Sự điều hòa ô nhiễm do luật pháp tùy thuộc vào sự xác định lượng chất ô nhiễm được phóng thích vào môi trường và tỷ lệ mà sự phóng thích này có thể xảy ra bằng các con đường chuyên biệt. Do vậy tỷ lệ phóng thích cho phép có thể được xác định đối với các hóa chất ở nước cống và nước thải nhà máy sau xử lý hay ở ống xả của xe. Tỷ lệ sử dụng cho phép được xác định đối với các thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp. Sự phóng thích các chất ô nhiễm như CO2 và CFC vào khí quyển là vấn đề quan tâm của quốc tế và có các nỗ lực nhằm xác định tỷ lệ phóng thích cho phép của từng quốc gia trong thời gian dài hơn.
65 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 4 Đường đi vào hệ sinh thái của các chất ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4ĐƯỜNG ĐI VÀO HỆ SINH THÁI CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM Ngoại trừ một số quá trình tự nhiên như phong hóa đá sẽ phóng thích một số hóa chất với hàm lượng cao (kim loại và anion vô cơ); như hoạt động núi lửa đi kèm với cháy rừng sẽ phóng thích SO2, CO2 và các hydrocarbon vòng thơm. Còn lại, do hoạt động con người, các chất ô nhiễm có thể đi vào hệ sinh thái theo các con đường sau: - Sự phóng thích không mong muốn các chất ô nhiễm trong quá trình hoạt động của con người. - Sự loại bỏ các chất thải. - Sử dụng cố ý các biocide. 1. Xâm nhập vào nước mặt Việc thải bỏ nước cống rãnh vào nước mặt là tiêu biểu cho nguồn chất ô nhiễm chính. Nước thải sinh hoạt được thải bỏ chủ yếu vào hệ thống cống. Nước thải công nghiệp được thải bỏ vào hệ thống cống rồi đi vào hệ thống xử lý sau đó thải ra nguồn tiếp nhận – nước mặt. Tùy vào hoạt động của hệ thống xử lý mà chất lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp sau xử lý rất khác nhau. Ở xử lý sơ cấp, nước thải được lưu tại bể lắng nhiều giờ. Tại giai đoạn này, bông bùn sơ cấp sẽ bắt đầu hình thành. Kế tiếp, trong suốt quá trình xử lý thứ cấp, sự oxy hóa sinh học và sự kết bông của hầu hết vật liệu hữu cơ còn sẽ diễn ra tạo thành bùn hoạt tính. Đặc trưng của quá trình này là sự tiến hành bằng quá trình bùn hoạt tính hay bằng lọc sinh học, đặc trưng bởi sự chuyển đổi ammonia thành nitrite và nitrate bởi các vi sinh vật. Các chất tẩy được loại bỏ nhờ sự oxy hóa sinh học. Nhiều vật liệu hữu cơ đi vào hệ thống cống được chuyển đổi thành bùn và được thải bỏ sau đó bằng cách sử dụng như phân bón hay bằng cách thải bỏ ra mặt đất hay thải ra biển. Nước thải sau xử lý từ các xử lý thứ cấp có thể tiến hành xử lý tiếp để loại bỏ các thành phần như phosphate, nitrate, silicate và borate, tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng của nước sau xử lý cuối cùng. Các con đường xâm nhập chính vào nước mặt Các tính chất quan trọng của nước cống là hàm lượng chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD). COD dùng để đo hàm lượng oxygen cần để có được sự oxy hóa hóa học hoàn toàn một lít mẫu nước thải. BOD là hàm lượng oxygen hòa tan được sử dụng bởi các vi sinh vật để oxy hóa vật liệu hữu cơ trong một lít mẫu nước thải. Xử lý truyền thống