Kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trước đây nay là
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2010 là thách thức lớn cho EVN
trong việc quản lý hiệu quả hệ thống lưới Điện hiện tại, vừa phải mở rộng phát
triển. Trong vòng 5 năm tới, EVN dự tính sẽ xây lắp thêm 280.000 km đường dây
Điện phân phối, 14.000 km Truyền tải, 5.000 trạm biến áp mới; tăng gấp đôi số
lượng thiết bị Viễn thông, nhằm đáp ứng được việc tăng 360% nhu cầu phụ tải
trong nước. Tốc độ tăng trưởng này đưa ra nhu cầu thông tin cấp bách về công
tác vận hành hệ thống Điện hiện có, và về các dự án mới đối với các nhà quản lý
của EVN. Tự động hóa thông tin sẽ đẩy mạnh công suất các nhà máy điện, nâng
cao độ chính xác, và giảm thiểu nhân công trong các quy trình. EVN đã cam kết
thực hiện những dự án cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn.
Những dự án này bao gồm: Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS), Hệ
thống Thông tin chăm sóc Khách hàng (CCIS), Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
và triển khai áp dụng các phần mềm phân tích tính toán lưới điện.
378 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng pss / adept 5.0 trong lưới điện phân phối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tập huấn
HÀ HỘI – THÁNG 10 NĂM 2007
The Power System Simulator/Advanced
Distribution Engineering Productivity TooL
ÁP DỤNG
PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Phần 1
Kiến thức chuẩn bị
HÀ HỘI – THÁNG 10 NĂM 2007
The Power System Simulator/Advanced
Distribution Engineering Productivity TooL
ÁP DỤNG
PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
GIÁO TRÌNH TẬP HUẤN
Áp dụng
PSS-ADEPT 5.0
trong lưới điện phân phối
Biên soạn-Trình bày:
Nguyễn Hữu Phúc
Đặng Anh Tuấn
Nguyễn Tùng Linh
Chủ biên:
PGS. TS. Nguyễn Hữu Phúc
I
Lời nói đầu
Kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trước đây nay là
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2010 là thách thức lớn cho EVN
trong việc quản lý hiệu quả hệ thống lưới Điện hiện tại, vừa phải mở rộng phát
triển. Trong vòng 5 năm tới, EVN dự tính sẽ xây lắp thêm 280.000 km đường dây
Điện phân phối, 14.000 km Truyền tải, 5.000 trạm biến áp mới; tăng gấp đôi số
lượng thiết bị Viễn thông, nhằm đáp ứng được việc tăng 360% nhu cầu phụ tải
trong nước. Tốc độ tăng trưởng này đưa ra nhu cầu thông tin cấp bách về công
tác vận hành hệ thống Điện hiện có, và về các dự án mới đối với các nhà quản lý
của EVN. Tự động hóa thông tin sẽ đẩy mạnh công suất các nhà máy điện, nâng
cao độ chính xác, và giảm thiểu nhân công trong các quy trình. EVN đã cam kết
thực hiện những dự án cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn.
Những dự án này bao gồm: Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS), Hệ
thống Thông tin chăm sóc Khách hàng (CCIS), Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
và triển khai áp dụng các phần mềm phân tích tính toán lưới điện.
Về việc áp dụng các phần mềm phân tích và tính toán lưới điện, từ năm 2004
EVN đã chỉ đạo áp dụng các phần mềm chuyên ngành để tính toán lưới điện cho
tất cả các đơn vị trực thuộc.
Trong các phần mềm tính toán và phân tích lưới điện hiện nay, có nhiều
phần mềm phân tích tính toán như: Phân bố cống suất, ngắn mạch, đặt tụ bù tối
ưu, phối hợp bảo vệ.v.vVới các sản phẩm thương mại như: APEN Oneliner, họ
PSS/*, CYME, EMTP, VPro.v.vCác phần mềm này có thuật toán phức tạp và
thường phải qua tập huấn mới sử dụng được. Phần mềm PSS/ADEPT của Shaw
Power Technologics, Inc được sử dụng rất phổ biến.
