Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại

1. Văn hóa. Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Phải nói thêm rằng văn hóa ở đây là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đó phải là sản phẩm mang nhân tính, phục vụ đời sống của con người chứ không phải hủy hoại nó. Vì bản thân từ “văn”trong tiếng Trung Quốc đã có nghĩa là “đẹp”, bởi vậy những thứ như bom nguyên tử, các vũ khí giết người, cũng là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đều không được xã hội coi là văn hóa.

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 29 ÁO DÀI VÀ HANBOK - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI SVTH: Nguyễn Bảo Trâm (2H-10) GVHD: Vương Thị Năm I. Các khái niệm lí thuyết. 1. Văn hóa. Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Phải nói thêm rằng văn hóa ở đây là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đó phải là sản phẩm mang nhân tính, phục vụ đời sống của con người chứ không phải hủy hoại nó. Vì bản thân từ “văn”trong tiếng Trung Quốc đã có nghĩa là “đẹp”, bởi vậy những thứ như bom nguyên tử, các vũ khí giết người, cũng là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đều không được xã hội coi là văn hóa. 2. Trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia là bộ quần áo đặc trưng cho văn hóa của đất nước đó, có nguồn gốc lâu đời, trải qua những thăng trầm thời gian cùng với đất nước, phản ánh những nét đẹp về văn hóa, lịch sử, địa lí cũng như con người của đất nước ấy. Một quốc gia có thể có nhiều trang phục truyền thống như Việt Nam có áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, Áo Dài Có quốc gia còn chọn một bộ trang phục truyền thống trở thành quốc phục (trang phục biểu tượng của quốc gia). 3. Hanbok. Hanbok trong tiếng Hàn Quốc là 한복, nghĩa là “Hàn phục”, chỉ bộ trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong 국어사전 (Từ điển Quốc ngữ) của Hàn Quốc thì Hanbok là “trang phục truyền thống của quốc gia chúng ta (Hàn Quốc). Ra đời trong thời đại Joseon, hiện nay Hanbok chủ yếu được mặc nhiều hơn thường phục trong các dịp lễ tết, hội hè, ngày cúng giỗ, tang lễ. Đàn ông mặc jeogori (áo ngắn) dài đến hông, bên dưới là quần rộng được buộc chặt ở gấu bằng daenim (dây lưng), phụ nữ thì mặc jeogori ngắn và nhiều loại váy khác nhau. Cả nam và nữ đều mang beoseon (tất trắng) dưới chân. Khi đi đâu đó thì mặc thêm durumagi (áo choàng dài) cho lịch sự”. Hanbok còn có một tên gọi khác là 조선옷, để chỉ thời gian Hanbok ra đời là vào thời đại Joseon (Triều Tiên). 4. Áo Dài. Áo Dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Tên gọi Áo Dài xuất phát từ đặc điểm của chiếc áo là dài đến quá ngang đùi của người mặc. Gọi tên sự vật bằng đặc điểm của nó cũng là một cách gọi phổ biến của người Việt. Vào khoảng thế kỉ thứ HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 30 XIX, người phương Tây biết đến áo dài với tên gọi “long dress”, nghĩa là chiếc váy dài, dựa trên đặc điểm bên ngoài của chiếc áo. Nhưng “long dress”hiện nay đã không còn được sử dụng vì từ này không thể lột tả hết cái hồn dân tộc Việt ẩn chứa trong Áo Dài mà chỉ làm cho người nghe hình dung ra một chiếc váy dài mà