Sau khi học bài này, học viên cần:
Xác định những cơsởcủa hành vi cá nhân,
các biến sốchủyếu tác động đến hành vi của
cá nhân trong tổchức;
Giải thích được các hành vi và thái độcủa
các nhân trong tổchức;
Đưa ra, đánh giá các giải pháp thích hợp để
điều chỉnh hành vi và thái độcủa cá nhân
trong tổchức và các biện pháp đểkhuyến
khích người lao động.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
MAN403_Bai 2_v1.0010112211 17
BÀI 2: CƠ SỞ CỦA HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC
Nội dung
Mô hình về cơ sở hành vi cá nhân trong tổ
chức: Thái độ, tính cách, nhận thức và học hỏi.
Ứng dụng hiểu biết về cơ sở hành vi cá nhân
trong quản lý con người.
Hướng dẫn học Mục tiêu
Đọc tài liệu và các ví dụ kèm theo để
hiểu rõ mặt lý luận.
Thảo luận với giáo viên và các học
viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.
Sử dụng các lý thuyết về tính cách để
tự phân tích bản thân học viên, tìm ra
một mô hình phù hợp cho bản thân.
Chia thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm
4 – 6 người), thảo luận trong nhóm để
đưa ra các phương án cho câu hỏi gợi
mở của ví dụ trong bài. Một câu hỏi
gợi mở có thể có nhiều phương án
thích hợp khác nhau. Các thành viên
cùng so sánh, tìm ưu, nhược điểm của
mỗi phương án được chọn.
Thời lượng học
7 tiết
Sau khi học bài này, học viên cần:
Xác định những cơ sở của hành vi cá nhân,
các biến số chủ yếu tác động đến hành vi của
cá nhân trong tổ chức;
Giải thích được các hành vi và thái độ của
các nhân trong tổ chức;
Đưa ra, đánh giá các giải pháp thích hợp để
điều chỉnh hành vi và thái độ của cá nhân
trong tổ chức và các biện pháp để khuyến
khích người lao động.
Bai 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
18 MAN403_Bai 2_v1.0010112211
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống
Quang là giám đốc điều hành của một công ty sản xuất
vật liệu nhựa ở Hà Nội. Trong thời gian qua, công ty
đã phải đối mặt với tình trạng suy thoái tồi
tệ - Quang phải sa thải những nhân viên có trình độ và
có động lực làm việc. Không chỉ có thế, cứ mỗi khi
hoạt động kinh doanh của công ty khấm khá lên là một
số nhân viên của công ty lại đi tìm việc làm ở nơi
khác. Trong những hoàn cảnh như vậy, Quang lại phải
tuyển những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm vào
làm việc và hoạt động kinh doanh của công ty lại có chiều hướng đi xuống. Dường như đây là
một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của công ty.
Sau khi tìm hiểu về cách thức quản l ý của các công ty Nhật Bản, Quang đưa ra một số thay
đổi. Anh thuyết phục nhân viên làm thêm giờ và tập trung vào đào tạo nhân viên để họ có thể
đảm nhiệm được nhiều công việc. Trong những lúc nhiều việc, Quang huy động cả những
nhân viên đã nghỉ hưu hay những sinh viên tham gia thực hiện công việc. Kết quả đạt được
vượt quá sự mong đợi của Quang. Hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện hơn nhiều,
người lao động cảm thấy rất phấn khởi. Chi phí bảo hiểm thất nghiệp và y tế giảm mạnh vì
công ty có lực lượng lao động ổn định và vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Thái độ làm việc của người lao động được cải thiện. Nhân viên sẵn sàng và nỗ lực hết mình để
thực hiện công việc. Họ coi công ty như là gia đình của mình. Kết quả là, trong vòng tám năm
liên tiếp, công ty không phải sa thải nhân viên nào, mọi người đều gắn bó và nỗ lực hết mình
để hoàn thành công việc.
Câu hỏi
1. Theo bạn, những thay đổi nào tại công ty đã mang đến thành công của công ty sau 8 năm?
2. Trong những thay đổi đó, thay đổi nào có tính quyết định nhất?
Bài 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
MAN403_Bai 2_v1.0010112211 19
2.1. Tính cách
2.1.1. Khái niệm
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân quy định cách
thức hành động và sự phản ứng của cá nhân đối với môi
trường xung quanh.