nước cống thải bằng quá trình bùn hoạt hóa. Sơ đồ trên cùng minh họa các giai đoạn xử lý nước thải. Hình bên dưới cho biết chất lượng nước thải tại các giai đoạn xử lý khác nhau Nước thải khi đưa vào nguồn tiếp nhận cần phải có giá trị COD và BOD nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng hữu cơ trong nước thải còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể làm giảm hàm lượng oxygen trong nước và có hậu quả nghiêm trọng đối với các sinh vật trong nước. Nước cống là nguồn giàu các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ, ngoài ra các chất tẩy cũng có trong nước cống do chất tẩy rửa được sử dụng rộng rãi trong gia đình và công nghiệp. Các chất tẩy rửa này có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước. Tính chất nước thải công nghiệp sau xử lý tùy thuộc nhiều vào các quá trình công nghiệp tương ứng. Các kim loại đi kèm với các quá trình khai mỏ và luyện kim, các chlorophenol và các thuốc diệt nấm cùng với máy xay bột giấy, các thuốc diệt côn trùng đi cùng với việc chống lại sâu bướm và các nuclide phóng xạ của công nghiệp hóa chất và các nuclide phóng xạ do các nhà máy điện nguyên tử. Các hoạt động công nghiệp ngoài khơi, như lọc dầu và tách hạt manganese, dẫn đến sự thải bỏ trực tiếp các chất ô nhiễm ra biển. Ở các nước đã phát triển, người ta kiểm soát chặt chẽ hàm lượng hóa chất cho phép thải ra ở nước thải công nghiệp sau xử lý. Ngoài sự thải bỏ trực tiếp, đôi khi bùn từ các trạm nước cống bị đổ ra biển. Tương tự, các chất thải phóng xạ và các vũ khí hóa học cũng bị thải ra biển trong các thùng được hàn kín. Trong trường hợp này, người ta đặt câu hỏi về sự phân tán các chất này sau thời gian đủ lâu. Do vậy, thường thì người ta thải bỏ chất thải nguy hiểm ở biển sâu để giảm đến mức tối đa rủi ro ô nhiễm mặt biển. Một vấn đề nữa là sự thải dầu từ các tàu chở dầu, phần lớn là do tai nạn đắm tàu khi lượng lớn dầu trong một thời gian ngắn tràn ra trong một khu vực. Trong chiến tranh vùng Vịnh, lượng dầu đổ vào biển rất nhiều và có thể xem là thảm họa sinh thái đối với biển. Tổng nguồn vào của các hydrocarbon xăng dầu vào môi trường biển ước tính là 3.2 triệu tấn một năm. Mặc dù tai nạn tràn dầu có thể gây sự tổn hại lớn, nhưng nguồn vào từ chúng lại thấp hơn so với nguồn vào từ các hoạt động chở dầu bình thường và sự thải bỏ từ nước thải công nghiệp và đô thị. Các biocide đôi khi được áp dụng đối với nước mặt để kiểm soát động vật không xương sống hay thực vật. Các thuốc diệt cỏ được sử dụng để kiểm soát rong ở hồ và sông. Các thuốc diệt côn trùng được dùng để kiểm soát ký sinh ở cả tại các trại cá ở cả vị trí nước ngọt và nước mặn và kiểm soát sinh vật gây hại. Các thuốc diệt nấm tributyl thiếc được cho vào sơn chống gỉ dùng ở tàu và điều này dẫn đến ô nhiễm biển. Có nhiều trường hợp ô nhiễm không chịu sự kiểm soát trực tiếp của con người. Các chất ô nhiễm có trong không khí có thể xâm nhập vào nước mặt như là kết quả của sự lắng tụ bụi hay các giọt mưa hay tuyết hay đơn giản như là kết quả của sự phân cắt từ không khí vào nước. Các