BÁCH KHOA Y HỌC 2009_Bài thuốc nam chữa viêm đa xoang

Bệnh viêm đa xoang luôn gây cho bệnh nhân nhiều sự khó chịu, người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái đau nhức đầu, ngạt tắc mũi khó thở, sụt sịt, h ơi thở ra hôi. > Cẩn thận khi dùng nhân sâm Bệnh viêm xoang thường là do dị ứng sau một trận cảm cúm kéo d ài, có thể viêm xoang sàng, xoang trán, xoanghàm hoặc xoang bướm. Tất cả các xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Với viêm xoang theo phác đồ điều trị y học cổ truyền dân tộc cũng có những bài thuốc nam có tác dụng rất tốt. Qua nhiều năm nghiên cứu, tại khoa Đông y, Viện Quân y 12 QK5, trong công trình nghiên cứu do thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Văn Bôn làm chủ đề tài dùng bài thuốc nam tổng hợp chữa viêm xoang hoàn toàn không có tác dụng phụ, có tác dụng tốt cho trên 150 bệnh nhân. Bài thuốc gồm có 17 vị sau đây: Bồ công anh, kim hoa ngân, ké đầu ngựa, hạ khô thảo, thạch hộc, tấn di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm, mỗi thứ 12g; sinh địa 10g, kinh giới, bạch chỉ mỗi thứ 8g, cam thảo 6g, huyền thoái 5g. Tất cả 17 vị cho vào ấm điện sắc thuốc của Trung Quốc, cho vào 1 lít nước, sắc hãm 200 ml uống trong ngày. Tất cả bệnh nhân sau các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng có viêm 1 hoặc 2 xoang đều được uống bài thuốc nam này, thời gian uống từ 25-30 ngày, kiên trì liên tục. Trong uống thuốc phải kiêng thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, r ượu, bia, thuốc lá Bài thuốc nam này rất tốt cho những bệnh nhân vừa có viêm xoang vừa bị viêm loét hành tá tràng, dạ dày, bệnh cao huyết áp, đang theo dõi bệnh lao sơ nhiễm

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu BÁCH KHOA Y HỌC 2009_Bài thuốc nam chữa viêm đa xoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁCH KHOA Y HỌC 2009 PHIÊN BẢN 1.5.1 phải tìm cuốn này mới được hehe Bài thuốc nam chữa viêm đa xoang Bệnh viêm đa xoang luôn gây cho bệnh nhân nhiều sự khó chịu, người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái đau nhức đầu, ngạt tắc mũi khó thở, sụt sịt, hơi thở ra hôi. > Cẩn thận khi dùng nhân sâm Bệnh viêm xoang thường là do dị ứng sau một trận cảm cúm kéo dài, có thể viêm xoang sàng, xoang trán, xoang hàm hoặc xoang bướm. Tất cả các xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Với viêm xoang theo phác đồ điều trị y học cổ truyền dân tộc cũng có những bài thuốc nam có tác dụng rất tốt. Qua nhiều năm nghiên cứu, tại khoa Đông y, Viện Quân y 12 QK5, trong công trình nghiên cứu do thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Văn Bôn làm chủ đề tài dùng bài thuốc nam tổng hợp chữa viêm xoang hoàn toàn không có tác dụng phụ, có tác dụng tốt cho trên 150 bệnh nhân. Bài thuốc gồm có 17 vị sau đây: Bồ công anh, kim hoa ngân, ké đầu ngựa, hạ khô thảo, thạch hộc, tấn di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm, mỗi thứ 12g; sinh địa 10g, kinh giới, bạch chỉ mỗi thứ 8g, cam thảo 6g, huyền thoái 5g. Tất cả 17 vị cho vào ấm điện sắc thuốc của Trung Quốc, cho vào 1 lít nước, sắc hãm 200 ml uống trong ngày. Tất cả bệnh nhân sau các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng có viêm 1 hoặc 2 xoang đều được uống bài thuốc nam này, thời gian uống từ 25-30 ngày, kiên trì liên tục. Trong uống thuốc phải kiêng thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, rượu, bia, thuốc lá… Bài thuốc nam này rất tốt cho những bệnh nhân vừa có viêm xoang vừa bị viêm loét hành tá tràng, dạ dày, bệnh cao huyết áp, đang theo dõi bệnh lao sơ nhiễm… Bác