Anten dùng trong thông tin vi ba
- Yêu cầu và đặc điểm của anten trong thông tin vi ba - Anten nhiều chấn tử - Anten khe - Nguyên lý bức xạ mặt - Anten loa - Các Anten gương
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Anten dùng trong thông tin vi ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
ANTEN DÙNG TRONG THÔNG TIN VI BA
6.1 GIỚI THIỆU CHUNG
6.1.1 Các chủ đề được trình bày trong chương
- Yêu cầu và đặc điểm của anten trong thông tin vi ba
- Anten nhiều chấn tử
- Anten khe
- Nguyên lý bức xạ mặt
- Anten loa
- Các Anten gương
6.1.2 Hướng dẫn
- Hoc kỹ các phần được trình bày trong chương
- Tham khảo thêm [1], [2], [3]
- Trả lời các câu hỏi và bài tập
6.1.3 Mục đích của chương
- Nắm được yêu cầu và đặc điểm của anten trong thông tin vi ba
- Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc và một số tham số của các loại anten sử dụng
trong thông tin viba.
6.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA ANTEN DÙNG TRONG THÔNG TIN
VI BA
6.2.1 Các hệ thống thông tin vi ba và băng tần sử dụng
Vi ba là đoạn sóng vô tuyến điện được sử dụng nhiều trong các hệ thống thông tin vô
tuyến hiện nay như thông tin di động sử dụng băng tần 800 – 950 MHz hoặc băng tần 2 GHz.
Thông tin vệ tinh sử dụng trong một phạm vi rộngcủa sóng vi ba khoảng từ 1,5 – 44 GHz và được
chia ra nhiều băng khác nhau cho các dịch vụ khác nhau. Hệ thống thông tin vô tuyến chuyển tiếp
trên mặt đất (còn được gọi là hệ thống thông tin vi ba) làm việc ở dải tần khoảng tử 1 – 10 GHz.
Băng tần của sóng vi ba được sử dụng cho nhiều hệ thống thông tin với nhiều dịch vụ viễn
thông khác nhau, nên việc lựa chọn và ấn định băng tần thích hợp cho mỗi loại thông tin là rất cần
112
thiết, sao cho việc sử dụng băng tần có được hiệu quả nhất, tránh được can nhiễu giữa các hệ
thống thông tin hoặc trong cùng một hệ thống với nhau.
6.2.2 Đặc điểm truyền lan sóng
Như đã đề cập trong phần truyền sóng, các sóng vi ba có bước sóng rất nhỏ nên nếu
truyền lan bằng phương pháp truyền lan sóng bề mặt sẽ bị mặt đất hấp thụ rất lớn, cự ly thông tin
sẽ rất gần. Hơn nữa, vì bước sóng nhỏ nên khả năng nhiễu xạ qua các chướng ngại vật gặp trên
đường truyền lan kém, chỉ cần một vật chắn nhỏ sóng sẽ không truyền qua được. Cũng không thể
sử dụng phương pháp truyền lan sóng bằng tầng điện ly để truyền sóng vi ba bởi vì đối với sóng
này thì tầng điện ly trở nên trong suốt khi nó truyền qua, nghĩa là sóng sẽ xuyên qua tầng điện ly
mà ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Do đó phương pháp truyền sóng chủ yếu dùng cho băng
sóng vi ba là truyền lan sóng không gian, nghĩa là hai anten thu, phát phải đặt cao trên mặt đất và
hướng bức xạ cực đại vào nhau. Khi truyền lan sóng trong điều kiện đó sẽ xảy ra hiện tượng pha
đinh sâu do sự giao thoa giữa sóng tới trực tiếp và sóng phản xạ từ nhiều môi trường khác nhau
tới...