chất ô nhiễm có mặt ở mặt đất, chẳng hạn các kim loại hay các thuốc trừ sâu, có lẽ bị rửa trôi vào sông, suối, hay biển khi có mưa to. Chúng có thể ở trạng thái tự do hay dạng hạt hay gắn vào đất hoặc các hạt khoáng. Một vài thuốc trừ sâu là cực độc đối với các sinh vật dưới nước và các hạt này không được làm ô nhiễm nước. Có một nguy cơ riêng biệt đối với thuốc trừ sâu, đó là việc phun xịt trôi dạt vào nước mặt. Sự phóng thích các chất ô nhiễm vào nước mặt được tiếp theo bởi sự pha loãng và sự phân hủy. Kết quả là các tác động sinh học được thấy chủ yếu tại hay gần điểm xả thải. Nơi mà các chất ô nhiễm xâm nhập vào sông, thì có lẽ có một sự xuôi dòng gradient sinh học từ cửa sông. Các sinh vật nhạy cảm có thể không gần cửa sông nhưng lại xuất hiện xuôi dòng. Ở các sông có dòng chảy nhanh, tác động pha loãng là đáng kể và các chất ô nhiễm thường được tìm thấy ở phía hạ nguồn tính từ điểm thải. Do kích thước và hoạt động của dòng, đại dương có thể hòa tan một cách hiệu quả các chất ô nhiễm. Vấn đề cần quan tâm nhiều hơn là hồ và biển nội địa nhỏ. Tại đây, các chất ô nhiễm được đưa vào từ sông và các nhánh khác. Do các chất ô nhiễm không được đưa ra khỏi hồ và các dạng tương tự một cách hiệu quả, nên các chất ô nhiễm sẽ có khuynh hướng tích tụ lại do sự thoát hơi nước, đôi khi gây hậu quả có hại. Phần nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ phân hủy hay mưa sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước. Sự ô nhiễm của Hồ Lớn ở Bắc Mỹ là một ví dụ cho trường hợp này. 2. Sự ô nhiễm đất Cũng như sự ô nhiễm nước mặt, sự ô nhiễm đất có thể xuất phát từ hành động có hay không có sự cố ý. Sự ô nhiễm cố ý có thể bao gồm sự thải bỏ rác thải hay sự kiểm soát động vật, thực vật, hay vi sinh vật bằng các biocide. Sự ô nhiễm vô ý có thể là kết quả của sự vận chuyển khí ngắn hay lâu dài, sự ngập lụt do sông hay biển, hay sự va chạm các tàu chở các hóa chất độc hại. Sự thải bỏ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp rất phổ biến, hành động này cần được quan tâm nghiêm ngặt nhằm giảm đến mức tối đa sự ô nhiễm bề mặt đất và vùng nước mặt xung quanh. Bên cạnh đó, các chất thải phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng, người ta thường bê tông hóa các loại chất thải này. Việc sử dụng bùn cống làm phân bón là một nguồn ô nhiễm khác. Các kim loại nặng, nitrate, phosphate và chất tẩy tất cả được cho vào đất theo cách này. Đất cũng bị ô nhiễm bởi vật liệu được vận chuyển theo không khí. Khói và bụi từ các ống khói có thể rơi xuống vùng đất xung quanh, cùng với chúng là các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ. Khí như sulphur dioxide, nitrogen oxide và hydrogen fluoride phóng thích từ ống khói gây ra sự tổn thương đối với thực vật ở vùng xung quanh khu vực công nghiệp. Do vậy sự ô nhiễm mặt đất có lẽ xảy ra ở vùng lân cận khu vực sinh hoạt và công nghiệp mà có gây ra sự ô nhiễm không khí. Hơn nữa, cũng như nước mặt, các chất ô nhiễm đến được mặt đất sau khi di chuyển qua nhiều khoảng cách. Chúng rơi xuống cùng với mưa hay tuyết, trong