Bắc Giang với phong trào thi đua yêu nước

Tóm tắt: Vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của địa phương, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức được nhiều phong trào thi đua toàn diện trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với mỗi nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh. Việc tổ chức phong trào thi đua trên từng lĩnh vực có nhiều việc làm cụ thể, sáng tạo, kết hợp với công tác khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích, đã tạo được động lực thi đua trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bắc Giang với phong trào thi đua yêu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ BẮC GIANG VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC BAC GIANG WITH THE PATRIOTIC MOVEMENTS ThS. Nguyễn Thị Hương Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang Email:huongnt_tct@bacgiang.gov.vnvv Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 28/11/2018 Ngày phản biện đánh giá: 18/12/2018 Ngày bvài báo được duyệt đăng: 28/12/2018 Tóm tắt: Vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của địa phương, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức được nhiều phong trào thi đua toàn diện trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với mỗi nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh. Việc tổ chức phong trào thi đua trên từng lĩnh vực có nhiều việc làm cụ thể, sáng tạo, kết hợp với công tác khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích, đã tạo được động lực thi đua trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Từ khóa: Bắc Giang, Phong trào, Thi đua, Yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Summary: By applying creatively the patriotic emulating ideas of Ho Chi Minh President on the practical situation of the province, Bac Giang has organized many emulating movements in building the Communist Party, the Government, the social and political organizations; Developing economic, culture, society,... tied with political tasks of the province. The organization of emulation movement in each field has many specific and creative jobs, combined with the timely rewarding of individuals with achievements, has created the motivation for emulation in the whole society, which has made the target set by the Resolution of the XVIII Provincial Party Congress be sucessful. Keyword: Bac Giang, Movement, Patriotic, President Ho Chi Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”1, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Lời kêu gọi của Bác như hiệu triệu thúc dục toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thi đua chiến đấu bảo vệ chủ quyền độc lập chủ quyền của Tổ quốc, thi đua tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Các phong trào thi đua: thực hành tiết kiệm chống giặc đói; thi đua học tập xóa nạn mù chữ, phong trào nghìn việc tốt. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên giáo dục, thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Thi đua và khen thưởng thực sự là động lực đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhờ làm tốt công tác khen thưởng mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 406 QUẢN LÝ - KINH TẾ 37TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Việt Nam, Đảng ta đã khơi dậy và quy tụ được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, chủ động vào các cuộc đấu tranh, mít tinh, biểu tình, bãi thị, tuần hành đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình cho quần chúng nhân dân lao động. Đồng thời, khẳng định giá trị sức sống lâu bền của những phong trào thi đua yêu nước đó trong lịch sử. Thấm nhuần tư tưởng thi đua yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh hòa nhịp cùng cả nước trên coi đường đổi mới, những năm qua phong trào thi đua yêu nước của Bắc Giang được dấy lên mạnh mẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phong trào thi đua yêu nước được ví như luồng gió mới làm nên sự đổi thay, khởi sắc của từng vùng từ nông thôn đến thành thị, từ đồng ruộng đến từng công trường, nhà máy, trường học, cũng chính phong trào thi đua góp phần huy huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong từng giai đoạn, phong trào thi đua yêu nước của Bắc Giang đều có những sắc thái riêng gắn với mỗi nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, phong trào thi đua yêu nước của Bắc Giang được gắn với mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra: đó là đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Vì vậy, tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm chú trọng đổi mới công tác thi đua khen thưởng cho sát với tình hình thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đã đặt ra. Một minh chứng rõ ràng để khẳng định lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ăn sâu, bám rễ vào trong những người dân Bắc Giang, đó chính là việc: từng đơn vị, từng cá nhân đang ra sức thi đua quyết tâm thực hiện tốt các nghị quyết về xây dựng Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đặc biệt trong năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, cấp ủy các cấp, mỗi đảng viên phải tự đối chiếu với 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa để tự giác kiểm điểm. Đến nay, 100% cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh xây dựng kế hoạch cá nhân làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi địa phương hay từng cá nhân có những cách làm cụ thể, sáng tạo, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào thực tiễn gắn liền với chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu được coi là một tiêu chí đánh giá để xếp loại thi đua hàng năm. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã có nhiều phong trào thi đua được tỉnh ta phát động. Những phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, lao động giỏi, lao động sáng tạo. Phong trào thực hiện năng suất, chất lượng hiệu quả, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Phong trào doanh nghiệp Bắc Giang hội nhập và phát triển. Để tạo động lực cho những phong trào này phát huy hiệu quả, tích cực, những năm gần đây Bắc Giang đã có những chủ trương kịp thời, những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hợp lý đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư được quan tâm, giải quyết kịp thời thông qua các buổi hội nghị, hội thảo hay những buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp. Nhờ có những chính sách đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp nên kinh tế Bắc Giang có bước phát triển toàn diện, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công 38 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ nghiệp ngày một khởi sắc đã góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đến nay đạt gần 115.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30% mỗi năm. Trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, nhiều doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn, tăng trưởng cao. Các đơn vị đã chủ động đẩy mạnh khí thế thi đua, không ngừng cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm tới việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là xây dựng, triển khai các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua sản xuất cánh đồng mẫu lớn mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, phong trào thi đua quản lý và bảo vệ rừng. Đặc biệt phong trào thi đua Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả tích cực khiến cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Năm 2018 toàn tỉnh có thêm 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 89 xã, nhiều địa phương đã thực hiện tốt phong trào này như Yên Dũng, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên. Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang năm 2017 đó là việc triển khai đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 130-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đã có 20 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thực hiện bước đầu làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp, dần loại bỏ tư suy sản xuất manh mún, lạc hậu, nhiều mô hình khi triển khai thực hiện đã phát huy được hiệu quả tích cực cho năng suất và chất lượng vượt trội đem lại giá trị cao về kinh tế. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy sản hiện nay đã đạt trên 30.000 tỷ đồng. Trong đó doanh thu từ vải thiều, các loại cây có múi duy trì được mức tăng trưởng trên 6%. Đặc biệt vấn đề về tiêu thụ sản phẩm đã được giải quyết nhờ vào các giải pháp tích cực trong xúc tiến thương mại thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở, tiêu thụ nội địa tăng mạnh trong vòng 2 năm trở lại đây. Bên cạnh đó các phong trào thi đua trong lĩnh vực hoạt động thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu cũng đạt được những kết quả ấn tượng. Khi dịch vụ phát triển giá trị sản xuất tăng gần 15% so với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 6,2 tỷ USD vượt trên 30% kế hoạch và tăng 70% so với cùng kỳ. 70 năm qua từ ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua yêu nước đã tạo cho ngành giáo dục của tỉnh những sắc thái diện mạo mới. Cùng với những phong trào truyền thống là các phong trào thi đua gắn với cuộc vận động “hai không”; phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; cuộc vận động dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; các phong trào mỗi thày, cô giáo là những tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; các phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục; các cơ sở giáo dục của tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU, ngày 08/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt UBND tỉnh đã phê duyệt đề án đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học phổ thông giai đoạn 2017-2020 hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong công tác dạy và học. Cùng với ngành giáo dục các ngành khác cũng tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua tiêu biểu như học tập và làm theo anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm; thực hiện 12 điều quy định về y đức, lương y như từ mẫu, hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng; hiến máu nhân đạo; xây 39TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ dựng bệnh viện đa năng, toàn diện, thực hiện xã hội hoá về y tế, đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, xây dựng xã phường đạt chuẩn y tế quốc gia, phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã góp phần giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Các phong trào xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp, sáng mãi phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ; phong trào quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới đã được đẩy mạnh; phong trào phụ nữ tích cực giúp nhau phát triển kinh tế, gia đình hạnh phúc; phong trào lao động gỉỏi, lao động sáng tạo, các cơ quan văn hoá. Các cơ quan báo chí cùng hoà nhịp với các phong trào thi đua sôi nổi của tỉnh; đẩy mạnh chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước phát hiện và biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Các phong trào do UBMTTQ tỉnh phát động như uống nước nhớ nguồn; phong trào xây dựng nhà đoàn kết toàn dân; phong trào chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau được hưởng ứng sâu rộng đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Qua các phong trào này đã khơi dậy nhiều tập tục, tập quán tốt đẹp, tinh thần tương thân tương ái và làm sáng lên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong lĩnh vực nội chính, các phong trào thi đua được diễn ra mạnh mẽ như thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; việc tổ chức sáp nhập những đơn vị về một đầu mối, tinh gọn bộ máy hoạt động của những đơn vị sự nghiệp công lập bước đầu đã được triển khai thực hiện và cho thấy hiệu quả tích cực. Cùng với các giải pháp tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, công tác khen thưởng có nhiều