Do những đặc điểm nêu trên, anten dùng trong thông tin vi ba có các yêu cầu nhất định
6.2.3 Các yêu cầu đối với anten dùng trong thông tin vi ba
Tùy theo tính chất của mỗi hệ thống thông tin vô tuyến vi ba mà người ta sử dụng các loại
anten thích hợp, với các yêu cầu khác nhau. Với các hệ thống thông tin vô tuyến chuyển tiếp trên
mặt đất và thông tin vệ tinh thì anten phải có các yêu cầu:
- Hệ số khuếch đại phải lớn
Khi tần số công tác tăng thì tổn hao trong không gian tự do tăng, tổn hao trên fiđơ tăng.
Bởi vậy, khi tần số công tác tăng để bù vào tổn hao tăng đó thì hệ số khuếch đại của anten yêu cầu
phải tăng để giảm nhỏ công suất đồng thời giảm được can nhiễu cũng như tạp âm và giảm được
pha đinh do các tia phản xạ.
Ví dụ với tần số công tác 2 GHz yêu cầu hệ số khuếch đại của anten là 30 – 35 dBi; khi tần
số công tác là 4 GHz thì yêu cầu hệ số khuếch đại của anten là 39 – 43 dBi; khi tần số công tác là
6 GHz thì yêu cầu hệ số khuếch đại của anten là 43 – 46 dBi...
- Búp sóng phụ phải nhỏ
Yêu cầu búp sóng phụ phải nhỏ để không gây nhiễu sang các hệ thống khác. Đồng thời
búp sóng phụ nhỏ thì hiệu suất làm việc của anten tăng dẫn đến hệ số khuếch đại tăng.
- Hệ số bảo vệ phải lớn
Trong hệ thống thông tin chuyển tiếp trên mặt đất ta thường quan tâm đến hệ số bảo vệ ở
hướng ngược so với hướng chính (hướng bức xạ cực đại). Với các anten của hệ thống này, yêu
cầu hệ số bảo vệ vào khoảng 65 - 70 dB.
Trong hệ thống thông tin vệ tinh, hệ số bảo vệ thường được quy định cho các búp phụ ở
hướng bên cạnh để không gây can nhiễu cho các hệ thống vi ba trên mặt đất và các trạm vệ tinh
bên cạnh. Theo khuyến nghị của CCIR đối với các anten có d/λ > 100, thì búp phụ bên có hệ số
113
khuếch đại Gs phải thỏa mãn yêu cầu sau: 0 01 25θ< < thì 29 25lgsG θ< − .Khi d/λ < 100 thì
32 25lgsG θ= −
Trong các hệ thống vi ba khác thì các yêu cầu trên lại không cần thiết hoặc lại có yêu cầu
ngược lại, như ở hệ thống thông tin di động hoặc hệ thống phát vô tuyến truyền hình thì các anten
lại yêu cầu bức xạ vô hướng hoặc có tính hướng rộng trong mặt phẳng ngang (để tăng cường diện
tích phủ sóng) và có tính hướng cao trong mặt phẳng thẳng đứng (để tập trung năng lượng) .
Các yêu cầu chung đối với anten trong các hệ thống thông tin vô tuyến là:
- Giải tần công tác rộng: anten được dung trong thông tin vô tuyến thường truyền đi các
tín hiệu có phổ tần rộng nên yêu cầu anten phải có dải tần rộng để không làm méo tín
hiệu.
- Anten phải có phối hợp trở kháng tốt với fiđơ hay ống dẫn sóng, để có hệ số sóng
chạy phải lớn hpn hoặc bằng 0,97.
- Anten phải có kết cấu vững chắc chịu được gió bão, có các thiết bị bảo vệ chống sét,
mưa...
Để có được những yêu cầu trên, trong vi ba thường sử dụng nhiều loại anten khác nhau
6.3 ANTEN NHIỀU CHẤN TỬ
6.3.1 Anten dàn chấn tử
Trong nhiều trường hợp thông tin vô tuyến, năng lượng bức xạ cần được tập trung tối đa
về một phía. Điều đó có nghĩa là anten cần có đồ thị phương hướng đảm bảo tập trung năng lượng
trong búp sóng chính hẹp và giảm tối thiểu của các bức xạ nằm ngoài búp chính. Có thể thực hiện
được dạng đồ thị này bằng một dàn chấn tử.