Chúng tôi được biết Trường Đại học Điện lực Hà Nội là trường Đại học đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ yếu cho EVN. Trường Đại học Điện
lực Hà Nội luôn hướng đến việc đẩy mạnh các nghiên cứu triển khai nhằm giúp
cho sinh viên của trường nắm vững những kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực
hành trong các lĩnh vực công tác chuyên môn nói chung và áp dụng các phần
mềm chuyên ngành tiên tiến nói riêng. Hiện nay, trườngđang triển khai nhiều
chương trình đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm
chuyên ngành Điện cho EVN.
Với việc đào tạo áp dụng phần mềm PSS/ADEPT, các sinh viên và kỹ sư
điện sau khi học xong các khoá học có thể đảm nhận được việc khai thác và quản
lý trực tiếp các hệ thống lưới điện phân phối và có thể làm tốt công tác quản lý
II
nghiên cứu, có khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành điện trong quá trình áp dụng các
phần mềm cùng chức năng.
Hơn nữa, do lưới điện không ngừng phát triển mở rộng, theo đó các yêu cầu
cung cấp điện liên tục cho khách hàng với chất lượng điện năng ngày càng cao
cũng gia tăng. Thiết bị trên lưới điện phân phối hiện nay vốn có đặc điểm là đa
dạng về chủng loại, phức tạp về cấu tạo. Quá trình vận hành nhằm thực hiện
những thao tác mang tính lập đi lập lại nhiều lần nhưng lại đòi hỏi độ chính xác
cao vì vậy rất cần thiết phải tự động hóa bằng cách đưa nhiều thiết bị tự động, xử
lý thông tin tự động nhằm tăng khả năng truyền đạt và xử lý thông tin. Bằng máy
tính và các phần mềm chuyên dùng chúng ta có thể ngăn chặn trước và hạn chế
hỏng hóc trong quá trình vận hành lưới điện. Những thành tựu mới về Công nghệ
Thông tin như về khả năng lưu trữ của phần cứng, tốc độ tính toán, các phương
pháp hệ chuyên gia, mạng neuron,đã cung cấp những phương tiện và công cụ
mạnh để tăng cường nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực điện năng.
Đảm bảo và giữ vững mối liên hệ hữu cơ của các thành phần trong hệ thống sản
xuất truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã phối hợp cùng Khoa Điện-Điện tử
trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu áp dụng phần
mềm này. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thực hiện tập huấn cho các đơn vị
trực thuộc nhằm trang bị khả năng sử dụng phần mềm chuẩn tính toán và phân
tích lưới điện dựa trên phần mềm PSS/ADEPT. Điều này, nhằm giúp các đơn vị
Điện lực tham dự từng bước hệ thống hoá, chuẩn hoá kiến thức áp dụng tính toán
về điện trong các hoạt động của mình nhất là công tác quản lý kỹ thuật vận hành
lưới điện. Ưu tiên là các bài toán: phân bố công suất trên lưới, ngắn mạch, bù
công suất phản kháng, độ tin cậy.