Tính cách được biểu hiện trong hệ thống thái độ của cá
nhân và trong các phẩm chất ý chí của con người. Hay
nói cách khác, tính cách của một cá nhân là sự kết hợp
của các đặc điểm tâm lý mà dựa vào đó, chúng ta có thể
phân biệt cá nhân này với những người khác.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của cá nhân:
Bẩm sinh, gien di truyền: có những người khi mới sinh ra đã có khuôn mặt dễ gần.
Những người này thường là những người cởi mở, vui vẻ, thân thiện.
Môi trường nuôi dưỡng, học tập, văn hóa xã hội: thứ tự được sinh ra trong gia đình
cũng ảnh hưởng đến đặc tính tính cách của cá nhân. Chẳng hạn, nếu bạn là con út
trong gia đình, bạn có thể được nuông chiều hơn và có thể bạn sẽ là người ít có
tính độc lập bằng anh hay chị của mình.
Hoàn cảnh, tình huống: khi một sinh viên tham dự tiệc sinh nhật của một người
bạn thì sinh viên này có thể thể hiện những đặc điểm tâm lý như vui vẻ, hòa đồng,
sôi nổi, hài hước... Những đặc tính tâm lý này rất khác với những đặc tính tâm lý
như nghiêm túc, căng thẳng, khi sinh viên này đi thi.
2.1.3. Các mô hình tính cách
Mười sáu đặc điểm tính cách phổ biến
Con người thường có những nét tính cách đối lập
nhau. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu sâu rộng các
đặc điểm tính cách, từ đó nhận diện được 16 đặc
điểm tính cách chủ yếu thể hiện trong Bảng 2.1.
Mỗi đặc điểm đều có hai thái cực (chẳng hạn: dè dặt
đối lập với cởi mở). Mười sáu đặc điểm này được
phát hiện là các cơ sở hành vi liên tục và ổn định,
cho phép dự đoán hành vi của một cá nhân trong các
tình huống cụ thể bằng cách đối chiếu các đặc điểm
này với các tình huống tương ứng.
Bảng 2.1 Mười sáu cặp tính cách chủ yếu
1. dè dặt đối lập với cởi mở
2. không thông minh đối lập với thông minh
3. hay dao động tình cảm đối lập với ổn định về tình cảm
4. tuân thủ đối lập với bướng bỉnh
Bai 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
20 MAN403_Bai 2_v1.0010112211
5. nghiêm trọng hóa đối lập với vô tư
6. tương đối đối lập với cầu toàn
7. nhút nhát đối lập với dũng cảm
8. cứng nhắc đối lập với nhạy cảm
9. ngờ vực đối lập với tin tưởng
10. không thực tế đối lập với thực tế
11. giữ ý đối lập với thẳng thắn
12. không tự tin đối lập với tự tin
13. bảo thủ đối lập với thích thử nghiệm
14. dựa vào nhóm đối lập với độc lập
15. buông thả đối lập với tự kiềm chế
16. căng thẳng đối lập với thoải mái
Mô hình “Năm tính cách lớn”
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có năm tính
cách cơ bản làm nền tảng cho tất cả các tính cách khác. Năm tính cách đó là:
o Tính hướng ngoại: dễ hội nhập, hay nói và quyết đoán
o Tính hoà đồng: hợp tác và tin cậy
o Tính chu toàn: trách nhiệm, cố chấp và định hướng thành tích
o Tính ổn định tình cảm: bình tĩnh, nhiệt tình, tích cực, chắc
chắn (tích cực) đến căng thẳng, hay lo lắng, chán nản và
không chắc chắn (tiêu cực)
o Tính cởi mở: có óc tưởng tượng, nhạy cảm về nghệ thuật và
có tri thức
Mô hình Chỉ số tính cách Myers-Briggs
Mô hình Chỉ số tính cách Myers-Briggs (MBTI) là một trong những mô hình tính
cách được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Chỉ riêng ở Mỹ, một năm có hơn hai
triệu người sử dụng chỉ số MBTI. Nhiều công ty ở Mỹ như Apple Computer,
AT&T, Citicorp, Exxon, General Electric, 3M Co., và nhiều bệnh viện, trường học
đều sử dụng mô hình chỉ số tính cách này trong hoạt động tuyển dụng và bố trí
nhân sự trong nội bộ công ty.