Anten dàn chấn tử hay còn được gọi là dàn anten do hai hay nhiều chấn tử đơn hợp thành.
Mỗi phần tử đơn là một chấn tử đối xứng riêng rẽ có chiều dài một phần tư bước sóng hoặc nửa
bước sóng. Chúng được sắp xếp sao cho các trường bức xạ của các chấn tử riêng rẽ cộng với nhau
tạo nên trường bức xạ tổng tập trung năng lượng trong búp sóng hẹp theo phương mong muốn.
Có hai cách bố trí các chấn tử trong một dàn chấn tử: đặt các chấn tử thẳng hàng dọc theo
trục của chấn tử hoặc đặt các chấn tử song song với nhau, vuông góc với trục của chấn tử. Việc
sắp xếp các chấn tử như vậy được gọi là sắp xếp theo hàng và theo cột. Trường hợp dàn đơn giản
nhất bao gồm hai chấn tử đã được xét trong chương 5.
Dàn chấn tử đồng pha
Dàn chấn tử đồng pha được sử dụng ở băng sóng ngắn và băng sóng cực ngắn. Anten bao
gồm các chấn tử nửa sóng được sắp xếp thành hàng và cột trong mặt phẳng với khoảng cách giữa
các chấn tử bằng nửa bước sóng công tác theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang
(hình 6.1). Số chấn tử dùng trong các hàng và cột thường chẵn. Để tiếp điện đồng pha cho các
chấn tử có thể sử dụng sơ đồ mắc liên tiếp, đường dây fiđơ bắt chéo (hình 6.1a) hoặc mắc song
song từng cấp (hình 6.1b).
-
-
+
+
-
-
+
+
λ/2
λ/2
114
Hình 6.1. Dàn chấn tử đồng pha
Ở hình 6.1a, chiều dòng điện chảy trên các chấn tử được vẽ bởi các mũi tên. Việc bắt chéo
đường dây tiếp điện giữa hai tầng nhằm đảm bảo tiếp điện đồng pha cho chấn tử ở các tầng. Ở
hình 6.1b, với cách mắc song song từng cấp có thể dễ dàng nhận thấy rằng độ dài của đường fidơ
tiếp điện cho các chấn tử có giá trị như nhau, do đó pha của dòng điện tiếp cho các chấn tử của
dàn anten cũng giống nhau.
Dàn chấn tử đồng pha có đồ thị phương hướng tổng hợp giống như đồ thị phương hướng
của chấn tử nửa sóng nhưng do tập hợp nhiều chấn tử nửa sóng có pha giống nhau nên đồ thị
phương hướng có búp sóng chính hẹp hơn nhiều và hệ số hướng tính lớn hơn nhiều so với chấn tử
nửa sóng đơn.
Trong thực tế, để nhận được bức xạ đơn hướng người ta thường kết hợp dàn chấn tử với một
mặt phẳng phản xạ hoặc một dàn chấn tử phản xạ. Mặt phản xạ có thể là mặt kim loại hoặc lưới
dây dẫn gồm các dây kim loại đặt song song nhau và đặt song song với dàn phát xạ ở một khoảng
cách d nhất định, d = (0,2- 0,25)λ. Dàn chấn tử phản xạ có thể làm việc ở chế độ chủ động hoặc
chế độ thụ động. Trong chế độ thụ động các chấn tử không nối với nguồn, dòng điện trong chúng
có được là do cảm ứng trường bức xạ của chấn tử chính. Việc điều chỉnh biên độ và pha dòng cảm
ứng được thực hiện nhờ một đoạn dây fiđơ ngắn mạch có độ dài biến đổi được. Trong chế độ chủ
động, dàn chấn tử phản xạ được nối với nguồn thông qua một bộ di pha, nhằm đảm bảo góc lệch
pha cần thiết của dòng điện giữa dàn phản xạ và dàn chính.
