Bài 15: Công cụ tài chính phái sinh

n Công cụ tài chính phái sinh n Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai n Giới thiệu chung n Cơ chế giao dịch n Định giá n Hợp đồng quyền chọn n Giới thiệu chung n Cơ chế giao dịch n Định giá

ppt23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 15: Công cụ tài chính phái sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15: Công cụ tài chính phái sinh Mục tiêu của bài này Công cụ tài chính phái sinh Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Giới thiệu chung Cơ chế giao dịch Định giá Hợp đồng quyền chọn Giới thiệu chung Cơ chế giao dịch Định giá Công cụ phái sinh Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản (gọi là tài sản cơ sở – underlying assets). Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hay chỉ số chứng khoán Ví dụ về các loại công cụ phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Hợp đồng tương lai (futures) Quyền chọn (options) Hợp đồng hoán đổi (swaps) Tài sản cơ sở và công cụ tài chính phái sinh Tài sản cơ sở: Hàng hoá Ngoại tệ Chứng khoán hoặc Chỉ số chứng khoán Công cụ phái sinh: Trên thị trường hàng hoá Trên thị trường ngoại hối Trên thị trường chứng khoán Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Về cơ bản, hai loại chứng khoán này đều là hợp đồng mua hay bán: Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở Tại một thời điểm xác định trong tương lai Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng Giá xác định áp dụng vào ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn hay giá tương lai (nếu là HĐ tương lai). Phân biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là những hợp đồng được chuẩn hóa. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán cụ thể. Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới. Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng. Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường phi tập trung. Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (marking to market). Hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn. Phân biệt giữa HĐ kỳ hạn và HĐ tương lai Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn Vào ngày 1/9/2002, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B: 1 tấn gạo Sau 3 tháng (tức là vào ngày 1/12/2002) mới chuyển giao Với giá 5.000đ/kg. B được gọi là người bán và A là người mua trong hợp đồng. Sau 3 tháng B phải bán cho A 1 tấn gạo với giá 5.000đ/kg và A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường sau 3 tháng là bao nhiêu đi nữa. Ví dụ về hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là một loại hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hoá (bởi sở giao dịch) về: Loại tài sản cơ sở giao dịch Số lượng/khối lượng/trị giá mỗi hợp đồng giao dịch Thời hạn giao dịch. Ví dụ hợp đồng tương lai ngoại tệ trên thị trường IMM Chicago (sẽ xem xét kỹ trong các bài sau) Tính theo giá thị trường hàng ngày (marking to market daily) Giá trị mà người mua trong HĐ tương lai nhận được khi đáo hạn là: (ST – F) Ví dụ, ST = 6.000đ. Theo hợp đồng tương lai, A mua 1 kg gạo của B với giá F = 5.000đ. Ngay lập tức A có thể bán ra thị trường với giá 6.000đ, và thu về khoản lợi ròng của A là ST – F = 1.000đ. Ngược lại, nếu ST = 4.000đ, thì A vẫn phải mua của B 1 kg gạo với giá F = 5.000đ do hợp đồng ràng buộc, trong khi mua ở thị trường thì chỉ mất 4000đ. Vậy, khoản lợi ròng của A là ST – F = -1.000đ, hay A bị lỗ 1.000đ. Giá trị mà người bán trong HĐ tương lai nhận được khi đáo hạn là: (F – ST ) Ví dụ, ST=4.000đ. Theo hợp đồng tương lai, B phải bán 1 kg gạo cho A với giá F=5.000đ. Để có được 1kg gạo này, B có thể mua trên thị trường với giá ST=4.000đ. Bán lại cho A với giá F=5.000đ, B thu về khoản