Dựa trên nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học người Thụy Sĩ đã phân loại tính
cách của cá nhân thành 16 loại dựa trên các yếu tố sau đây:
o Cách thức mà cá nhân tìm kiếm năng lượng để giải quyết
vấn đề: Hướng ngoại (E), hay Hướng nội (I)
o Cách thức mà cá nhân tìm hiểu và nhận thức về thế giới
xung quanh: Cảm quan (S) hay Trực giác (N)
o Cách thức ra quyết định: Lý trí (T) hay Tình cảm (F)
o Cách thức hành động: Quyết đoán (J) hay Lĩnh hội (P)
Chẳng hạn, INTJ là những người nhìn xa trông rộng. Họ thường
có suy nghĩ ban đầu, có động lực to lớn đối với các ý tưởng và
Bài 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
MAN403_Bai 2_v1.0010112211 21
mục đích của riêng mình. Đặc trưng của họ là hoài nghi, phê phán, phụ thuộc,
quyết tâm và bướng bỉnh. ESTJ là các nhà tổ chức. Họ thiết thực, thực tế, thực
dụng và có khả năng thiên bẩm trong công việc kinh doanh hay cơ khí. Họ
thích tổ chức và điều hành các hoạt động. ENTP là những người khái quát hóa.
Họ thường nhanh nhẹn, tài trí, giỏi nhiều thứ và thường tháo vát trong việc giải
quyết những vấn đề khó nhưng lại có thể lơ đãng trước những trách nhiệm
thông thường hàng ngày.
Abraham Lincoln, mẹ Teresa, Martin Luther King, Harry Truman, John
Rockerfeller, Bill Gates, Warren Buffet, Steven Spielberg, Barrack Obama…
Bạn có biết đâu là điểm chung của những nhân vật này? Họ đều là những nhà
lãnh đạo tài ba, những vị lãnh tụ xuất chúng? Đúng, nhưng một câu trả lời đầy
đủ hơn sẽ bao gồm cả việc họ đều là những người hướng nội!
Nhận diện một người hướng nội
Theo các khảo sát, những người hướng nội và hướng ngoại thường khác nhau ở
những đặc điểm cơ bản được liệt kê trong bảng bên dưới. Có nhiều ý kiến cho
rằng trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, tính cách hướng nội là
một nhược điểm lớn khiến con người không được đánh giá cao. Tuy nhiên, các
số liệu thống kê lại chỉ ra rằng có khoảng 50% dân số thế giới và 40% các nhà
lãnh đạo là những người hướng nội, sống nội tâm.
Tiến sĩ Kahnweiler, một người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tư vấn và phát triển
tổ chức, cho biết tính cách hướng nội không những kiểm soát được mà còn có thể
trở thành một nguồn sức mạnh to lớn.
Người hướng ngoại Người hướng nội
Nạp năng lượng bằng việc dành thời gian
tương tác với người khác
Nạp năng lượng bằng việc dành thời gian
ở một mình, luôn cần những khoảng lặng
sau khi tiếp xúc với mọi người.
Nói trước, nghĩ sau Nghĩ trước, nói sau
Nói ra hết suy nghĩ của bản thân Nghiền ngẫm suy nghĩ trong đầu
Hăng hái, nhiệt tình Giữ khoảng cách
Đơn giản, dễ hiểu Ít thể hiện cảm xúc qua nét mặt
Thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân với
bạn bè và cả người lạ
Chia sẻ thông tin cá nhân với một người
đặc biệt
Thích nói hơn viết Thích viết hơn nói
Tập trung vào bề rộng Tập trung vào chiều sâu
Bên cạnh những nhược điểm như ngại nói trước đám đông hay không giỏi xây
dựng các mối quan hệ, tính cách hướng nội lại có những ưu điểm lớn là khả
năng lắng nghe và viết lách. Điểm mấu chốt nằm ở thái độ và cách nhìn nhận
của mỗi cá nhân đối với vấn đề này.Vậy các nhà lãnh đạo tài ba nhìn nhận và
phát huy tính cách hướng nội của họ như thế nào để thành công?