6.3.2 Anten Yagi
Đây là loại anten đang được sử dụng rộng rãi ở băng sóng ngắn cũng như băng sóng cực
ngắn. Hoạt động của anten này có nhiều ưu điểm về thông số điện, đơn giản về cấu trúc, rất thích
hợp với các loại máy thu truyền hình gia đình.
Cấu tạo của anten yagi: Gồm một chấn tử chủ động (chấn tử được cấp nguồn) thường là
chấn tử vòng dẹt nửa sóng, một chấn tử phản xạ thụ động và một số chấn tử dẫn xạ thụ động (là
chấn tử không được cấp nguồn). Các chấn tử được gắn trực tiếp trên một thanh đỡ thông thường
là bằng kim loại, như chỉ ra trên hình 6.2. Việc gắn trực tiếp các chấn tử lên thanh kim loại thực tế
không ảnh hưởng gì đến các tham số của anten vì điểm giữa của các chấn tử nửa sóng là nút của
điện áp và các chấn tử đặt vuông góc với thanh kim loại nên không có dòng điện cảm ứng trong
thanh.
b)
115
Hình 6.2: Anten yagi Hình 6.3
Để tìm hiểu nguyên lý làm việc xét một anten yagi gồm 3 chấn tử: chấn tử chủ động A, chấn
tử phản xạ P và chấn tử hướng xạ D. Chấn tử A được nối với máy phát cao tần và bức xạ sóng
điện từ, dưới tác dụng của trường bức xạ này trong P và D xuất hiện dòng cảm ứng và sinh ra bức
xạ thứ cấp. Nếu chọn độ dài của P và khoảng cách từ A đến P thích hợp thì P sẽ trở thành chấn tử
phản xạ của A. Khi đó, năng lượng bức xạ của cặp chấn tử A - P sẽ giảm yếu về phía chấn tử P
(hướng -z) và được tăng cường ở hướng ngược lại (hướng + z). Tương tự, nếu chọn độ dài của
chấn tử D và khoảng cách A đến D thích hợp thì D sẽ trở thành chấn tử dẫn xạ của A. Khi ấy,
năng lượng bức xạ của hệ A - D sẽ hướng về chấn tử D (hướng + z) và giảm yếu về hướng ngược
lại (hướng -z). Kết quả năng lượng bức xạ của cả 3 chấn tử sẽ tập trung về một phía, hình thành
một kênh dẫn sóng dọc theo trục anten, hướng từ phía chấn tử phản xạ P về phía chấn tử dẫn xạ D.
Việc tính toán chính xác kích thước của các chấn tử phản xạ và dẫn xạ là một bài toán phức
tạp, thông thường nó được tính toán theo thực nghiệm dựa trên những lý thuyết và kết quả đã biết.
Quan hệ về dòng điện trong chấn tử chủ động I1 và chấn tử thụ động I2 được biểu thị qua
biểu thức:
2
1
. jI a e
I
= ψ (6.1)
với
( )2 212 22
2 2
22 22
12 22
12 22
R X
a
R X
X Xarctg arctg
R R
+= +
= + −ψ π
(6.2)
Ở đây R12 và X12 là điện trở và điện kháng tương hỗ của chấn tử chủ động lên chấn tử thụ
động; R22 và X22 là điện trở và điện kháng của bản thân chấn tử thụ động.
Bằng cách thay đổi độ dài của chấn tử thụ động, có thể biến đổi độ lớn và dấu của điện
kháng riêng X22 do đó sẽ biến đổi được a và ψ. Quan hệ giữa a và ψ với X22 khi chấn tử có độ dài
gần bằng nửa bước sóng công tác và khoảng cách d = λ /4 được biểu thị trên hình 6.3.
Khoảng cách d tăng thì biên độ dòng trong chấn tử thụ động giảm. Tính toán cho thấy
rằng, với d khoảng từ 0,1 đến 0,25λ thì nếu điện kháng của chấn tử mang tính cảm kháng sẽ nhận
Chấn tử
phản xạ
Chấn tử
chủ động
Chấn tử
dẫn xạ
D A
P
z
- 120 - 80 - 40 0
40
80
120
X22 (Ω)
ψ
a
40 80 120
160
0,2
0,4
0,6
0,8
ψ0 a
116
được I2 sớm pha hơn I1. Trong trường hợp này chấn tử thụ động sẽ trở thành chấn tử phản xạ.