dung dịch hay huyền phù cùng với các hạt bụi. Các con đường ô nhiễm chính của đất Đất đôi khi cũng bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm khi có sự ngập lụt bởi sông hay biển. Các khu vực mặt đất được xử lý với các biocide để kiểm soát sinh vật gây hại cho động vật có xương sống và động vật không xương sống, bệnh ở thực vật, cỏ và các vector bệnh. Điều này cần được chú ý đối với khu vực nông nghiệp, nơi mà các thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong suốt thời gian canh tác. Các thuốc trừ sâu được sử dụng ở các dạng khác nhau – như phun, hạt, bụi và bao bọc hạt. Cách thức sử dụng và bản chất của dạng thuốc ảnh hưởng đến sự phân bố thuốc trừ sâu ở cây trồng và trong đất. Cũng có khả năng ô nhiễm các khu vực bên ngoài các vị trí mục tiêu do việc phun xịt trôi dạt đến trong suốt thời gian sử dụng thuốc trừ sâu. Điều này đặc biệt với việc phun xịt trên không và tùy thuộc vào sức mạnh và hướng gió vào thời điểm phun. Đôi khi thuốc trừ sâu di chuyển vào đất để làm ô nhiễm nước ngầm, đặc biệt là ở nơi có các vết nứt ở mặt nghiêng của đất, cho phép sự thấm qua nhanh của nước. Ngoài mục đích sử dụng trong nông nghiệp, các thuốc trừ sâu có thể được dùng ở các khu vực lớn cho các mục đích khác. Thí dụ, các thuốc diệt côn trùng được sử dụng rộng rãi ở châu Phi để kiểm soát ruồi tsetse và đàn châu chấu. Sự phun xịt trên không các thuốc diệt côn trùng đã diễn ra trên các cánh rừng ở Canada để kiểm soát các sinh vật gây hại và trên tập đoàn làm tổ của Quelea (vật gây hại ở chim) ở châu Phi. 3. Thải bỏ vào khí quyển Các chất ô nhiễm xâm nhập vào khí quyển ở trạng thái khí, như các giọt nhỏ hay hạt bụi, hay đi kèm với các hạt bụi. Khi ở trạng thái khí, chúng có thể được vận chuyển qua các khoảng cách đáng kể cùng với sự di chuyển của khối khí. Các hạt bụi và giọt thì ngược lại, chỉ di chuyển qua các khoảng cách ngắn trước khi rơi xuống đất. Tuy nhiên, chúng đôi khi có thể trải qua sự vận chuyển với khoảng cách dài khi chúng chỉ có đường kính nhỏ. Các điểm xâm nhập chính vào khí quyển Các ống khói của cả công nghiệp và sinh hoạt là nguồn ô nhiễm khí quyển quan trọng. Carbon dioxide (CO2), sulphur dioxide (SO2), các oxide của nitrogen (NOx), hydrogen fluoride và chlorofluorocarbon (CFC) là các ví dụ về chất khí được phóng thích theo con đường này. Sự đốt cháy các nhiên liệu phóng thích CO2, SO2, NOx và các hợp chất hữu cơ khác (như PAH), đây là những sản phẩm của sự đốt cháy không hoàn toàn. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào chất lượng nhiên liệu và mức độ làm sạch khí thải. Một vài dạng than đá có sulfur cao và có thể gây ra sự ô nhiễm rất nghiêm trọng cùng với SO2. Nhiều hợp chất hữu cơ được phóng thích khỏi các ống khói có mặt trong các hạt khói. Sự di chuyển sau đó của các chất ô nhiễm tùy thuộc vào các điều kiện của khí quyển và chiều cao cũng như dạng ống khói phóng thích chúng. Dưới các điều kiện ấm và trời trong, các chất ô nhiễm nhanh chúng bị pha loãng do sự trộn lẫn của không khí. Do bề mặt trái đất ấm lên bởi ánh sáng mặt trời, không