch được ghi là Canavaggio, một chủ đồn điền và là thương gia người Pháp, chủ nhân báo Nông cổ mín đàm. Theo Vương Hồng Sển, người dịch chính là Lương Khắc Ninh, chủ bút của báo. Gần đây, Lưu Hồng Sơn trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9-2009, sau khi đưa ra các tiêu chí để phán đoán và loại trừ, cùng với tư liệu về các bài thơ ca ngợi tài dịch Tam quốc của Nguyễn Chánh Sắt, đã khẳng định Nguyễn Chánh Sắt mới chính là người đầu tiên dịch Tam quốc diễn nghĩa và bản dịch hoàn chỉnh dưới nhan đề Tam quốc chí tục dịch đăng dài kì trên Nông cổ mín đàm là công lao của Nguyễn 56 Chánh Sắt và Nguyễn An Khương (Tam quốc chí tục dịch trên Nông cổ mín đàm đăng đến số 258, 20 September 1906, thì tên Canavaggio được thay bằng tên Nguyễn An Khương). Sau Tam quốc chí, Nông cổ mín đàm còn lần lượt đăng các truyện dịch Liêu Trai chí dị, Kim cổ kì quan, Bao Công kì án... Đội ngũ dịch “truyện Tàu” sau đó có Nguyễn Chánh Sắc, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư, Đinh Văn Đẩu, Trần Hữu Quang, Huỳnh Trí Phú..., vốn là những người tinh thông Hán học và biết chữ quốc ngữ. Họ đều là chủ bút hay phụ bút cho các tờ báo như Nông cổ mín đàm, Lục Tỉnh tân văn. Chính họ trong khoảng từ 1905 đến 1910 đã đua nhau dịch nhiều tiểu thuyết thần kì, anh hùng nghĩa hiệp của Trung Quốc, tạo thành một phong trào dịch “truyện Tàu”. Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắc, Trần Phong Sắc đã được báo Phụ nữ tân văn đánh giá là “những tay dịch thuật trứ danh của Nam Kì”, riêng “Trần Phong Sắc là nhà dịch thuật trứ danh nhứt”, một mình Trần Phong Sắc đã dịch đến 29 bộ truyện Tàu. Nhìn chung, truyện Tàu được dịch ở Việt Nam có thể chia làm ba loại: loại tiểu thuyết anh hùng như La Thông tảo Bắc, Ngũ hổ bình Tây, Anh hùng náo Tam Môn Giai, Càng Long hạ Giang Nam, Loại này chiếm số lượng rất lớn ở Nam Kì do phù hợp với tâm lí di dân của dân Nam Kì và cả người Minh Hương xa xứ. Loại thứ hai là loại tiểu thuyết kiếm hiệp như Phong kiếm xuân thu, Giang hồ nữ hiệp, Hậu Hán tam hợp bảo kiếm, Loại này được ưa chuộng cả ở hai miền Nam Bắc. Loại thứ ba là loại tiểu thuyết tình cảm xã hội, tiểu thuyết diễm tình như Tây sương kí, Tuyết hồng lệ sử, Loại này rất ít thấy ở Nam Kì trong khi lại được độc giả miền Bắc rất ưa chuộng. Nguyễn Văn Ngọc đã nhận xét: “Thực vậy, ở trong Nam thì người ta tranh nhau mà coi những Ngũ hổ bình Tây, Ngũ hổ bình Nam còn ở ngoài Bắc thì người ta chỉ ham coi Song phượng kì duyên, Lục mẫu đơn”.(3) Như vậy ở Nam Kì, về xu hướng dịch thuật, các loại tiểu thuyết anh hùng, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết nghĩa hiệp được dịch nhiều hơn bởi chúng phù hợp với thị hiếu và hấp dẫn độc giả hơn loại truyện tình lãng mạn, truyện tài tử giai nhân. Việc dịch thuật này cũng có thuận lợi do nguồn sách cung cấp phong phú từ người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Các truyện này được in báo hoặc in thành tập. Dưới hình thức tập truyện, chúng dễ dàng phổ cập đến giới bình dân, nhờ vậy mà chữ quốc ngữ có thêm phương tiện truyền bá. Những Phong thần, Tam Quốc đều là những chuyện gần gũi với tâm hồn người bình dân, họ đàm luận với nhau về những nhân vật ấy, những gương trung hiếu tiết nghĩa rất quen thuộc ấy. Các truyện có từng chương từng hồi, tình tiết rõ ràng, do đó rất được hoan nghênh và chữ quốc ngữ cũng được ưa thích theo. Cha mẹ nhà nghèo cũng chỉ muốn cho con mình biết đọc, biết viết để đọc truyện Tàu cho nghe những khi mùa màng rảnh rỗi. Những nhà văn lão thành như Hồ Hữu Tường hay Vương Hồng Sển trong tác phẩm của mình đều có ghi lại cái thú đọc truyện Tàu này. Đã có nhiều nhà nghiên cứu giải thích về sự hấp dẫn đặc biệt này của truyện Tàu đối với công chúng độc giả Nam Kì. Bằng Giang cho rằng: “Truyện Tàu tiêu thụ mạnh trong mấy năm đầu của phong trào một phần cũng vì mảnh đất sáng tác của ta hãy còn là một bãi đất trống Truyện Tàu tung hoành được cũng do vào thời đó 57 những phương tiện giải trí cho người dân còn hiếm hoi”.