Phần mềm PSS/ADEPT được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. Nó được sử dụng như một công cụ để thiết kế và phân
tích lưới điện phân phối. PSS/ADEPT cũng cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sửa
và phân tích sơ đồ lưới và các mô hình lưới điện một cách trực quan theo giao
diện đồ họa với số nút không giới hạn. Tháng 04-2004, hãng Shaw Power
Technologies đã cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ
sung và cập nhật đầy đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội sẽ trang bị kiến thức Công nghệ Thông tin
nói chung và phần mềm tính toán kỹ thuật chuyên ngành điện nói riêng cho các
đơn vi tham dự khoá học. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thông qua các khoá
III
đào tạo kết hợp với trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, triển
khai ứng dụng các phần mềm tính toán kỹ thuật điện theo yêu cầu của EVN. Tạo
điều kiện để các đơn vị trong EVN tìm hiểu các phương pháp tính toán các bài
toán điện cơ bản và cách xây dựng thuật toán tính toán áp dụng trong phần mềm
tính toán chuyên nghiệp là phần mềm PSS/ADEPT của hãng Shaw Power
Technologics Inc-USA. Đánh giá, theo dõi và giám sát hiệu quả công tác phát
triển xây dựng mới, đại tu cải tạo, quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện của các
đơn vị dựa vào công cụ hiệu quả là phần mềm tính toán kỹ thuật điện
PSS/ADEPT. Làm cơ sở để đội ngũ cán bộ kỹ thuật các đơn vị dễ dàng tiếp thu và
nắm bắt các phầm mềm khác sau này, ví dụ như PSS/E. EasyPower,
Các khoá đào tạo sử dụng phần mềm do trường Đại học Điện lực tổ chức, sẽ
góp phần nâng cao khả năng ứng dụng máy tính, nhất là sử dụng các phần mềm
tính toán chuyên ngành điện cho các đơn vị trực thuộc các Công ty Điện lực
trong EVN. Qua khóa học, sẽ phổ biến kinh nghiệm và triển khai các kết quả
nghiên cứu các phần mềm, để các đơn vị tiếp tục áp dụng vào thực tế công tác tại
đơn vị. Góp phần hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị trên cơ
sở các kết quả tính toán từ các phần mềm mạnh. Tạo ra sự phối hợp sẵn sàng dựa
trên quan hệ tốt đẹp vốn có giữa các Công ty Điện lực-đơn vị quản lý lưới điện và
trường Đại học Điện lực-đơn vị giáo dục đào tạo đều là các thành viên trực
thuộc EVN.
Và giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho các buổi tập
huấn phần mềm PSS/ADEPT 5.0 như trên.
Nhóm biên soạn rất cám ơn sự hợp tác mà Trường Đại học Điện lực Hà Nội
đã dành cho nhóm nói riêng cũng như cho Khoa Điện-Điện tử trường Đại học
Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đặc biệt, nhóm biên soạn chân
thành cám ơn Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Điện lực Hà Nội
nhất là Thầy Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi thực hoàn thành
giáo trình tập huấn này cũng như cơ hội được tham gia giảng dạy tại Trường Đại
học Điện lực Hà Nội .
Nhóm biên soạn cũng cám ơn một số công tác viên đã hỡ trợ xây dụng giáo
trình này.
Nhóm biên soạn
IV
Tóm tắt nội dung
Giáo trình này được biên soạn phục vụ cho các buổi tập huấn sử dụng phần
mềm phân tích và tính toán lưới điện PSS/ADEPT 5.0. Giáo trình gồm các phần:
¾ Phần 1: Kiến thức chuẩn bị yêu cầu-ôn tập kiến thức
¾ Phần 2: Hướng dẫn sử dụng PSS/ADEPT
¾ Phần 3: Các kỹ năng sử dụng phần mềm PSS/ADEPT
Ngoài ra còn có Giáo trình điện tử lưu trữ trên đĩa CD-ROM: Gồm các tài
liệu đa phương tiện (Multimedia) hỗ trợ thêm cho các học viên chuẩn bị bài học
trước khi lên lớp, ôn tập sau khóa học về địa phương công tác.
Các chương trình chuyển đổi:
1. Chương trình Chuyển Excel Æ DAT File.
2. Chương trình Chuyển DAT File Æ Excel.
3. Chương trình xử lý số liệu đầu vào
4. Chương trình Tính Công Suất Nguồn.
5. Chương trình Tính Tổng Trở Máy Biến Thế.
6. Chương trình thi kết thúc khoá học bằng trắc nghiệm trực tiếp trên máy
tính
Và các CD-ROM:
-CD1: Giáo trình điện tử hỗ trợ
-CD2: Các bài giảng và bài tập
-CD3: Dữ liệu lưới điện
-CD4: Dữ liệu lưới điện (tt) và source các chương trình họ PSS/*
-CD5: Các chương trình hỗ trợ khoá học
Gồm các tài nguyên học tập như: tài liệu tham khảo, User’s Guide, website
PTI (offline, xem không cần kết nối internet), web documents, source software
PSS/ADEPT and untilities, các phần mềm chuyển đổi dữ liệu và demo phục vụ
ứng dụng tính toán bằng PSS/ADEPT,
Qua kinh nghiệm tập huấn và để giúp các học viên thuộc các đơn vị Điện lực
áp dụng nhanh phần mềm PSS/ADEPT. Chúng tôi chú trọng chính vào 4 mục
tiêu áp dụng triển khai PSS/ADEPT như sau:
V
Và các nội dung nâng cao:
¾ Biểu diễn trạng thái lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân
tích.