khí nóng sẽ bay lên từ vùng xung quanh ống khói, sản sinh ra các dòng đối lưu và mang các chất ô nhiễm trong chúng. Không khí lạnh, sạch sẽ di chuyển vào để thay thế chúng. Nếu có gió bên cạnh, thì các chất ô nhiễm sẽ bị đưa ra xa khỏi vị trí phóng thích ban đầu, do đó bị pha loãng hơn nữa. Vào buổi tối, quá trình này có thể bị đảo ngược do không khí bị làm lạnh. Sau đó, nếu không có gió, thì lớp sương mù có thể hình thành, bẫy không khí lạnh bên dưới nó. Sáng hôm sau, mặt trời không thể xuyên qua lớp sương mù, do vậy ngăn cản sự ấm lên của không khí và kết quả là phân tán các chất ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm không khí sẽ bị giữ ở vùng cạnh ống khói mà chúng được phát ra. Do vậy nói chung, sự phân tán các chất ô nhiễm là kết quả của điều kiện ấm, khô cùng với gió bên cạnh. Sự phân tán các chất ô nhiễm sẽ có hiệu quả hơn từ các ống khói cao hơn là từ các ống khói thấp. Nói chung, điểm phóng thích càng cao, thì độ cao càng lớn mà các chất ô nhiễm sẽ chạm đến khí quyển và khoảng cách càng lớn mà chúng di chuyển. Động cơ đốt trong là nguồn ô nhiễm không khí quan trọng khác. Ngoài các phương tiện trên đường, thì động cơ của máy bay và tàu thuyền cũng gây ra sự ô nhiễm không khí và biển. Các động cơ phản lực là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể. Trong suốt quá trình vận hành động cơ đốt trong, các phản ứng hóa học diễn ra dẫn đến hình thành các cơ chất không có mặt ban đầu trong xăng dầu và hỗn hợp không khí được phóng thích bởi bộ chế hòa khí. Carbon monoxide và nitrogen oxide được phóng thích, cùng với nhiều phân tử hữu cơ là sản phẩm của sự đốt cháy không hoàn toàn. Các phân tử hữu cơ bao gồm PAH, aldehyde và ketone, và thêm vào là thành phần của xăng dầu. Xăng dầu cũng là nguồn hợp chất chì hữu cơ và chì vô cơ được sinh ra từ tetraalkyl chì, chất được sử dụng trong một vài xăng dầu như chất chống va chạm (để kiểm soát sự đốt cháy bán nổ trong suốt quá trình hoạt động của động cơ). Hiện nay, có sự di chuyển mạnh về hướng sử dụng các xăng dầu không có chì nhằm làm giảm sự phát thải chì ở các dạng khác nhau của nó từ khí của xe. Tác động đảo ngược trong không khí ô nhiễm Việc kiểm soát sự phát thải từ động cơ đốt trong là một vấn đề phức tạp mà ở đây chỉ cung cấp thông tin ban đầu. Ở phương tiện không được kiểm soát, thì tất cả carbon monoxide, nitrogen oxide và các hợp chất vô cơ cũng như 65% hydrocarbon được phóng thích khỏi hệ thống khí. Sự bay hơi từ bể nhiên liệu và bộ chế hòa khí được coi như là sự mất mát đáng kể các hydrocarbon và tetraalkyl chì. Cuối cùng, có sự thất thoát hydrocarbon do sự rò rỉ xung quanh các pít tông và vào hộp đựng khoan quay tay. Với các động cơ hiện đại, có sự cải thiện đáng kể trong thiết kế do đó làm giảm tất cả các nguồn ô nhiễm. Sự phát thải khí được giảm nhờ sự hợp thành thiết bị chuyển đổi xúc tác và bộ lọc vào hệ thống khí. Các thiết bị này loại bỏ nitrogen oxide, carbon monoxide và hydrocarbon. Một vấn đề đối với thiết bị chuyển đổi xúc tác là chúng bị đầu độc nhanh bởi tetraalkyl chì. Sự thừa nhận