Bai 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
22 MAN403_Bai 2_v1.0010112211
Biến sự tĩnh lặng thành sức mạnh
Vì sao những người hướng nội lại là những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất? Câu trả
lời là họ biết khai thác các thế mạnh mà những người hướng ngoại không có.
Dưới đây là năm đặc điểm then chốt giúp các nhà lãnh đạo nội tâm phát huy
được thế mạnh của mình và vươn tới thành công.
Nghĩ trước khi nói. Những nhà lãnh đạo nội tâm luôn luôn suy nghĩ trước khi
nói ra một điều gì đó. Ngay cả trong các cuộc đối thoại thân mật thường ngày,
họ luôn xem xét ý kiến của những người khác một cách cẩn trọng, sau đó dừng
lại để suy nghĩ trước khi trả lời.
Một giám đốc điều hành nọ kể rằng khi lắng nghe ý kiến đề xuất từ nhóm điều
hành của mình, ông thường chỉ ngồi yên lặng vì điều đó giúp ông nghĩ thêm
được những ý tưởng mới. Nhìn chung, những người sống nội tâm đều có cùng
một đặc điểm: họ học hỏi từ việc lắng nghe chứ không học từ việc phát biểu.
Phong thái điềm tĩnh và ung dung khiến lời nói của họ có sức nặng và đáng để
lắng nghe. Có một thực tế là một lời nhận xét tinh tế cũng đủ để đưa cả cuộc họp
tiến một bước dài. Thêm vào đó, trong kinh doanh, những lời nói hớ thường phải
trả giá rất đắt.
Tập trung vào chiều sâu. Các nhà lãnh đạo nội tâm thiên về chiều sâu nhiều hơn
bề rộng. Họ có xu hướng đào sâu, tìm tòi, nghiền ngẫm thấu đáo một vấn đề rồi
mới chuyển sang vấn đề khác. Họ thích tham gia vào những cuộc đối thoại
nghiêm túc hơn là những cuộc tán gẫu vô thưởng vô phạt. Họ thường đưa ra
những câu hỏi sâu sắc rồi chăm chú lắng nghe câu trả lời.
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ New York
Times, bà Deborah Dunsire, Giám đốc điều hành
kiêm Chủ tịch Millennium, một công ty dược
phẩm lớn có trụ sở tại Cambridge, cho biết: “Tôi
không chỉ thực hiện các cuộc khảo sát trong nội
bộ công ty và tổ chức các cuộc họp lớn mà còn
thường xuyên đi thăm các phòng ban. Tôi chỉ
chào hỏi những câu thông thường như: Này, sao
anh hay về trễ thế? Chị đang làm gì vậy? Hiện tại anh thích làm công việc nào
nhất? Chị thấy chúng ta cần cải tiến thêm những lĩnh vực nào?...”. Bà Dunsire
khẳng định những cuộc chuyện trò nghiêm túc kiểu này giúp các nhà quản lý tìm
hiểu chính xác tình hình tổ chức và giữ chân những tài năng ưu tú. Thực tế cho
thấy kiểu chuyện trò như vậy là sở trường của những nhà lãnh đạo nội tâm.
Có thừa sự bình tĩnh. Các nhà lãnh đạo nội tâm thường điềm đạm. Họ thường
thể hiện sự điềm tĩnh trước mọi cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn Tổng thống
Obama. Ông luôn nói năng nhẹ nhàng và từ tốn, gần như không bao giờ nôn
nóng. Những nhà lãnh đạo hướng nội khác cũng vậy. Trong bất cứ cuộc họp,
trước một bài phát biểu hay sự kiện quan trọng nào, bí quyết thành công của họ
chỉ gói gọn trong một từ: chuẩn bị. Họ thường lên kế hoạch chi tiết và viết sẵn
câu hỏi ra giấy. Đối với những cuộc họp quan trọng, họ diễn tập kỹ càng từ
Bài 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
MAN403_Bai 2_v1.0010112211 23
trước. Thậm chí họ còn tự đóng vai một nhân vật nào đó. Một giám đốc điều
hành kể rằng ông ta đã từng tưởng tượng mình là James Bond trước khi tham dự
một cuộc hội thảo công nghiệp lớn. Điều đó khiến ông cảm thấy tự tin và điềm
tĩnh hơn. Các nhà lãnh đạo nội tâm còn chuẩn bị tinh thần bằng cách không nghĩ
về những gì tiêu cực mà chỉ hình dung về những điều sắp xảy ra một cách tích
cực. Trước mỗi sự kiện lớn, Bob Goodyear, một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực
công nghệ thông tin ở Atlanta, thường tự nói với bản thân rằng: “Tôi có thể làm
mọi việc chỉ trong 30 phút”.