lợi ròng F - ST = 1.000đ. Ngược lại, nếu ST = 6.000đ, thì B vẫn phải bán cho A 1 kg gạo với giá F=5.000đ do hợp đồng ràng buộc, trong khi bán trên thị trường thì được tới 3.000đ. Vậy, khoản lợi ròng của B là F - ST = -1.000đ, hay B bị lỗ 1.000đ. Giá trị của HĐ tương lai Đặt: F là giá tương lai được thiết lập lúc thoả thuận ST là giá thị trường ở thời điểm đáo hạn Vm, Vb lần lượt là giá trị nhận được đối với người mua và người bán Đối với người mua: Vm = ST – F ST > F => Vm > 0 => người mua lời ST Vm người mua lỗ Đối với người bán: Vb = F – ST ST > F => Vb người bán lỗ ST Vb > 0 => người bán lời Định giá HĐ tương lai Dòng tiền đầu kỳ Dòng tiền cuối kỳ Vay S0 S0 -S0(1+rf) Mua tài sản cơ sở -S0 ST + D với giá S0 Bán HĐ tương lai 0 F0 - ST tài sản cơ sở Cộng 0 F0 – S0(1+rf) + D Vậy: F0 = S0(1+rf) – D Gọi d = D/S0 (tỷ lệ lãi cổ tức), ta có: F0 = S0(1+rf –d) Nếu hợp đồng tương lai có kỳ hạn T thì: F0 = S0(1+rf –d)T Mô hình định giá HĐ tương lai Đặt: F0 là giá tương lai S0 là giá hiện tại của tài sản cơ sở rf là lãi suất D là lợi tức của tài sản cơ sở d = D/S0 là lợi suất của tài sản cơ sở F0 = S0(1+rf) – D = S0(1+rf-d) Nếu HĐ có kỳ hạn T thì F0 = S0(1+rf-d)T Tính theo giá thị trường hàng ngày (marking to market daily) Quyền chọn (options) Quyền chọn là một TSTC cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc bán: Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Các loại quyền chọn Quyền chọn mua và quyền chọn bán Quyền chọn kiểu châu Âu và kiểu Mỹ Quyền chọn được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số CK, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. Đặc điểm của HĐ quyền chọn Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa HĐ quyền chọn so với HĐ kỳ hạn và HĐ tương lai là gì? Không bắt buộc Phải bỏ tiền mua HĐ Công cụ kinh doanh đồng thời cũng là công cụ ngừa rủi ro Ví dụ: Quyền chọn mua cổ phiếu IBM với giá thực hiện X = 50 USD, ngày đáo hạn 1/5/01. Người mua quyền chọn sẽ có quyền mua cổ phiếu IBM với giá 50 USD vào bất cứ thời điểm nào cho đến hết ngày hiệu lực 1/5/01. Nếu vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 60 USD, thì người mua quyền sẽ được lợi. Thực hiện quyền và mua 1 cổ phiếu IBM với giá 50 USD. Nếu không có quyền, thì sẽ phải mua trên thị trường với giá 60 USD. Khoản lợi được bằng ST – X = 10 USD/1 cổ phiếu IBM. Ngược lại, giả sử vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 40 USD. Người giữ quyền sẽ không thực hiện quyền và giá trị anh ta nhận được bằng 0. Giá trị nhận được của quyền chọn vào lúc đáo hạn VT = max[(ST – X);0] VT = min[(X - ST);0] VT = max[(X - ST);0] VT = min[(ST - X);0] Giá của quyền chọn Để có được quyền chọn, người mua quyền phải trả một khoản tiền (gọi là phí hay giá của quyền chọn) cho người bán quyền. Mức phí này được thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng quyền chọn. Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn Yếu tố Quyền chọn mua Quyền chọn bán Giá của tài sản cơ sở (S) +  Giá thực hiện (X)  + Thời gian (T-t) + + Độ biến thiên của + + giá tài sản cơ sở () Lãi suất phi rủi ro (rf) +  Giá trị của quyền chọn lúc đáo hạn Giá trị của quyền chọn mua Đối với người mua: Vm = Max[(ST – X), 0] Đối với người bán: VB = Min[(X – ST), 0] Giá trị của quyền chọn bán Đối với người mua: Vm = Max[(X – ST),0] Đối với người bán: Vb = Min [(ST – X),0] Những khả năng có thể xảy ra Quyền chọn mua ST > X => Vm > 0 : có lời (in-the-money)  Vb Vm = 0 : hòa tiền (at-the-money)  Vb = 0 ST Vm = 0 : lỗ (out-of-the-money)  Vb = 0 Quyền chọn bán ST Vm > 0 : có lời (in-the-money)  Vb Vm = 0 : hòa tiền (at-the-money)  Vb = 0 ST > X => Vm = 0 : lỗ (out-of-the-money)  Vb = 0 Những yếu tố tác động đến giá quyền chọn
Tài liệu liên quan