không có nét gì đặc biệt. Bởi vậy mà trong các văn bản dịch về sau, “Áo Dài”được giữ nguyên để đảm bảo ý nghĩa của nó, cũng như “bánh chưng”hay “nước mắm” cũng đã không dịch sang các thứ tiếng khác để người đọc có thể phần nào cảm nhận được “hồn Việt”trong bản thân những con chữ ấy. II. Nghiên cứu Áo Dài và Hanbok trong thời hiện đại. 1. Khái quát lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài và Hanbok. a. Vài nét về lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài. Chưa có một tài liệu nào cho biết nguồn gốc chính thức của Áo Dài. Nhiều người cho rằng bản “ghi chép”đầu tiên về Áo Dài chính là chiếc trống đồng Đông Sơn – Ngọc Lũ, Hà Nam, trên mặt trống có khắc hình người mặc áo xẻ hai tà. Theo cuốn kể chuyện “Chín Chúa, Mười Ba Vua Triều Nguyễn”của Tôn Thất Bình, trong bài “Những Trang Ðầu của Lịch Sử Áo Dài”có đoạn như sau: “Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất... Ðổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng”. Nếu căn cứ theo tài liệu kể trên thì chiếc Áo Dài Việt Nam đã ra đời vào thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765). Cũng có tài liệu cho rằng trang phục ra đời trong thời Nguyễn Phúc Khoát có hình dáng khá giống với tứ thân ngày nay và đó được coi là tiền thân của chiếc Áo Dài. Từ đó tới nay Áo Dài đã trải qua nhiều thay đổi. Vào những năm 1930, nhóm văn sĩ trong Tự Lực Văn Ðoàn đã chủ xướng cuộc cải cách văn hóa, tư tưởng mới cho thế hệ trẻ. Trong nhóm này có hai họa sĩ du học từ Pháp về, đó là Nguyễn Cát Tường và Lê Phổ, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong Hóa làm phương tiện truyền bá của nhóm. Hai họa sĩ đã vẽ và chỉnh trang kiểu áo dài phụ nữ gọi là áo “Le Mur Cát Tường”(Le Mur tiếng Pháp nghĩa là bức tường) cổ cao, không có eo. Sau đó bà Trịnh Thục Oanh, một hiệu trưởng của trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm thêm một cuộc cải cách táo bạo hơn, bà nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mỹ miều duyên dáng của phái nữ. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 31 Vậy là chiếc áo dài gần giống với ngày nay nhất đã ra đời (cổ cao, tay dài, tà áo dài tầm đầu gối, đi cùng quần dài đến gót, nam đội khăn xếp, nữ đội khăn vấn). b. Vài nét về lịch sử và nguồn gốc ra đời của Hanbok. Hanbok đại diện cho một trong những khía cạnh dễ thấy nhất của văn hóa Hàn Quốc, đó chính là văn hóa mặc. Hanbok truyền thống của Hàn Quốc có nguồn gốc cách đây rất nhiều năm, căn cứ theo những hình vẽ trên những bức tường trong các lăng tẩm của nhà vua từ tận thời Tam Quốc Triều Tiên (thời đại Goguryeo, Silla và Baekje, từ năm 57 trước Công Nguyên đến năm 668 sau Công Nguyên). Vào thời Goguryeo, trang phục của người Hàn chịu ảnh hưởng rất nhiều của Trung Hoa và Phật giáo. Đó chính là thời điểm khởi đầu của Hanbok. Cuối thời Tam Quốc Triều Tiên, những người phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lưng ở eo. Ở thời Cao Ly (918–1392), chima được mặc ngắn hơn, jeogori chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ (thay cho thắt lưng) còn ống tay áo được cắt lượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Trong triều đại Triều Tiên, jeogori của