Ngược lại, khi điện kháng của chấn tử thụ động mang tính dung kháng thì dòng I2 sẽ chậm pha
hơn I1 và chấn tử thụ động sẽ trở thành chấn tử dẫn xạ.
Trong thực tế, việc thay đổi điện kháng X22 của chấn tử thụ động được thực hiện bằng
cách điều chỉnh độ dài cộng hưởng của chấn tử: khi độ dài chấn tử lớn hơn độ dài cộng hưởng thì
X22 > 0, còn khi độ dài chấn tử nhỏ hơn độ dài cộng hưởng thì X22 < 0. Vì vậy chấn tử phản xạ có
độ dài lớn hơn λ/2, còn chấn tử hướng xạ có độ dài nhỏ hơn λ/2.
Thông thường anten yagi chỉ có một chấn tử làm nhiệm vụ phản xạ, vì trường bức xạ về
phía chấn tử phản xạ đã bị chấn tử này làm yếu đáng kể, nếu có thêm một chấn tử nữa đặt tiếp
phía sau thì chấn tử phản xạ thứ hai sẽ có dòng cảm ứng rất yếu do đó ít tác dụng. Để tăng cường
hiệu quả phản xạ, trong một số trường hợp có thể sử dụng mặt phản xạ kim loại, lưới kim loại,
hoặc nhiều chấn tử đặt ở khoảng cách bằng nhau so với chấn tử chủ động, khoảng cách này
thường được chọn trong khoảng từ 0,15λ đến 0,25λ.
Trong khi đó, số chấn tử dẫn xạ có thể gồm nhiều chấn tử. Vì trường bức xạ của anten
được định hướng về phía các chấn tử dẫn xạ nên các chấn tử dẫn xạ tiếp theo vẫn được kích thích
với cường độ khá mạnh. Số chấn tử dẫn xạ có thể từ 2 tới vài chục. Khoảng cách giữa chấn tử chủ
động với chấn tử dẫn xạ đầu tiên và giữa các chấn tử dẫn xạ kề nhau được chọn trong khoảng từ
0,1λ đến 0,35λ
Chấn tử chủ động thường sử dụng là chấn tử vòng dẹt vì hai lý do chính:
- Chấn tử vòng dẹt có chiều dài λ/2 nên tại điểm cấp điện có nút điện áp bởi vậy có thể
gắn trực tiếp chấn tử lên thanh kim loại mà không cần cách điện.
- Trở kháng vào của chấn tử vòng dẹt lớn (khoảng 300 Ω) nên thuờng tiện cho việc phối
hợp trở kháng với fide đối xứng.
Đồ thị phương hướng thực nghiệm của anten yagi gồm 8 chấn tử được chỉ ra trên hình 6.4,
đường liền nét vẽ trong mặt phẳng H (mặt phẳng vuông góc với các chấn tử); đường đứt nét vẽ
trong mặt phẳng E (mặt phẳng chứa các chấn tử).
Hình 6.4. Đồ thị phương hướng của anten yagi
6.3.3 Anten loga – chu kỳ
Để mở rộng dải tần công tác của anten ta có thể dựa vào nguyên lý tương tự của điện động
học: Nếu biến đổi đồng thời bước sóng công tác và tất cả các kích thước của anten theo một tỷ lệ
giống nhau thì các đặc tính của anten như: đồ thị phương hướng, trở kháng vào... sẽ không biến
270o
0o
330o
30o90o
180o
117
đổi. Dựa vào nguyên lý này có thể thiết lập các anten không phụ thuộc tần số bằng cách cấu tạo
anten từ nhiều khu vực có kích thước hình học khác nhau nhưng tỷ lệ với nhau theo một hệ số
nhất định. Khi anten làm việc với một tần số nào đó, chỉ có một khu vực nhất định của anten tham
gia vào quá trình bức xạ và được gọi là miền bức xạ. Khi thay đổi tần số công tác thì miền bức xạ
sẽ dịch chuyển đến miền mới với tỷ lệ các kích thước hình học của các phần tử bức xạ so với
bước sóng công tác mới. Đây chính là nguyên lý cấu tạo anten loga -chu kỳ.