Viết nhiều hơn nói. Các nhà lãnh đạo nội tâm thích viết hơn nói. Họ dễ dàng
diễn đạt suy nghĩ của mình bằng việc viết ra giấy. Mặt khác, việc viết lách giúp
họ khai thác sức mạnh truyền thông của các trang mạng xã hội hiện nay, từ đó
kết nối hiệu quả với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình.
Trong giới kinh doanh hiện nay đang lưu truyền câu chuyện về một giám đốc tài
chính có thói quen viết blog (nhật ký trên mạng) hàng ngày. Trong một trang nhật ký
gần đây, ông ta đã miêu tả chi tiết cách luyện tập để có được một bài diễn thuyết hay.
Bằng việc viết bài chia sẻ như thế, ông đã đạt được cả hai mục tiêu. Một mặt, ông cho
mọi người thấy mình là một nhà lãnh đạo cởi mở và chân thành. Mặt khác, kinh
nghiệm được ông chia sẻ là một tài liệu huấn luyện tuyệt vời cho hàng ngàn nhân viên.
Đam mê sự tĩnh lặng. Các nhà lãnh đạo nội tâm thường nạp năng lượng cho bản
thân bằng cách ngồi một mình. Công việc khiến họ chịu nhiều áp lực nên việc tự
“sạc pin” thường xuyên là vô cùng cần thiết. Những quãng thời gian nghỉ ngơi
như vậy tuy ngắn ngủi nhưng có thể giúp họ lấy lại khả năng tư duy sáng suốt,
óc sáng tạo, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Đặc biệt khi áp lực lên cao,
tính cách hướng nội giúp họ phản ứng một cách tích cực thay vì tiêu cực.
Tất cả những điều này giúp các nhà lãnh đạo nội tâm hoàn thành công việc với
hiệu quả cao nhất và đáp ứng được kỳ vọng của mọi người. Những phân tích
trên có thể giúp ích cho các nhà quản lý và những người làm việc trong các lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật, tài chính, đặc biệt là phụ nữ làm việc trong những ngành
nghề mà đàn ông chiếm ưu thế. Hãy biết tận dụng tối đa tố chất bẩm sinh của
bản thân để tiến xa hơn, khai thác triệt để các mối quan hệ cũng như gia tăng giá
trị cho tổ chức của bạn!
Bảo Châu (TBKTSG)
(
nguoi-huong-noi.htm)
2.1.4. Sự phù hợp giữa tính cách, công việc và hành vi của cá nhân
Sự thỏa mãn công việc của một cá nhân và sự gắn bó của cá nhân đối với tổ chức phụ
thuộc nhiều vào mức độ phù hợp giữa tính cách và công việc mà họ đảm nhiệm.
J.L Holland đã nghiên cứu và xác định được sáu loại tính cách chủ yếu và tương ứng
với mỗi loại tính cách là loại mẫu công việc phù hợp với tính cách đó. Bảng 2.2 thể
hiện tính cách cùng với những công việc tương thích với chúng.
Bai 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
24 MAN403_Bai 2_v1.0010112211
Bảng 2.2: Nghiên cứu loại tính cách và mẫu công việc của Holland
Loại tính cách Đặc điểm tính cách Mẫu công việc
Thực tế: ưa thích các hoạt động
thể chất đòi hỏi phải có kỹ năng,
sức mạnh và sự phối kết hợp.
Rụt rè, thành thật, nhất
quán, ổn định, chấp hành,
thực tế.
Cơ khí, điều khiển máy khoan, công
nhân dây chuyền lắp ráp, nông dân.
Điều tra: ưa thích các hoạt động
liên quan đến tư duy, tổ chức và
tìm hiểu.