phụ nữ được thiết kế chật hơn và ngắn hơn. Vào thế kỷ XVI, jeogori rất rộng và dưới tận dưới eo, nhưng đến cuối triều vua Triều Tiên (thế kỷ XIX), chiếc áo này còn được thiết kế ngắn lại tới mức nó không che được hết ngực. Thời cuối triều Triều Tiên người dân Hàn Quốc mặc chima dài và jeogori ngắn, vừa vặn. Dưới lớp chima người ta phải mặc rất nhiều lớp váy lót để váy phồng lên và đẹp hơn. Như vậy có thể khẳng định một số thành phần cơ bản của Hanbok ngày nay như áo jeogori, quần (baji) và váy (chima) có lẽ đã được mặc từ rất lâu đời nhưng mãi đến thời Tam Quốc Triều Tiên thì kiểu áo hai phần như ngày nay mới định hình. 2. Đặc điểm của Áo Dài và Hanbok trong cuộc sống hiện đại. Thời xưa khi tình trạng phân chia giai cấp còn nặng nề thì ở cả Việt Nam và Hàn Quốc, chất liệu và màu sắc, hoa văn của trang phục chính là căn cứ phân biệt tầng lớp xã hội. Thời tiết ở Việt Nam nóng hơn nhưng cả hai nước đều có mùa đa dạng nên chất liệu làm trang phục truyền thống rất nhiều loại, màu sắc hoa văn cũng theo chất liệu mà biến đổi cho phù hợp và nói chung rất phong phú, bắt mắt, thể hiện sự tinh tế trong cách sáng tạo. Nếu như thời xưa sự đa dạng ấy là để phân biệt giai cấp thì ở thời nay chúng được phục vụ cho nhu cầu mặc đẹp ngày càng cao của người dân. Các nhà thiết kế cũng đã biến đổi chất liệu, kết cấu, kiểu dáng và màu sắc rất nhiều để làm phong phú thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Áo Dài và Hanbok vẫn giữ nguyên được những nét đẹp đặc trưng, những ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa mà lại được cách tân để có thêm nhiều đặc điểm phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Không còn chuyện người có tiền mới có thể mặc trang phục sặc sỡ, làm từ lụa, tơ tằm hay các loại vải cao cấp nữa. Ở thời hiện đại, bất cứ ai cũng có thể mặc trang phục truyền thống bằng chất liệu bất kì với màu sắc, hoa văn nào mà mình mong muốn. Điều quan trọng hơn cả là Áo Dài và Hanbok đã trải qua HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 32 cuộc cách mạng cách tân rất độc đáo để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, để trang phục truyền thống có thể trở thành một phần thường trực trong cuộc sống của người dân hiện đại. 2.1.Chất liệu của Áo Dài và Hanbok. Chất liệu may Áo Dài truyền thống là lụa tơ tằm. Khi thời tiết nóng thì satin hay được dùng, thậm chí ngày nay vải bông thấm mồ hôi trên nền vải co dãn còn được sử dụng để tạo cho người dùng sự thoải mái nhất trong mùa hè. Đó là áo còn đối với quần của Áo Dài thì vẫn thường được may bằng satin trắng, những màu nhạt hoặc tùy vào màu của áo. Mùa đông thì thường các chị em sẽ mặc thêm một chiếc áo khoác lửng để giữ ấm, đàn ông sẽ mặc thêm áo khoác gile. Tuy vậy cũng có một cách khác là sử dụng vải nhung hay may cho người có tuổi, và để tạo sự trẻ trung thì chỉ cần thắt eo, may cổ thuyền ở áo nữ, hay sử dụng tà nhỏ, ôm sát người là được. Thời xưa ở Hàn Quốc, màu sắc, hoa văn và chất liệu của Hanbok cũng chính là căn cứ phân biệt giai cấp. Hanbok của tấng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông đơn thuần. Hiện nay thì chất liệu phổ biến cho Hanbok là vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Mùa hè thì những chất liệu mỏng và nhẹ hơn được sử dụng để khắc phục phần nào sức nóng của nhiều lớp áo. Đặc biệt vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc rất chuộng Hanbok may bằng lụa tơ, bởi khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô vậy. Vì là đất nước hàn đới nên mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Người Hàn thường mặc thêm áo khoác dày hoặc mặc Hanbok may bằng vải bông dày. Người dân ở phương Bắc thì còn có thêm lông ở trong vải áo để giữ ấm. 2.2. Kết cấu, kiểu dáng của Áo Dài và Hanbok. 2.2.1. Kết cấu và kiểu dáng của Áo Dài. Đối với cả nam và nữ Áo Dài đều gồm hai bộ phận: áo dài quá đầu gối và quần dài tới gót chân. Thời xưa tà áo dài được may ngắn hơn, có khi trên đầu gối và áo dài của nữ thì không được thắt eo. Hiện nay thì tà áo của cả nam và nữ đều dài quá đầu gối hoặc hơn, áo nữ được thắt eo. Ống tay may dài đến cổ tay, ống quần rộng và dài đến gót. Ống tay của Áo Dài nữ hiện nay được cách tân cho điệu đàng hơn như may tay lỡ, tay bồng, tay xòe. Cố tay áo có thể không may trơn như trước mà được đính trên ren hay thêu thùa rất tỉ mỉ để tạo điểm nhấn cho chiếc áo. Mạnh dạn hơn cũng đã có nhà thiết kế làm tay áo trở thành tay cánh tiên (tay áo rất ngắn gần sát vai) hoặc bỏ hẳn phần tay áo để nhấn mạnh nét cá tính táo bạo và trẻ trung của người mặc. Cúc của Áo Dài được may từ cổ áo chéo xuống vai phải và kéo dài đến eo bên phải, kết thúc bằng một móc gài. Trước đây là may cúc cài nút vải nhưng sau này được thay bằng cúc bấm tiện lợi hơn và không làm cho Áo Dài bị lộ nét. Thậm chí ở Áo Dài nữ hiện nay, cúc không còn mà thay vào đó là khóa kéo đằng sau lưng giống như váy Tây. Cổ Áo Dài cũng không đơn giản chỉ là cổ cứng may cao nữa. Tuy với Áo Dài nam HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 33 vẫn chuộng kiểu cổ áo này để tạo sự trang trọng nhưng Áo Dài nữ đã có nhiều biến hóa hơn để tôn thêm vẻ đẹp của các chị em. Áo Dài nữ có thể may cổ tròn, cổ vuông, cổ chữ V, cổ rộng lộ hai vai hay cổ đứng Cũng có trường hợp Áo Dài được thay thế phần cổ bằng dây vải, hai dây hoặc một dây dài vòng qua cổ để làm Áo Dài dự tiệc hay biểu diễn. Kết cấu Áo Dài truyền thống Áo Dài nam được mặc che kín người, cả áo và quần đều khá rộng rãi, dễ mặc và dễ cử động . Trong khi đó Áo Dài nữ lại có đặc điểm là ôm sát thân hình người mặc và tà áo xẻ trên cạp quần. Đây là đặc điểm làm cho Áo Dài được đánh giá là bộ trang phục kín đáo và tinh tế mà không hề kém phần quyến rũ. Dáng áo bó làm tôn lên nét đẹp thể hình của người phụ nữ và tà áo xẻ cao để lộ ra một phần cơ thể rất gợi cảm. Cả quần của Áo Dài nam và nữ trước đây đều được may cạp đi cùng cúc cài, nhưng hiện nay quần cạp chun được ưa chuộng hơn vì tiện lợi và phù hợp với nhiều cỡ người. Phụ kiện đi kèm với Áo Dài là khăn vấn cứng, của nam là khăn vấn nhiều lớp và to bản, còn của nữ là khăn vấn bản mỏng và được vấn cao. Áo Dài nữ còn thường đi cùng với nón lá, một đặc trưng của trang phục Việt Nam. Nữ sinh trung học mặc Áo Dài ngày nay cũng thường đội mũ rộng vành nhiều kiểu rất phong phú. Người Việt trước mặc Áo Dài thường đi guốc mộc, thời nay thì nữ đi guốc