đổi mới tăng cường công tác khen thưởng đối tượng trực tiếp lao động sản xuất, tỷ lệ khen thưởng người lao động trực tiếp hiện nay đạt trên 50% qua đó tạo động lực lôi cuốn khuyến khích mọi người hăng hái thi đua; Các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, cuộc thi ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp được phát động đã góp phần khuyến khích mọi người không ngừng sáng tạo, đổi mới trong lao động sản xuất để đem lại hiệu quả cao, nhất là khơi dậy tinh thần đam mê, sáng tạo, ham học hỏi của thế hệ trẻ. Có thể nói với những phong trào thi đua hợp với lòng dân, tạo sự khích lệ động viên trong mọi thành phần xã hội. Ghi nhận các thành tích của các tập thể, cá nhân trong những năm qua, quân và dân Bắc Giang đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý, đó chính là nguồn động viên, cổ vũ các thế hệ, các tầng lớp nhân dân vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ, phát huy những kết quả và thành tích đã đạt được trong phong trào thi đua thời gian qua để kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới cũng đang được tỉnh Bắc Giang tập trung thực hiện. Có thể khẳng định vai trò của công tác khen thưởng đối với việc thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước được biểu hiện trước hết ở việc tạo dư âm, làn sóng tốt về giá trị đích thực của việc tổ chức, phát động những phong trào thi đua yêu nước đó là khen thưởng đúng người, đúng việc; kích thích, cổ vũ, tạo khí thế thi đua sôi nổi cho các cá nhân, tổ chức tích cực học tập, rèn luyện, công tác để đạt, vượt chỉ tiêu thi đua do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động. Đồng thời, tạo cơ sở, tiền đề cho các phong trào thi đua yêu nước sau diễn ra được tốt hơn, đạt hiệu quả hơn so với các phong trào thi đua yêu nước trước đó. Để công tác khen thưởng được thực sự có hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước cần tiếp tục thực hiện một số nội dung, biện pháp cơ bản sau: Một là, lãnh đạo đơn vị cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng đơn vị, đưa công tác thi đua, khen thưởng trở thành động lực để hoàn 40 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị của mình. Quá trình bình xét, khen thưởng bảo đảm tính khách quan, dân chủ, được tập thể suy tôn và thừa nhận. Đây là một nội dung rất quan trọng của công tác khen thưởng, nếu không làm tốt vấn đề này không những cổ vũ, khuyến khích mọi người đẩy mạnh các hoạt động công tác của mình, mà còn gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc tổ chức sinh hoạt để bình xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân trong các phong trào thi đua yêu nước cần duy trì thường xuyên, nghiêm túc có chất lượng, tìm ra những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng bản thân đối với cơ quan, đơn vị, địa phương mình công tác, không làm qua loa, đại khái cho xong hoặc cào bằng mọi cá nhân, tổ chức như nhau. Thứ hai, đổi mới về công tác thi đua khen thưởng: Khen thưởng làm sao vào đúng đối tượng người lao động, người sản xuất và những người tại cơ sở. Do vậy, khen thưởng đúng người, đúng việc sẽ góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị, địa phương phát triển đi lên; tạo động lực, khí thế, tinh thần thi đua để các tổ chức, cá nhân phát huy kết quả đã đạt được phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ tiếp theo. Khen thưởng đúng còn góp phần nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương cổ vũ động viên mọi người học tập và làm theo. Do vậy, cấp ủy, thủ trưởng cần làm tốt công tác khen thưởng, đặc biệt là trong khen thưởng tổng kết hằng năm phải lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để khen thưởng. Thứ ba, phải đổi mới về hình thức, mỗi cuộc thi phải có tiêu chí, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể rõ ràng để làm sao thi đua đúng thực chất đúng phong trào, từ đó đẩy mạnh phong trào thi đua; đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác khen thưởng. Cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được coi là “linh hồn” thổi vào các phong trào thi đua yêu nước những nhân tố mới với những nội dung, hình thức, biện pháp khác nhau. Để làm được việc đó, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải là người có năng lực công tác quản lý, điều hành, duy trì tốt các chế độ, quy định của đơn vị, giải quyết tốt các mối quan hệ trong cơ quan, được cấp dưới thừa nhận về phẩm chất, năng lực làm việc, là hạt nhân, trung tâm đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, địa phương, biết lắng nghe, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với cán bộ, nhân viên, quần chúng ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Thứ tư, đổi mới hoạt động của Hội đồng, Ban Thi đua khen thưởng của tỉnh. Đây là nhân tố tham mưu, đề xuất cho cấp ủy chính quyền, địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác khen thưởng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của Đảng, Nhà nước, nắm được chức trách, nhiệm vụ được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan cấp trên có thẩm quyền kịp thời, hiệu quả đúng người, đúng việc trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Có thể khẳng định phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy sức mạnh tinh thần cho công cuộc kiến thiết xây dựng Bắc Giang giàu đẹp. Đất nước ta đang trong cuộc hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào thi đua yêu nước càng có điều kiện phát huy. Cùng với đó công tác thi đua khen thưởng được đổi mới đã tạo sức mạnh to lớn về vật chất và tinh thần, động viên nhân dân trong tỉnh cùng phấn đấu đạt thành tích cao nhất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược, đó là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để chúng ta có sự vững vàng đủ sức cạnh tranh và hội nhập sâu rộng. Những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn đã đạt được từ phong trào thi đua yêu nước những năm qua là điều kiện tiền đề để Bắc Giang vững bước trên con đường phát triển./.
Tài liệu liên quan