¾ Sử dụng các lớp dữ liệu.
¾ Tổ chức và quản lý phụ tải và khách hàng sử dụng điện.
¾ Khả năng hỗ trợ các cơ sở dữ liệu khác.
¾ Bổ sung các thông số dây dẫn vào từ điển cấu trúc dây dẫn.
¾ Mở rộng bài toán phân tích cho lưới điện qui mô lớn, nhiều cấp điện
áp
¾ Đánh giá lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân tích.
¾ Áp dụng kết quả tính toán làm cơ sở để vận hành lưới điện. Thực hiện
lập và bảo vệ các kế hoạch tiểu, trung và đại tu hay phát triển mới lưới
điện.
Những nội dung này giúp học viên tìm hiểu thêm một số kiến thức hữu ích
liên quan.
Tóm lược nội dung sẽ được trình bày trang đầu tiên của các phần và các
chương các tập giáo trình.
Nhóm biên soạn
Tạo sơ đồ
Creating diagrams
Thiết lập thông số mạng lưới
Program, network settings
Chạy 8 bài toán phân tích
Power System Analysis
BÁO CÁO
Reports, diagrams
VI
Thuật ngữ, ký hiệu và viết tắt.
CAD: Computer Aided Design
CAM: Computer Aided Manufacture
CNPM: Công nghệ phần mềm
CNTT: Công nghệ thông tin.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
GUI: Graphic user interface.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý-Geographic Information System
IA: Trí tuệ nhân tạo-Inlelligence Artificielle
MIS: Hệ Thông Tin quản lý
NNLT: Ngôn ngữ lập trình.
PC: Personal computer
SQL: Structured query language.
CB: Cán bộ
DS: Disconect Swicth-Dao cách ly.
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Hộ sử dụng điện: Hộ sử dụng điện qua câu lại, qua điện kế phụ.
HTĐ: Hệ thống điện.
IEC: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế-International Electro-
technical Commission.
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế-International Organization for
Standardization
Khách hàng: Hộ sử dụng điện theo hợp đồng cung ứng sử dụng điện với
ngành điện qua điện kế chính.
LBS: Load break switch-Dao cách ly đóng cắt có tải.
LĐPP: Lưới điện phân phối.
LTD: Dao cách ly chịu sức căng-Line Tenson Disconect
MBA: Máy biến áp
ĐLKV: Điện lực khu vực.
PC HCMC: Công ty điện lực TP HCM
EPU Trường Đại học Điện lực Hà Nội
REC: Máy cắt tự động đóng lại-Recloser
SCADA: Hệ thống điều khiển và giám sát thu thập dữ liệu.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VHLĐ: Vận hành lưới điện.
KĐĐC: Khởi động động cơ
Network: Lưới điện
VII
Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA
Hết chương !