nhiều kiểu, nam thường đi giày da. 2.2.2. Kết cấu và kiểu dáng của Hanbok. Không như những bộ Hanbok trong hoàng gia hoặc Hanbok cầu kì mặc trong dịp lễ hội, Hanbok thường ngày rất đơn giản. Jeogori và chima được thay đổi độ dài, nơ HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 34 otgoreum cũng có thể ngắn cho gọn lại hay váy chima được làm xòe ít hơn nhưng vẫn đảm bảo rộng rãi và dễ cử động. Dáng Hanbok nữ tuy không ôm sát người như Áo Dài nữ nhưng chính đặc điểm jeogori ngắn và chima dài ở nữ và thắt lưng delleyong được thắt cao ở nam đã làm cho người mặc có dáng vẻ cao và thanh thoát hơn. Hanbok nữ bao gồm hai phần chính là jeogori và chima. Jeogori là áo khoác ngắn, chima là váy thắt eo cao. Jeogori có thể ngắn chỉ vừa đủ che ngực hoặc dài đến eo (với hình dáng lưỡi liềm cong lên hoặc đơn giản là gấu áo thẳng). Đi kèm với jeogori là nơ otgoreum, được tạo nên từ hai dải vải dài buộc chặt vào nhau. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu tất trắng beoson và những đôi giày hình chiếc thuyền. Ngoài ra còn mặc một lớp “hanbok trong”cũng có thể có jeogori nhưng tất cả đều là màu trắng. Hanbok nam bao gồm jeogori, quần baji và áo choàng durumagi. Áo choàng durumagi dài đến đầu gối hoặc hơn, jeogori ngang hông, quần baji thì rộng và bó ở gấu. Đi kèm với Hanbok nam là mũ (gat), dây buộc ngang lưng dalleyong và giày. Cũng như hanbok nữ, hanbok nam cũng có một lớp mặc trong màu trắng. Đi cùng với hanbok ngoài các kiểu mũ đội đầu của nam ra còn có rất nhiều phụ kiện của nữ như trâm, hoa cài, mũ, dây buộc tóc, đặc biệt rất nhiều màu sắc và đa dạng. Cũng như Áo Dài, Hanbok không có túi nên người mặc thường mang những túi nhỏ làm bằng lụa, có thể thêu thêm họa tiết, gọi là joomeoni. Kết cấu Hanbok nam và nữ 2.3. Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Áo Dài và Hanbok. 2.3.1. Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Áo Dài. Tất cả nam nữ, già trẻ đều có thể mặc, lại có thể mặc trong nhiều dịp khác nhau nên màu sắc và hoa văn của Áo Dài rất phong phú. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 35 Đối với nam thường dùng màu đơn giản, hoặc một tông màu trầm lịch sự, hoặc một tông màu sáng nhạt trẻ trung nhưng không quá màu mè, ví dụ như người xưa thường dùng các sắc trắng, đen hoặc lam thẫm, ngày nay thì các tông đậm nhạt của màu lam là thường được sử dụng, ngoài ra có thể thêm các màu khác như xanh lá nhạt, cam nhạt, huyết dụ Đối với nữ thì sự lựa chọn rộng rãi hơn nhiều, bất cứ màu nào cũng có thể dùng được. Nếu xét về độ tuổi thì cả già trẻ cũng đều mặc được Áo Dài. Những người lớn tuổi thường mặc màu tối dù là nam hay nữ để nhấn mạnh sự đứng đắn. Các bác trai thì thường chọn tông trắng đen, lam đậm; các bác gái thì thường ưa tông nâu, lam Ngoài ra vải may Áo Dài cho các bác gái thường là vải nhung vì nhung ấm hơn và làm cho người mặc có nét khá sang trọng. Còn về phần Áo Dài cho trẻ em thì sử dụng màu sắc trong sáng và tươi tắn cho phù hợp với lứa tuổi và sự ngây thơ, nghịch ngợm của các em, và vì các em rất năng động nên loại vải bông pha thường được sử dụng vì thấm mồ hôi rất tốt. Màu sắc của Áo Dài cũng phụ thuộc vào dịp mặc nữa. Người