(4) Vũ Hạnh giải thích như sau : “Việc người miền Nam thích đọc truyện Tàu phải được cắt nghĩa bằng nhu cầu của họ tiếp cận với những đức tính cố hữu của họ mà họ tìm thấy trong những nhân vật tích cực của truyện: đó là trung hiếu, tiết nghĩa, trí dũng, tín lễ, cương trực, anh hùng. Truyện Tàu cho họ những cặp đối kháng như La Thành - Đơn Hùng Tín, Tần Cối - Nhạc Phi, Bàng Quyên - Tôn Tẫn, Sài Trịnh Triệu - Lưu Quan Trường; mà họ không tìm thấy sách báo nào khác khi đó”.(5) Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh cũng nhìn việc tiếp nhận truyện Tàu ở một khía cạnh tích cực khác: “Rất nhiều truyện Tàu là những cái túi khôn, đâu phải là nhảm nhí là chính? Người miền Nam đọc truyện Tàu, thuộc truyện Tàu, lấy ra từ đó những cách ứng xử ở đời, soi vào gương tốt, răn mình bằng những gương phản diện”.(6) Vương Hồng Sển cũng nói: “Truyện Tàu dạy tôi nhiều điều xử thế nên tôi gọi nó là một nghệ thuật, chứ chẳng phải chơi Ngoài ra truyện Tàu có nhiều gương tốt, truyện Tàu là một vùng rừng thật lớn, một biển sâu và rộng, khai thác không bao giờ hết và cạn cùng”.(7) Những nhận định này cho thấy rằng truyện Tàu đã thực sự trở thành một phần máu thịt trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Nam Bộ trong thời kì đó và nó đã tác động không nhỏ đến khuynh hướng sáng tác của tiểu thuyết trong giai đoạn này. Cũng cần nói thêm là Nam Kì còn là nơi dung thân của đông đảo người Minh Hương, tức những người Việt gốc Hoa mang tinh thần “phản Thanh phục Minh”. Những truyện dịch mang không khí tảo Bắc, chinh Tây có lẽ cũng phần nào thỏa mãn ước mơ phục quốc của họ. Việt Nam và Trung Quốc vốn được coi là “đồng văn”, đồng thời việc dịch truyện Tàu là sự tiếp nối truyền thống giao lưu văn học giữa hai nước, đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng. “Truyện Tàu”, với lối văn xuôi theo tiếng nói thường, với nội dung hấp dẫn, đã tỏ ra thích hợp với thị hiếu và trình độ thuởng thức của quần chúng độc giả nơi vùng đất mới này. Việc đọc truyện Tàu một thời gian dài đã thực sự trở thành một thú vui trong quần chúng nhân dân Nam Kì. Việc dịch và xuất bản truyện Tàu tràn lan vì lí do thương mại, chạy theo thị hiếu của quần chúng cũng tạo nên một phản ứng tích cực sau này, đó là phong trào sáng tác những truyện văn xuôi quốc ngữ, những “kim thời tiểu thuyết” có bối cảnh là đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biêt là tiểu thuyết lịch sử với ý hướng muốn thể hiện lịch sử dân tộc. Đó là một phản ứng của lòng tự trọng dân tộc trước sự xâm lăng của văn hoá nước ngoài, nhưng quan trọng hơn, đó là bước quẫy đạp mạnh mẽ của văn học Việt Nam để thoát ra vòng kiềm tỏa lâu đời của văn học Trung Hoa, đó là một nỗ lực trên bước đường hiện đại hoá của văn học Việt Nam, bước đường vượt ra khỏi ảnh hưởng của văn học khu vực để hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế giới. 2.2. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc về mặt thể loại Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc về mặt thể loại trước hết phải nói đến ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi. Tiểu thuyết này thuộc loại hình văn hoá trung cổ, xuất hiện, định hình và phát triển trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XIX. Thuộc thể loại văn xuôi tự 58 sự, tiểu thuyết chương hồi xuất hiện từ lâu nhưng phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kì Minh – Thanh và có thể chia làm ba loại: dân gian, bác học và thị dân. Ba loại này có tính độc lập tương đối nhưng cũng có sự giao thoa, thâm nhập lẫn nhau. Có thể tìm thấy dấu ấn của ba loại này trong các tác phẩm Tam Quốc chí, Tây Du kí Nhìn tổng quát, tiểu thuyết chương hồi thời kì Minh - Thanh thuộc thể loại trung gian giữa truyện kể sử thi và tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết chương hồi bắt nguồn từ những thoại bản. Thoại bản là những văn bản làm gốc để người kể thuật chuyện cho thính giả nghe. Đối với người kể chuyện, mỗi hồi là một chuyện dùng để kể trong một buổi, một kì hoặc một đêm. Để hấp dẫn người nghe và giúp người nghe dễ theo dõi câu chuyện, trước khi kể tiếp, người kể có mấy câu thơ giới thiệu, nhắc lại những đoạn đã kể một cách sơ lược. Kết thúc buổi kể, thường ở ngay vào chỗ gay cấn, hồi hộp nhất sẽ dừng lại ở câu “muốn biết việc thế nào xin xem hồi sau phân giải”. Vì bắt đầu từ thoại bản nên trong tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc yếu tố kể còn lưu dấu rất rõ. Những chữ “rằng” xuất hiện trong lối kể như: “Đổng Trác hỏi rằng, Trương Phi nổi giận mà rằng ” chính là dấu tích của truyện kể, khác với tiểu thuyết là để đọc thầm. Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc kết cấu theo trình tự thời gian đơn tuyến, xoay tròn, khép kín. Ở đây, thời gian là cái trục chính để dẫn dắt sự kiện, biến cố và số phận nhân vật. Những sự kiện có trước nói trước, có sau nói sau theo đúng thời gian lịch sử. Trong loại tiểu thuyết anh hùng, thời gian diễn ra thật gấp gáp, khẩn trương. Thời gian trong tiểu thuyết đời thường là dàn trải, chậm chạp. Không gian ở đây là không gian không biên giới, không phải biến động tự thân mà hầu như tĩnh tại và tác giả có thể khống chế được. Trong tiểu thuyết Nam Kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hình thức kết cấu chương hồi có thể thấy ở các tác phẩm như Nặng gánh cang thường, Nhơn tình ấm lạnh, của Hồ Biểu Chánh; Giọt máu chung tình, Gia long tẩu quốc của Tân Dân Tử; Việt Nam anh kiệt, Lê triều Lí thị của Phạm Minh Kiên. Cả những tiểu thuyết tôn giáo trên báo Nam Kì địa phận phần lớn cũng đều tổ chức theo kết cấu truyền thống này. Các nhà văn vẫn sử dụng lối kết cấu theo thời gian đơn tuyến. Tiểu thuyết Trung Quốc còn chi phối cách miêu tả ngoại hình nhân vật, cách tả cảnh, tả tình Câu văn biền ngẫu còn tồn tại khá rõ trong nhiều tác phẩm cũng cho ta thấy ảnh hưởng sâu sắc này. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, một số nhà viết tiểu thuyết Nam Bộ quan tâm nhiều hơn đến việc miêu tả hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Về đề tài, nhiều nhà văn chú ý đến hành động của các nhân vật anh hùng, những con người nghĩa hiệp, hảo hớn, ca ngợi những con người nghĩa khí. Đó cũng là sự gặp gỡ thú vị giữa truyện Tàu và cá tính của con người Nam Bộ. Loại truyện tài tử - giai nhân Trung Quốc cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến nội dung cốt truyện của một số tác phẩm tiểu thuyết ở Nam Kì. Hình ảnh Vương Thế Trân, Nhan Khả Ái (Phan Yên ngoại sử), Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà (Giọt máu chung tình) v.v rất gần gũi với loại nhân vật tài tử giai nhân của truyện Tàu. Các nhà văn Nam Kì cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết bình dân Trung Quốc. Qua thống kê của Nhan Bảo, một nhà Việt Nam học người Trung Quốc, chúng ta thấy trường hợp các tiểu thuyết 59 như Gái trả thù cha, Man hoang kiếm hiệp, Tiểu hồng bào hải thụy, Giang hồ nữ hiệp của Nguyễn Chánh Sắc; Nhi nữ tạo anh hùng của Gabriel Võ Lộ, thực chất cũng được dịch từ những tiểu thuyết bình dân của Trung Quốc.