Anten loga -chu kỳ được cấu tạo từ nhiều chấn tử có độ dài khác nhau và đặt ở khoảng
cách khác nhau. Anten được tiếp điện bằng fide đối xứng hay cáp đồng trục, như chỉ ra trên hình
vẽ
Hình 6.5. Anten lôga-chu kỳ
Kích thước và khoảng cách của các chấn tử biến đổi dần theo một tỷ lệ nhất định. Hệ số tỷ
lệ này được gọi là chu kỳ của anten, và được xác định:
1 11 2 1 2
2 3 2 3
.. ...n n
n n
d ld d l l
d d d l l l
τ − −= = = = = = = = (6.3)
Trong đó d là khoảng cách giữa các chấn tử còn l là chiều dài chấn tử .
Đặc tính của anten lôgarit chu kỳ được xác định bởi hai thông số chủ yếu là: chu kỳ τ và
góc mở α
Nếu máy phát làm việc ở một tần số fo nào đó, thì chấn tử có chiều dài il bằng λo/2 sẽ là
chấn tử cộng hưởng và trở kháng vào của chấn tử đó sẽ là thuần trở và bằng 73,1 Ω. Trong khi đó
trở kháng vào của các chấn tử khác sẽ có thành phần điện kháng và giá trị của thành phần này
càng lớn khi độ dài của nó càng khác nhiều với độ dài của chấn tử cộng hưởng, nghĩa là khi chấn
tử ấy càng xa chấn tử cộng hưởng. Vì vậy chấn tử cộng hưởng được kích thích mạnh nhất.
Vì dòng điện trong các chấn tử không cộng hưởng có giá trị nhỏ, nên trường bức xạ của
anten được quyết định chủ yếu bởi bức xạ của chấn tử cộng hưởng và một vài chấn tử lân cận với
nó. Những chấn tử này tạo thành miền bức xạ của anten. Dòng điện trong các chấn tử của miền
bức xạ được hình thành do cảm ứng trường của chấn tử cộng hưởng và nhận trực tiếp từ fide. Các
chấn tử nằm ở phía trước có độ dài nhỏ hơn độ dài cộng hưởng do đó trở kháng vào mang tính
dung kháng, dòng cảm ứng trong nó chậm pha hơn so với dòng trong chấn tử cộng hưởng (hoặc
α
l6 l5 l4 l3 l2 l1 Phiđơ
cấp điện
d1
d2
d5
118
các chấn tử có độ dài lớn hơn nó). Các chấn tử nằm ở phía sau có độ dài lớn hơn độ dài cộng
hưởng nên trở kháng vào mang tính cảm kháng và dòng cảm ứng sớm pha hơn dòng trong chấn tử
cộng hưởng (hay chấn tử ngắn hơn nó). Đối với dòng điện do fide cấp thì do cách tiếp điện chéo
nên pha của dòng trong hai chấn tử kề nhau lệch pha 180o cộng với góc lệch pha do truyền sóng
trên đoạn fidơ mắc giữa hai chấn tử. Tập hợp tất cả yếu tố trên, sẽ nhận được dòng tổng hợp trong
các chấn tử của miền bức xạ có góc pha giảm dần theo chiều giảm kích thước của anten.
Với quan hệ pha như trên, các chấn tử đứng phía trước chấn tử cộng hưởng sẽ thoả mãn
điều kiện chấn tử hướng xạ, còn chấn tử phía sau sẽ thoả mãn điều kiện chấn tử phản xạ. Bức xạ
của anten sẽ được định hướng theo trục anten về phía chấn tử ngắn, tương tự anten yagi.
