Ba bà chúa nghề dệt đất Thăng Long
Thăng Long xưa không chỉ nổi tiếng về Kinh kỳ kẻ chợ mà còn là vùng quê gốc tổ những làng nghề, được mệnh danh đất trăm nghề quả không sai.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba bà chúa nghề dệt đất Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba bà chúa nghề dệt đất
Thăng Long
(LV) - Thăng Long xưa không chỉ nổi tiếng về Kinh kỳ kẻ chợ
mà còn là vùng quê gốc tổ những làng nghề, được mệnh
danh đất trăm nghề quả không sai.
Tượng thờ Bà Chúa dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô ở đình Trích
Sài. Ảnh: Hồng Anh
Theo các truyền thuyết và thần tích còn lưu truyền cho đến
ngày nay, Hà Nội xưa đã xuất hiện ba bà chúa nghề dệt. Đó
là bà chúa nghề tằm, bà chúa dề lĩnh và bà chúa dệt vải. Các
bà là niềm tự hào của những người tầm tang canh cửi đất
Thăng Long xưa và Hà Nội nay.
Chuyện xưa kể rằng, thời vua Lê Thánh Tông có viên quan
tên là Trần Vĩ khi nghỉ hưu mở trường dạy học ở Nghi Tàm
sinh hạ được người con gái tài sắc là Quỳnh Hoa. Quỳnh Hoa
càng lớn càng xinh, hay chữ nghĩa giỏi tầm tang canh cửi và
được gả cho Liễu Nghị con trai một người bạn của cha nàng.
Liễn Nghị đỗ tiến sĩ làm tri phủ, được sắc chỉ sai chặn đường
tiến quân của giặc Chiêm Thành. Thấy chàng lâm trận,
Quỳnh Hoa liền búi tóc giả trai chỉ huy giai nhân và dân dã
trong vùng đánh tập hậu quân giặc. Giặc giã phải lui vua
phong Liễu Nghị chức Đô đài ngự sử sau chuyển sang làm
Phủ Doãn Phụng Thiên (tức Thăng Long).
Quỳnh Hoa nhờ tài năng, công đức được phong Quận phu
nhân cho lưu ở cung cấm dạy cung nữ các nghề chăn tằm dệt
vải. Khi chồng mất, Quỳnh Hoa xin vua cho về Nghi Tàm
nơi cha dạy học cũ để giúp dân trong vùng mở mang nghề
tầm tang canh cửi. Bà mất, trở thành thần được dân tôn là
thành hoàng thôn Nghi Tàm, được dân sáu chục làng dâu tằm
quanh vùng thờ cúng. Xưa kia hàng năm vào kỳ giỗ bà ở
Nghi Tàm đại diện triều đình vẫn về dâng lễ. Nhà vua có sắc
phong bà “thượng đẳng phúc thần, dữ quốc đồng hưu, Quỳnh
Hoa phu nhân”. Dân làng Nghi Tàm và nhân dân các vùng
dân bãi ven hồ Tây, ven sông Hồng, sông Đáy tôn bà là bà
chúa nghề tằm.
Cùng với thần tích về Quỳnh Hoa bà chúa nghề tằm, thời vua
Lê Thánh Tông còn có truyền thuyết bà chúa dệt lĩnh Phạm
Thị Ngọc Đô, vị tổ sư của nghề dệt lĩnh Bưởi nổi tiếng một
thời bao gồm các vùng Bái Ân, Nghĩa Đô, Trích Sài.