Chú ý
Liên quan
Ví dụ, bài tập
Lưu tập tin ví dụ mẫu
Hết chương
VIII
Mục lục tổng quát
Phần Một: Kiến thức chuẩn bị
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN
CHƯƠNG 2 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 3: NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM DỪNG TỐI ƯU
CHƯƠNG 5: PHỐI HỢP BẢO VỆ
CHƯƠNG 6: SÓNG HÀI
CHƯƠNG 7: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ TỐI ƯU
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
CHƯƠNG 9: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Phần Hai: Hướng dẫn sử dụng phần mềm
CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM PSS/ADEPT
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT
Phần Ba: Kỹ năng áp dụng
CHƯƠNG 1: DỮ LIỆU CHUẨN BỊ
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 5: BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY DẪN VÀO TỪ ĐIỂN DÂY DẪN
CHƯƠNG 6: BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỖ TRỢ
RA QUYẾT ĐỊNH
CHƯƠNG 7: ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÁC
ĐIỆN LỰC KHU VỰC
ÁP DỤNG PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Phần Một
Kiến thức chuẩn bị
01
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 1
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 1 ........................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN............................................................. 6
I. Lưới điện phân phối ....................................................................................... 7
I.1. Lưới điện phân phối .................................................................................................... 8
I.2. Các loại sơ đồ hệ thống lưới phân phối:...................................................................... 9
I.2.1. Sơ đồ hình tia: .................................................................................................... 10
I.2.2. Sơ đồ hình tia được cải tiến................................................................................ 11
II. Mô hình lưới điện của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ................................... 13
II.1. Nút ........................................................................................................................... 13
II.2. Nguồn....................................................................................................................... 14
II.2.1. Nhiều nguồn hoạt động..................................................................................... 14
II.2.2. Nguồn 3 pha...................................................................................................... 15
II.3. Phụ tải ...................................................................................................................... 16
II.4. Tụ bù ........................................................................................................................ 17
II.5. Đường dây................................................................................................................ 17
II.6. Máy biến thế ............................................................................................................ 18
II.6.1. Máy biến thế lực ............................................................................................... 19
II.6.2. Máy biến thế lực được kết nối thành máy biến thế tự ngẫu.............................. 22
II.6.3. Bộ điều áp ......................................................................................................... 23
II.7. Mô hình máy điện .................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: PHÂN BỐ CÔNG SUẤT ......................................................... 38
I. Phương trình đại số phi tuyến ...................................................................... 39
I.1. Phương pháp Gauss – Seidel..................................................................................... 39
I.2. Phương pháp Newton – Raphson.............................................................................. 40
II. Phân bố công suất trong lưới điện .............................................................. 41
II.1.1. Phương trình cân bằng công suất ...................................................................... 41
II.1.2. Phương pháp Gauss – Seidel ............................................................................ 41
II.1.3. Phương pháp Newton – Raphson giải bài toán phân bố công suất................... 42
III. Phương pháp tính phân bố công suất của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 .... 44
III.1.1. Nguồn .............................................................................................................. 45
III.1.2. Dây và cáp ....................................................................................................... 45
III.1.3. Máy biến thế .................................................................................................... 45
III.1.4. Mô hình máy điện............................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: NGẮN MẠCH......................................................................... 49
I. Lý thuyết bài toán ngắn mạch...................................................................... 50
I.1. Phương pháp đơn vị tương đối.................................................................................. 50
I.2. Tổng trở tương đương Thevenin ............................................................................... 51
I.3. Sự cố không đối xứng ............................................................................................... 53
I.4. Xây dựng mạng thứ tự của hệ thống điện ................................................................. 55
I.5. Sự cố trên đường dây phân phối hình tia: ................................................................. 56
II. Phương pháp tính ngắn mạch của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ................. 57
II.1.1. Nguồn................................................................................................................ 57
II.1.2. Đuờng dây và cáp ............................................................................................. 57
II.1.3. Máy biến áp ...................................................................................................... 58
II.1.4. Mô hình máy điện ............................................................................................. 58
II.1.5. Mô hình tải tĩnh................................................................................................. 59
2
II.1.6. Tổng trở tương đương Thevenin....................................................................... 59
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM
DỪNG TỐI ƯU .............................................................................................. 62
I. Khảo sát và tính toán máy điện.................................................................... 63
I.1. Máy điện đồng bộ...................................................................................................... 63
I.2. Máy điện không đồng bộ........................................................................................... 63
I.3. Tính khởi động động cơ của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ........................................ 66
I.3.1. Nguồn................................................................................................................. 66
I.3.2. Máy điện đang hoạt động................................................................................... 66
I.3.3. Khởi động máy điện........................................................................................... 66
I.3.4. Khởi động máy biến thế tự điều chỉnh ............................................................... 66
I.3.5. Các phương pháp tính khởi động động cơ ......................................................... 67
I.3.6. Gia tốc động cơ .................................................................................................. 68
I.3.7. Khởi động động cơ tĩnh............................................................