sĩ cho biết, tôi bị viêm xoang trán thì chữa bằng cách nào hay thuốc gì thì có hiệu quả. Xin cảm ơn! (Dinh Quang Chung) Trả lời: Các xoang mặt là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt, đối xứng hai bên, xung quanh ổ mắt và hốc mũi, và đều thông thương với hốc mũi qua các ngách hoặc các lỗ xoang. Xoang trán có vị trí ở cao ngay trên ổ mắt và nằm trong chiều dày của xương trán, chỉ ngăn cách với não vùng trán bởi một vách xương nhưng lại thông thương với hốc mũi qua một ngách dài (còn gọi là ống trán - mũi). Do đó khi bị viêm một xoang có thể lây lan sang các xoang khác, thành viêm đa xoang. Viêm xoang trán bao giờ cũng có triệu chứng nhức đầu. Nhức đầu: cảm giác nặng ở trán, kèm với căng, mỏi mắt, nhất là khi gập đầu ra phía trước và khi phải cố gắng quy tụ hai mắt (nhìn chăm chú một vật nhỏ), nặng hơn thì có những cơn đau nhức có tính chu kỳ: buổi sáng dậy, đầu tiên âm ỉ, sau tăng dần ở góc trên trong ổ mắt và gốc mũi, đau lan về phía lông mày, thái dương, vùng trán, có khi cả nửa đầu phía bên có xoang viêm. đôi khi còn kèm với chóng mặt, thậm chí kéo dài có thể làm giảm hiệu quả làm việc và gây nên trạng thái suy nhược thần kinh. Chụp X quang các xoang mặt trước hoặc chụp vi tính cắt lớp (C.T.Scan) cho thấy rõ tình trạng của viêm xoang trán đồng thời với các xoang mặt khác để lựa chọn được cách điều trị phẫu thuật thích hợp nhất. Giai đoạn sớm có thể điều trị bằng kháng sinh mà không cần đến can thiệp phẫu thuật. Trong những trường hợp phát hiện muộn cũng còn có thể áp dụng các phẫu thuật nội soi, ít gây biến chứng hơn các phẫu thuật mổ xoang trán theo phương pháp cũ. Thời gian phục hồi sau mổ lại ngắn hơn và không để lại vết sẹo trên mặt người bệnh. Bạn nên đi khám trực tiếp tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hiệu quả nhất. Chúc bạn mau khỏi. (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) "Từ điển Y Dược trực tuyến" Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau: - Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường.. - Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. - Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2. Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm). Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên. Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh. Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút. Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được). - Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.[1] Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là: 1. viêm xoang hàm, 2. viêm xoang sàng, 3. viêm xoang trán, 4. viêm xoang bướm, 5. viêm nhiều xoang một lúc NGUYÊN NHÂN phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn. - Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên Triệu chứng Có tất cả 4 triệu chứng chính: 1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:  + Xoang hàm: nhức vùng má.  + Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.  + Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.  + Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy. 2. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn. 3. Nghẹt mũi:Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên. 4. Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác. Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi. Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi. Tìm hiểu thêm tại đây. Chẩn đoán Điều trị Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được. Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn. Nội khoa  Có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi.  Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi.(tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu)  Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh Viêm xoang Ngoại khoa Sau khi điều trị nội khoa mà không thuyên giảm, nhiều bệnh nhân cần điều trị ngoại. Những biến chứng nguy hại trong phẫu thuật điều trị viêm xoang Phòng ngừa viêm xoang như thế nào? Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá...). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. "Gần đây tôi bị ho, ngạt mũi, chảy nước mũi và rất đau vùng mặt, đầu. Bác sĩ kết luận là viêm xoang cấp. Viêm xoang cấp là gì, cách điều trị như thế nào?" Trả lời Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Viêm xoang cấp thường đến do nhiễm virus đường hô hấp trên, do dị ứng hoặc nhiễm nấm. Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên, vi khuẩn trong đó phát. Sự sưng phồng các màng nhầy làm cho dịch từ các xoang không thể thoát ra được. Viêm xoang hàm trên thường kết hợp với những nhiễm khuẩn răng lợi mạn tính. Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho; ngạt mũi; đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương; chảy nước mũi; cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu; nước mũi xanh hoặc vàng; viêm xoang hàm thường đau vùng quanh má và răng hàm trên. Người viêm xoang sàng thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực các xoang, đôi khi có thể sốt. Để điều trị, người ta thường dùng các chất làm thông mũi như phenylephrine, alconefrin, duration và corticoid dạng xịt như fluticasone, flonase... Tuy nhiên, đấy chỉ là biện pháp tạm thời, nếu dùng quá liều có thể có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, tăng nhịp tim, lo lắng bồn chồn, mất ngủ. Dùng corticoid dạng xịt có thể gây đau đầu, rát mũi, chảy máu mũi. Không dùng các thuốc thông mũi cho những bệnh nhân tăng huyết áp hoặc các bệnh lý về tuyến giáp. Sử dụng thuốc thông mũi kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc. Kháng sinh được dùng trong 7-10 ngày. Uống nhiều nước giúp chất tiết loãng và chảy ra ngoài được dễ dàng hơn hoặc có thể xông hơi với một bát nước nóng. Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối 0,9% có thể ngăn ngừa các chất nhày ứ đọng. Những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và kéo dài cần được điều trị ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Theo BS Nguyễn Nam LongTrả lời Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Viêm xoang cấp thường đến do nhiễm virus đường hô hấp trên, do dị ứng hoặc nhiễm nấm. Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên, vi khuẩn trong đó phát. Sự sưng phồng các màng nhầy làm cho dịch từ các xoang không thể thoát ra được. Viêm xoang hàm trên thường kết hợp với những nhiễm khuẩn răng lợi mạn tính. Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho; ngạt mũi; đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương; chảy nước mũi; cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu; nước mũi xanh hoặc vàng; viêm xoang hàm thường đau vùng quanh má và răng hàm trên. Người viêm xoang sàng thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực các xoang, đôi khi có thể sốt. Để điều trị, người ta thường dùng các chất làm thông mũi như phenylephrine, alconefrin, duration và corticoid dạng xịt như fluticasone, flonase... Tuy nhiên, đấy chỉ là biện pháp tạm thời, nếu dùng quá liều có thể có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, tăng nhịp tim, lo lắng bồn chồn, mất ngủ. Dùng corticoid dạng xịt có thể gây đau đầu, rát mũi, chảy máu mũi. Không dùng các thuốc thông mũi cho những bệnh nhân tăng huyết áp hoặc các bệnh lý về tuyến giáp. Sử dụng thuốc thông mũi kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc. Kháng sinh được dùng trong 7-10 ngày. Uống nhiều nước giúp chất tiết loãng và chảy ra ngoài được dễ dàng hơn hoặc có thể xông hơi với một bát nước nóng. Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối 0,9% có thể ngăn ngừa các chất nhày ứ đọng. Những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và kéo dài cần được điều trị ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Theo BS Nguyễn Nam Long Những triệu chứng bạn kể trên khó có thể kết luận bạn bị viêm xoang trán. Vì các xoang mặt là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt và bố cục đối xứng hai bên, xung quanh ổ mắt, hốc mũi và đều thông thương với hốc mũi qua các ngách hoặc các lỗ xoang. Xoang trán có vị trí ở cao, ngay trên ổ mắt và nằm trong chiều dày của xương trán và chỉ ngăn cách với não vùng trán bởi một vách xương nhưng lại thông thương với hốc mũi qua một ngách dài (còn gọi là ống trán - mũi). Với vị trí đó, nếu bạn bị viêm xoang trán thì có các triệu chứng như: đau nửa đầu, nhất là ở vùng trán, mắt bị nhức mỏi, có những cơn đau nhức có tính chu kỳ, chóng mặt... Bệnh nhân bị viêm xoang trán bác sĩ thường cho chụp Xquang các xoang mặt trước hoặc chụp vi tính cắt lớp (CT.Scan) để thấy rõ tình trạng của viêm xoang trán đồng thời với các xoang mặt khác để lựa chọn cách điều trị phẫu thuật thích hợp nhất. Nếu có các dấu hiệu trên, tốt nhất bạn hãy đến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị sớm tránh được việc can thiệp phẫu thuật. Xoang là gì? Xoang là những khoang rỗng chứa không khí trong xương ở sau má, lông mày và hàm. Chúng tạo ra nước nhầy-một chất dịch lọc sạch vi khuẩn và các hạt li ti trong không khí mà bạn thở. Những sợi lông nhỏ gọi là mao cuốn nước nhầy ra khỏi các xoang nên chúng có thể thoát ra ngoài thông qua mũi. Viêm xoang là gì? Viêm xoang là tên của một căn bệnh mà màng của các xoang bị viêm. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang? Bất cứ cái gì gây sưng tấy trong xoang hoặc ngăn không cho mao làm thông nước nhầy đều có thể gây viêm xoang. Điều này có thể xảy ra vì những thay đổi về nhiệt độ hay áp suất không khí. Dị ứng cũng có thể gây viêm xoang. Sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt quá nhiều, hút thuốc, bơi hay lặn đều gia tăng nguy cơ mắc viêm xoang. Vài người phát triển một khối u nhỏ (polyps) làm tắc nghẽn ống xoang và gây viêm xoang. Khi bị viêm xoang gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc vi-rút, bạn bị nhiễm trùng xoang. Nhiễm trùng xoang đôi lúc xảy ra sau khi bạn bị cảm lạnh. Vi-rút cảm lạnh tấn công các màng của xoang, làm cho chúng bị sưng tấy và thu hẹp lại. Cơ thể bạn chống trả lại bằng cách sinh ra nhiều nước nhầy hơn, nhưng nó lại bị mắc kẹt trong các xoang bị sưng tấy. Nước nhầy bị tích tụ trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng xoang. Triệu chứng của viêm xoang? Những triệu chứng của bệnh viêm xoang gồm: - Cảm thấy đau hoặc bị đè nặng ở trán, hai bên má, mũi và giữa hai mắt - Đau đầu - Sốt - Nghẹt mũi - Giảm chức năng khướu giác - Đau nhức trong răng Điều trị viêm xoang như thế nào? Nếu bác sĩ nghĩ nguyên nhân gây viêm xoang của bạn là do vi khuẩn thì sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Có thể bạn sẽ uống thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày, nhưng bạn sẽ hay bắt đầu cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày uống thuốc. Uống đúng thuốc rất quan trọng và tiếp tục uống cho đến khi hết bệnh hoàn toàn, ngay cả lúc bạn đã cảm thấy khỏe hơn. Nếu bạn bị đau hay nặng xoang, bác sĩ có thể kê toa hay đề nghị một loại thuốc thông mũi để giúp các xoang của bạn lưu thông. Nếu bạn bị viêm xoang do dị ứng, bác sĩ của bạn sẽ điều trị cơn dị ứng. Và thường thì cơn viêm xoang sẽ tự biến mất. Sau đây là những việc có thể làm để cảm thấy đỡ hơn khi bị viêm xoang cấp tính: - Nghỉ ngơi thật nhiều. Nằm xuống có thể làm cho các xoang bị nghẹt, vì vậy hãy cố nằm một bên mà giúp bạn cảm thấy dễ thở nhất. Bạn cũng có thể kê người cao lên bằng một cái gối. - Uống nhiều nước nóng và nước - Dùng nhiệt ẩm bằng cách đắp một cái khăn ấm, ẩm lên mặt hay hít hơi nước qua một tấm vải hay khăn. Điều này sẽ làm xoa dịu các xoang bị nén và giúp khai thông các ống xoang - Hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cảm lạnh loại không kê toa. Vài loại thuốc cảm có thể làm cho các triệu chứng trở nên tệ hơn và gây ra những vấn đề khác - Đừng sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt lâu hơn 3 ngày, chỗ sưng tấy trong xoang có thể nặng hơn khi bạn ngưng dùng thuốc - Sử dụng thuốc không kê toa như là acetaminophen (tên nhãn: Tylenol) - Tránh thức uống có cồn, chúng có thể làm cho vết sưng tấy trong xoang nặng thêm - Súc ống xoang bằng nước muối. Bạn có thể mua dung dịch này ngoài hiệu thuốc hay hỏi bác sĩ cách pha chế nó tại nhà. Nếu bạn đã điều trị theo tất cả các biện pháp nêu trên mà vẫn không thấy đỡ thì bạn nên đi khám để chẩn đoán bệnh thần kinh tiền đình. Viêm xoang trán13:59' 18/06/2003 (GMT+7) Những cơn đau dai dẳng trong ổ mắt, gốc mũi, lan về phía lông mày, vùng trán, thậm chí cả nửa đầu. Viêm xoang trán chỉ dễ khắc phục nếu được phát hiện sớm; các trường hợp mãn tính đều cần đến sự can thiệp của các chuyên khoa lớn. Các xoang mặt là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt và bố cục đối xứng hai bên, xung quanh ổ mắt, hốc mũi và đều thông thương với hốc mũi qua các ngách hoặc các lỗ xoang. Do đó khi bị viêm một xoang, có thể lây lan sang các xoang khác thành viêm đa xoang. Khi còn viêm riêng rẽ thì do vị trí và cấu trúc khác nhau, triệu chứng của mỗi loại viêm xoang có khác nhau. Xoang trán có vị trí ở cao: ngay trên ổ mắt và nằm trong chiều dày của xương trán và chỉ ngăn cách với não vùng trán bởi một vách xương nhưng lại thông thương với hốc mũi qua một ngách dài (còn gọi là ống trán - mũi). Triệu chứng Vị trí nói trên của xoang trán khiến mỗi khi bị viêm có những triệu chứng khá đặc biệt, trước hết là nhức đầu. Nhẹ thì là một cảm giác nặng ở trán kèm với căng, mỏi mắt, nhất là khi gập đầu ra phía trước và khi phải cố gắng quy tụ hai mắt (nhìn chăm chú một vật nhỏ). Ở mức độ nặng hơn, có những cơn đau nhức có tính chu kỳ: buổi sáng dậy, đầu óc sảng khoái nhưng chỉ 2-3 giờ sau xuất hiện cảm giác đau, đầu tiên âm ỉ, sau tăng dần ở góc trên trong ổ mắt và gốc mũi, đau lan về phía lông mày, thái dương, vùng trán, có khi cả nửa đầu phía bên có xoang viêm. Chỉ khi tới nửa buổi chiều, cho tới khi xoang được dẫn lưu tự nhiên (áp lực của dịch viêm trong xoang gia tăng tới mức thoát ra được xuống hốc mũi), người bệnh mới có lại được cảm giác thoải mái để làm việc. Triệu chứng đau nửa đầu này đôi khi còn kèm với chóng mặt, đã thực sự làm giảm năng lực hoạt động về trí óc của người bệnh, thậm chí kéo dài có thể gây nên trạng thái suy nhược thần kinh. Trong các đợt đau này, nếu soi mũi sẽ thấy khe mũi giữa (nơi ngách mũi
Tài liệu liên quan