Chuyện kể rằng thời Lê Thánh Tông, vua thân chinh đi đánh
Chiêm Thành thắng trận. Vua Chiêm Thành đã hiến cho một
số người đẹp, trong đó có một cô sau này mang tên Việt là
Phạm Thị Ngọc Đô. Thánh Tông rất yêu mến nàng nhưng để
gái Chiêm ra vào cung cấm Việt e không tiện nên ban cho
Ngọc Đô về đất trích Sài. Nơi đây cảnh đẹp, dân lành lại có
khoảng đất rộng trên bảy chục mẫu làm hoa lợi nên gọi là
Thiên Niên Trang. Ngọc Đô nhập tịch Trích Sài gây dựng
Thiên Niên Trang và cùng với hai mươi bốn thị tì, vũ nữ
Chiêm mở mang nghề dệt lĩnh. Bà còn đem cả nghề dệt lĩnh
Chiêm Thành truyền dạy cho dân khắp vùng. Bà sinh nở một
lần nhưng chẳng may qua đời cả mẹ lẫn con. Dân làng Trích
Sài nhớ ơn lập miếu thờ Bà chúa dệt lĩnh. Trong miếu có đôi
câu đố ngày nay chỉ còn lại một vế là: Chức nữ cơ truyền mĩ
nghệ (cô gái truyền cho nghề quý). Mùng tám tháng giêng
hàng năm là ngày tế lễ. Bài chầu văn khi tế còn lưu truyền có
đoạn: “Nhờ đức thiên tôn dạy nết cửu canh. Chân giày tay dệt
đã nhanh. Văn chương có chữ rành rành bởi ai Quay tơ lụa
chỉ nhiều đường, dọc theo dậm mắt dệt ngang có mành”.
Lụa được phơi phản chiếu ánh nắng mặt trời đủ màu sắc.
Ảnh: Xuân Chính
Nếu bà chúa dệt lĩnh ở thời Lê Thánh Tông thì đời vua Lý
Huệ Tông có bà chúa dệt vải tên là nàng La. Nàng La vốn là
con đẻ của mối tình giữa chàng trai thị dệt Ái Châu với cô gái
đất Kinh Kỳ họ Mai. Năm 18 tuổi nàng La đã nổi tiếng xinh
đẹp, tài khéo dệt vải lại hay chữ nghĩa. Nàng kết duyên với
Đoàn Thưởng xuất thân từ một thợ học nghề dệt. Hai vợ
chồng dù chí thú nghề canh cửi nơi thôn dã nhưng vẫn nuôi
chí nghiệp quan. Nàng La động viên và gánh vác mọi việc để
Đoàn Thưởng lo đèn sách.
Thế rồi chàng trúng cử khi vua mở khoa thi và sau đó được
thăng chức Hộ bộ tả thị lang trông coi các nghề thủ công. Khi
vua ra chiếu thi tài các nghề, vợ chồng nàng La, Đoàn
Thưởng trở về chốn xưa mộ tuyển và truyền dạy đưa thợ vào
Kinh thi dệt đạt giải cao. Nhờ đó Đoàn Thưởng xin phép
được dựng cho vợ một khu nhà ở ven hồ Tây lấy đó làm nơi
dạy dân dệt vải. Nàng La nhờ hay chữ, thỉnh thoảng còn được
vua Lý truyền cho vào nơi cung cấm dạy công chúa và các
tiểu thư nhà quan thạo nghề canh cửi. Đứng trước nguy cơ Lý
Chiêu Hoàng sắp bị nhà Trần cướp ngôi, chồng nàng La là
Đoàn Thưởng khi đó đang làm Đốc lĩnh Hoan Châu - Ái
Châu kéo quân về ứng phó. Chiến thuyền về đến bến Thanh
Lũng - Thanh Lâm thì gặp bão, Đoàn Thưởng bị sóng cuốn
trôi mất.
Nghe tin dữ, nàng La uống rượu độc tự vẫn mà chết theo
chồng. Vua Lý cảm kích công đức tài năng và tiết hạnh, sai
quan đến làm lễ trọng thể, dựng miếu thờ ở ven Hồ Tây và
truy tặng nàng 4 chữ: “Thụ La công chúa”. Thần tích được
ghi lại suy tôn nàng là “bà chúa dệt vải” đất Thăng Long.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà ba người con gái có xuất xứ từ ba
miền đất Bắc, Trung, Nam của tổ quốc lại hội tụ về Thăng
Long xưa làm nên thần tích nghề tầm tang canh cửi, một nét
đẹp rất đáng trân trọng tự hào của Thủ đô ta.