điều này đã dẫn đến hủy bỏ từng bước xăng dầu có chì. Sự cải thiện hơn nữa ở phát thải khí đã tiến đến sự vận hành động cơ (tỷ lệ khí-nhiên liệu, thời gian đánh lửa và thiết kế xylanh). Hộp đựng khoan quay tay được làm giảm bằng cách tái chế khí thông qua hệ thống chế hòa khí. Cuối cùng, sự thất thoát do bay hơi từ bộ chế hòa khí và bình nhiên liệu được làm giảm nhờ cải thiện thiết kế. Nói chung, trong những năm gần đây việc kiểm soát sự phóng thích các chất ô nhiễm bởi động cơ đốt trong đã được cải thiện đáng kể và hiệu quả. Tuy nhiên, cùng với việc gia tăng sử dụng các phương tiện động cơ, thì chúng vẫn là một trong số nguồn ô nhiễm khí chính. Phạm vi mà sự cải thiện được thực hiện thì thay đổi mạnh từ quốc gia này đến quốc gia khác. Các tiêu chuẩn được vận hành hiện tại ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc thì thường không phát hiện thấy ở phần còn lại của thế giới. Ngoài ra, người ta cũng có mối quan tâm về việc phóng thích các hạt từ động cơ diesel. Sự ô nhiễm không khí cũng phát sinh do việc sử dụng các thuốc trừ sâu. Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở dạng xịt hay như bụi là phương thức không hiệu quả. Một tỷ lệ đáng kể thuốc trừ sâu được sử dụng không đến được cây trồng hay bề mặt đất. Các giọt phun, hạt bụi cùng với thuốc trừ sâu bám theo và thuốc trừ sâu ở dạng khí di chuyển vào không khí. Đây là vấn đề đặc biệt khó khăn khi mà thuốc trừ sâu được sử dụng trên không. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến phạm vi mà các thuốc trừ sâu gây ô nhiễm cho khí quyển. Gió bên cạnh mạnh có khuynh hướng làm chúng di chuyển khỏi vị trí vị trí sử dụng ban đầu, cùng với rủi ro rằng các vùng bên cạnh nằm dưới hướng gió sẽ bị ô nhiễm. Sự bay hơi sẽ nhanh hơn khi mà nhiệt độ không khí là cao nhất. Do vậy, các thuốc trừ sâu cho thấy khuynh hướng bay hơi hơn vào không khí dưới điều kiện nhiệt đới so với dưới điều kiện ôn đới. Điều này cần được lưu ý trong đầu khi cố gắng ngoại suy từ các nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện trong khu vực ôn đới để cho ra các dự đoán về đường đi của các thuốc trừ sâu dưới điều kiện nhiệt đới. Một nhân tố quan trọng khác là kích thước giọt. Các giọt rất nhỏ sản sinh trong suốt quá trình phun xịt với thể tích thấp thì rơi xuống đất chậm hơn so với các giọt lớn hơn do tốc độ lắng thấp hơn và chúng có khả năng di chuyển trong các khoảng cách xa hơn trước khi chạm xuống đất. Nói chung, các nhân tố môi trường như tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm cần được quan tâm khi thực hiện việc phun xịt để làm tăng đến mức tối đa lượng thuốc trừ sâu đến được mục tiêu của nó và giảm đến mức tối thiểu sự ô nhiễm không khí. Sự ô nhiễm hóa chất phóng xạ của không khí do sự nổ các thiết bị nguyên tử trên hay dưới mặt đất là một vấn đề trong nhiều năm kể từ sau cuộc chiến cuối cùng. Tuy nhiên, nhờ vào sự đồng thuận quốc tế, viễn cảnh này hiện nay đã không còn tái diễn nữa, nhưng vẫn còn mối quan tâm về sự phóng thích vô ý từ các cơ sở như nhà máy điện và trạm nghiêm cứu nguyên tử có sử dụng