Phân tích, độc đáo, tò mò,
độc lập.
Nhà sinh học, nhà kinh tế học, nhà
toán học và phóng viên tin tức.
Xã hội: ưa thích các hoạt động
liên quan đến giúp đỡ và hỗ trợ
những người khác.
Dễ gần, thân thiện, hợp
tác, hiểu biết.
Nhân viên làm công tác xã hội, giáo
viên, cố vấn, nhà tâm lý bệnh học.
Nguyên tắc: ưa thích các hoạt
động có quy tắc, quy định, trật tự
và rõ ràng.
Tuân thủ, hiệu quả, thực
tế, không sáng tạo, không
linh hoạt.
Kế toán viên, quản lý công ty, thu
ngân, nhân viên văn phòng.
Doanh nhân: ưa thích các hoạt
động bằng lời nói, ở nơi đâu có cơ
hội ảnh hưởng đến những người
khác và giành quyền lực.
Tự tin, tham vọng, đầy
nghị lực, độc đoán.
Luật sư, môi giới bất động sản,
chuyên gia về quan hệ đối ngoại,
người quản lý doanh nghiệp nhỏ.
Nghệ sĩ : ưa thích các hoạt động
không rõ ràng và không theo hệ
thống, cho phép thể hiện óc sáng
tạo.
Có óc tưởng tượng, không
theo trật tự, lý tưởng, tình
cảm, không thực tế.
Họa sĩ, nhạc công, nhà văn, người
trang trí nội thất.
Nguồn: Dựa vào J. L. Holland, Lựa chọn nghề nghiệp: Lý thuyết về tính cách làm việc
và môi trường công việc (Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, 1985.)
Các nhà tâm lý học nghiên cứu về tính cách cho rằng hành vi của cá nhân thực sự bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi những đặc điểm tính cách của bản thân. Những đặc điểm tính cách
sẽ quyết định cách thức hành động và ra quyết định của cá nhân trong những tình huống
nhất định. Chẳng hạn, một cá nhân có tính hướng ngoại thường ra quyết định rất nhanh
nhưng không chín chắn, thích sự thay đổi và sự đa dạng. Khi họ gặp khó khăn, họ
thường tìm đến sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiệp... để giải quyết. Ngược lại, một người
có tính hướng nội thường rất thận trọng khi ra quyết định. Họ luôn mong muốn duy trì
mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với người khác, không thích sự đa dạng và sự thay đổi.
Thêm vào đó, tính cách của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến cách họ cư xử với các thành viên
khác khi làm việc trong cùng một nhóm. Chẳng hạn, cá nhân có tính hòa đồng cao sẽ ít
có xung đột hay mâu thuẫn với các thành viên khác trong nhóm.
2.2. Thái độ
2.2.1. Khái niệm
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá liên quan đến các vật thể, con người và các
sự kiện.
Có ba khía cạnh hình thành nên thái độ của cá nhân đối với vật thể, con người hay sự
kiện. Đó là khía cạnh nhận thức, tình cảm và hành vi của thái độ.
Bài 2: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức
MAN403_Bai 2_v1.0010112211 25
Ví dụ:
Thái độ của sinh viên Lan đối với khóa đào tạo về Marketing được hình thành từ 3
yếu tố:
Nhận thức của cá nhân Lan về môn học Marketing
và giáo viên dạy môn học này: môn học Marketing
nghiên cứu về khách hàng, thị trường, giá cả sản
phẩm... Những nội dung này theo sinh viên Lan là
rất hấp dẫn, thú vị.
Tình cảm của sinh viên Lan đối với khóa đào tạo về
Marketing: Lan rất thích học môn học này.
Hành vi của sinh viên Lan: Lan có ý định tham gia
đầy đủ các buổi học trong chương trình đào tạo về
Marketing này.
2.2.2. Các loại thái độ
Sự thỏa mãn đối với công việc
Sự thỏa mãn công việc chỉ thái độ chung của một cá nhân với công việc. Đó là sự
thích hay không thích một công việc cụ thể.
Muốn tăng sự thỏa mãn đối với công việc của cá nhân, các nhà quản lý cần quan
tâm đến những yếu tố sau:
o Những đặc điểm của cô