Nếu anten làm việc ở tần số τfo, nghĩa là ở bước sóng dài hơn, lúc đó chấn tử cộng hưởng
sẽ dịch chuyển sang chấn tử 1il + có độ dài lớn hơn kế đó. Ngược lại nếu anten công tác ở tần số
cao hơn và bằng fo/τ, nghĩa là ở bước sóng ngắn hơn, thì chấn tử cộng hưởng sẽ chuyển sang chấn
tử 1il − có chiều dài ngắn hơn chấn tử kề nó.
Ví dụ khi công tác ở tần số f1, thì chấn tử cộng hưởng là chấn tử có chiều dài 1l , tương
ứng với 1l = λ1/2. Nếu tần số công tác giảm xuống là f2 = τf1, suy ra λ2 = λ1/τ thì chấn tử cộng
hưởng bây giờ có độ dài bằng 2l = λ2/2 = λ1/2τ = 1l /τ. Từ đó ta suy ra ở các tần số:
1
n
nf fτ= (6.4)
sẽ có các chấn tử cộng hưởng tương ứng với các độ dài:
1 1n n
ll τ −= (6.5)
n là số thứ tự của chấn tử
fn là tần số cộng hưởng của chấn tử thứ n
nl là độ dài của chấn tử cộng hưởng thứ n
Nghĩa là khi anten công tác ở một tần số cho bởi công thức (6.4), trên anten sẽ xuất hiện
một miền bức xạ mà chấn tử phát xạ chính có độ dài xác định theo công thức (6.5).
Như vậy miền bức xạ trên anten logarit chu kỳ sẽ dịch chuyển khi tần số công tác thay đổi,
nhưng hướng bức xạ cực đại của anten vẫn giữ nguyên.
Nếu lấy logarit biểu thức (6.4) ta nhận được:
( ) 1ln 1 ln lnnf n fτ= − + (6.6)
Nghĩa là khi biểu thị tần số theo logarit thì tần số cộng hưởng của anten sẽ thay đổi một
lượng bằng lnτ. Vì vậy anten được gọi là anten logarit chu kỳ.
Đồ thị phương hướng của anten được xác định bởi số chấn tử của miền bức xạ tác dụng
(thường vào khoảng từ 3 ÷ 5) và bởi tương quan biên độ và pha của dòng điện trong các chấn tử
ấy. Các đại lượng này phụ thuộc vào thông số hình học chu kỳ τ và góc mở anten α, chỉ ra trên
119
hình 6.6. Khi tăng τ, (cố định α), đồ thị phương hướng hẹp lại vì lúc đó sẽ tăng số chấn tử của
miền bức xạ tác dụng. Nhưng nếu tăng τ quá quá lớn thì tính hướng lại xấu đi vì lúc ấy kích thước
của miền bức xạ tác dụng lại giảm do các chấn tử quá gần nhau. Khi giảm α (cố định τ) đến một
giới hạn nhất định đồ thị phương hướng sẽ hẹp lại vì khi ấy khoảng cách giữa các chấn tử lại tăng
lên và do đó tăng kích thước của miền bức xạ tác dụng.
Các giá trị tới hạn của α và τ thường là:
τmax = 0,95
αmin = 10o
Đồ thị quan hệ giữa góc nửa công suất trong hai mặt phẳng E và H ứng với các thông số τ
và α khác nhau được chỉ ra trong hình 6.6. Từ đồ thị có thể thấy rằng đồ thị phương hướng của
anten trong mặt phẳng H rộng hơn trong mặt phẳng E (đó là do tính hướng của mỗi chấn tử hợp
thành anten).
H×nh 6.6. Quan hÖ gi÷a 2θ1/2 víi c¸c th«ng sè τ vμ α
6.4 ANTEN KHE
0 10 20 30 40 α
o
50
60
70
80
90
100
110
120
140
130
2θ1/2
τ = 0,65
τ = 0,95
τ = 0,7