vật liệu hạt nhân. Tính chất nghiêm trọng của vấn đề được minh chứng rõ ràng bằng tai nạn Chernobyl vào năm 1986 ở Ukaine, khi lò phản ứng hạt nhân bốc cháy và gây ra sự ô nhiễm không khí lan rộng bởi các nuclide phóng xạ. Một nửa hàm lượng trong lò phản ứng bị phát tán. Một nhóm chất ô nhiễm không khí quan trọng là các hydrocarbon bị halogen hóa có trong lượng phân tử thấp, như chlorofluorohydrocarbon (CFC), chất được sử dụng như chất nổ và ở tủ lạnh và các hợp chất bị chlorine hóa (như CH2Cl2), chất được sử dụng để làm sạch khô. Các cơ chất bay hơi này có thể thoát vào không khí trong suốt quá trình sử dụng bình thường và sau khi thải bỏ rác thải. Một vấn đề chính với CFC là chúng có thể đến được tầng khí quyển bên trên nơi chúng có thể gây tổn hại đến lớp ozone (tầng ozone). Nhiều chất ô nhiễm được tìm thấy trong không khí tồn tại ở cùng dạng như các chất được phóng thích từ mặt đất và nước mặt. Tuy nhiên, có một vài chất ô nhiễm được sinh ra bởi các phản ứng hóa học bên trong khí quyển. Điều này xảy ra trong trường hợp của sương mù hóa học, đây là vấn đề ở Los Angeles và ở các thành phố khác nơi có nhiều phương tiện và bức xạ mặt trời cao. Dưới các điều kiện này, nếu không có gió, thì nitrogen dioxide và các hợp chất hữu cơ được phóng thích khỏi ống xả của xe cùng với oxygen sẽ tham gia vào một loạt các phản ứng phức tạp. Các sản phẩm bao gồm ozone và các hợp chất hữu cơ như peroxyacetyl nitrate (chất gây kích thích mắt). 4. Kiểm soát sự phóng thích các chất ô nhiễm Các văn bản pháp luật được đưa ra nhằm mục đích kiểm soát sự ô nhiễm tập trung vào hàm lượng chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào môi trường và tỷ lệ mà chúng được phóng thích ra. Đối với các chất ô nhiễm chính, thì sự đồng thuận quốc tế là cần thiết để kiểm soát đầu vào. Trong trường hợp của carbon dioxide, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro vào tháng 6 năm 1992 đã đề nghị giảm sự phát thải carbon dioxide đến mức của năm 1990 cho đến năm 2000. Thậm chí mục tiêu khiêm tốn này không được hỗ trợ bởi nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, quốc gia sản sinh khí CO2 nhiều nhất. Một hội nghị gần đây hơn ở Kyoto, Nhật Bản, vào năm 1997 đề nghị giảm 8% từ mức năm 1990 của sáu khí nhà kính trước năm 2012. Mặc dù mục tiêu rõ ràng được đưa ra bởi Liên hiệp châu Âu, thì sự đồng thuận không được phê duyệt bởi Hoa Kỳ. Với sự tiếp cận thận trọng của Hoa Kỳ và sự chống đối của các quốc gia sản xuất dầu, thì kết quả là không chắc chắn. Sự đồng thuận nhiều hơn đạt được với CFC, với các nước đã công nghiệp hóa đồng ý loại bỏ từ từ cho đến năm 2000 (thời gian 10 năm cho phép các nước đang phát triển). Sau đó, thời điểm này đã tiến đến năm 1996. Ở châu Âu, Hội đồng kinh tế châu Âu (EEC) đã hành động trong việc thương thảo làm giảm SO2 và NOx để hạn chế tác động của mưa acid. Hàm lượng các chất ô nhiễm dạng khí được phóng thích trên toàn cầu hàng năm (tấn)* Ở thử nghiệm độc học các hóa chất công nghiệp mới, thì quy trình thử nghiệm bị ảnh hưởng bởi hàm lượng hóa chất sản trong mộ