Việt thường sử dụng màu đỏ cho Áo Dài của cô dâu hoặc để may Áo Dài vào ngày Tết Âm Lịch, với ý nghĩa cầu mong may mắn và hạnh phúc. Những người đi dự đám cưới hoặc đi tới các lễ hội truyền thống, tập trung vào thời gian Tết Âm Lịch hoặc Trung Thu, thì thường mặc Áo Dài nhiều màu nhiều kiểu khác nhau để thể hiện tính chất vui mừng của sự kiện. Người Việt không thường mặc Áo Dài trong tang lễ mà mặc đồ xô gai trắng, nay thì trang phục tang chủ yếu màu đen, hoặc không màu trắng cũng có thể mặc được. Thêm vào đó, hoa văn và họa tiết của Áo Dài cũng có rất nhiều kiểu. Đơn giản nhất là Áo Dài trơn, nghĩa là may bằng vải không có trang trí thêm hoa văn họa tiết gì mà chỉ tạo nên vẻ đẹp dựa vào màu sắc và bản thân chất liệu vải. Đây là chất liệu mà các nữ sinh miền Nam Việt Nam thường lựa chọn để may Áo Dài làm đồng phục đi học. Vì yêu cầu của trường nên Áo Dài đồng phục nhất thiết phải là màu trắng. Nhưng hiện nay họ đã có nhiều sự lựa chọn hơn. Vẫn dựa trên chất liệu Áo Dài trắng nhưng vải có thể có in hoa văn chìm (vải giả gấm) rất đẹp mắt, cầu kì hơn thì kết hợp vải lụa pha bông cho phần áo trên, còn phần tà và tay áo thay bằng voan mỏng, hoặc kết thêu hoa, đính cườm, tăng vẻ đẹp cho chiếc áo. Có thể kết hợp nhiều chất liệu trên một chiếc Áo Dài, trang trí bằng những họa tiết thêu tay tỉ mỉ và tinh tế, hay đính cườm, đính đá, đính ngọc trai, v.v Hoa văn trên áo dài rất đa dạng, nhưng nói chung thường thiên về thiên nhiên như hoa lá hoặc những hình ảnh đặc trưng của đất nước như hoa sen, hình danh lam thắng cảnh, hoặc trang trọng hơn là hình rồng phượng. Đặc biệt trong dịp Tết, Áo Dài màu đỏ thường in hình những đồng tiền vàng với mong muốn năm mới giàu sang phú quý. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 36 2.3.2. Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Hanbok. Hoa văn trong Hanbok cũng thường thiên về các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng như rồng phượng, có thể là in chìm trên nền vải lụa, satin, gấm, hoặc thêu tay đủ các hình thù rất cầu kì và tinh tế. Một họa tiết cũng khá phổ biến trên Hanbok là hình tròn âm dương, hoặc hình tròn chia làm ba phần với ba màu cơ bản là đỏ, vàng và lam. Cũng giống như Áo Dài, tất cả mọi lứa tuổi đều mặc được Hanbok. Thời xưa ở Hàn Quốc giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những người trung niên. Luật xưa còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áo mà trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm durumagi dài tới đầu gối. Hanbok cho giới trẻ và cho trẻ em chung một đặc điểm là đa sắc màu, thường là màu sáng và hoa văn khá phong phú. Còn Hanbok cho người lớn tuổi thường sử dụng vải trơn, gam màu ít nổi bật hơn để tạo sự trang trọng. Hanbok vốn nổi tiếng cả thế giới về sự đa sắc bởi màu sắc Hanbok không phụ thuộc nhiều vào dịp mặc, chỉ trừ tang lễ thì người Hàn Quốc thường mặc Hanbok bằng vải gai trắng hoặc dùng vải đen, nếu là người thân của người đã mất thì nữ thường đeo một chiếc nơ nhỏ màu trắng trên tóc. Hanbok cho lễ cưới thì thường có họa tiết rồng phượng, những họa tiết xưa được thêu rất tỉ mỉ trên các bộ Hanbok của hoàng gia hoặc Hanbok m
Tài liệu liên quan