(8) Vì thế phải hết sức cẩn trọng khi nghiên cứu các tác phẩm của giai đoạn này, tránh việc gán ghép không chính xác những tác phẩm dịch hoặc mô phỏng, phóng tác từ tiểu thuyết Trung Quốc cho các tác giả Việt Nam. Không chỉ có tiểu thuyết cổ điển, tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc cũng đã kịp ảnh hưởng đến tiểu thuyết Nam Kì đầu thế kỉ XX. Lê Hoằng Mưu đã thú nhận điều này trên Lục Tỉnh Tân Văn số 1941 ngày 2.2.1925: “Tiểu thuyết Hoan hỉ kì oan này chẳng trọn ở tôi bày đặt. Trừ các bộ tiểu thuyết ở tôi làm ra, truyện này vẫn là tiểu thuyết kim thời của Trung Huê cách mạng. Xem qua thật là phong tình xằng xịu nhởm nhúa lắm, trong xứ ta chưa có bộ tiểu thuyết nào dám bì. Nhưng bởi trong có nhiều khúc chiết éo le, lại cũng có vay trả nhãn tiền và có thói tục đàn bà. Nên muốn có tiểu thuyết khác ý tôi viết để độc giả mua vui trong canh vắng tôi mượn tạm bộ tiểu thuyết này chế giảm và sửa tình cảnh lại chút ít hiến chư tôn nhàn duyệt.” Hoan hỉ kì oan được đăng trên Lục Tỉnh Tân Văn là một tên gọi khác của Người bán ngọc, một tác phẩm đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung đánh giá rất cao, bởi cho đây là một tiểu thuyết có nhiều dáng dấp hiện đại trong việc xây dựng một cốt truyện li kì, hấp dẫn, xen lẫn những trang miêu tả tình yêu sắc dục với những tình tiết án mạng và phá án. Nhà văn đã có những thao tác miêu tả tâm lí nhân vật, đi sâu vào nội tâm nhân vật, để từ đó tính cách nhân vật hiện lên một cách rõ rệt.(9) Như đã nói ở trên, Người bán ngọc chỉ là một tác phẩm phóng tác. Qua tư liệu chúng tôi mới tìm được, tác phẩm mà Lê Hoằng Mưu dựa vào để phóng tác có thể là Hương Thái Căn cải trang gian dâm mệnh phụ của Tây Hồ ngư ẩn chủ nhân đời Thanh. (10) Tác phẩm này từng được đoàn sứ thần do Lê Quý Đôn làm Phó sứ, mua, đọc và mang về nước trong trong chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1762. Tài năng của Lê Hoằng Mưu là từ cốt truyện của một tác phẩm vỏn vẹn 23 trang đã xây dựng được thành một tiểu thuyết phức tạp với sự miêu tả, phân tích tâm lí tinh tế, sâu sắc dày đến gần 200 trang. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY 3.1. Việc dịch thuật tiểu thuyết phương Tây Tiểu thuyết phương Tây, đặc biệt là tiểu thuyết Pháp đã được dịch ra quốc ngữ và xuất bản ở Nam Kì khá sớm, hơn cả tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Từ năm 1884 Trương Minh Kí đã dịch cuốn Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ, dịch cuốn Riche et Pauvre (Phú bần truyện diễn ca) đăng ở Gia Định báo, từ số 47, ngày 22-11-1884. Năm 1887 ông dịch cuốn Les aventures de Telemaque của Fenelon (Chuyện Tê Lê Mặc gặp tình cờ). Bản dịch này bằng văn vần, theo thể thơ lục bát. Năm 1886, Truyện Robinson (tức Robinson Crusoe) được dịch ra quốc ngữ và đăng ở Gia Định báo (số 6, ngày 24-4 –1886). Cuối thế kỉ XIX còn có Trần Nguyên Hanh dịch Les conseils du Père Vincent (Gia huấn của lão Vincent). Đến đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của những tờ báo có uy tín như Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Nam Kì địa phận, đã góp phần rất lớn trong việc đưa các bản dịch tiểu thuyết 60 phương Tây đến tay công chúng một cách sâu rộng hơn. Trên Lục Tỉnh Tân Văn có Le Comte de Monte Cristo (Tiền căn báo hậu - 1907), Les trois mousquetaires (Ba người ngự lâm pháo thủ - 1914) của Alexandre Dumas, do Trần Chánh Chiếu dịch. Nông cổ mín đàm đăng các bản dịch của Lê Hoằng Mưu. Lê Hoằng Mưu dịch cả truyện Mỹ, Nga (qua tiếng Pháp) như Chồng bắt vợ chạ, Vi Lê giết vợ đăng trên Nông cổ mín đàm. Từ năm 1916 báo Nam Kì địa phận cũng bắt đầu đăng các truyện dịch
Tài liệu liên quan